I. Những nhận định sau khi nghiên cứu về lý luận và khảo sát thực tiễn việc quản lí hoạt động dạy học của Hiệu trưởng qua một năm thực
2. Một số giải pháp quản lý nhà trường nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình SGK mới cấp THCS ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
2.1. Thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ.
2.1.1. Dự báo số lượng, chất lượng của học sinh
Dự báo số lượng chất lượng học sinh là cơ sở khoa học để triển khai kế hoạch xây dựng và phát triển các yếu tố khác như cơ sở vật chất trường lớp, đội ngũ cán bộ giáo viên v.v..
2.1.1.1. Dự báo số lượng học sinh.
Theo số điều tra ở chương II về thực trạng giáo dục ở địa bàn Thị xã Cửa Lò, diễn biến về số lượng học sinh qua các năm từ 1999 đến năm 2003 như sau:
- Số học sinh tiểu học giảm dần: Từ 6494 em ở năm học 1999 - 2000 xuống 5583 em ở năm học 2002 - 2003.
- Số học sinh THCS tăng dần: Từ 4286 em ở năm học 1999 - 2000 đến 4974 em ở năm học 2002 - 2003.
Nhưng đến năm học 2002 - 2003, số lượng học sinh THCS bắt đầu chững lại.
Dấu hiệu này cho phép chúng ta dự báo được số lượng học sinh THCS từ nay đến năm 2010 có xu hướng giảm dần, khoảng 4500 em vào năm 2010.
2.1.1.2. Dự báo về chất lượng.
Theo số liệu thống kê ở chương II ( bảng 4,5) chúng ta thấy:
- Đối với học sinh tiểu học, chất lượng giáo dục đại trà tăng dần cả về đức dục và trí dục từ năm học 1999- 2000 đến năm học 2002 - 2003.
Chất lượng giáo dục mũi nhọn cũng tăng dần theo từng năm học.
- Đối với học sinh THCS, chất lượng giáo dục đại trà tăng dần theo các năm học cả về đức dục và trí dục.
Qua các số liệu trên, chúng ta có thể dự báo được chất lượng học sinh THCS từ nay đến năm 2010 đang có chiều hướng được nâng cao nếu như ngành giáo dục Thị xã Cửa Lò có một cơ chế mới trong quản lý và chỉ đạo hoạt động giáo dục của các nhà trường.
2.1.2. Quy hoạch đội ngũ giáo viên đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu,mạnh về chất lượng mạnh về chất lượng
Như đã phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn Thị xã Cửa Lò ( chương II) chúng ta thấy rằng:
Đội ngũ tuy đủ về số lượng định biên nhưng lại thiếu về cơ cấu theo các môn học. Đặc biệt là thiếu giáo viên Nhạc, Hoạ, Giáo dục công dân và Công nghệ. Hiện tại nhiều giáo viên đang phải dạy chéo môn ( có tới 22 giáo viên trong 7 trường THCS) gồm Giáo dục công dân: 4 giáo viên; Âm nhạc: 7 giáo viên; Mỹ thuật 7 giáo viên và Công nghệ: 4 giáo viên.
Đó là chưa nói đến giáo viên dạy tin học đối với lớp 8, lớp 9 sẽ đưa vào chương trình từ năm học 2004 - 2005.
Như vậy vấn đề đặt ra cho ngành giáo dục đào tạo Thị xã Cửa Lò và các cấp các ngành có liên quan phải có biện pháp giải quyết kịp thời về hiện trạng thiếu giáo viên ở các bộ môn nói trên.
Một mâu thuẫn trong việc sắp xếp đội ngũ giáo viên hiện nay là phải đạt yêu cầu chuẩn về trình độ đào tạo; từ Cao đẳng trở lên đối với giáo viên THCS. Bởi vậy mà, mặc dù Nghành GD&ĐT Cửa Lò còn thiếu trầm trọng giáo viên Mỹ thuật, Âm nhạc nhưng các ban ngành chức năng vẫn cương quyết không bố trí giáo viên được đào tạo dưới chuẩn về các bộ môn nói trên đứng lớp. Trong khi đó, người ta lại chấp nhận giáo viên không hề qua đào tạo Âm nhạc, Mỹ thuật đứng lớp các môn học này. Những giáo viên đó chỉ được biết đại khái về Âm nhạc, Mỹ thuật qua một số ngày học chuyên đề trong hè.
Vấn đề thiếu giáo viên nói trên là hiện trang phổ biến trên toàn ngành giáo dục. Nhưng không vì thế mà các nhà trường bố trí giáo viên đứng lớp một cách tuỳ tiện, nếu không, chúng ta đã vô tình tạo cho giáo viên một cách nhìn không đúng đắn, thiếu công bằng với các môn học. Đặc biệt các
môn Âm nhạc, Mỹ thuật... lại là những bộ môn mới mẻ được đưa vào nhà trường bắt đầu từ năm học thay sách lớp 6.
Để khắc phục những thiếu hụt này, có thể thực hiện các biện pháp sau: