Tăng cường cơ sở vật chất Thiết bị dạy học để thực hiện Chương trình SGK mới.

Một phần của tài liệu nâng cao được hiệu quả dạy và học trường THCS trên địa bàn Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An (Trang 96 - 99)

I. Những nhận định sau khi nghiên cứu về lý luận và khảo sát thực tiễn việc quản lí hoạt động dạy học của Hiệu trưởng qua một năm thực

2.3.Tăng cường cơ sở vật chất Thiết bị dạy học để thực hiện Chương trình SGK mới.

a) Các trường tham mư cho Ngành giáo dục và các ban ngành chức năng

2.3.Tăng cường cơ sở vật chất Thiết bị dạy học để thực hiện Chương trình SGK mới.

trình - SGK mới.

Theo kết quả điều tra phân tích thực trạng về cơ sở vật chất thiết bị trường học của bậc THCS ngành Giáo dục & Đào tạo Thị xã Cửa Lò ở chươngII, các nhà trường đều đã kiên cố hoá phòng học. Có 3 đơn vị có số lượng phòng học đủ cho học sinh học 1 ca. 4 đơn vị còn phải học 2 ca. Đối với nội thất phòng học, có 4 đơn vị đạt quy chuẩn về bàn ghế học sinh, giáo viên, hệ thống ánh sáng, quạt điện gồm:

Trường THCS Nghi Hương, Trường THCS Nghi Thu, Trường THCS Nghi Hoà, Trường THCS Lê Thị Bạch Cát ( phường Thu Thuỷ).

Còn 3 đơn vị, nội thất chưa đạt chuẩn gồm:

Trường THCS Nghi Tân, Trường THCS Nghi Hải, Trường THCS Nghi Thuỷ.

Phòng học đạt chuẩn thì mới đảm bảo cho các trường thực hiện phương pháp dạy - học mới, như phân nhóm học sinh trên lớp để thảo luận, sử dụng các thiết bị dạy học v. v...

Để khắc phục hiện trạng những đơn vị chưa có phòng đạt chuẩn, chúng tôi đề xuất một số hướng khắc phục sau đây:

a, Các trường tham mưu để cấp uỷ chính quyền địa phương hiểu về tính cấp thiết của cơ sở vật chất - thiết bị dạy học trong việc thực hiện CT - SGK mới ở THCS, từ đó tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học.

b, Các trường lập kế hoạch và tham mưu với các cấp các ngành để đầu tư có trọng điểm. Ưu tiên cho xây dựng và trang bị nội thất các phòng học, phòng thư viện thiết bị và yêu cầu đạt chuẩn để tránh tình trạng thiếu đồng bộ hoặc phải tu sửa bổ sung hàng năm.

Đối với những đơn vị có quy mô trường lớp lớn như Trường THCS Nghi Tân, THCS Nghi Hải, trong khi chưa có điều kiện đầu tư xây dựng toàn bộ hệ thống các phòng học thì có thể đầu tư theo hình thức " cuốn chiếu" để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu thực hiện Chương trình - SGK lớp 6, lớp 7. c, Tự thân các nhà trường phải phát huy tính chủ động linh hoạt sáng tạo trong việc đầu tư trang bị cơ sở vật chất phòng học.

Thực hiện phân cấp quản lý về tài chính của đơn vị trường học, các trường có thể điều chỉnh nguồn kinh phí từ thu quỹ xây dựng và học phí để mua sắm tu sửa nhỏ như trang bị bảng chống loá, hệ thống đèn, quạt bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên. Ngoài ra còn có thể tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để trang bị các phương tiện hiện đại như máy tính, đầu máy chiếu băng hình v.v.. để phục vụ dạy học.

d, Nắm bắt thời cơ để xây dựng cơ sở vật chất trường học.

Như đã phân tích ở chương II, Cửa Lò đang đẩy nhanh tốc độ xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Mục tiêu đến năm 2007, các trường mần non, tiểu học, THCS trên địa bàn Thị xã Cửa Lò đều đạt trường chuẩn Quốc gia giai đoạn hai. Đây cũng là mục tiêu đề ra trong Nghi quyết Đại hội Đảng bộ Thị xã Cửa Lò khoá II. Trong điều kiện thuận lợi này, các trường tranh thủ thời cơ, tham mưu cho Thị xã để có sự ưu tiên đầu tư xây dựng cơ bản cho đơn vị.

Đối với thiết bị trường học, qua phân tích tình hình thực trạng về phòng ốc, nhà xưởng, cán bộ phụ trách, chúng ta thấy các trường THCS trên địa bàn Thị xã Cửa Lò hầu hết là còn thiếu thốn và chưa đạt chuẩn. Chỉ có một số ít trường có phòng đa chức năng nhưng cũng không đồng bộ.

Theo yêu cầu đổi mới Chương trình - SGK, các trường đã và sẽ tiếp nhận một lượng thiét bị lớn. Đối với đơn vị có số lớp ít được cấp tối thiểu mỗi khối lớp 1 bộ thiết bị. Trong khoảng thời gian 4 năm học 2002 - 2003 đến 2005 - 2006, đơn vị trường có quy mô trường lớp nhỏ sẽ được cấp 4 bộ thiết bị cho 4 khối lớp 6,7,8,9. Đơn vị có quy mô trường lớp lớn sẽ được cấp mỗi khối 2 bộ thiết bị; qua 4 năm học, các đơn vị đó phải tiếp nhận quản lý sử dụng tới 8 bộ thiết bị!

Như vậy mỗi trường phải có tối thiểu 6 phòng kiên cố phục vụ cho nhu cầu thiết bị gồm:

- 4 phòng đựng đồ dùng thiết bị của 4 khối lớp.

- 1 phòng biểu diễn thí nghiệm có cấu trúc 3 phần gồm kho chứa, phòng chuẩn bị và phòng biểu diễn.

- 1 phòng dạy tin học ( đối với lớp 8, lớp 9)

Ngoài ra các nhà trường phải xây dựng đủ các phòng phục vụ thư viện như phòng đọc sách, tài liệu, phòng đọc.

Tiến tới các đơn vị trường học còn phải xây dựng thêm xưởng trường để phục vụ học nghề, hướng nghiệp cho học sinh.

Trong tương lai, các trường THCS cần tăng cường xây dựng các phòng học bộ môn để đảm bảo các môn học đều được học ở các phòng học bộ môn.

Đồ dùng thiết bị, sách giáo khoa, tài liệu phục vụ thay sách đã đưa về tận các trường. Vấn đề đặt ra cho các trường THCS là cách quản lý điều hành như thế nào cho đạt hiệu quả giáo dục ngay trong điều kiện thiếu thốn về cơ sở vật chất. Có thể thực hiện một số biện pháp:

- Tận dụng những trang thiết bị sẵn có và mới được cấp.

- Tăng cường công tác kiểm tra sử dụng và bảo quản đồ dùng dạy học trên lớp của giáo viên.

- Kiểm tra việc quản lý theo dõi cấp phát và bảo quản đồ dùng thiết bị của cán bộ phụ trách công tác thiết bị.

- Phát động giáo viên làm thêm đồ dùng dạy học để bổ trợ cho những đồ dùng thiết bị còn thiếu.

Một phần của tài liệu nâng cao được hiệu quả dạy và học trường THCS trên địa bàn Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An (Trang 96 - 99)