I. Những nhận định sau khi nghiên cứu về lý luận và khảo sát thực tiễn việc quản lí hoạt động dạy học của Hiệu trưởng qua một năm thực
a) Các trường tham mư cho Ngành giáo dục và các ban ngành chức năng
2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ phục vụ.
Theo thống kế số lượng, trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên bậc THCS Thị xã Cửa Lò ( Bảng 11.a chương II) chúng ta thấy tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo trở lên là 91,6%. Tỉ lệ giáo viên có trình độ đào tạo chưa đạt chuẩn là 8,4%.
Kết quả thi kiểm tra nhận thức của giáo viên về đổi mới Chương trình - SGK lớp 6 tại địa bàn Thị xã Cửa Lò ( Chương II, bảng 15) có 301/311 giáo
viên đạt yêu cầu trở lên, chiếm tỉ lệ 96,8%. Số chưa đạt yêu cầu là 10 giáo viên, chiếm tỉ lệ 3,2%.
Theo bảng 16 tổng hợp kết quả giờ lên lớp của giáo viên dạy thay sách lớp 6 năm học 2002 - 2003, số giờ đạt trung bình trở lên chiếm tỉ lệ 95,3%. Số giờ bị xếp loại yếu chiếm tỉ lệ 4,7%. Trong tổng số giờ đạt yêu cầu, có tới 39,3% số giờ chỉ đạt mức trung bình.
Từ các số liệu trên chúng ta cần có một số biện pháp mang tính khả thi để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; mà chủ yếu là nâng cao năng lực sư phạm - phương pháp dạy học cho giáo viên:
- Thứ nhất là nâng cao nhận thức cho giáo viên về tính tất yếu và cơ sở khoa học trong việc đổi mới Chương trình - SGK THCS.
Một thực tế cho thấy, giáo viên rất ít có cơ hội được nghiên cứu văn bản chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, ngành Giáo dục. Họ cần được học tập nghiên cứu để quán triệt các chủ trương, chỉ thị về đổi mới giáo dục phổ thông và CT - SGK THCS để trên cơ sở đó có tinh thần và hành động tốt trong việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.
Về hình thức tổ chức học tập nghiên cứu có thể tổ chức, tập trung và cung cấp tài liệu để giáo viên tự nghiên cứu có thu hoạch, v.v .. có động lực tốt để học tập, tiếp thu các tinh thần chỉ đạo nói trên.
- Thứ hai là tăng cường đầu tư cho hoạt động trên lớp của giáo viên. Thực tế cho thấy, thời lượng giáo viên được tiếp thu Chương trình - SGK mới trong hè chưa đủ để cho họ nắm bắt thành thạo các yêu cầu, phương pháp lên lớp theo tinh thần thay sách.
Những khái niệm " Tích hợp", " phân nhóm học sinh", còn quá mới mẻ đối với giáo viên. Một số giáo viên còn mơ hồ, trong nhận thức và lúng
túng trong thao tác về các nội dung này. Đặc biệt đối với môn Ngữ văn, kỹ năng tích hợp giữa các phân môn Từ ngữ, Ngữ pháp - Văn - Tập làm văn của giáo viên còn thấp. Nhiều giáo viên ngại khó khi thực hiện phân nhóm học sinh để tổ chức trao đổi bài học trên lớp. Qua kiểm tra một số giờ trên lớp , tỉ lệ giáo viên còn dạy theo phương pháp cũ đang còn cao .
Từ thực tế trên chúng ta có thể đi đến nhận định:
- Một số giáo viên chưa thực sự tự giác trong việc tiếp thu phương pháp dạy học mới theo tinh thần đổi mới Chương trình - SGK.
- Do nhận thức chưa đầy đủ nên nhiều giáo viên chưa thấy được hiệu quả giáo dục khi sử dụng phương pháp dạy học mới.
- Sức ì, tư tưởng ngại khó,.. vẫn còn trong một số giáo viên. Căn cứ tình hình và hiện trạng đã nêu và phân tích, có thể thực hiện các biện pháp sau: a, Các trường dành một lượng thời gian hợp lý để tổ chức cho giáo viên xem băng hình về các tiết dạy thử nghiệm, do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành.
b, Tổ chức dạy thử nghiệm ( mẫu ) và đánh giá rút kinh nghiệm ở các tổ. c, Ban Giám hiệu, ban Thanh tra nhà trường, các tổ trưởng, nhóm trưởng bộ môn tăng cường hoạt động thanh tra kiểm tra hoạt động chuyên môn của giáo viên.
d, Nhà trường xác định những khâu yếu nhất trong các giờ lên lớp của giáo viên dạy các lớp thay sách để có biện pháp khắc phục.
đ, Kiên quyết không bố trí những giáo viên yếu về năng lực sư phạm đứng lớp .
e, Bằng nhiều cách thức, các trường cần tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về đổi mới phương pháp ( mời các nhà sư phạm , tự bồi dưỡng nội bộ, cung cấp tài liệu cho giáo viên tự nghiên cứu).
Hoạt động chính và trọng tâm của các nhà trường phổ thông là hoạt động dạy học. Trong đó phương pháp dạy học là bí quyết thành công, tạo nên hiệu quả trong hoạt động này.
Trong quyển" Hỏi đáp về đổi mới Trung học cơ sở" (do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành - Tháng 7/2001) có nhấn mạnh:
" Phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay cần phải thay đổi theo hướng" khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng những phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh" (Nghị quyết Trung ương II Khoá VIII ). Định hướng này đã được pháp chế hoá trong Luật Giáo dục, Điều 24, 25: " Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh"" Hiện nay trong thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông đang sử dụng phương pháp truyền thụ kiến thức có sẵn. Giáo viên lên lớp chủ yếu là giảng giải, thuyết trình. Học sinh chủ yếu là nghe, trả lời một số câu hỏi của thầy và học thuộc lòng những điều thầy truyền thụ. Chương trình - SGK mới của THCS sẽ thực hiện phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực độc lập sáng tạo của học sinh, chủ yếu tổ chức cho học sinh tự
mình phát hiện, tìm kiếm cách thức giải quyết vấn đề qua các hoạt động học tập thích hợp [18 - SĐD]
Những dấu hiệu cơ bản của sự thay đổi phương pháp dạy học trên lớp là: " Học sinh được làm việc nhiều hơn ( làm thí nghiệm, làm việc trực tiếp với tranh ảnh, bản đồ, các văn bản, v.v ..); được suy nghĩ nhiều hơn ( quan sát, phân tích rút ra kết luận về bản chất các sự kiện, hiện tượng tự nhiên, xã hội và con người, v. v..); được nói nhiều hơn ( trao đổi với bạn, trao đổi với thầy, phát triển nhận thức của bản thân về nội dung bài học).
- Giáo viên là người thiết kế trên giáo án các hoạt động của thầy và trò ở trên lớp; là người thông báo thông tin mới, tổ chức hướng dẫn cho học sinh thu thập thông tin, xử lý thông tin ( thông qua hoạt động cá nhân hoặc nhóm) và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống; là trọng tài trong khi học sinh tranh luận với nhau, giúp học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Hình thức học tập sẽ đa dạng hơn
- Ngoài sự đánh giá của thầy còn có hình thức học sinh tự đánh giá kết quả học tập của bản thân và của bạn.
- Không khí học tập trên lớp sôi nổi, học sinh hứng thú, tích cực làm việc dưới sự tổ chức hướng dẫn của thầy." [19 - SĐD]
Bước đầu đổi mới phương pháp dạy học sẽ gặp những khó khăn và cách khắc phục như sau:
Đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình lâu dài và không thể nóng vội. Qua kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, đổi mới phương pháp dạy học bước đầu sẽ không tránh khỏi những khó khăn. Thực tế cho thấy còn một số khó khăn và định hướng khắc phục như sau:
1. Việc đổi mới quan niệm, một thói quen trong dạy học sẽ gặp phải những khó khăn cả về nhận thức và hành động. Cơ quan chỉ đạo các cấp cần đặt đúng tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học trong các hoạt động của nhà trường, trân trọng, ủng hộ, khuyến khích, hướng dẫn giáo viên vận dụng, cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoạt động của học sinh. Giáo viên chủ động nghiên cứu nắm vững bản chất, đặc điểm của phương pháp tích cực, tìm hiểu các kinh nghiệm, vận dụng vào môn học để có những sáng kiến, kinh nghiệm dù nhỏ cho bản thân và đồng nghiệp.
2. Phương pháp tích cực không hề hạ thấp vai trò của giáo viên. Giáo viên phải được đào tạo và bồi dưỡng chu đáo để vừa có tri thức bộ môn sâu rộng, vừa có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng xử tinh tế, biết vận dụng các phương tiện hiện đại, biết tự làm một số đồ dùng dạy học nhất định v.v .... Bên cạnh nỗ lực của bản thân giáo viên, nhà trường cần có kế hoạch tổ chức công tác bồi dưỡng thường xuyên để giáo viên được nâng cao tay nghề.