... ĐẠI HỌC NHA TRANG PHẠM THỊ DUNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG Ở MỘT SỐ DỰ ÁN TẠI ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 64 01 02... phần thúc đẩy công tác bồi thường giải phóng mặt địa bàn thị xã, lựa chọn nghiên cứu đề tài Nâng cao hiệu công tác bồi thường giải phóng mặt số dự án địa bàn thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An" làm luận... đánh giá hiệu việc thực sách bồi thường, GPMB cụ thể dự án địa bàn thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An; - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu công tác bồi thường giải phóng mặt nhà nước thu hồi đất địa bàn nghiên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG PHẠM THỊ DUNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG Ở MỘT SỐ DỰ ÁN TẠI ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Nha Trang - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG PHẠM THỊ DUNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG Ở MỘT SỐ DỰ ÁN TẠI ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 64 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THỊ THANH VINH Cửa Lò, tháng 11 năm 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số liệu trong vùng nghiên cứu của luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này và tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Phạm Thị Dung ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa học và đề tài nghiên cứu tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của quý Thầy, Cô trong Ban Giám hiệu Nhà trường, Khoa Sau đại học - Trường Đại học Nha Trang, xin gửi tới quý Thầy, Cô lòng biết ơn chân thành và tình cảm quý mến nhất. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến cô giáo Đỗ Thị Thanh Vinh, người hướng dẫn khoa học đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các tập thể và cá nhân: UBND thị xã Cửa Lò, Phòng Tài nguyên và môi trường, Phòng Thống kê, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài chính Kế hoạch, Phòng Lao động - Thương binh – Xã hội, hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng thị xã Cửa Lò, Văn phòng ĐKQSD đất thị xã Cửa Lò, Ủy ban nhân nhân phường Nghi Hương, phường Nghi Thu và các hộ gia đình, cá nhân thuộc các nhóm hộ điều tra tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An đã giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, góp ý và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Nha Trang, ngày 2 tháng 1 năm 2015 Tác giả luận văn Phạm Thị Dung iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................iv DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................vi DANH MỤC HÌNH VẼ.............................................................................................vii MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ VẤN ĐỀ BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG .........................................8 1.1. Chính sách công ................................................................................................8 1.1.1. Khái niệm chính sách công .........................................................................8 1.1.2. Một số chính sách của vấn đề bồi thường giải phóng ..................................8 1.1.2.1. Chính sách hỗ trợ việc làm cho người bị thu hồi đất .............................8 1.1.2.2. Chính sách hỗ trợ .................................................................................9 1.1.3. Hiệu quả của chính sách công ...................................................................11 1.2. Lý thuyết cơ bản về bồi thường giải phóng mặt bằng ......................................11 1.3. Bản chất của việc bồi thường GPMB...............................................................12 1.4. Cách thức bồi thường GPMB ..........................................................................13 1.4.1. Bồi thường thiệt hại về đất ........................................................................13 1.4.1.1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về đất ...............................................13 1.4.1.2. Điều kiện dể được bồi thường thiệt hại về đất....................................13 1.4.1.3. Người không được bồi thường thiệt hại về đất....................................15 1.4.1.4. Giá đất để tính bồi thường thiệt hại.....................................................15 1.4.2. Bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất ......................................................15 1.4.2.1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản ..........................................15 1.4.2.2. Bồi thường thiệt hại nhà, công trình kiến trúc .....................................15 1.4.2.3. Bồi thường thiệt hại cho người thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước........16 1.4.2.4. Bồi thường thiệt hại về mồ mả............................................................17 1.4.2.5. Bồi thường thiệt hại đối với công trình văn hoá, di tích lịch sử, đình, chùa ................................................................................................................17 1.4.2.6. Bồi thường thiệt hại đối với công trình kỹ thuật hạ tầng .....................17 iv 1.4.2.7. Bồi thường thiệt hại về hoa màu .........................................................17 1.4.2.8. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp giao đất tạm thời .....................18 1.4.3. Lập khu tái định cư để GPMB thực hiện thu hồi đất..................................18 1.4.3.1. Lập khu tái định cư.............................................................................18 1.4.3.2. Điều kiện bắt buộc phải có của khu tái định cư...................................18 1.4.3.3. Bố trí đất ở cho các hộ gia đình tại khu tái định cư .............................18 1.4.3.4. Nguồn vốn xây dựng khu tái định cư ..................................................19 1.4.4. Quan điểm đánh giá hiệu quả thực hiện thu hồi đất, bồi thường GPMB ....19 1.4.4.1. Quan điểm hiệu quả công tác bồi thường GPMB đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất đai, người sở hữu nhà ở cũng như của Nhà nước. .......................................................................................................19 1.4.4.2. Công tác bồi thường thiệt hại GPMB giúp cho việc sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả .............................................................................................21 1.4.4.3. Công tác bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng là một trong những công việc hết sức cần thiết, luôn luôn đi đôi với sự phát triển kinh tế- xã hội. .23 1.4.4.4. Công tác bồi thường GPMB góp phần thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển nhà ở ......................................................23 1.4.4.5. Công tác bồi thường GPMB góp phần thực hiện các dự án phát triển kinh tế- xã hội liên quan đến việc sử dụng đất đai, phát triển nhà ở .................24 1.4.5. Lý thuyết về hiệu quả của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.........25 1.4.5.1 Lý thuyết về hiệu quả của bồi thường giải phóng mặt bằng: ................25 1.4.5.2. Các Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ................................................................................................................25 1.5. Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đất đai trên thế giới và ở Việt Nam ...............................................................................................................................27 1.5.1. Chính sách bồi thường GPMB, thu hồi đất đai ở trên thế giới và các nước trong khu vực .....................................................................................................27 1.5.1.1. Trung Quốc ........................................................................................27 1.5.1.2 Úc .......................................................................................................29 1.5.1.3. Singapore ..........................................................................................30 1.5.1.4. Thái Lan.............................................................................................32 1.5.1.5. Chính sách bồi thường và TĐC của các tổ chức ngân hàng quốc tế ....33 v 1.5.1.6. Bài học kinh nghiệm được đúc kết.....................................................34 1.5.2. Chính sách bồi thường GPMB thu hồi đất đai ở Việt Nam ........................34 1.5.2.1. Trước khi có Luật đất đai năm 1993 ...................................................34 1.5.2.2. Thời kỳ 1993 đến 2003.......................................................................35 1.5.2.3. Thời kỳ từ khi có Luật đất đai năm 2003 ............................................36 1.5.2.4. Nhận xét, đánh giá..............................................................................38 Chương 2 : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG ĐẤT ĐAI......................................................................39 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An ................39 2.1.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................39 2.1.1.1. Vị trí địa lý .........................................................................................39 2.1.1.2. Địa hình, địa mạo ...............................................................................40 2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết..................................................................40 2.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn..............................................................................41 2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên .........................................................................41 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................................43 2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế.................................................43 2.1.2.2. Y tế và giáo dục..................................................................................45 2.1.2.3. Dân số và việc làm .............................................................................46 2.1.2.4. Tình hình đời sống dân cư ..................................................................47 2.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai ....................................................47 2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất thị xã Cửa Lò năm 2013 .......................................47 2.2.2. Biến động đất đai ......................................................................................49 2.3. Khái quát chung về công tác bồi thường, GPMB tại thị xã Cửa Lò..................49 2.3.1. Tình hình chung........................................................................................49 2.3.2 Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại thị xã Cửa Lò từ năm 2011 đến năm 2013 .....................................................................................................51 2.4. Giới thiệu về các dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng tại thị xã Cửa Lò trong giai đoạn 2011 - 2013.............................................................................................52 2.4.1. Khái quát về các dự án nghiên cứu............................................................52 2.4.2. Khái quát 02 nhóm dự án ..........................................................................53 vi 2.4.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất tại thị xã Cửa Lò năm giai đoạn 2011 -2013............................................55 2.4.3.1. Công tác bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất của các dự án nghiên cứu ......................................................................................................55 2.4.3.2. Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất tại thị xã Cửa Lò ......................................................................58 2.4.3.3. Đánh giá chung việc thực hiện các chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng tại 02 dự án điển hình ......................................................................63 2.4.4. Đánh giá hiệu quả của chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng dưới góc độ sinh kế của các hộ dân ...................................................................................64 2.4.4.1. Kết quả chi tiết điều tra, phỏng vấn các hộ dân về tình hình thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tại 02 dự án ....................................................................66 2.4.4.2. Ảnh hưởng của các chính sách thu hồi đất đến sinh kế của người dân ........................................................................................................................67 2.5. Đánh giá chung về hiệu quả của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng......77 2.5.1. Những mặt đạt được..................................................................................77 2.5.2. Hạn chế.....................................................................................................78 Chương 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, GPMB Ở THỊ XÃ CỬA LÒ ......................................................................................79 3.1. Giải pháp:........................................................................................................79 3.1.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác GPMB đủ năng lực đáp ứng yêu cầu giải quyết nhanh, chính xác, dân chủ, công khai, công bằng các phương án GPMB. ...............................................................................................................79 3.1.2. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội liên quan đến công tác bồi thường thiệt hại GPMB. ...............................................................................................................80 3.1.3. Tăng cường các biện pháp tổ chức thực hiện.............................................80 3.2. Khuyến Nghị:..................................................................................................82 3.2.1. Ban hành, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống chính sách về bồi thường thiệt hại GPMB và chính sách liên quan hỗ trợ GPMB. ..............................................82 3.2.2. Xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai; xây dựng và phát triển nhà ở trên địa bàn thị xã Cửa Lò ...............................................................................................83 vii 3.2.3. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính ở 4 cơ quan có liên quan chính đến đầu tư, GPMB là Kiến trúc sư Trưởng thị xã, Sở Tài Nguyên – Môi Trường, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá trọng tâm vào các khâu: ........................84 3.2.4. Triển khai chính sách và tuyên truyền vận động và kiểm tra thực hiện chính sách. ...................................................................................................................84 3.2.5. Tập trung giải quyết vốn, tạo quỹ nhà đất phục vụ tái định cư theo phương châm: chủ động, tích cực. ...................................................................................85 KẾT LUẬN ...............................................................................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................89 PHỤ LỤC...................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CNH Công nghiệp hoá ĐTH Đô thị hóa GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GDP Tổng sản phẩm nội địa GPMB Giải phòng mặt bằng GT Giao thông HĐBT Hội đồng bồi thường HĐH Hiện đại hoá HSĐC Hồ sơ địa chính NN Nông nghiệp SX Sản xuất TĐC Tái định cư TL Thuỷ lợi TTCN Tiểu thủ công nghiệp WB Ngân hàng thế giới (World Bank) UBND Uỷ ban nhân dân Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục của Liên UNESCO hợp quốc (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization) vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động ..................................47 Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất thị xã Cửa Lò năm 2013 ........................................48 Bảng: 2.3 Tổng hợp các dự án thực hiện năm 2011 và năm 2012...............................53 Bảng 2.4: Tổng hợp các dự án thực hiện năm 2013....................................................54 Bảng 2.5 Các văn bản pháp lý liên quan khi thực hiện 02 dự án.................................57 Bảng 2.6: Tổng hợp về đối tượng, diện tích và đơn giá bồi thường của 02 dự án .......58 Bảng 2.7: Tổng hợp về bồi thường thiệt hại về đất của 02 dự án ................................60 Bảng 2.8: Tổng hợp giá trị bồi thường về tài sản, vật kiến trúc, cây cối và hoa màu...61 Bảng 2.9: Tổng hợp kinh phí hỗ trợ giải phóng mặt bằng 02 dự án ...........................62 Bảng 2.14: Kết quả phỏng vấn chi tiết bồi thường, hỗ trợ và thu hồi đất ....................67 của các hộ dân tại 02 dự án ........................................................................................67 Bảng 2.15: Diện tích đất NN B.quân/lao động của các hộ bị thu hồi đất ở 2 dự án.....68 Bảng 2.16: Thay đổi cơ cấu thu nhập của người dân ở 02 dự án.................................70 Bảng 2.17: Thu nhập bình quân của người dân ở 2 dự án..........................................70 Bảng 2.18: Ý kiến của người dân về sự thay đổi thu nhập ở 2 dự án ..........................71 Bảng 2.19: Tài sản sở hữu của các hộ điều tra phỏng vấn của Dự án I .......................73 Bảng 2.20: Tài sản sở hữu của các hộ điều tra phỏng vấn của Dự án II ......................74 Bảng 2.21: Tình hình tiếp cận các cơ sở hạ tầng sau khi thu hồi đất...........................76 Bảng 2.22: Tình hình an ninh trật tự xã hội trước và sau khi thu hồi đất.....................76 vii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Vị trí vùng nghiên cứu ...............................................................................39 Hình 2.2: Cơ cấu kinh tế thị xã Cửa Lò 2011 – 2013..................................................44 Hình 2.3: Cơ cấu sử dụng đất thị xã Cửa Lò năm 2013 ..............................................48 Hình 2.4: Biến động đất đai năm 2011 đến 2013 của thị xã Cửa Lò ...........................49 Hình 2.5: Cơ cấu diện tích đất thu hồi ở Dự án I ........................................................55 Hình 2.6: Cơ cấu diện tích đất thu hồi ở Dự án II.......................................................56 Hình 2.7: Độ tuổi của lao động nông nghiệp bị thu hồi đất.........................................68 Hình 2.8: Trình độ học vấn của người dân ở 2 dự án..................................................69 Hình 2.9: Phương thức sử dụng tiền của các hộ dân có đất bị thu hồi ở 2 dự án .........72 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn xây dựng và phát triển dân sinh, kinh tế sản xuất, an ninh quốc phòng. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam chương II điều 18 đã xác định "Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài". Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa đất nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đáp ứng cho phát triển kinh tế xã hội là việc làm tất yếu xảy ra thường xuyên ở tất cả các địa phương trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Đặc biệt là chuyển diện tích đất nông nghiệp sang quỹ đất phi nông nghiệp thuộc các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và thương mại dịch vụ và du lịch. Thu hồi đất, bồi thường thiệt hại để giải phóng mặt bằng là khâu then chốt, quan trọng. Bồi thường giải phóng mặt bằng là điều kiện ban đầu và tiên quyết để triển khai các dự án. Có thể nói "Giải phóng mặt bằng nhanh là đã hoàn thành được 1/3 đến 1/2 dự án". Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp tác động tới mọi vấn đề đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng của cộng đồng dân cư và ảnh hưởng trực tiếp đến Nhà nước, chủ đầu tư, đặc biệt là đối với người dân có đất bị thu hồi. Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An là một huyện đồng bằng ven biển, nằm phía Đông Nam của tỉnh Nghệ An tổng diện tích đất tự nhiên là 27,8 km2, gồm 7 đơn vị hành chính cấp phường và 2 hải đảo (Đảo mắt và Đảo Ngư). Sau hơn 15 năm xây dựng và phát triển, từ một vùng đất làng quê nghèo, kinh tế chủ yếu dựa vào Nông – Ngư nghiệp, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, thị xã phát triển trên tất cả các lĩnh vực và trở thành đô thị du lịch biển đẹp của cả nước, sầm uất như ngày nay. Tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Với những thành tích to lớn và toàn diện đó, ngày 12/3/2010 thị xã Cửa Lò đã được Bộ Xây dựng quyết định công nhân là đô thị loại III và Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng II và thị xã đang phấn đấu đến năm 2015 là đô thị du lịch Biển, một trong những đô thị kiểu mẫu của Miền Bắc trung bộ. Hiện nay do sự phát triển về mọi mặt và tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, tất cả dân số của Cửa Lò đều tập trung khu vực nội thị (7/7 phường), môi trường đầu tư xây 2 dựng tại thị xã có nhiều thuận lợi, nhiều dự án lớn đầu tư vào Cửa Lò, tạo ra áp lực rất lớn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư. Dự án khu Sân golf chiếm 132 ha, dự án trường Đại học Vạn Xuân 53 ha, Khu Resort của Công ty CP xây dựng dầu khí Nghệ An 27,1 ha, nhà máy bánh kẹo Tràng An…; các dự án mở đường: đường dọc và mương thoát nước số 3, đường ngang số 12, đường ngang số 14, đường ngang số 20, đường quy hoạch 30m nối từ đường Sào Nam đến đường Nguyễn Sinh Cung…; các dự án khai thác đấu giá quyền sử dụng đất tại phường Nghi Hòa, Nghi Hương, Nghi Thu, Thu Thủy…, và rất nhiều dự án của các nhà đầu tư xây dựng nhà hàng khách sạn, trung tâm thương mại… Mặc dù lãnh đạo thị xã luôn tập trung cao độ chỉ đạo, song công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư vẫn còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Nhiều công trình dự án đã được quy hoạch nhưng chưa thực hiện được, dẫn đến quy hoạch treo, làm kìm hãm tốc độ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thị xã, gây bức xúc cho nhà đầu tư và nhân dân. Việc khai thác quỹ đất còn chưa đồng bộ, sử dụng đất lãng phí, kém hiệu quả. Hàng năm thị xã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất khoảng 300 lô đất, với số tiền khoảng 80 tỷ đồng. Tuy nhiên số tiền này chưa đủ để thị xã đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, nên nhiều lúc nhân dân có nhu cầu làm nhà để ở vẫn chưa kịp thời. Việc khai thác quỹ đất chưa đi đôi với công tác quy hoạch để bố trí tái định cư, vì vậy khi giải phóng mặt bằng thì không có quỹ đất để bố trí tái định cư. Xuất phát từ những đòi hỏi của thực tiễn, nhằm khắc phục những tồn tại nêu trên, từ đó kịp thời đề xuất những giải pháp tích cực nhằm góp phần thúc đẩy công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở một số dự án tại địa bàn thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An" làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến đề tài: 2.1. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Minh, đại học Nông Nghiệp Hà Nội (2009) Tác giả đã nghiên cứu tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Trong nghiên cứu của mình tác giả đã xây dựng dựa trên hai dự án Khu đô thị mới Vinh Tân và Bệnh Viện đa khoa tỉnh 3 Nghệ An qua đó đánh giá được nhứng tác động mà chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ảnh hưởng đến việc làm và đời sống của người dân như sau: Việc thu hồi đất để phát triển đô thị cùng với chính sách bồi thường hỗ trợ bằng tiền mặt đã tác động rất lớn đến cơ cấu lao động. Lao động nông nghiệp giảm đi, lao động phi nông nghiệp tăng lên, số lao động có việc làm và không có việc làm tăng lên tỷ lệ thuận với diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi. Chính sách bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất đã tác động làm tăng trình độ văn hóa, giáo dục, học vấn của người dân Chính sách bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất đã tác động làm tăng các tài sản có giá trị của người dân. Chính sách bồi thường bằng tiền khi địa phương không còn quỹ đất nông nghiệp đã tác động rất lớn đến nguồn thu nhập và cơ cấu thu nhập. Chính sách bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất đã có tác động làm tăng thu nhập của người dân song đó là sự biến động tăng không bền vững. Chính sách hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất đã tác động tích cực tới việc phát triển cơ sở hạ tầng xã hội của địa phương, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân thành phố. Việc phát triển hạ tầng đô thị cùng với chính sách bồi thường hỗ trợ bằng tiền khi nhà nước thu hồi đất cũng đã góp phần làm gia tăng các tệ nạn xã hội tại địa phương, làm thay đổi môi trường tự nhiên cũng như môi trường sống của các hộ dân. 2.2. Nghiên cứu của tác giả Hồ Lạc Thiện, đại học nông lâm Huế (2011) Tác giả đã nghiên ảnh hưởng cảu việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng đến sinh kế của người dân khi nhà nước thu hồi đất ở một số dự án tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An thông qua dự án: Khu tái định cư phường Nghi Nghi Hòa, thị xã Cửa Lò, Nghệ An. Sự ảnh hưởng của chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng đến sinh kế của người dân được thể hiện như sau: Quá trình thu hồi đất để phục vụ mục tiêu phát triển xã hội đã làm thay đổi diện mạo bên ngoài đời sống của người dân bị thu hồi đất, nhà cửa khang trang hơn, tài sản mua sắm nhiều hơn từ nguồn vốn bồi thường, hỗ trợ. Tức là đã có sự luân chuyển từ nguồn vốn tài chính sang nguồn vốn vật chất. Tuy nhiên nguồn vốn vật chất chủ yếu là tài sản phục vụ sinh hoạt gia đình, không phải là phương tiện sản xuất tạo thu nhập, chỉ một bộ phận nhỏ người dân sử dụng nguồn vốn tài chính vào mục đích kinh doanh 4 dịch vụ giúp đảm bảo thu nhập của họ trong tương lai. Nguồn vốn vật chất của cộng đồng chưa được cải thiện nhiều so với trước thu hồi đất. Tóm lại, khi nhà nước thu hồi đất NN đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế người dân. Các nguồn vốn tạo sinh kế thay đổi và có sự luân chuyển cho nhau, trong đó đa số là từ nguồn vốn tự nhiên chuyển sang nguồn vốn tài chính, và vốn vật chất, ít trường hợp chuyển thành nguồn vốn con người. Nhìn chung sự luân chuyển về các nguồn vốn với điều kiện hiện tại không theo hướng bền vững cho sinh kế của người dân. 2.3. Nghiên cứu của tác giả Cần Quốc Hoàn, đại học nông nghiệp Hà Nội (2012) Tác giả đã thực hiện nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An”. dựa trên thực trạng sử dụng đất nông nghiệp, điều kiện sản xuất, cơ cấu kinh tế, chính sách và đầu tư dự án của nhà nước trên địa bàn từ đó đề ra các giải pháp sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao như sau: - Phát triển mạnh kinh doanh hàng hoá theo chiều sâu trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, khai thác lợi thế so sánh của từng vùng gắn với bảo vệ và tái tạo tài nguyên, môi trường sinh thái. Đảm bảo an ninh lương thực đáp ứng nhu cầu hàng nông sản và nguyên liệu cho thị trường trong nước đồng thời chuyển mạnh nền nông nghiệp sang hàng xuất khẩu. - Tiếp tục đổi mới thể chế chính sách và có các giải pháp đồng bộ về việc tổ chức, quản lý quá trình phát triển. Cụ thể là: + Tăng cường công tác quy hoạch, tổ chức và quản lý phát triển. Quy hoạch và định hướng phát triển nông nghiệp theo từng vùng, từng tiểu vùng kinh tế - sinh thái và theo nhóm sản phẩm hàng hoá. Trước hết cần tập trung cho các vùng nông nghiệp trọng điểm, có điều kiện sản xuất hàng hoá với quy mô lớn tạo ra sản phẩm hàng hoá chủ lực có giá trị kinh tế cao, có lợi thế xuất khẩu và phù hợp với điều kiện của vùng. + Tăng cường đầu tư và điều chỉnh cơ cấu đầu tư thích ứng với yêu cầu thực tế phát triển nông nghiệp. Coi trọng hơn nữa đầu tư cho nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới. Tăng đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch và phát triển công nghệ chế biến. + Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phát triển hệ thống khuyến nông và các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp. 5 + Hỗ trợ và thúc đẩy phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp. + Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện thể chế, chính sách thị trường. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách bồi thường, GPMB khi thu hồi đất của một số dự án trên địa bàn nghiên cứu cũng như phân tích những mặt còn hạn chế của chính sách bồi thường, GPMB có ảnh hưởng đến việc làm của người dân có đất bị thu hồi trong khu vực nghiên cứu; tác giả đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất trong tương lai trên địa bàn thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng bồi thường, GPMB; đánh giá hiệu quả việc thực hiện chính sách bồi thường, GPMB cụ thể ở 2 dự án tại địa bàn thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An; - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn nghiên cứu, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của người dân có đất bị thu hồi. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Tình hình thực hiện thu hồi đất và bồi thường GPMB trên địa bàn thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ an và hiệu quả của công tác này. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung ở việc thực hiện ở 2 dự án bồi thường GPMB trọng điểm trên địa bàn Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Số liệu thứ cấp dùng cho phân tích thực trạng được thu thập cho giai đoạn từ năm 2011 đến 2013. Nghiên cứu khảo sát được thực hiện trong 3 tháng đầu năm 2014. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, trong quá trình thực hiện, luận văn đã sử dụng một số các phương pháp nghiên cứu như sau : Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan đến chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng trong quá trình thu hồi đất đai trên địa bàn nghiên cứu. Thống kê mô tả và so 6 sánh số liệu phản ảnh thực trạng công tác bồi thường GPMB qua các năm, phát hiện ra những bất cập. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2003 để nhập dữ liệu điều tra và xử lý tổng hợp số liệu từ đó cung cấp thông tin phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của người dân khi bị thu hồi đất và hiệu quả của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã. Lập phiếu điều tra trực tiếp người dân trong diện được bồi thường giải phóng mặt bằng thông qua bản câu hỏi để điều tra, khảo sát và đánh giá hiệu quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của các hộ dân trên địa bàn. Bản câu hỏi là một công cụ dùng để thu thập các thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề nghiên cứu trên cơ sở mục tiêu và mô hình nghiên cứu của đề tài. Bản câu hỏi sẽ tập trung vào việc thu thập các thông tin quan trọng mà mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã đặt ra. Xuất phát từ mục tiêu của đề tài mà bản câu hỏi được thiết kế với các nội dung chủ yếu sau đây: - Phần thứ 1: những câu hỏi về đặc điểm kinh tế xã hội của hộ nuôi: tên, tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe. Phần này cung cấp những thông tin quan trọng phản ánh một cách tổng quan các đặc điểm của hộ dân bị thu hồi đất phục vụ cho quá trình nghiên cứu. - Phần thứ 2: là những câu hỏi về các thông tin tình hình thu hồi đất của hộ, như: diện tích đất bị thu hồi, số tiền đền bù, tình trạng việc làm hiện nay của hộ, các hình thức hỗ trợ của chính quyền địa phương trong giải quyết việc làm,… nội dung của phần này là cung cấp những thông tin về tình hình thu hồi đất phục vụ quá trình đô thị hóa thị xã cửa lò cũng như tình hình giải quyết việc làm cho những đối tượng này. Mẫu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện có phân tầng theo tỷ lệ của từng đơn vị trên địa bàn thong qua các câu hỏi lien quan đến hộ dân bị thu hồi đất trên địa bàn. Các phiếu được điều tra trực tiếp cho các hộ dân thuộc diện thu hồi đất ở 2 phường Nghi Hương và Nghi Thu để tiến hành điều tra. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề hiệu quả thực thi chính sách công và những vấn đề liên quan đến các chính sách GPMB. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn 7 Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp thông tin đánh giá chung về tình hình thực hiện công tác bồi thường GPMB của các đơn vị có liên quan và xem xét vấn đề đời sống, việc làm của người dân trước và sau khi bị Nhà nước thu hồi đất. Ngoài việc góp phần giải quyết một số vấn đề thực tiễn bức xúc của người dân và vướng mắc về cơ chế chính sách hiện nay đang đặt ra ở thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, còn là tài liệu tham khảo cho các địa phương có điều kiện tương tự. 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu đề tài được phân ra 3 chương: Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ VẤN ĐỀ BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG Chương 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG ĐẤT ĐAI Ở THỊ XÃ CỬA LÒ Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, GPMB Ở THỊ XÃ Cöa lß 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ VẤN ĐỀ BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 1.1. Chính sách công 1.1.1. Khái niệm chính sách công Chính sách công là những quy định về ứng xử của Nhà nước với những hiện tượng nảy sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện dưới những hình thức khác nhau một cách ổn định, nhằm đạt được mục tiêu định hướng [9] -Chính sách công có đặc điểm: do Nhà nước ban hành -Chính sách công phải tác động đến đời sống của cộng đồng, có mục tiêu và ổn định. -Chinh sách công phải chứa đựng cả muc tiêu và biện pháp chính trị và đặc biệt là phù hợp với đường lối của Nhà nước -Chính sách công có cấu trúc gồm 2 bộ phận: đó là mục tiêu của chính sách là những giá trị trong tương lai mà Nhà nước theo đuổi, phù hợp với thái độ ứng xử của Nhà nước, đây là bộ phận cơ bản của chính sách. 1.1.2. Một số chính sách của vấn đề bồi thường giải phóng Trong công tác bồi thuờng giải phóng mặt bằng người ta đưa ra các chủ trương chính sách công nhằm đáp ứng được nhu cầu và bảo đảm lợi ích cho các hộ dân bị thu hồi đất như: 1.1.2.1. Chính sách hỗ trợ việc làm cho người bị thu hồi đất - Nên có sự đầu tư xây dựng các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thị xã một cách đồng bộ và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Phối hợp với trường Cao đẳng nghề - Du lịch thương mại Nghệ An đóng trên địa bàn mở các lớp học về nghiệp vụ khách sạn nhà hàng,…để làm việc trong các khách sạn, nhà hàng trên địa bàn thị xã, tận dụng tốt thế mạnh về du lịch, dịch vụ ( hàng năm dự kiến phải đào tạo 700 đến 1000 lao động cho thị xã). - Tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp cho lao động thanh niên ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để thông qua các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp này giúp cho thanh niên xác định và lựa chọn được nghề và nơi học phù hợp. - Đối với nơi có đất bị thu hồi để hình thành các khu công nghiệp, nhà máy thì giao cho Ban quản lý dự án phối hợp với phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thị xã làm việc với các doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu ngành nghề, số lượng từ đó có 9 kế hoạch đào tạo vừa giúp lao động có được việc làm vừa giúp doanh nghiệp tuyển dụng được lao động. Khi thỏa thuận dự án đầu tư là các nhà máy, xí nghiệp thì phải yêu cầu chủ đầu tư phải có cam kết ưu tiên xét tuyển công nhân địa phương với một số nhất định, trong đó đặc biệt ưu tiên con em của các hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi (Mỗi nhà nhà máy, xí nghiệp phải ưu tiên 15-20% trên tổng số công nhân của nhà máy xí nghiệp). - Có chính sách hỗ trợ trong đào tạo ngành nghề truyền thống để khôi phục và phát triển các làng nghề như mây tre đan xuất khẩu, chế biến hải sản, nông sản và một số nghề thủ công mỹ nghệ,.... - Khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp để phát triển thị trường lao động chính thức ở nông thôn (trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân…). Làm tốt công tác dồn điền đổi thửa tại địa phương tạo điều kiện cho việc đầu tư và phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao. - Di chuyển một phần đáng kể lao động ra khỏi nông nghiệp bằng các biện pháp đào tạo nghề trình độ cao, trình độ lành nghề cho lao động có sức khoẻ, có trình độ văn hoá để cung ứng cho các vùng kinh tế động lực, các khu công nghiệp, khu du lịch và dịch vụ. - Mở rộng và phát triển thị trường lao động nhất là thị trường lao động ngoài nước; tập trung đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động, nhất là về tay nghề, ngoại ngữ, pháp luật. Hỗ trợ thanh niên nông thôn, thanh niên vùng thu hồi đất bằng cách cho vay vốn với lãi suất thấp để đi xuất khẩu lao động. 1.1.2.2. Chính sách hỗ trợ * Hỗ trợ để ổn định sản xuất và đời sống. - Hỗ trợ để ổn định sản xuất và đời sống cho những người phải di chuyển chỗ ở được tính trong thời hạn 6 tháng, với mức trợ cấp tính bằng tiền cho 1 nhân khẩu/tháng tương đương 30 kg gạo theo giá trung bình ở thị trường địa phương tại thời điểm đền bù. Đối với những dự án có quy mô, sử dụng đất lớn, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất phải di chuyển đến khu tái định cư ở tỉnh khác, sản xuất và đời sống bị ảnh hưởng kéo dài thì trợ cấp ổn định sản xuất và đời sống cho những người phải di chuyển chỗ ở với thời gian là 1 năm và còn được hưởng chính sách đi vùng kinh tế mới.[6] 10 - Đối với doanh nghiệp khi bị thu hồi đất, phải di chuyển cơ sở đến địa điểm mới, thì tuỳ theo quy mô và khả năng ổn định sản xuất kinh doanh tại địa điểm mới, chủ dự án sử dụng đất có trách nhiệm đền bù thiệt hại theo chế độ trợ cấp ngừng việc cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp trong thời gian ngừng sản xuất, kinh doanh đến lúc sản xuất kinh doanh trở lại hoạt động bình thường tại địa điểm mới. .[6] - Đối với cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân phải di chuyển cơ sở đến địa điểm mới thì được chủ sử dụng đất trả toàn bộ chi phí di chuyển. Mức chi phí di chuyển do đơn vị lập dự toán gửi Sở tài chính - Vật giá xem xét trình Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực Trung ương phê duyệt. .[6] - Ngoài các chi phí đền bù thiệt hại về đất, tài sản, cơ sở kỹ thuật hạ tầng quy định tại chương II, chương III của NĐ này, người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất còn có trách nhiệm: - Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ nếu không tiếp tục thuê nhà của Nhà nước thì được hỗ trợ bằng tiền để tạo lập chỗ ở mới, mức hỗ trợ bằng 60% trị giá đất và 60% trị giá nhà đang thuê. Trị giá đất được tính theo giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành theo quy định của chính phủ nhân với diện tích nhà đang thuê, nhưng tối đa không vượt quá định mức giao đất ở mới tại đô thị đó do địa phương quy định. Trường hợp có nhu cầu xin Nhà nước giao đất ở mới thì phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định hiện hành và được trợ cấp theo quy định trên đây. Mức đất ở được giao theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của NĐ này. [10] - Đối với từng trường hợp đã áp dụng mọi biện pháp hỗ trợ mà vẫn không đảm bảo ổn định được đời sống của nhân dân thì Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định chính sách hỗ trợ, trường hợp đặc biệt trình Thủ tướng chính phủ quyết định. Riêng những dự án có số lượng dân cư di chuyển lớn trên năm vạn người, thì phải báo cáo Quốc hội. * Chính sách hỗ trợ khác. Căn cứ vào thực tế của địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể quyết định một số chính sách trợ cấp cho người có đất bị thu hồi, bao gồm: 11 - Hộ gia đình có người đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội của Nhà nước phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi đất được hỗ trợ tối thiểu là 1.000.000 đồng. - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân là chủ sử dụng đất bị thu hồi đất, thực hiện phá dỡ công trình, di chuyển đúng kế hoạch của Hội đồng đền bù GPMB được hưởng số tiền tối đa là 5.000.000 đồng/hộ. 1.1.3. Hiệu quả của chính sách công - Đối với trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh; việc triển khai bồi thường, hỗ trợ, TĐC khá thuận lợi và ít gặp trở ngại từ phía người có đất bị thu hồi. - Các quy định về thu hồi đất, bồi thường, TĐC ngày càng phù hợp hơn với quy luật kinh tế, quan tâm nhiều hơn đến lợi ích của người có đất bị thu hồi; trình tự, thủ tục thu hồi đất ngày càng rõ ràng hơn. - Nhiều địa phương đã vận dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC thỏa đáng nên việc thu hồi đất tiến hành bình thường hầu như không có hoặc có rất ít khiếu nại. - Việc bổ sung quy định về tự thỏa thuận giữa nhà đầu tư cần đất với người sử dụng đất đã giảm sức ép từ các cơ quan hành chính trong việc thu hồi đất - Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của chính sách công: + Thu nhập của người dân + Mức sống của người dân + Cơ sở hạ tầng của xã hội + Giải quyết việc làm cho người dân 1.2. Lý thuyết cơ bản về bồi thường giải phóng mặt bằng Bồi thường có nghĩa là việc thanh toán bằng tiền hoặc bằng hiện vật để bù đắp những thiệt hại về đất đai, nhà cửa, thu nhập và các tài sản khác do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của dự án. Bồi thường thiệt hại được hiểu là việc bù đắp bằng tiền hoặc bằng hiện vật những thiệt hại về đất đai, nhà cửa, thu nhập và các tài sản khác do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của dự án. Trong quá trình Nhà nước thu hồi đất, người bị thu hồi đất không chỉ bị thiệt hại về đất mà còn bị thiệt hại về các tài sản gắn liền với đất như các công trình kiến trúc, vườn tược, cây cối…. Vì vậy bồi thường thiệt hại không chỉ là bồi thường thiệt hại về đất mà còn bồi thường thiệt hại cả về tài sản gắn liền với đất. 12 Giải phóng mặt bằng là một khâu hay một bộ phận của công tác thu hồi đất phục vụ quốc phòng, an ninh và các dự án phát triển kinh tế- xã hội, bao gồm các công đoạn: bồi thường cho các đối tượng sử dụng đất, giải toả các công trình trên đất, di chuyển dân cư tạo lập mặt bằng cho triển khai các dự án; đến việc hỗ trợ cho người bị thu hồi đất tái tạo chỗ ở, việc làm, thu nhập, ổn định cuộc sống. Bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng có thể được hiểu là việc chi trả, bù đắp, những tổn thất về đất đai, những chi phí tháo dỡ, di chuyển nhà cửa, vật kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật, cây cối, hoa màu và chi phí để ổn định đời sống, sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp cho người sử dụng đất đai, sở hữu tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. 1.3. Bản chất của việc bồi thường GPMB Theo quy định của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý. Hay điều 5 của luật đất đai năm 2003 quy định: - Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. - Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai như sau: a) Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; b) Quy định về hạn mức giao đât và thời hạn sử dụng đất; c) Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; d) Định giá đất - Nhà nước thực hiện điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai như sau: a) Thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; b) Thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; c) Điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại. 13 - Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định ; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Như vậy về cơ bản theo luật pháp nước ta thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng do Nhà nước đại diện là chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước có quyền giao đất cho các tổ chức cá nhân sử dụng nhưng cũng có quyền thu hồi đất để phục vụ cho mục đích của mình. Tuy nhiên khi thực hiện thu hồi đất thì Nhà nước có thực hiện việc bồi thường cho người có đất bị thu hồi phần giá trị tương đương với giá trị của đất và tài sản trên đất bị thu hồi. Có thể coi giải phóng mặt bằng là việc đền bù những thiệt hại tổn thất do việc thay đổi chức năng, mục đích của việc sử đất gây ra 1.4. Cách thức bồi thường GPMB 1.4.1. Bồi thường thiệt hại về đất 1.4.1.1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về đất Khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, tuỳ từng trường hợp cụ thể, người có đất bị thu hồi được bồi thường bằng tiền, nhà ở hoặc bằng đất. 1.4.1.2. Điều kiện dể được bồi thường thiệt hại về đất Người bị Nhà nước thu hồi đất được bồi thường thiệt hại phải có một trong các điều kiện sau: - Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. - Có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai. - Có giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. - Có giấy tờ thanh lý, hoá giá, mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước cùng với nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật hoặc quyết định giao nhà ở hoặc cấp nhà ở gắn liền với đất ở thuộc sở hữu Nhà nước của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; 14 - Bản án có hiệu lực thi hành của Toà án nhân dân về việc giải quyết tranh chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai; - Trường hợp không có các giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này, người bị thu hồi đất được bồi thường thiệt hại phải có các giấy tờ chứng minh được đất bị thu hồi là đất đã sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993 thuộc một trong các trường hợp sau đây: Đất đã sử dụng ổn định trước ngày 8/1/1988 được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận; + Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà, chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam việt nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam mà người được giao đất vẫn tiếp tục sử dụng đất từ đó đến ngày bị thu hồi; + Có giấy tờ hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất, mà người đó vẫn sử dụng liên tục từ khi được cấp đến ngày đất bị thu hồi; + Có giấy tờ mua, bán đất trước ngày 18/2/1980 hoặc có giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thời gian từ 18/12/1980 đến ngày15/10/1993 của người sử dụng đất hợp pháp được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận; + Có giấy tờ mua, bán nhà và tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất trước ngày 15/10/1993; + Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp hoặc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, sở Địa chính cấp theo uỷ quyền của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc có tên trong sổ địa chính nay vẫn tiếp tục sử dụng. - Người nhận quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc nhà gắn liền với quyền sử dụng đất mà đất đó của người sử dụng thuộc đối tượng có đủ một trong các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều này nhưng chưa làm thủ tục sang tên trước bạ; - Người tự khai hoang đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối trước ngày 15/10/1993 và liên tục sử dụng cho đến khi thu hồi đất, không có tranh chấp và làm đầy đủ nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước. 15 1.4.1.3. Người không được bồi thường thiệt hại về đất Người bị thu hồi đất không có một trong các điều kiện theo quy định ở phần trên hoặc tại thời điểm sử dụng đất vi phạm quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã công bố hoặc vi phạm hành lang bảo vệ công trình, người chiếm đất trái phép, thì khi Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường thiệt hại về đất. Trong trường hợp xét thấy cần hỗ trợ thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét quyết định đối với từng trường hợp cụ thể. 1.4.1.4. Giá đất để tính bồi thường thiệt hại Giá đất để tính bồi thường thiệt hại do chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cho từng dự án theo đề nghị của Sở Tài chính - Vật giá, có sự tham gia của các ngành có liên quan. Giá đất để tính bồi thường thiệt hại được xác định trên cơ sở giá đất của địa phương ban hành theo quy định của Chính phủ nhân với hệ số K để đảm bảo giá đất tính bồi thường phù hợp với khả năng sinh lợi và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở địa phương. Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp xác định hệ số K sau khi có ý kiến của Bộ Xây dựng, Bộ NN và PTNT, Tổng cục Địa chính, Ban Vật giá Chính phủ. 1.4.2. Bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất 1.4.2.1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản - Bồi thường thiệt hại về tài sản bao gồm nhà, công trình kiến trúc, cây trồng, vật nuôi và các tài sản khác, gắn liền với đất hiện có tại thời điểm thu hồi đất. - Chủ sở hữu tài sản là người có tài sản hợp pháp quy định tại khoản 1 điều này khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại theo giá trị hiện có của tài sản. - Chủ sở hữu tài sản có trên đất bất hợp pháp quy định tại điều 7 NĐ này tùy từng trường hợp cụ thể được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét hỗ trợ. 1.4.2.2. Bồi thường thiệt hại nhà, công trình kiến trúc - Đối với nhà, công trình kién trúc và các tài sản khác gắn liền với đất được bồi thường theo mức thiệt hại thực tế. Giá trị hiện có Một khoản tiền tính bằng một 16 Mức bồi thường = của nhà và công + tỷ lệ (%) trên giá trị hiện có của trình nhà và công trình Nhưng tổng mức bồi thường tối đa không lớn hơn 100% và tối thiểu không nhỏ hơn 60% giá trị của nhà, công trình tính theo giá xây dựng mới có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với công trình đã phá dỡ. Giá trị hiện có của nhà, công trình được xác định bằng tỷ lệ (%) giá trị của nhà, công trình đó được tính theo giá xây dựng mới. Giá xây dựng mới của nhà, công trình là mức chuẩn do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành theo quy định của Nhà nước. Mức quy định cụ thể của khoản tiền cộng thêm do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định theo đề nghị của Hội đồng bồi thường GPMB. Riêng đối với nhà cấp IV, nhà tạm và công trình phụ độc lập, mức bồi thường thiệt hại được tính bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo giá chuẩn do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành theo quy định của Nhà nước. - Đối với nhà, công trình bị phá dỡ một phần, nhưng phần diện tích còn lại không còn sử dụng được thì được bồi thường thiệt hại cho toàn bộ công trình. - Đối với nhà, công trình bị phá dỡ một phần, nhưng vẫn tồn tại và sử dụng được phần diện tích còn lại thì được bồi thường phần giá trị công trình bị phá dỡ và bồi thường toàn bộ chi phí sửa chữa, hoàn thiện công trình còn lại. - Đối với nhà, công trình có thể tháo rời và di chuyển đến chỗ ở mới để lắp đặt thì chỉ bồi thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt. - Mức bồi thường cho mỗi hộ phải di chuyển chỗ ở trong phạm vi tỉnh, thành phố được bồi thường từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; nếu di chuyển chỗ ở sang tỉnh khác thì được bồi thường từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Mức cụ thể do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định. 1.4.2.3. Bồi thường thiệt hại cho người thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước - Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (nhà thuê hoặc nhà do tổ chức tự quản) nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ, thì người đang thuê nhà không được bồi thường thiệt hại đối với diện tích nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và diện tích cơi nới trái phép, nhưng được bồi thường chi phí tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp; đối với diện tích hợp pháp mức bồi thường theo quy định của UBND tỉnh, thành 17 phố trực thuộc Trung ương quyết định cho từng trường hợp cụ thể, ngoài ra còn được hỗ trợ theo quy định tại khoản 5 Điều 25 của NĐ này. - Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước bị tháo dỡ được mua nhà ở hoặc thuê nhà ở tại nơi khác với diện tích không thấp hơn nơi cũ theo mức giá bàn nhà ở hoặc giá thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước theo quy định của chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở và được bồi thường di chuyển chỗ ở theo quy định tại khoản 5 Điều 17 của NĐ 22. 1.4.2.4. Bồi thường thiệt hại về mồ mả Đối với việc di chuyển mồ mả, mức bồi thường được tính cho di phí về đất đai, đào, bốc, di chuyển, xây dựng lại và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp. 1.4.2.5. Bồi thường thiệt hại đối với công trình văn hoá, di tích lịch sử, đình, chùa Đối với các dự án khi thu hồi đất có các công trình văn hoá, di tích lịch sử, đình, chùa phải có phương án bảo tồn là chủ yếu; trong trường hợp đặc biệt phải di chuyển thì việc bồi thường thiệt hại cho việc di chuyển các di tích lịch sử, công trình văn hoá, nhà thờ, đình chùa, do Thủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định đối với công trình do Trung ương quản lý. 1.4.2.6. Bồi thường thiệt hại đối với công trình kỹ thuật hạ tầng Mức bồi thường thiệt hại bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với công trình bị phá dỡ. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng chính phủ hoặc Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cho từng trường hợp cụ thể. 1.4.2.7. Bồi thường thiệt hại về hoa màu - Mức bồi thường thiệt hại đối với cây hàng năm, vật nuôi trên đất có mặt nước được tính bằng giá trị sản lượng thu hoạch trong một năm theo năng suất bình quân của 3 năm trước đó với giá trung bình của nông sản, thuỷ sản cùng loại ở địa phương tại thời điểm bồi thường. - Mức bồi thường thiệt hại đối với cây lâu năm, được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây (không bao hàm giá trị đất) tại thời điểm thu hồi đất theo giá của địa phương. 18 1.4.2.8. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp giao đất tạm thời Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất tạm thời để sử dụng, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản, hoa màu trên đất cho người đang sử dụng đất như sau: - Đối với tài sản bị phá dỡ thì bồi thường theo quy định tại Điều 17 của NĐ này. - Đối với cây trồng, vật nuôi trên đất bồi thường theo quy định tại Điều 23 của NĐ này. Trường hợp thời gian sử dụng kéo dài ảnh hưởng đến nhiều vụ sản xuất, thì phải bồi thường cho các vụ bị ngừng sản xuất. Hết thời hạn sử dụng đất, chủ được giao đất tạm thời có trách nhiệm phục hồi trả lại đất theo tình trạng ban đầu. Trường hợp khi trả lại đất không thể tiếp tục sử dụng được theo mục đích trước lúc thu hồi, thì phải bồi thường bằng tiền đủ mức để khôi phục đất theo trạng thái ban đầu. 1.4.3. Lập khu tái định cư để GPMB thực hiện thu hồi đất 1.4.3.1. Lập khu tái định cư Căn cứ vào kế hoạch phát triển xã hội của địa phương; căn cứ vào quy mô thực tế của đất bị thu hồi, khả năng quỹ đất dùng để bồi thường, số hộ gia đinh, cá nhân bị thu hồi đất ở phải di chuyển đến nơi khác, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định hoặc uỷ quyền cho UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quyết định và tổ chức thực hiện lập khu tái định cư tập trung hoặc tái định cư phân tán cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Việc xây dựng khu tái định cư phải quy hoạch theo dự án đầu tư và phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành về đầu tư và xây dựng. 1.4.3.2. Điều kiện bắt buộc phải có của khu tái định cư - Khu tái định cư phải xây dựng phù hợp với quy hoạch, tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng ở đô thị hoặc nông thôn. - Trước khi bố trí đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân, khu tái định cư phải được xây dựng cơ sở hạ tầng thích hợp, phù hợp với thực tế quy hoạch về đất ở, đất xây dựng của địa phương. 1.4.3.3. Bố trí đất ở cho các hộ gia đình tại khu tái định cư Việc bố trí đất ở tại khu tái định cư thực hiện theo nguyên tắc sau: 19 - Ưu tiên cho hộ sớm thực hiện kế hoạch GPMB; tiếp đến là hộ thuộc các đối tượng chính sách xã hội: người có công với Cách mạng, gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh; - Trong trường hợp quỹ đất ở dùng để bồi thường có hạn thì mức bồi thường bằng đất ở cho mỗi hộ được xác định theo thứ tự: hộ gia đình có quy mô diện tích đất bị thu hồi nhiều, được bồi thường bằng đất nhiều, hộ có quy mô diện tích đất bị thu hồi ít, được bồi thường bằng đất ít theo một tỷ lệ (%) thống nhất, nhưng đảm bảo mức đất ở được bồi thường bằng đất tối thiểu đối với hộ gia đình ở nông thôn là 100m2, ở đô thị là 40m2. Số chênh lệch về diện tích và giá đất được bồi thường bằng tiền. - Trường hợp diện tích đất ở bị thu hồi nhỏ hơn cả mức tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều này thì đất ở mới được giao tại khu tái định cư bằng mức tối thiểu theo quy định tại khoản 2 Điều này và phải nộp tiền sử dụng đất cho phần chênh lệch diện tích theo quy định hiện hành. 1.4.3.4. Nguồn vốn xây dựng khu tái định cư Nguồn vốn để đảm bảo xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu tái định cư gồm: - Kinh phí bồi thường thiệt hại cơ sở hạ tầng ở nơi thu hồi đất do tổ chức, cá nhân được giao đất, thuê đất trả. - Sử dụng quỹ đất tạo vốn. - Nguồn hỗ trợ của người được giao đất, thuê đất. Mức hỗ trợ cụ thể do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định trên cơ sở đã thoả thuận với người được giao đất, thuê đất. - Hỗ trợ của ngân sách Nhà nước. - Các nguồn vốn khác. 1.4.4. Quan điểm đánh giá hiệu quả thực hiện thu hồi đất, bồi thường GPMB 1.4.4.1. Quan điểm hiệu quả công tác bồi thường GPMB đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất đai, người sở hữu nhà ở cũng như của Nhà nước. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động. Trong quá trình phát triển của xã hội, đất đai được sử dụng nhằm mục đích phục vụ sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Quỹ đất đai của nước ta ngày nay là thành quả của việc khai hoá, bồi bổ, cải tạo và bảo vệ của bao nhiêu thế hệ. Do đó đất đai không thuộc sở hữu riêng của 20 một cá nhân nào mà là của chung toàn xã hội, trong đó Nhà nước là người đại diện thống nhất quản lý. [26] Theo Điều 1 Luật đất đai năm 1993 viết: " Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Nhà nước còn cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất". Điều 2 viết: "Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người làm nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có đất để sản xuất". Quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quyền sở hữu toàn dân thể hiện đó là quyền sở hữu về mặt pháp lý (Nhà nước đề ra và quy định trách nhiệm của mình cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất). Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quyền sử dụng đất thực tế và phải thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt xét trên cả phương diện tự nhiên, kinh tế và xã hội. Vì vậy, Nhà nước phải nắm quyền sử dụng đất đai về mặt pháp lý, nắm quyền quản lý và quyền sở hữu đất đai. Nhà nước phải xây dựng chế độ sở hữu đất đai cho phù hợp với lợi ích của toàn xã hội nhằm tránh tình trạng đất đai để hoang hoá vô chủ, sử dụng lãng phí, không hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân từ đó đảm bảo đất đai có chủ sử dụng thực sự và cụ thể. Nhà nước giao quyền quản lý đất đai đồng thời đưa ra những quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ quản lý và sử dụng đất đai. Nhằm phát huy tốt hơn chức năng quản lý đất đai theo cơ chế mới, phù hợp với điều kiện mới của sự phát triển kinh tế - xã hội trong cơ chế thị trường, ổn định tình hình đất đai vốn rất phức tạp do lịch sử để lại. Luật đất đai cũng quy định khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, Nhà nước phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Như vậy, Luật đất đai năm 1993 đã quy định rõ quyền và lợi ích của người sử dụng đất cũng như trách nhiệm của Nhà nước khi thu hồi đất. Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối với xã hội loài người. Do đó Nhà nước quy định các quyền và lợi ích của người sử dụng đất đai cũng như trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất của Nhà nước đảm bảo mọi người đều có đất để sống và để sản xuất là điều kiện hết sức đúng đắn. 21 Pháp lệnh nhà ở ngày 26/3/1991 đã quy định: Công dân thực hiện quyền có nhà ở bằng việc tạo lập hợp pháp nhà ở cho mình hoặc thuê nhà ở của chủ sở hữu khác theo quy định của pháp luật. Nhà nước công nhận và bảo vệ quyền sở hữu nhà ở của các cá nhân và các chủ sở hữu khác. Nhà ở cũng là một trong những loại tài sản vô cùng quý giá của mỗi con người. Nhà ở là nơi để mỗi con người nghỉ ngơi, tránh nắng, mưa, bão; là nơi làm việc, tiến hành sản xuất của cải vật chất, tái sản xuất sức lao động. Để xây dựng nhà cần một khoản tiền lớn, tốn kém nhiều công sức, hơn nữa nhà đất thường gắn liền với nhau nên khi Nhà nước thu hồi đất đồng thời thu hồi cả nhà trên đất đó. Vì vậy, công tác bồi thường thiệt hại cho người sở hữu nhà ở là một tất yếu. Mặt khác, bằng các quy định của mình, Nhà nước xác định tính hợp pháp của đất đai nhà ở từ đó làm căn cứ xét bồi thường thiệt hại tránh tình trạng bồi thường sai, thiếu, gây lãng phí tiền của của nhân dân. 1.4.4.2. Công tác bồi thường thiệt hại GPMB giúp cho việc sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả Khi thu hồi đất, Nhà nước thực hiện bồi thường bằng đất hoặc bằng tiền. Bồi thường bằng tiền được xác định dựa trên cơ sở xác định giá bồi thường và trên những quy định hướng dẫn của Chính phủ. Bồi thường bằng đất là việc dùng đất đai bồi thường cho người có đất bị thu hồi. Nguồn đất để bồi thường gồm: quỹ đất chưa sử dụng, đất được khai hoang bằng vốn ngân sách, đất mới được tạo lập, đất dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ việc thu hồi, đất thu hồi từ những người sử dụng đất không đúng quy định và đất công ích. Trường hợp đất bị thu hồi được quy định ở Điều 26 Luật đất đai năm 1993. Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần đất đã giao sử dụng trong những trường hợp: - Tổ chức, cá nhân bị giải thể, phá sản hoặc chuyển đi nơi khác - Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước. - Đất không sử dụng trong 12 tháng liền. - Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. - Đất sử dụng không đúng mục đích. - Đất được giao không đúng thẩm quyền. Đất công ích, được quy định trong Điều 45 Luật đất đai năm 1993 như sau: mỗi xã (phường, thị trấn) được để lại không quá 5% quỹ đất nông nghiệp của địa phương để phục vụ nhu cầu công ích của địa phương. Trên cơ sở quỹ đất này mà thực hiện bồi 22 thường đất cho người bị thu hồi, trên nguyên tắc bồi thường đất đúng bằng diện tích bị thu hồi, đúng hạng đất, loại đất, mục đích sử dụng và tương ứng với giá trị ban đầu của đất. Nếu phần đất bồi thường chưa đủ bằng giá trị ban đầu của đất thì bồi thường bằng tiền phần còn lại. nếu phần bồi thường đất nhiều hơn giá trị ban đầu của đất thì tuỳ theo loại đất mà thu thêm tiền sử dụng đất hoặc không thu thêm tiền sử dụng đất phần dư ra. Việc thu hồi đất được dựa trên quy hoạch đã được Nhà nước phê duyệt, các dự án xây dựng kinh tế, phát triển đất nước. Do vậy việc bồi thường đất cũng được dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể của đất nước, của địa phương, mỗi khu vực, nên bồi thường đất đai khi thu hồi đất là cách tốt nhất để sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả hơn. Mục đích của bồi thường đất được hiểu là trả lại phần đất bị thu hồi cho người bị thu hồi để họ tiếp tục sản xuất trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch dự án đã được Nhà nước phê duyệt. Trong mỗi dự án, một quy hoạch, kế hoạch đều xác định rõ vị trí và mức đất để bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất, đâu là phần đất đưa vào sử dụng; Tuy nhiên cần phải nghiên cứu kỹ vấn đề này để tránh làm lãng phí tiền của của Nhà nước và nhân dân, tránh việc sử dụng đất đai không hợp lý, làm giảm năng suất sử dụng đất. Một khu đất có độ màu mỡ rất cao nằm giữa một cánh đồng giao thông ít phát triển, khi Nhà nước thực hiện việc thu hồi khu đất để đưa vào dự án xây dựng khu công nghiệp thì điều này vô cùng lãng phí nguồn tài nguyên đất và rất tốn kém khi thực hiện dự án. Hoặc ở một vị trí đất bị thu hồi khác có cảnh quan đẹp, đông dân cư, mức sống ở vùng và vùng lân cận rất tốt, rất thuận tiện cho xây dựng khu du lịch, công viên vui chơi, nhưng lại quy hoạch thành vùng đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp hoặc đất ở là rất lãng phí. Như vậy việc bồi thường đất phải thực hiện theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt và quy hoạch đó phải được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu kỹ và có khoa học về mục đích sử dụng sao cho có hiệu quả nhất. Quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế, nên khi thu hồi cần phải cân nhắc và nghiên cứu kỹ lưỡng trên cơ sở quỹ đất hiện có. Thu hồi đất và thực hiện bồi thường đất giúp Nhà nước thực hiện việc thanh tra, kiểm tra vấn đề sử dụng đất đai có hiệu quả, khi bồi thường đất phải dựa trên nguyên tắc sử dụng đúng mục đích, có đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định trong Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998. 23 1.4.4.3. Công tác bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng là một trong những công việc hết sức cần thiết, luôn luôn đi đôi với sự phát triển kinh tế- xã hội. Ngày nay, nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã có những chuyển biến đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu sản xuất tiêu dùng không ngừng tăng lên. Vai trò của đất đai đối với sản xuất và đời sống càng được nâng cao, do đất đai có hạn còn nhu cầu sử dụng lại tăng lên không ngừng bởi sản xuất phát triển và dân số tăng. Trước đây, đất đai được sử dụng chủ yếu vào mục đích nông nghiệp thì ngày nay do yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt là khi nước ta đang trong quá trình CNH- HĐH đất nước, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Do đó, diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chưa sử dụng có xu hướng giảm xuống để sử dụng vào các mục đích công nghiệp, giao thông xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, cũng như việc hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất thực hiện CNH- HĐH đất nước. Đặc biệt là sự tăng lên không ngừng của các dự án đầu tư phát triển cả về chất lượng và số lượng, trong nước cũng như ngoài nước nhằm thu hút nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng. [9] 1.4.4.4. Công tác bồi thường GPMB góp phần thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển nhà ở Quy hoạch đất đai và nhà ở là việc Nhà nước bố trí, xắp xếp các loại đất đai và nhà ở cho đối tượng sử dụng theo các phạm vi không gian và trong từng thời gian nhất định, với mục đích phục vụ tốt nhất cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và cho phép sử dụng hợp lý, có hiệu quả các yếu tố đất đai và nhà ở. [21] Kế hoạch sử dụng đất đai và nhà ở bao gồm việc xác định phương hướng, mục tiêu, các chỉ tiêu về sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển nhà ở cũng như các biện pháp cần thiết để đạt được các mục tiêu đó một cách tốt nhất. [21] Quy hoạch sử dụng đất đai nhà ở căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nó được cụ thể hoá bằng kế hoạch sử dụng đất đai, nhà ở trong từng thời gian nhất định (1 hoặc 5 năm). Thực hiện quy hoạch - kế hoạch là thực hiện việc bố trí các khu đất ở các khu vực, các vùng để phát triển các ngành nghề khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ hoặc là việc chuyển các loại đất khác nhau sang các mục đích sử dụng khác nhau. Để thực hiện được quy hoạch rõ ràng việc thay đổi mục đích sử dụng đất là tất yếu, do đó đòi hỏi phải bồi thường khi 24 thu hồi đất để chuyển mục đích sử dụng theo quy hoạch. Nói cách khác thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai xây dựng và phát triển nhà ở đã bao gồm cả việc bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng. [21] 1.4.4.5. Công tác bồi thường GPMB góp phần thực hiện các dự án phát triển kinh tế- xã hội liên quan đến việc sử dụng đất đai, phát triển nhà ở Các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội phần lớn đòi hỏi lấy đất để sử dụng nhằm xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho các dự án, trong khi đất đai trước đây đã được giao cho người sử dụng đất sử dụng ổn định lâu dài, nay tiến hành thu hồi là vấn đề hết sức phức tạp. Để có đất thì Nhà nước phải lập ra chính sách bồi thường, trên cơ sở đó tổ chức thực hiện để thu hồi đất cho các chủ dự án. Như vậy, công tác bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất phục vụ cho các dự án. Đặc biệt trong xu hướng phát triển ngày nay, số lượng dự án đầu tư phát triển công tăng thì công tác bồi thường thiệt hại GPMB càng trở nên quan trọng, chỉ khi công tác này được thực hiện tốt thì các dự án mới có đất đai để sử dụng. [9] Ở bất kỳ một quốc gia nào trong một giai đoạn nhất định sự phát triển kinh tế xã hội đều có những bất hợp lý. Ví dụ như chưa có quy hoạch sử dụng đất đai, nhà ở hoặc đã có quy hoạch sử dụng đất đai, nhà ở nhưng do tốc độ, nhu cầu phát triển nảy sinh những vấn đề mới, những yếu tố mới trong vấn đề sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển nhà ở do đó cần phải có sự điều chỉnh lại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng phát triển nhà ở cụ thể hoá bằng các dự án phát triển kinh tế- xã hội liên quan. [9] Khi thực hiện các dự án đã nói phần trên như dự án mở rộng một con đường, dự án xây dựng khu đô thị mới, dự án xây dựng khu công nghiệp, dự án xây dựng khu nhà chung cư cao tầng, dự án xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thì việc sử dụng các khu đất mới hoặc việc lấy các khu đất đang sử dụng vào một mục đích cụ thể để sử dụng vào các mục đích khác nhau là tất yếu xảy ra và việc bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng lại là một yếu tố không thể thiếu được, thậm chí đóng vai trò quyết định tiến độ thực hiện các dự án nên rất cần chú trọng công tác này. [9] 25 1.4.5. Lý thuyết về hiệu quả của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 1.4.5.1 Lý thuyết về hiệu quả của bồi thường giải phóng mặt bằng: Khái niệm về hiệu quả: Hiệu quả được định nghĩa là đạt được một kết quả giống nhau nhưng sử dụng ít thời gian công sức và nguồn lực nhất Hiệu quả của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng: Giải phóng mặt bằng là khâu then chốt và quan trọng nhất trong quá trính tiến hành thực hiện một dự án đầu tư sử dụng đất. Bồi thường thiệt hại cho người dân khi thu hồi đất luôn là vấn đề quan trọng và được đặt lên hàng đầu khi thực hiện dự án. Quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng diễn ra nhanh chóng, thỏa đáng và đúng qui định sẽ đẩy nhang quá trình thực hiện dự án đầu tư, tạo nên nguồn thi lớn cho người dân, góp phần nâng cao mức sống cho các hộ dân bị thu hồi đất trên địa bàn. Qua đó thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế ngày càng vững mạnh. 1.4.5.2. Các Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng * Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất. Có nhiều khái niệm về việc làm, cho đến nay khái niệm về việc làm có một số quan điểm chủ yếu sau: Việc làm là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người. Người có đủ việc làm là những người có việc làm và thời gian làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định cho người đủ việc làm trong tuần lễ tham khảo hoặc làm dưới giờ chuẩn quy định cho người đủ việc làm nhưng không có nhu cầu làm thêm. Căn cứ để xác định mức chuẩn về thời gian được gọi là đủ việc làm cũng tương tự như xác định mức chuẩn về thời gian làm việc của người được coi là thiếu việc làm. Với khu vực thành thị ở Việt Nam hiện nay theo chúng tôi, mức chuẩn cho người đủ việc làm là làm việc 40 giờ (5 công) trở lên trong tuần lễ tham khảo hoặc 160 giờ (20 công) trở lên trong 4 tuần lễ trước đó, hoặc làm việc ít hơn mức này nhưng không có nhu cầu làm thêm. Người thiếu việc làm là những người trong độ tuổi lao động đang có việc làm, nhưng thời gian làm việc ít hơn mức chuẩn quy định cho người đủ việc làm trong tuần lễ tham khảo (16 giờ hoặc 2 công) hoặc trong tuần lễ tham khảo không làm việc vì lý 26 do bất khả kháng, nhưng 4 tuần trước đó có thời gian làm việc ít hơn mức chuẩn quy định cho người đủ việc làm và có nhu cầu làm thêm. Khi nhà nước thu hồi đất của các hộ dân, phần diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi càng nhiều thì lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng giảm Chính vì vậy cần bố trí việc làm cho lao động sau khi thu hồi đất hợp lí tránh tình trạng thất nghiệp. Hiện nay các dự án thu hồi đất đã đề ra một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người dân như sau: + Phối hợp với trường Cao đẳng nghề - Du lịch thương mại Nghệ An đóng trên địa bàn mở các lớp học về nghiệp vụ khách sạn nhà hàng,…để làm việc trong các khách sạn, nhà hàng trên địa bàn thị xã, tận dụng tốt thế mạnh về du lịch, dịch vụ ( hàng năm dự kiến phải đào tạo 700 đến 1000 lao động cho thị xã). + Tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp cho lao động thanh niên ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để thông qua các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp này giúp cho thanh niên xác định và lựa chọn được nghề và nơi học phù hợp. + Đối với nơi có đất bị thu hồi để hình thành các khu công nghiệp, nhà máy thì giao cho Ban quản lý dự án phối hợp với phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thị xã làm việc với các doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu ngành nghề, số lượng từ đó có kế hoạch đào tạo vừa giúp lao động có được việc làm vừa giúp doanh nghiệp tuyển dụng được lao động. Khi thỏa thuận dự án đầu tư là các nhà máy, xí nghiệp thì phải yêu cầu chủ đầu tư phải có cam kết ưu tiên xét tuyển công nhân địa phương với một số nhất định, trong đó đặc biệt ưu tiên con em của các hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi (Mỗi nhà nhà máy, xí nghiệp phải ưu tiên 15-20% trên tổng số công nhân của nhà máy xí nghiệp). + Có chính sách hỗ trợ trong đào tạo ngành nghề truyền thống để khôi phục và phát triển các làng nghề như mây tre đan xuất khẩu, chế biến hải sản, nông sản và một số nghề thủ công mỹ nghệ,.... + Khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp để phát triển thị trường lao động chính thức ở nông thôn (trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân…). Làm tốt công tác dồn điền đổi thửa tại địa phương tạo điều kiện cho việc đầu tư và phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao. 27 * Mức thu nhập và đời sống của người dân bị thu hồi đất: Một người có việc làm hay không trước hết phụ thuộc vào quyết định của họ có đi làm hay là không. Quyết định này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó một yếu tố quan trọng là mức thu nhập mà một người muốn đi làm, hay là một mức thu nhập tối thiểu để người đó chấp nhận hy sinh thời gian nghỉ ngơi, học tập, làm nội trợ, chăm sóc con cái... để đi làm. Mức lương tối thiểu không quan sát được nên được thay thế bởi các nhân tố tác động tới nó như: kinh nghiệm, trình độ của người lao động, các đặc tính gia đình (có con nhỏ hay không, có sống chung cùng ông bà hay không, mức thu nhập trung bình của mỗi cá nhân trong gia đình, tình trạng có việc làm của các thành viên trong gia đình, mức thu nhập bình quân của hộ gia đình...). Như vậy, khi mức lương trên thị trường lao động lớn hơn mức lương tối thiểu thì người lao động quyết định tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, muốn có được việc làm còn cần phụ thuộc vào các yếu tố khác. Khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn, các hộ dân sẽ nhận được một lượng tiền đền bù và các hỗ trợ khác lien quan. Mức sống của người dân sẽ tăng lên trong khoảng thời gian nhất định, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên. Nhưng cần bố trí việc làm cho các hộ dân sau khi thu hồi, tránh tình trạng thất ngiệp để mức sống luôn ổn định. 1.5. Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đất đai trên thế giới và ở Việt Nam 1.5.1. Chính sách bồi thường GPMB, thu hồi đất đai ở trên thế giới và các nước trong khu vực 1.5.1.1. Trung Quốc Ở Trung Quốc, đất đai thuộc chế độ công hữu, gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Đất đai ở khu vực thành thị và đất xây dựng thuộc sở hữu nhà nước. Đất ở khu vực nông thôn và đất NN thuộc sở hữu tập thể, nông dân lao động. Theo quy định của Luật đất đai Trung Quốc năm 1998, đất đai thuộc sở hữu nhà nước được giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng theo các hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất (cấp đất), giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất. Đất thuộc diện được cấp bao gồm đất sử dụng cho cơ quan nhà nước, phục vụ mục đích công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng và phục vụ cho mục đích quốc phòng, an 28 ninh. Đất sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh thì được Nhà nước giao đất theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc là cho thuê đất. Trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng để sử dụng vào mục đích công cộng, lợi ích quốc gia...thì Nhà nước có chính sách bồi thường và tổ chức TĐC cho người bị thu hồi đất. Vấn đề bồi thường cho người có đất bị thu hồi được pháp luật đất đai Trung Quốc quy định như sau: Về thẩm quyền thu hồi đất: Chỉ có Chính phủ (Quốc vụ viện) và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới có quyền thu hồi đất. Quốc vụ viện có thẩm quyền thu hồi đất NN từ 35 ha trở lên và 70 ha trở lên đối với các loại đất khác. Dưới hạn mức này thì do chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thu hồi đất. Đất NN sau khi thu hồi sẽ chuyển từ đất thuộc sở hữu tập thể thành đất thuộc sở hữu nhà nước. Về trách nhiệm bồi thường: Pháp luật đất đai Trung Quốc quy định, người nào sử dụng đất thì người đó có trách nhiệm bồi thường. Phần lớn tiền bồi thường do người sử dụng đất trả. Tiền bồi thường bao gồm các khoản như lệ phí sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước và các khoản tiền trả cho người có đất bị thu hồi. Ngoài ra, pháp luật đất đai Trung Quốc còn quy định mức nộp lệ phí trợ cấp đời sống cho người bị thu hồi đất là nông dân cao tuổi không thể chuyển đổi sang ngành nghề mới khi bị mất đất NN, khoảng từ 442.000 - 2.175.000 nhân dân tệ/ha. Các khoản phải trả cho người bị thu hồi đất gồm tiền bồi thường đất đai, tiền trợ cấp TĐC, tiền bồi thường hoa màu và tài sản trên đất. Cách tính tiền bồi thường đất đai và tiền trợ cấp TĐC căn cứ theo giá trị tổng sản lượng của đất đai những năm trước đây rồi nhân với một hệ số do Nhà nước quy định. Còn đối với tiền bồi thường hoa màu và tài sản trên đất thì xác định theo giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất. Về nguyên tắc bồi thường: các khoản tiền bồi thường phải đảm bảo cho người dân bị thu hồi đất có nơi ở bằng hoặc cao hơn so với nơi ở cũ. Ở Bắc Kinh, phần lớn các gia đình dùng số tiền bồi thường đó cộng với khoản tiền tiết kiệm của họ có thể mua được căn hộ mới. Còn đối với người dân ở khu vực nông thôn có thể dùng khoản tiền bồi thường mua được hai căn hộ ở cùng một nơi. Tuy nhiên, ở thành thị, cá biệt cũng có một số gia đình sau khi được bồi thường cũng không mua nổi một căn hộ để ở. Những đối tượng trong diện giải toả mặt bằng 29 thường được hưởng chính sách mua nhà ưu đãi của Nhà nước, song trên thực tế họ thường mua nhà bên ngoài thị trường. Về tổ chức thực hiện và quản lý giải toả mặt bằng: Cục quản lý tài nguyên đất đai ở các địa phương thực hiện việc quản lý giải toả mặt bằng. Người nhận khu đất thu hồi sẽ thuê một đơn vị xây dựng giải toả mặt bằng khu đất đó, thường là các đơn vị chịu trách nhiệm thi công công trình trên khu đất giải toả. Nhìn chung hệ thống pháp luật về bồi thường và TĐC của Trung Quốc đều nhằm bảo vệ những người mà mức sống có thể bị giảm do việc thu hồi đất để thực hiện các dự án. Theo một nghiên cứu của WB vào năm 2008 thì các luật về TĐC của Trung Quốc đối với các dự án phát triển đô thị, công nghiệp và giao thông "đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của WB trong tài liệu hướng dẫn thực hiện TĐC". 1.5.1.2 Úc Đất đai thuộc sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu được luật pháp bảo hộ tuyệt đối. Nhà nước có quyền trưng thu đất tư nhân để sử dụng vào mục đích công cộng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội đồng thời gắn với việc Nhà nước thực hiện chính sách bồi thường. Cơ quan chức trách có thể thu hồi lại đất đai bằng hai cách: thoả thuận tự nguyện và cưỡng bức. Về bồi thường, luật quy định chủ sở hữu sẽ được bồi thường thiệt hại do việc thu hồi đất. Nguyên tắc bồi thường bao gồm: - Giá thị trường mảnh đất của chủ sở hữu; - Giá trị đặc biệt dành cho chủ sở hữu cao hơn hoặc trên giá trị thị trường của mảnh đất; - Những thiệt hại gây ra khi thu hồi đất; - Thiệt hại về việc gây phiền hà; - Các khoản chi phí về luật pháp và thẩm định giá. Bất cứ người nào có quyền lợi trên mảnh đất đó đều có thể khiếu nại về bồi thường. Quy định mức bồi thường: khi tính toán mức bồi thường cần xem xét 6 yếu tố sau: - Giá trị thị trường của mảnh đất; - Sự chia cắt đất đai; - Những phiền nhiễu; 30 - Các khoản chi phí về chuyên môn hoặc pháp lý hợp lý; - Người đi thuê, có thể khiếu nại mức bồi thường cho bất cứ tài sản nào bị ảnh hưởng mà bạn quản lý theo hợp đồng cho thuê; - Tiền bồi thường về mặt tinh thần. Thanh toán khoản bồi thường gồm thanh toán ứng trước và thanh toán cuối cùng. - Thanh toán ứng trước: Chính phủ sẽ thanh toán cho chủ nhân toàn bộ khoản bồi thường một khi đơn khiếu nại đã được xem xét. Nếu Chính phủ không chấp thuận toàn bộ các khoản mục trong đơn khiếu nại thì Chính phủ sẽ thanh toán trước ít nhất là 90% số tiền đã được định ra. - Thanh toán cuối cùng: Chính phủ sẽ thanh toán đầy đủ số tiền bồi thường ngay sau khi tổng số tiền cuối cùng đã được chấp thuận. 1.5.1.3. Singapore Singapore là một đảo quốc, một thành phố với 682 km2 và dân số 3,4 triệu người. Với quy mô quốc gia nhỏ bé và có nhiều điểm đặc thù, Singapore khá thành công trong việc quản lý và điều tiết thị trường bất động sản. Singapore có chế độ sở hữu đất đai đa dạng, trong đó chấp nhận sở hữu tư nhân về đất đai. Đất do Nhà nước sở hữu chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần 90%), số còn lại do tư nhân chiếm hữu, nhưng việc sở hữu này phải tuân thủ theo các chế độ quy hoạch sử dụng đất do Nhà nước quy định. Người nước ngoài được quyền sở hữu căn hộ hoặc căn nhà (biệt thự) kèm theo với đất ở. Sau khi có quy hoạch chi tiết và có dự án cụ thể, nhà nước tiến hành thu hồi đất để triển khai thực hiện. Nhà nước toàn quyền quyết định trong vấn đề thu hồi đất, người dân có nghĩa vụ phải tuân thủ (theo Luật về thu hồi đất - Land Acquisition Act). Công tác thu hồi đất dựa trên nguyên tắc: - Thu hồi đất bắt buộc phục vụ cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và chỉnh trang đô thị. - Hạn chế thu hồi đất tư nhân, chỉ thu hồi khi thực sự cần thiết. - Công tác thu hồi đất phải được sự cho phép bởi Chính phủ và các thành viên trong nội các Chính phủ, sau khi đã thảo luận và tham khảo ý kiến cộng đồng. - Việc thu hồi đất được tiến hành theo từng bước chặt chẽ và có thông báo trước cho người dân từ 2 - 3 năm. Nếu người dân không chịu đi để nhà nước thu hồi đất sẽ áp dụng cưỡng chế hoặc phạt theo Luật xâm chiếm đất công (State Lands Encroachment Act). 31 Mức bồi thường thiệt hại căn cứ vào giá trị bất động sản của chủ sở hữu; các chi phí tháo dỡ, di chuyển hợp lý; chi phí mua vật tư thay thế; thuế sử dụng nhà mới… Nếu người dân không tin tưởng Nhà nước, có thể thuê một tổ chức định giá tư nhân để định giá lại và chi phí do Nhà nước chịu. Kinh nghiệm xác định giá bồi thường cho thấy: Nhà nước Singapore bồi thường giá thấp hơn giá hiện tại, vì giá bất động sản hiện tại đã bao gồm giá trị gia tăng do nhà nước đầu tư hạ tầng, do đó nhà nước điều tiết một phần giá trị đã đầu tư. Nhà nước không thể đáp ứng yêu cầu bồi thường theo giá trong tương lai. Ngoài ra, các yếu tố sau đây cũng được xem xét khi bồi thường: giá trị bất động sản gia tăng do công trình công cộng đi ngang qua, nhà nước sẽ điết tiết; ngược lại, công trình công cộng ảnh hưởng xấu đến mảnh đất (như tiếng ồn, khói bụi, người ngoài có thể nhìn vào nhà…) nhà nước sẽ tăng bồi thường; công trình cắt manh mún mảnh đất hiện hữu; chi phí để hoàn tất thủ tục cho mảnh đất còn lại. Tuy nhiên, cũng có những yếu tố không chấp nhận khi tính mức bồi thường, đó là: đòi được thưởng để di dời sớm hoặc muốn ở lại chỗ cũ nên đòi tăng bồi thường mới chịu đi; đòi bồi thường vào việc đầu tư thêm vào căn nhà, sau khi đã có quyết định giải tỏa, trừ khi căn nhà quá tệ cần được sơn sửa lại. Trong vòng 2 năm công bố giải tỏa mà cố ý xây dựng nhà lớn đẹp để đòi bồi thường; đòi bồi thường theo giá đã mua (ý định đầu cơ đất); hoạt động kinh doanh nhưng không có giấy phép, không có căn cứ pháp lý để bồi thường; tổ chức, cá nhân sử dụng bất động sản bất hợp pháp. Ngoài ra, sự gia tăng giá đất trong vòng 7 năm do sự phát triển của hạ tầng công cộng cũng được xem xét điều tiết. Phương thức thanh toán khi bồi thường là trả trước 20% khi chủ nhà thực hiện việc tháo dỡ, phần còn lại trả khi hoàn tất việc di dời. Nếu hộ gia đình có nhu cầu cấp bách về nhà ở, sẽ thu xếp cho thuê với giá phù hợp. Ngoài ra, Nhà nước Singapore còn có các chính sách hỗ trợ khác đảm bảo quyền lợi của chủ bất động sản phải di dời. Trong quá trình bồi thường, chủ bất động sản có quyền khiếu kiện về giá trị bồi thường. Hội đồng bồi thường sẽ là tổ chức quyết định giá trị bồi thường đối với người khởi kiện. Nếu chủ bất động sản vẫn không đồng ý có thể đưa vụ việc lên Tòa Thượng thẩm. Nhìn chung, chính sách bồi thường được tiến hành thận trọng (nhất là đất của tư nhân), có văn bản luật quy định chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi và chính sách bồi 32 thường công bằng đối với mọi tổ chức, cá nhân, do đó tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội. Tỷ lệ cưỡng chế chiếm một tỷ trọng không đáng kể, dưới 1%. * Một số kinh nghiệm khác trong bồi thường thiệt hại khi giải toả: - Có chính sách hỗ trợ tối đa về thiệt hại và tạo điều kiện công ăn việc làm cho người nông dân khi chuyển thành thị dân (chủ yếu trong thời gian cách đây 20 - 30 năm). Tuy nhiên, do số lượng nông dân không nhiều nên đây không là vấn đề nghiêm trọng. Đối với các hộ kinh doanh thương mại hoặc cơ sở công nghiệp, hướng bồi thường bằng tiền mặt và căn cứ vào thu nhập thực tế trước đó. - Đối với các cơ sở tôn giáo như Chùa, Nhà thờ khi giải tỏa được bố trí xây dựng mới trên địa điểm và diện tích khu đất phù hợp (thường rộng rãi hơn), nhằm phục vụ khu dân cư mới. - Việc giải tỏa di dời ít làm xáo trộn công ăn việc làm của người dân (do đất nước Singapore quá nhỏ bé nên việc đi lại thuận tiện). - Không có trường hợp người nông dân tự chuyển nhượng đất cho nhà đầu tư để xây dựng các khu dân cư (như ở Việt Nam). Lý do là thời gian sử dụng đất khác nhau và nhà nước không cho phép. Mọi việc chuyển nhượng làm thay đổi mục đích sử dụng phải thông qua cơ quan nhà nước. Nhà nước đóng vai trò trung gian giữa người sử dụng đất và chủ đầu tư, tránh những tiêu cực trong việc bồi thường giải tỏa và không để ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện dự án theo quy hoạch nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. - Theo thông tin do phía Singapore cung cấp, tính bình quân, tiền bồi thường chỉ chiếm khoảng 9% tổng giá trị đầu tư một dự án (trong khi đó, tỷ lệ này ở Việt Nam có thể đến 70-80%). Kiểm soát tốt giá bồi thường là một trong những lý do giúp chương trình phát triển hạ tầng và phúc lợi công cộng thành công. 1.5.1.4. Thái Lan Pháp luật đất đai tại Thái Lan cho phép hình thành sở hữu cá nhân với đất đai, do vậy về nguyên tắc khi Nhà nước hoặc các tổ chức lấy đất để làm bất cứ việc gì đều phải có sự thoả thuận về sử dụng đất giữa chủ dự án và chủ đang sử dụng khu đất đó (chủ sở hữu) trên cơ sở một hợp đồng. Việc bồi thường thiệt hại chủ yếu bằng tiền mặt, sau đó người bị thu hồi tự đi mua đất tại khu vực khác. Nếu phải di chuyển nhà ở đến nơi ở mới, Uỷ ban này sẽ chỉ cho người dân biết mình được đến đâu, phải trả tiền một lần, được cho thuê hay mua 33 trả góp... tất nhiên cũng có việc bên bị thu hồi không chấp hành, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ kiểm tra một lần nữa và khẳng định mức giá bồi thường đã hợp lý chưa và dù đúng hay không đúng, nếu người đó bị thu hồi không di chuyển sẽ bị cưỡng chế. Về giá đất để làm căn cứ bồi thường thiệt hại, các bên căn cứ mức giá do một Uỷ ban của Chính phủ xác định trên cơ sở thực tế giá thị trường chuyển nhượng bất động sản. Việc khiếu nại tiếp tục sẽ do toà án giải quyết. Thực tế hầu như không có trường hợp nào phải nhờ đến sự can thiệp của toà án. 1.5.1.5. Chính sách bồi thường và TĐC của các tổ chức ngân hàng quốc tế Ngân hàng Thế giới (WB) là một trong những tổ chức tài trợ quốc tế đầu tiên đưa ra chính sách về TĐC bắt buộc. Tháng 2/1980, lần đầu tiên chính sách TĐC được ban hành dưới dạng một Thông báo, Hướng dẫn hoạt động nội bộ (OMS 2.33) cho nhân viên. Từ đó đến nay chính sách TĐC đã được sửa đổi và ban hành lại nhiều lần. Như chúng ta đã biết, khi Nhà nước thu hồi đất và TĐC thì những người bị ảnh hưởng (BAH) là những người mà do hậu quả của dự án họ phải chịu thiệt hại toàn bộ hay một phần tài sản vật chất và phi vật chất, bao gồm nhà cửa, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các phương tiện sản xuất bao gồm đất đai, nguồn thu nhập, kế sinh nhai do đất đai tạo ra, đặc trưng văn hoá và tiềm năng về sự hỗ trợ lẫn nhau để đảm bảo đời sống, tài nguyên cho sinh tồn và hệ sinh thái. Từ tháng 2/1994, ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã bắt đầu áp dụng bản Hướng dẫn hoạt động của WB về TĐC và từ tháng 11/1995 Ngân hàng này đã có chính sách riêng của mình về TĐC bắt buộc. Đối với đất đai và tài sản được bồi thường, chính sách của WB và ADB là phải bồi thường theo giá xây dựng mới đối với tất cả các công trình xây dựng và quy định thời hạn bồi thường TĐC hoàn thành trước một tháng khi dự án triển khai thực hiện. Việc lập kế hoạch cho công tác bồi thường, TĐC được các tổ chức cho vay vốn quốc tế coi là điều bắt buộc trong quá trình thẩm định dự án. Mức độ chi tiết của kế hoạch phụ thuộc vào số lượng người BAH và mức độ tác động của dự án. Kế hoạch bồi thường, TĐC phải được coi là một phần của chương trình phát triển cụ thể, cung cấp đầy đủ nguồn vốn và cơ hội cho các hộ BAH. Ngoài ra, còn phải áp dụng các biện pháp sao cho người bị di chuyển hoà nhập được với cộng đồng mới. 34 Về quyền được tư vấn và tham gia của các hộ BAH, các tổ chức quốc tế quy định các thông tin về dự án cũng như chính sách bồi thường TĐC của dự án phải được thông báo đầy đủ, công khai để tham khảo ý kiến, hợp tác, thậm chí trao quyền cho các hộ BAH và tìm mọi cách thoả mãn nhu cầu chính đáng của họ trong suốt quá trình lập kế hoạch bồi thường, TĐC cho tới khi thực hiện công tác lập kế hoạch. 1.5.1.6. Bài học kinh nghiệm được đúc kết Việc xây dựng và phát triển các công trình đều cần có đất. Do đất đai có hạn, vì thế mọi Nhà nước đều phải sử dụng quyền lực của mình để thu hồi đất hoặc trưng thu của người đang sở hữu, đang sử dụng để phục vụ cho nhu cầu xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia. Ở mỗi nước, quyền lực thu hồi, trưng thu đất được ghi trong Hiến pháp hoặc tại Bộ Luật đất đai hoặc một bộ luật khác. Nếu việc thu hồi, trưng thu đã phù hợp với quy định của pháp luật mà người sở hữu hoặc sử dụng đất không thực hiện thì Nhà nước có quyền chiếm hữu đất đai. Việc thu hồi đất, trưng thu đất và bồi thường thiệt hại về đất tại mỗi quốc gia đều được thực hiện theo chính sách riêng do Nhà nước đó quy định. Qua nghiên cứu chính sách bồi thường, GPMB của một số nước và các tổ chức ngân hàng quốc tế, Việt Nam chúng ta cần học hỏi các kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện chính sách bồi thường, GPMB ở một số điểm sau: - Hoàn thiện các quy định về định giá đất nói chung và định giá đất để bồi thường, GPMB nói riêng; - Thực hiện thống nhất trình tự, thủ tục thực hiện và thực hiện tốt quy định về thẩm định, phê duyệt, giám sát thực hiện phương án bồi thường, GPMB; - Quan tâm hơn nữa tới việc quy hoạch và xây dựng nơi TĐC, tạo việc làm của người có đất bị thu hồi; xử lý hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa người sử dụng đất, Nhà nước và nhà đầu tư. 1.5.2. Chính sách bồi thường GPMB thu hồi đất đai ở Việt Nam 1.5.2.1. Trước khi có Luật đất đai năm 1993 Luật đất đai năm 1988 ra đời dựa trên quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Tại Khoản 4 Điều 48 quy định: “Bồi thường thiệt hại thực tế cho người đang sử dụng đất bị thu hồi để giao cho mình, bồi hoàn thành quả lao động và kết quả đầu tư đã làm tăng giá trị của đất đó theo quy định của pháp luật”. 35 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 186 - HĐBT ngày 31/5/1990, về bồi thường thiệt hại đất NN, đất có rừng để sử dụng vào mục đích khác. Căn cứ để tính mức bồi thường thiệt hại về đất NN và đất có rừng tại Quyết định này là diện tích, chất lượng và vị trí đất. Toàn bộ tiền bồi thường phải nộp vào ngân sách Nhà nước và được điều tiết theo phân cấp ngân sách trung ương 30%, địa phương 70% để sử dụng vào mục đích khai hoang, phục hoá và định canh, định cư cho nhân dân vùng bị thu hồi đất. Hiến pháp 1992 ra đời là bước ngoặt quan trọng trong việc xây dựng chính sách pháp luật đất đai nói chung và chính sách bồi thường, GPMB nói riêng, đó là: + Tại Điều 17 quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật”. + Tại Điều 18 quy định “Các tổ chức và cá nhân được Nhà nước giao đất sử dụng lâu dài và được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật”. + Tại Điều 23 quy định “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích của quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định” [20]. 1.5.2.2. Thời kỳ 1993 đến 2003 Hiến pháp 1992 đặt nền móng cho việc xây dựng chính sách bồi thường, GPMB qua các điều 17, 18, 23. Trên cơ sở Hiến pháp 1992, Luật đất đai 1993 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 15/10/1993. Với quy định "đất có giá" và người sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ, đây là sự đổi mới có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác bồi thường, GPMB của Luật đất đai năm 1993. Những quy định về bồi thường, GPMB của Luật đất đai năm 1993 đã thu được những thành tựu quan trọng trong giai đoạn đầu thực hiện, nhưng càng về sau, do sự chuyển biến mau lẹ của tình hình kinh tế xã hội, nó đã dần mất đi vai trò làm động lực thúc đẩy phát triển. Để tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ GPMB đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, đồng thời bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai đã được thông qua ngày 29/6/2001. Để cụ thể hoá các quy định của Luật đất đai năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2001, nhiều văn bản quy định về chính sách bồi thường, GPMB đã được ban hành, bao gồm: 36 - Nghị định số 90/CP ngày 17/9/1994 của Chính phủ quy định về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Xét về tính chất và nội dung, Nghị định 90/CP đã đáp ứng được một số yêu cầu nhất định, so với các văn bản trước, Nghị định này là văn bản pháp lý mang tính toàn diện cao và cụ thể hoá việc thực hiện chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, việc bồi thường bằng đất cùng mục đích sử dụng, cùng hạng đất... - Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 ban hành khung giá các loại đất; - Thông tư Liên bộ số 94/TTLB ngày 14/11/1994 của liên bộ Tài chính - Xây dựng - Tổng cục Địa chính - Ban vật giá Chính phủ hướng dẫn thi hành Nghị định 87/CP; - Nghị định số 22/1998/NĐ - CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; thay thế Nghị định số 90/CP nói trên. - Thông tư 145/1998/TT - BTC ngày 04/11/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 22/1998/NĐ - CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ. * Chính sách bồi thường, GPMB cụ thể theo quy định của Nghị định số 22/1998/NĐ - CP và Thông tư số 145/1998/TT - BTC [12]: Nghị định số 22/1998/NĐ - CP và Thông tư số 145/1998/TT - BTC đã quy định rõ phạm vi áp dụng bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, đối tượng phải bồi thường thiệt hại, đối tượng được bồi thường thiệt hại, phạm vi bồi thường thiệt hại và các chính sách cụ thể về bồi thường thiệt hại về đất, tài sản gắn liền với đất, việc lập khu TĐC cũng như việc tổ chức thực hiện. 1.5.2.3. Thời kỳ từ khi có Luật đất đai năm 2003 Luật đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực ngày 01/7/ 2004. Để hướng dẫn việc bồi thường, GPMB theo quy định của Luật đất đai năm 2003, một số văn bản sau đã được ban hành: - Nghị định số 188/2004/NĐ - CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; - Nghị định số 197/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; 37 - Nghị định số 17/2006/NĐ - CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ - CP về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần; - Thông tư số 116/2004/TT - BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. - Thông tư số 69/2006/TT - BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT - BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Về cơ bản, chính sách bồi thường, GPMB theo Luật đất đai 2003 đã kế thừa những ưu điểm của chính sách trong thời kỳ trước, đồng thời có những đổi mới nhằm góp phần tháo gỡ các vướng mắc trong việc bồi thường, GPMB hiện nay. Tuy nhiên, để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong công tác bồi thường, GPMB ngày 25/5/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2007/NĐ - CP quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai [14]; Thông tư 06 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ - CP, Thông tư 145/2007/TT - BTC Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ - CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất; Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC - BTNMT ngày 31/01/2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ - CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Nghị định số 69/2009/NĐ - CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ về quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và TĐC [13]; Thông tư số 14/2009/TT - BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, TĐC và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất... Về Nghị định số 69/2009/NĐ - CP tập trung vào việc làm rõ, bãi bỏ một số điều Nghị định số 181/2004/NĐ - CP và Nghị định số 84/2006/NĐ-CP...về một số vấn đề cơ bản về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và TĐC. 38 Nguyên tắc xuyên suốt của Nghị định 69/2009/NĐ - CP là đảm bảo quyền và lợi ích của người sử dụng đất, thực hiện hài hòa 3 lợi ích: Người sử dụng đất, nhà đầu tư và quyền của nhà nước theo quy định của pháp luật 1.5.2.4. Nhận xét, đánh giá Qua nghiên cứu chính sách bồi thường, GPMB của Việt Nam qua các thời kỳ cho thấy vấn đề bồi thường, GPMB đã được đặt ra từ rất sớm, các chính sách đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và được điều chỉnh tích cực để phù hợp hơn với xu hướng phát triển của đất nước. Trên thực tế các chính sách đó đã có tác dụng tích cực trong việc đảm bảo sự cân đối và ổn định trong phát triển, khuyến khích được đầu tư và tương đối giữ được nguyên tắc công bằng. Cùng với sự đổi mới về tiến trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan lập pháp và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trong những năm gần đây đã có nhiều điểm đổi mới thể hiện chính sách ưu việt của một Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tóm lược Chương 1: Tìm hiểu, hệ thống lại các khái niệm về bồi thường GPMB.; Chỉ ra được công tác thu hồi đất ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập và sinh kế của người dân, các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng có việc làm của người lao động. Tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong vấn đề bồi thường GPMB. Từ đó nêu lên được hiệu quả của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất của hộ dân thong qua các chỉ tiêu về lao động, gải quyết việc làm, mức thu nhập và đời sống cảu người dân sau khi thu hồi đất… 39 Chương 2 : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG ĐẤT ĐAI 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Thị xã Cửa Lò là một trong hai mươi đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Nghệ An, có tổng diện tích tự nhiên là 27,8 km2 (2781,43 ha) chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của toàn Tỉnh. Mặc dù có quy mô diện tích nhỏ nhưng thị xã Cửa Lò lại có vị trí tương đối đặc biệt. 2.1.1.1. Vị trí địa lý Thị xã Cửa Lò nằm ven biển của tỉnh Nghệ An, có tọa độ địa lý từ 18055' đến 19015' Vĩ độ Bắc và 105038' đến 105052' Kinh độ Đông bao gồm các đảo Ngư (156 ha) và đảo Mắt (300 ha). Hình 2.1: Vị trí vùng nghiên cứu + Phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc; + Phía Nam giáp Sông Lam và tỉnh Hà Tĩnh; + Phía Đông giáp Biển Đông; + Phía Tây giáp huyện Nghi Lộc. 40 Thị xã có 07 đơn vị hành chính là 07 phường: Nghi Tân, Nghi Thuỷ, Thu Thuỷ, Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Hoà và Nghi Hải (phường Nghi Thu và Phường Nghi Hương được thành lập năm 2010). 2.1.1.2. Địa hình, địa mạo Cửa Lò thuộc đồng bằng ven biển, địa hình khá đa dạng, có hướng dốc từ Tây sang Đông. Về tổng thể, có thể chia Cửa Lò thành 2 vùng: Vùng bán sơn địa phía Tây và Tây Bắc (khu vực núi Gươm và núi Lô Sơn), vùng đồng bằng ven biển thuộc Đông Nam và trung tâm Thị xã, đây là khu vực thuận lợi cho phát triển NN và du lịch. Bờ biển dài, thoải (từ độ sâu 40 m trở vào), ngoài khơi là quần thể các đảo nhỏ, trong đó có hai đảo lớn là Đảo Ngư và Đảo Mắt. Đảo Ngư cách bờ 4 km, có diện tích khoảng 156 ha với độ sâu từ 8m đến 12 m. Đảo Ngư có 2 đỉnh núi thấp cao 133 m và 88 m, phong cảnh đẹp có thể trở thành một quần thể du lịch hấp dẫn. Đảo Mắt có diện tích khoảng 300 ha hay còn gọi là núi Quỳnh Nhai cao 218 m, cách bờ biển Cửa Lò 18 km, biển xung quanh đảo có độ sâu trung bình 24m. Diện tích rừng trên đảo còn khá lớn, có nhiều loại động, thực vật như các loài chim biển, khỉ, dê, lợn rừng… Cùng với truyền thuyết nàng Tố Nương, Đảo Mắt là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng, có thể thu hút nhiều khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Biển, Đảo Cửa Lò ngoài ý nghĩa về quốc phòng còn có ý nghĩa lớn về kinh tế, đặc biệt là du lịch. Bãi biển nông, cát mịn, trắng, nước biển trong xanh, có độ mặn thích hợp, môi trường khí hậu sạch, kết hợp cảnh quan thiên nhiên ven biển như cây xanh, thảm cỏ, núi non, hang động, có đảo gần bờ, tất cả đã tạo cho Cửa Lò lợi thế về phát triển du lịch. 2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết Thị xã Cửa Lò có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đồng thời là Thị xã ven biển nên thường hứng chịu những đợt gió bão nặng nề. Chế độ nhiệt: Có hai mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 230 - 240C, tháng nóng nhất là tháng 7 lên tới 390 - 400C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiết độ trung bình 190 - 200C, thấp nhất có thể xuống tới 60C. Số giờ nắng trung bình năm là 1.637 giờ. Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm 1.900 mm, lớn nhất khoảng 2.600 mm, nhỏ nhất 1.100 mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm tập trung từ 41 nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, nhiều khi dẫn đến lũ lụt. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 01 đến tháng 4, chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm. Chế độ gió: Có hai hướng gió chính. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 10 (tháng 6 - 7 có gió Lào nóng). Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí bình quân 85 - 86%, cao nhất vào tháng 01, tháng 02 trên 90 % và nhỏ nhất vào tháng 7 khoảng 74 - 75%. Lượng bốc hơi: Bình quân năm 943 mm. Lượng bốc hơi trung bình của tháng nóng là 140mm (từ tháng 5 đến tháng 8). Lượng bốc hơi trung bình của những tháng mưa là 59mm (tháng 10,11 và 12). Những đặc trưng về khí hậu của thị xã Cửa Lò là: Biên độ nhiệt giữa các mùa trong năm lớn, chế độ mưa tập trung trùng vào mùa bão, mùa nắng nóng có gió mùa khô nóng, đó là những nguyên nhân chính gây nên xói mòn huỷ hoại đất. Nhất là trong điều kiện rừng bị chặt phá và sử dụng đất không hợp lý. 2.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn Thị xã Cửa Lò nằm giữa hai cửa biển với hai con sông lớn là sông Lam và sông Cấm. Sông Lam chảy ở phía Nam, là ranh giới giữa tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh, đổ ra biển ở Cửa Hội. Sông Cấm ở phía Bắc, đến Nghi Lộc có tên là sông Cửa Lò và đổ ra biển. Bên cạnh đó, Thị xã còn chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn của một số sông của huyện Nghi Lộc, chế độ thuỷ văn của Biển Đông và đặc biệt là chế độ xâm nhập mặn của thuỷ triều. 2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất Về Thổ nhưỡng, toàn Thị xã có hai nhóm đất chính và được chia thành 3 đơn vị đất như sau: Cồn cát trắng: Diện tích cồn cát trắng khoảng 1.324 ha, chiếm 47,08 % diện tích tự nhiên của Thị xã. Đây là loại đất xấu, khả năng giữ nước rất thấp, nghèo về mùn, đạm lân, kali. Đạm tổng số 0,11 - 0,14 %. Cồn cát phân bố chủ yếu ở các phường ven biển như Nghi Tân, Nghi Thu, Nghi Hương được sử dụng để trồng rừng phòng hộ, chắn cát. Đất cát biển: Diện tích 1.168 ha, chiếm 41,54% diện tích tự nhiên của Thị xã. Đây là loại đất có giá trị trong sản xuất NN của thị xã Cửa Lò, diện tích lớn, thích hợp cho trồng các loại rau màu, cây công nghiệp hàng năm như rau cải, ngô, lạc, vừng... 42 Đất xói mòn trơ sỏi đá: Diện tích 21 ha, chiếm 0,75 % diện tích tự nhiên của Thị xã. Được hình thành do quá trình rửa trôi, bào mòn mạnh tại dãy núi lô sơn ở phường Nghi Tân và Nghi Thuỷ. Hiện tại phần lớn diện tích đã được trồng rừng để phủ xanh, phần còn lại tiếp tục được trồng cây, nâng cao độ che phủ. Nhìn chung, đất Thị xã chất lượng kém so với nhiều nơi trong tỉnh. Nhưng có một số diện tích thích hợp trồng các loại cây có giá trị kinh tế như lúa, rau, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả. * Tài nguyên nước Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của Thị xã khá dồi dào, bao gồm hai hệ thống sông Cấm, sông Lam và một số hồ ở Nghi Hương, Nghi Thu cung cấp nước cho sản xuất NN, cho sinh hoạt chống nhiễm mặn cho đồng ruộng. Nguồn nước sông Cấm khá dồi dào nhưng do ảnh hưởng của xâm nhập mặn nên sử dụng khá hạn chế. Hiện nay, đập Nghi Quang, Nghi Khánh (thuộc huyện Nghi Lộc) phát huy tác dụng đã ngọt hoá được phần nào nước sông Cấm. Nguồn nước ngầm phân bố khá rộng, nước ngầm ngọt phân bố chủ yếu ở các tầng chứa nước Pleitoxen, Pliocen, Miocen ở độ sâu 100 - 300m, nhưng có nơi 20 - 50 m đã có nước ngầm, chất lượng khá tốt, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. * Tài nguyên rừng Tiềm năng đất lâm nghiệp của Thị xã chủ yếu là rừng trồng sản xuất và phòng hộ, bên cạnh đó còn có một số loại cây trồng chính như phi lao, keo và cây bóng mát trong khu đô thị. Nhìn chung, tài nguyên rừng của thị xã Cửa Lò ngoài ý nghĩa về phòng hộ ven biển, còn có vai trò quan trọng là tạo bóng mát, góp phần tích cực vào việc điều hoà khí hậu, giữ gìn nguồn nước, tạo cảnh quan môi trường sinh thái phục vụ cho du lịch. * Tài nguyên biển và ven biển Thị xã có nguồn lợi hải sản khá phong phú (bao gồm cả khai thác và nuôi trồng). Do có hai sông lớn đổ ra biển kèm theo nhiều phù sa, phù du từ trong lục địa nên có nguồn hải sản phong phú, gồm nhiều loại có giá trị kinh tế cao như: cá chim, cá thu, tôm, mực, vẹm, ngao. Đặc biệt khu vực Cửa Hội là khu vực hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cho phát triển nghề cá. 43 Bờ biển của Thị xã đã tạo ra tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch biển cho Thị xã, đặc biệt hơn cả là Đảo Ngư, Đảo Mắt, cảng Cửa Lò là động lực thúc đẩy giao lưu, phát triển kinh tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang quan tâm nhiều đến khai thác kinh tế biển của đất nước. * Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn không nhiều, chủ yếu là vật liệu xây dựng như cát, quặng Titan ở Nghi Hải... Tuy nhiên trữ lượng thấp, phân bố rải rác ở các phường, tiềm năng khai thác ít, phù hợp với quy mô khai thác vừa và nhỏ. * Tài nguyên nhân văn Trải qua quá trình chinh phục, cải tạo thiên nhiên và đấu tranh chống giặc ngoại xâm hàng ngàn năm đã tạo cho vùng đất, con người Cửa Lò khá nhiều giá trị văn hóa trong nếp sống, cách ứng xử và quan hệ xã hội. Với cốt cách con người xứ Nghệ có tính chặt chẽ, nghiêm khắc song tính trội của con người ở đây vẫn là lòng trung thực, sống nhiệt tình và đoàn kết cộng đồng cao. Các di tích lịch sử như Đền thờ Nguyễn Sư Hồi, Đền Vạn Lộc, Đền Ông Từ Cửa Lò... đã minh chứng về con người, về một vùng đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạng. * Tài nguyên du lịch Thị xã Cửa Lò đã trở nên nổi tiếng về du lịch, trên địa bàn có bờ biển dài, thoải, cát mịn, trắng, nước trong, cảnh quan đẹp… đã hình thành được nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng cả nước, như: bãi tắm Thu Thuỷ, Thu Hương và Hải Hoà. Ngoài ra, đây là một điểm có các danh lam thắng cảnh xung quanh như: Núi Lò, đảo Lan Châu, Mũi Rồng, Hòn Ngư, Hòn Mắt và nhiều di tích khác đã được xếp hạng. Đây cũng là một trong những điểm thuận lợi chính cho việc phát triển du lịch sinh thái và nghỉ mát. Đặc biệt những năm gần đây đã thu hút một lượng du khách đáng kể. Trên địa bàn thị xã có nhiều di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, giao thông thuận lợi… là điều kiện để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và nghỉ dưỡng. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế * Tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên địa bàn thị xã Cửa Lò giai đoạn 2011 - 2013 là 14,0 %. Khu vực dịch vụ luôn luôn đóng vai trò chủ đạo của kinh tế thị xã, 44 vì vậy phát triển kinh tế luôn đi kèm với phát triển các ngành du lịch, dịch vụ là chủ trương hàng đầu của tỉnh cũng như thị xã Cửa Lò. * Cơ cấu kinh tế của địa phương Cơ cấu kinh tế Cửa Lò đã chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng các ngành nông - lâm – thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực phi NN. Tuy nhiên, 5 năm đầu sau khi được thành lập, kinh tế thị xã vẫn thiên về sản xuất nông - lâm – thủy sản nên tỷ trọng của khu vực này liên tục duy trì ở mức 23 - 24%. Từ năm 2010 bắt đầu giảm dần do sự phát triển lấn lướt của khu vực công nghiệp và dịch vụ, năm 2011 tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp chỉ còn 8,1%, năm 2013 chỉ còn 6,17 %. Thay vào đó là tỷ trọng ngành dịch vụ du lịch tăng mạnh 61,79 %. Hình 2.2: Cơ cấu kinh tế thị xã Cửa Lò 2011 – 2013 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã Cửa Lò Khu vực kinh tế nông nghiệp Từ sau khi thành lập Thị xã, tuy nhịp độ tăng trưởng không cao nhưng các ngành nông - lâm – thủy sản vẫn duy trì được vai trò của mình trong nền sản xuất xã hội của Thị xã. Giá trị sản xuất tăng từ 74,4 tỷ năm 2006, năm 2011 đạt 133,3 tỷ đến 2013 đạt 257,5 tỷ đồng. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2013 của ngành kinh tế nông nghiệp đạt 14,3 %. Về dài hạn, đây là nhịp độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn hiện nay, song nó cũng phản ánh giới hạn trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp ở Cửa Lò cần được đầu tư, chuyển đổi sản xuất, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn tới. 45 Khu vực kinh tế công nghiệp Các ngành công nghiệp và xây dựng tăng trưởng nhanh. Giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN tăng từ 82,2 tỷ đồng năm 2006, 747 tỷ đồng năm 2011 và đến năm 2013 đạt 873,2 tỷ đồng. Nhờ chú trọng khôi phục một số nghề truyền thống như chế biến thủy sản, kho đông lạnh, đóng sửa chữa tàu thuyền, mộc dân dụng...và tích cực du nhập các nghề mới nên công nghiệp - TTCN ngoài quốc doanh phát triển khá nhanh về tốc độ và tỷ trọng trong công nghiệp Thị xã. Với xu thế tăng trưởng cao dần và cao hơn khu vực dịch vụ, tỷ lệ đóng góp của khu vực công nghiệp - xây dựng vào tăng trưởng kinh tế chung chắc chắn sẽ ngày càng cao hơn. Ngành xây dựng trong những năm qua có bước phát triển khá, giá trị sản xuất năm 2013 đạt 965 tỷ đồng, chiếm 52,5 % tổng giá trị sản xuất của khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng. Nhìn chung, mặc dù vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn nhưng tiến độ thực hiện vẫn còn chậm. So với yêu cầu, ngoài những khó khăn vướng mắc trong bồi thường, GPMB và TĐC, còn có những nguyên nhân chủ quan, khách quan chi phối là các chủ đầu tư và các đơn vị điều hành dự án có sự phối hợp chưa chặt chẽ, giá sắt thép, xăng dầu và một số vật liệu xây dựng tăng cao, ... nên đã xuất hiện tình trạng giãn tiến độ thi công. Khu vực kinh tế dịch vụ Khu vực dịch vụ đã có bước phát triển vượt bậc, trong đó nổi bật là các loại dịch vụ du lịch, thương mại và dịch vụ sửa chữa tàu thuyền phục vụ nghề cá. Giá trị sản xuất của ngành dịch vụ năm 2013 đạt 1781,4 tỷ đồng. Trong đó, các ngành thương mại, dịch vụ du lich giữ vai trò chủ yếu, tỷ trọng những ngành này chiếm 62% trong cơ cấu ngành kinh tế. Số lượng các sở hoạt động dịch vụ, du lịch tăng nhanh. Số lượng khách sạn tăng mạnh từ 150 cơ sở năm 2005 lên 220 cơ sở năm 2011, đến năm 2013 có 246 cơ sở lưu trú có khả năng phục vụ 18.000 khách lưu trú/ngày đêm. Các loại dịch vụ như bưu chính viễn thông, tài chính tín dụng phát triển mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về thông tin liên lạc vốn cho nhu cầu phát triển sản xuất các tổ chức kinh tế, nhân dân. Lực lượng lao động tham gia trong ngành dịch vụ cũng tăng nhanh đặc biệt là ngành thương mại, du lịch. 2.1.2.2. Y tế và giáo dục * Y tế 46 Cửa Lò có 1 bệnh viện, 1 trung tâm y tế dự phòng và 7 trạm y tế. Tất cả các phường đều có trạm y tế với tổng số 95 giường bệnh, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh tại chỗ cho nhân dân. Công tác khám chữa bệnh được nâng cao. Chương trình tiêm chủng mở rộng đạt 95%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 17,3%. Tỷ lệ tăng dân số 0,87%. Tỷ lệ sinh con thứ 3 là 15,5%. 7/7 phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. * Giáo dục Sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã được các cấp các ngành quan tâm đầu tư. Hệ thống trường lớp được đầu tư đồng bộ và phát triển ổn định vững chắc. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao. Toàn Thị xã có 24 trường học với 398 phòng học, trong đó có 2 trường phổ thông trung học, 7 trường trung học cơ sở, 7 trường tiểu học, 8 trường mầm non. Đội ngũ giáo viên của Thị xã có 597 người, tổng số học sinh các cấp 13.489 em. Ngoài ra trên địa bàn còn có trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân, trường Cao đẳng nghề Du lịch - Thương mại Nghệ an, Trung tâm bồi dưỡng chính trị và một Trung tâm giáo dục thường xuyên. Hàng năm đào tạo hàng ngàn học viên cho Thị xã và các vùng lân cận. 2.1.2.3. Dân số và việc làm * Dân số Năm 2011, dân số của thị xã là 52.410. Mật độ dân số bình quân của Thị xã là 18,84 người/km2. Đến năm 2013 dân số thị xã đạt 53.923 người, mật độ dân số 19,38 người/Km2. Trong những năm qua, Thị xã đã thực hiện tốt chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần, tuy nhiên vẫn ở mức cao 1,44% năm 2013 và tốc độ tăng dân số cơ học có chiều hướng tăng lên. [30] * Việc làm Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 37.865 người, chiếm 70,22% dân số toàn Thị xã. Lao động đang làm việc trong nền kinh tế khoảng hơn 24 nghìn người, 67,7% lực lượng lao động, trong đó khu vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 25,1%. Nhìn chung, lực lượng lao động của Thị xã khá dồi dào, nhưng phần lớn là lao động phổ thông, mới chuyển từ sản xuất NN, tay nghề thấp hoặc không có, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật không nhiều, nhất là kỹ thuật cao. 47 Bảng 2.1: Dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động Năm Dân số (người) Lao động trong tuổi (người) Tỷ lệ (%) 2000 44.719 21.750 48.63 2005 49.739 26.695 53.67 2011 52.410 35.700 68.12 2012 53.128 36.259 68.24 2013 53.923 37.865 70.22 Nguồn: Phòng LĐ-TBXH thị xã Cửa Lò 2.1.2.4. Tình hình đời sống dân cư Trong những năm qua tình hình đời sống dân cư toàn thị xã có tăng lên, tỉ lệ hộ nghèo năm 2000 là 16,8 %, đến năm 2005 giảm xuống còn 12,5 % và đến 2013 giảm xuống chỉ còn 7,4 % . Đó là nhờ vào nỗ lực của Thị xã, các ban ngành liên quan đã chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đúng đắn làm cho kinh tế ngày càng phát triển đời sống của người dân ngày càng tăng cao. Cùng với quá trình đô thị hóa là quá trình phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động. Bên cạnh đó nhờ môi trường kinh doanh tốt nên người dân đã tích cực đầu tư vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhờ vậy kinh tế ngày càng phát triển, đời sống dân cư ngày càng tăng lên rõ rệt. 2.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai 2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất thị xã Cửa Lò năm 2013 Theo thống kê đất đai năm 2013 cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên của toàn Thị xã là 2781,43 ha, chiếm diện tích nhỏ nhất so với các huyện khác trong tỉnh. Trong đó diện tích được chia làm 3 nhóm chính như sau: + Đất nông nghiệp: 1090,97 ha, chiếm 39,22% tổng diện tích tự + Đất phi nông nghiệp:1503,89 ha, chiếm 54,07% tổng diện tích tự nhiên + Đất chưa sử dụng: 186,57 ha, chiếm 6,71% tổng diện tích tự nhiên, giảm 11,52 ha so với năm 2008. Cơ cấu sử dụng đất năm 2013 của Thị xã được thể hiện qua hình 2.3 48 (ha) (ha) (ha) Hình 2.3: Cơ cấu sử dụng đất thị xã Cửa Lò năm 2013 (Nguồn: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Cửa Lò) Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất thị xã Cửa Lò năm 2013 TT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu(%) 2781,43 100 NNP 1090,97 39,22 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 920,52 84,38 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 116,74 12,67 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 32,57 2,98 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 21,14 1,94 2 PNN 1503,89 54,07 2.1 Đất ở ODT 318,07 21,15 2.2 Đất chuyên dung CDG 863,19 57,40 2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 6,89 0,46 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 64,72 4,30 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 248,05 16,39 Tổng diện tích tự nhiên 1 Tổng diện tích đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp 49 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 2,98 1,20 3 Đất chưa sử dụng CSD 186,57 6,71 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 180,99 97,01 3.2 Đất núi đá không có rừng cây NCS 5,58 2,99 (Nguồn: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Cửa Lò) 2.2.2. Biến động đất đai (ha) (năm) Hình 2.4: Biến động đất đai năm 2011 đến 2013 của thị xã Cửa Lò Diện tích đất tự nhiên của Thị xã có những biến động về các loại đất, cụ thể: - Đất NN giảm 112,95 ha để chuyển sang sử dụng vào các mục đích phi NN theo định hướng phát triển của Thị xã. - Đất phi NN tăng 124,47 ha. Trong đó, đất ở tăng 19,37 ha, đất chuyên dùng tăng 100,28 ha. - Đất chưa sử dụng giảm 11,52 ha. Phần diện tích này được khai thác và đưa vào sử dụng cho các mục đích NN và phi NN. 2.3. Khái quát chung về công tác bồi thường, GPMB tại thị xã Cửa Lò 2.3.1. Tình hình chung Công tác bồi thường, GPMB là công việc nhạy cảm, phức tạp và khó khăn. Vấn đề đặt ra làm sao để cân bằng lợi ích giữa Người dân - Nhà nước - Doanh nghiệp đầu tư. Đây là công việc vừa đòi hỏi theo nguyên tắc nhưng cũng đòi hỏi tính linh hoạt, 50 mỗi dự án có một điều kiện khác nhau có các yếu tố cụ thể khác nhau mà không theo một khuôn mẫu nhất định. Sau khi có Nghị định số 22/1998/NĐ - CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ "về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ vào lợi ích quốc phòng, an ninh lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng" thì bộ máy hoạt động bồi thường, GPMB ở Thị xã được phân định rõ ràng như sau: - Thành lập Hội đồng bồi thường, GPMB Thị xã do phó Chủ tịch UBND phụ trách khối Kinh tế làm Chủ tịch hội đồng. - Hội đồng có nhiệm vụ lập các phương án bồi thường, GPMB để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, quy hoạch trên địa bàn thị xã Cửa Lò trình UBND Thị xã phê duyệt đối với dự án thuộc thẩm quyền của Thị xã, trình Hội đồng cấp tỉnh thẩm định đối với dự án thuộc thẩm quyền cấp tỉnh. - Để giúp cho Hội đồng bồi thường, GPMB thị xã Cửa Lò, Hội đồng đã thành lập Tổ tư vấn có nhiệm vụ thực hiện các bước theo quy định để lập phương án bồi thường, GPMB. Luật đất đai 2003 ra đời với nhiều thay đổi trong quy định về đất đai, Chính phủ ban hành Nghị định số 197/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 hướng dẫn thi hành về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Ngày 07/12/2004 Bộ Tài chính ban hành Thông tư 116/2004/TT - BTC về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ - CP, đến ngày 02/8/2006 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 69/2006/TT - BTC về việc sử đổi, bổ sung Thông tư 116/2004/TT - BTC. Thực hiện theo đó UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 74/2005/QĐ - UBND ngày 31/8/2005 quy định cụ thể về bồi thường, GPMB trên địa bàn tỉnh [40]. Tuy nhiên, một số nội dung trong Quyết định đã ban hành, vẫn còn nhiều vướng mắc, không thể áp dụng được làm ảnh hưởng đến tiến độ bồi thường, GPMB. Ngày 31/7/2006, UBND Tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định 72/QĐ - UBND sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 74/QĐ - UBND [39]. Ngày 25/5/2007 Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2007/NĐ - CP. Theo đó, ngày 19/12/2007, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 147/QĐ - UBND để thực hiện theo Nghị định này trên địa bàn tỉnh Nghệ An [36]. Để giải quyết một số vướng mắc còn tồn tại khi thực hiện Luật đất đai 2003, Nghị đinh số 84/2007/NĐ - CP thì ngày 13/8/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ - CP về việc quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu 51 hồi đất, Ngày 01/10/2009, Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành Thông tư số 14/2009/TT - BTNMT quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, TĐC và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất. Sau đó ngày 19/01/2010 UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 04/2010/QĐ - UBND để triển khai thực hiện Nghị định số 69/2009/NĐ - CP và Thông tư số 14/2009/TT - BTNMT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 2.3.2 Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại thị xã Cửa Lò từ năm 2011 đến năm 2013 Từ năm 2011 đến năm 2013, công tác bồi thường, GPMB đã có nhiều thay đổi tích cực, HĐBT thị xã đã được kiện toàn lại, chủ động hơn trong công tác triển khai lập phương án bồi thường, GPMB, đặc biệt là các dự án quan trọng được giải quyết dứt điểm. Kết quả cụ thể đạt được như sau: Lập xong 39 phương án chi tiết về bồi thường giải phóng mặt bằng đã được UBND Thị xã phê duyệt, tổng diện tích thu hồi là 78,52 ha, số tiền bồi thường là 80,01 tỷ đồng [31]. Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến công tác bồi thường, GPMB chậm là: - Công tác lập hồ sơ và phương án bồi thường thường xuyên gặp khó khăn, tiến độ chậm, vì chính sách quản lý nhà nước về đất đai có nhiều thay đổi đặc biệt là các quy định về hạn mức công nhận đất ở, điều kiện được cấp GCNQSD đất, được bồi thường và giá đất là những yếu tố thay đổi rất nhiều. Từ năm 2005 đến năm 2008 UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành đến 04 quyết định để quy định về việc cấp GCNQSDĐ ở, đất vườn, ao liền kề với đất ở (Quyết định 48/2005/QĐ - UBND, Quyết định 157/2006/QĐ - UBND, Quyết định 146/2007/QĐ - UBND và Quyết định 111/2008/QĐ - UBND). Tại Quyết định số 48/2005/QĐ - UBND, hạn mức công nhận đất ở đối với các chủ sử dụng đất trước ngày 18/12/1980 trên địa bàn thị xã Cửa Lò là 200 m2 nhưng đến Quyết định 157/ 2006/QĐ - UBND hạn mức đó là 1000 m2, Bảng giá đất ban hành hàng năm thì năm sau cũng cao hơn năm trước (Giá đất NN năm 2007 là 16.000đ/m2 năm 2008 là 26.000đ/m2 năm 2010 là 55.000đ/m2)… các quyết định thay đổi thường có lợi cho người sử dụng đất nên khi cần phải thu hồi đất họ không đồng ý kê khai hồ sơ để lập phương án bồi thường vì họ có tâm lý chờ những chính sách mới để được hưởng nhiều tiền bồi thường hơn nữa. 52 - Theo nguyên tắc công tác bồi thường, GPMB phải được triển khai thực hiện trong thời gian chuẩn bị đầu tư (đồng thời với việc lập dự án đầu tư), khi khởi công xây dựng thì công tác GPMB phải hoàn tất. Thế nhưng, hầu hết các dự án sau khi tổ chức đấu thầu xong Chủ đầu tư mới triển khai công tác bồi thường, GPMB, dẫn đến vừa thi công, vừa GPMB cho nên một số công trình khi vướng mắc về GPMB phải ngừng thi công hoặc thi công dở dang không triệt để. (Ví dụ: Dự án Đường dọc số III đoạn từ Đường ngang số 6 đến Đường ngang số 1, dự án Mương thoát nước số III, dự án Đường ngang số 20…là những dự án triển khai từ năm 2006 nhưng đến nay vẫn chưa thông tuyến vì trong chỉ giới của dự án còn có một hộ dân chưa chấp nhận phương án bồi thường và bàn giao mặt bằng để thi công). - Một số dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi phương án được phê duyệt chủ đầu tư giải quyết kinh phí để chi trả còn chậm, khi có kinh phí thì giá cả bồi thường thay đổi phải lập lại phương án. - Công tác xây dựng các khu TĐC phục vụ GPMB phải được thực hiện trước khi lập phương án bồi thường, GPMB, thế nhưng trong thời gian vừa qua, việc chuẩn bị đất TĐC không đáp ứng được yêu cầu, có nhiều dự án quá trình thực hiện việc GPMB phải dừng lại do chưa bố trí được đất TĐC. - Việc xây dựng bảng giá đất, tài sản phục vụ công tác GPMB chưa phù hợp, không sát với giá thị trường (chỉ bằng 50% đến 70% giá trị trường) cho nên các hộ dân bị ảnh hưởng không chấp nhận, phát sinh nhiều kiến nghị, khiếu nại. 2.4. Giới thiệu về các dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng tại thị xã Cửa Lò trong giai đoạn 2011 - 2013 2.4.1. Khái quát về các dự án nghiên cứu Các dự án nghiên cứu được lựa chọn trên cơ sở phân tích đạt điểm tối ưu nhất mang lại kết quả nghiên cứu làm rõ những ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách bồi thường, GPMB đến sinh kế của người dân khi bị nhà nước thu hồi đất. Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài, các hộ dân được lựa chọn điều tra, phỏng vấn cần đảm bảo thoả mãn các tiêu chí sau: - Là các hộ dân có đất bị thu hồi thuộc 02 dự án nghiên cứu; - Được chọn ngẫu nhiên trong số các hộ bị Nhà nước thu hồi đất để thực hiện 02 dự án; trực tiếp phỏng vấn có sự chứng kiến của cán bộ địa chính phường hoặc khối trưởng. 53 2.4.2. Khái quát 02 nhóm dự án Nhóm I: Nhóm này bao gồm các dự án tiến hành thực hiện công tác bồi thường, GPMB từ năm 2011 và năm 2012, bao gồm 26 dự án, thông tin chi tiết được thể hiện trong bảng 2.3 Bảng: 2.3 Tổng hợp các dự án thực hiện năm 2011 và năm 2012 TT 1 Tên dự án Nhà máy Bánh kẹo Tràng An Địa điểm Diện tích thu hồi (ha) Tổng giá trị bồi thường (tỷ đồng) Nghi Thu, Nghi Hương 4.21 3.03 Nghi Thu 5.56 4.00 Nghi Hương Nghi Hương Nghi Hoà Nghi Hoà Nghi Hương Nghi Hương Nghi Hương Nghi Hoà Nghi Hoà Nghi Hương Nghi Hương Nghi Tân Nghi Hoà Nghi Hoà Thu Thuỷ Thu Thuỷ Thu ThuỷNghi Thu Nghi Hoà Nghi Thu Nghi Hoà Nghi Hải Nghi Hương Nghi Hương Nghi Hương 0.38 0.70 0.69 0.36 0.53 0.18 0.07 0.17 3.29 0.21 3.28 0.43 0.44 3.19 0.64 0.08 0.38 0.43 1.00 1.00 0.12 0.05 0.04 0.20 0.63 0.31 0.54 0.44 0.05 1.12 4.74 1.44 1.23 2.08 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Trường cao đẳng nghề Du lịch Thương mại Nghệ An Trụ sở Toà án nhân dân Mở rộng bãi rác Thị xã Cơ sở tập huấn học viện cảnh sát Trung tâm huấn luyện dự bị động viên Khách sạn và Siêu thị BMC Khu TĐC nhà máy bánh kẹo Tràng an Tái định cư Ngân hàng chính sách Công ty Chung Nghĩa Khu đấu giá Nghi Hoà Mở rộng Bệnh viện đa khoa Thị xã Mở rộng nghĩa trang Thị xã Đường 535 Khu đấu giá đường 20-21 Khu đấu giá đường 21-22 Đường Ngang số 5 Tái định cư đường Ngang số 5 19 Đường dọc III (giai đoạn I) 20 21 22 23 24 25 26 Đương ngang số 20 1.60 0.21 Khu quy hoạch dân cư 78 lô +71 lô 3.25 1.29 Khu du lịch nghỉ dưỡng Sông Hồng 0.47 3.17 Cáp Quang Biển 0.14 1.88 Trung tâm y tế dự phòng 0.44 0.57 Công ty lắp máy điện nước 0.29 1.65 Nhà nghỉ Thuỷ điện Quế Phong 0.43 1.93 Tổng cộng 32.25 32.29 (Nguồn: Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng thị xã Cửa Lò, 2013) 2 54 Đây là các dự án thực hiện việc bồi thường, GPMB theo Nghị định số 197/2004/NĐ - CP của Chính phủ ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất, Nghị định số 84/2007/NĐ - CP của Chính phủ ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp GCNQSD đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại đất đai, Thông tư 116/2004/TT - BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ - CP, Thông tư số 69/2006/TT - BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính về việc sử đổi, bổ sung Thông tư 116/2004/TT BTC và Quyết định số 147/2007/QĐ - UBND ngày 19/12/2007 của tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nhóm II: Nhóm này là các dự án tiến hành thực hiện công tác bồi thường, GPMB năm 2013, bao gồm 13 dự án, thông tin chi tiết được thể hiện ở bảng 2.4 Bảng 2.4: Tổng hợp các dự án thực hiện năm 2013 TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Tên dự án Đường ngang số 14 (giai đoạn 1) Đường 30m phía Tây nhà máy bánh kẹo Tràng an Diện tích Địa điểm thu hồi (ha) Nghi Hương 2.80 Nghi Hương 2.93 Tổng giá trị bồi thường (tỉ đồng) 2.16 3.32 Nghi Hương 0.38 2.17 Đường 19,5m Nghi Thu 2.10 2.60 Dự án khu quy hoạch 64 lô Nghi Thu 0.59 1.12 Trạm xử lý nước thải Mở rộng trường Cao đẳng Du lịchNghi Thu 0.15 2.35 Thương mại Nghệ An Tái định cư đường ngang số 12 Nghi Hương 0.14 0.71 Quy hoạch dân cư xóm 2 Nghi Hương 2.54 7.73 Nghi Hoà 6.19 10.55 Tái định cư Nghi Hoà Trung tâm thương mại Nghĩa Thuận Nghi Hương 0.42 4.51 Đường dọc số 2 đoạn từ đường ngang 6 Nghi Thu 0.30 4.33 đến đường ngang 7 Viện kiểm sát Nghi Hương 0.38 1.03 Mương đường III (giai đoạn 2) đất NN Nghi Thu 27.35 5.14 Tổng cộng 46.27 537.45 (Nguồn: Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng thị xã Cửa Lò) Đây là các dự án thực hiện việc bồi thường, GPMB theo Nghị định số 69/2010/NĐ - CP của Chính phủ về việc quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi 55 nhà nước thu hồi đất, Thông tư số 14/2010/TT - BTNMT ngày 01/10/2010 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, TĐC và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất. Quyết định số 04/2010/QĐ - UBND ngày 19/01/2010 của UBND tỉnh Nghệ An để triển khai thực hiện Nghị định số 69/2010/NĐ - CP và Thông tư số 14/2010/TT - BTNMT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Các dự án được lựa chọn đó là: - Dự án Nhà máy bánh kẹo Tràng An (Dự án I). - Dự án quy hoạch chia lô đất ở 64 lô (Dự án II) Hai dự án này được triển khai trên địa bàn phường Nghi Thu và phường Nghi Hương. Người dân ở các phường này chủ yếu kiếm sống bằng nghề nông, vì vậy việc thu hồi đất NN ảnh hưởng lớn đến sinh kế của họ. 2.4.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất tại thị xã Cửa Lò năm giai đoạn 2011 -2013 2.4.3.1. Công tác bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất của các dự án nghiên cứu a. Khái lược 02 dự án nghiên cứu: Dự án I Ngày 10/12/2007 UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng Nhà máy bánh kẹo Tràng An tại xã Nghi Thu thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An với 03 khu chức năng chính đó là: Khu điều hành và trưng bày sản phẩm; Khu nhà xưởng sản xuất và nhà kho: Khu các công trình kỹ thuật, công trình phụ trợ, cây xanh. 7.36% 4.75% 4.10% Đất ở nông thôn 22.06% Đất vườn Đất nông nghiệp Đất thuỷ lợi, giao thông nội đồng Đất bằng chưa sử dụng 61.73% Hình 2.5: Cơ cấu diện tích đất thu hồi ở Dự án I 56 Tổng diện tích thu hồi để thực hiện dự án là: 42.131,4 m2. Trong đó: đất ở nông thôn là 2.000 m2 chiếm 4,75%, đất vườn có diện tích nhỏ nhất là 1.729,0 m2 chiếm 4,10%, trong khi đó đất NN là loại hình sử dụng đất có diện tích thu hồi lớn nhất với 26.009,7 m2, chiếm đến 61,73%, đất thuỷ lợi, giao thông nội đồng là 9.293,7 m2 chiếm 22,06%, đất bằng chưa sử dụng là 3.099,0 m2 chiếm 7,36%. Tổng số hộ bị thu hồi đất để thực hiện Dự án I là 85 hộ, trong đó có 02 hộ bị thu hồi đất ở và đất vườn liền kề đất ở. Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là 3,029 tỷ đồng. Từ những số liệu được phân tích trên cho thấy, diện tích đất thu hồi chủ yếu là đất NN. Dự án II Thực hiện Đề án Quy hoạch chi tiết thị xã Cửa Lò đến năm 2020, những năm gần đây, thị xã Cửa Lò đang tập trung các nguồn lực để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội. Trong quá trình triển khai thực hiện các dự án việc bố trí TĐC cho các hộ dân bị thu hồi đất ở gặp nhiều khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án. Để tháo gỡ các vướng mắc trên, thay vì điều chỉnh các khu đất nhỏ lẻ mang tính chất xen dắm dân cư để bố trí TĐC cho các hộ dân bị thu hồi đất, UBND thị xã Cửa Lò đã sử dụng khu đất đã quy hoạch để khai thác quỹ đất thông qua đấu giá để làm khu TĐC cho các chủ sử dụng đất đủ điều kiện được bố trí TĐC khi bị nhà nước thu hồi đất. 1,37% 3,28% Diện tích đất NN là đất có diện tích bị thu hồi lớn nhất Đất thuỷ lợi, giao thông nội đồng Đất ở và đất vườn liền kề 95,35% Hình 2.6: Cơ cấu diện tích đất thu hồi ở Dự án II 57 Tổng diện tích thu hồi để thực hiện dự án là: 18939.2 m2, Trong đó: diện tích đất NN là đất có diện tích bị thu hồi lớn nhất 18059,5 m2 chiếm 95,35%, đất thuỷ lợi, giao thông nội đồng là 260,0 m2 chiếm 1,37%, đất ở và đất vườn liền kề 619,7 m2 chiếm 3,28%. b. Các văn bản pháp lý có liên quan đến việc thực hiện 02 dự án Bảng 2.5 Các văn bản pháp lý liên quan khi thực hiện 02 dự án TT Ngày tháng năm 1 3/12/2004 2 25/05/2007 3 13/8/2009 4 07/12/2004 5 02/8/2006 6 01/10/2010 7 01/10/2009 8 31/8/2005 9 07/9/2007 10 19/12/2007 11 24/12/2007 12 8/1/2008 13 04/11/2009 Nội dung Cấp ban hành văn bản Nghị định số 197/NĐ - CP về việc quy định bồi thường, Chính Phủ hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Nghị định số 84/2007/NĐ - CP quy định bổ sung về việc cấp GCNQSD đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng Chính phủ đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại đất đai. Nghị định số 69/NĐ - CP về việc quy định bồi thường, hỗ Chính phủ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Thông tư số 116/2004/TT - BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Thông tư số 69/2006/TT - BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT - BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Thông tư số 14/2010/TT-BTNMT của Bộ TN - MT Thông tư số 14/2009/TT - BTNMT quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất. Quyết định số 294/QĐ - UBND về việc ban hành đơn giá bồi thường cây cối, hoa màu, mồ mả và chính sách hỗ trợ áp dụng trên địa bàn thị xã Cửa Lò. Quyết định số 3466/QĐ - UB về việc ban hành đơn giá bồi thường cây cối, hoa màu, mồ mả và chính sách hỗ trợ áp dụng trên địa bàn thị xã Cửa Lò. Quyết định số 147/QĐ - UBND việc quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi. Quyết định số 151/QĐ - UBND về việc ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn thị xã Cửa Lò. Quyết định số 03/2008/QĐ - UBND về việc quy định đơn giá bồi thường nhà cửa các công trình xây dựng phục vụ công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Quyết định số 102/2009/QĐ - UBND về việc ban hành đơn giá bồi thường cây trồng, hoa màu trên địa bản tỉnh Nghệ An. Bộ Tài chính Bộ Tài chính Bộ TN - MT Bộ Tài nguyên và môi trường UBND tỉnh Nghệ An UBND tỉnh Nghệ An UBND tỉnh Nghệ An UBND tỉnh Nghệ An UBND tỉnh Nghệ An UBND tỉnh Nghệ An 58 14 31/12/2009 15 19/01/2010 Quyết định số 125/QĐ - UBND về việc ban hành bảng UBND tỉnh giá các loại đất trên địa bàn thị xã Cửa Lò. Nghệ An Quyết định số 04/2010/QĐ - UBND về việc quy định UBND tỉnh bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi Nghệ An đất. 2.4.3.2. Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất tại thị xã Cửa Lò a. Đối tượng được bồi thường và điều kiện được bồi thường Diện tích đất ở, đất vườn, đất sản xuất NN mà 02 dự án thu hồi đã được giao cho các hộ gia đình sử dụng ổn định và đã được cấp GCNQSD đất. Đối tượng, diện tích và đơn giá bồi thường của 02 DA được thể hiện qua bảng 2.6 Bảng 2.6: Tổng hợp về đối tượng, diện tích và đơn giá bồi thường của 02 dự án Dự án Địa điểm Loại đất Ghi chú 2.000,0 250 Được bồi thường Đất vườn 1.729,0 48 Được bồi thường 540,7 26 Được bồi thường Đất bằng chưa sử dụng Đất sản xuất NN phường Nghi Đất GT, TL nội đồng Thu Đất bằng chưa sử dụng Đất sản xuất NN Dự án II Đơn giá bồi thường (1000 đồng/m2) Đất ở phường Đất sản xuất NN Nghi Hương Đất GT, TL nội đồng Dự án I Diện tích thu hồi (m2) Đất GT, TL nội đồng Phường Nghi Thu Đất ở Đất vườn 1.484,4 Không được bồi thường 383,2 Không được bồi thường 25.469,0 37 Được bồi thường 7.809,3 Không được bồi thường 2.715,8 Không được bồi thường 18.059,5 55 Được bồi thường Không được bồi thường 260,0 200,0 600 Được bồi thường 419,7 360 Được bồi thường (Nguồn: Hội đồng bồi thường, GPMB thị xã Cửa Lò) 59 Dự án I Việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ, Thông tư 116/2004/TT - BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính, Thông tư số 69/2006/TT - BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính về việc sử đổi, bổ sung Thông tư 116/2004/TT - BTC, Quyết định số 147/2007/QĐ - UBND ngày 19/12/2007 của tỉnh Nghệ an về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ an và Quyết định số 151/QĐ - UBND ngày 24/12/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn thị xã Cửa Lò. Dự án II Việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 69/NĐ - CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ, Thông tư số 14/2010/TT-BTNMT ngày 01/10/2010 của Bộ Tài nguyên môi trường, Quyết định số 04/QĐ - UBND ngày 19/01/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về việc quy định bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất và Quyết định số 125/QĐ - UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn thị xã Cửa Lò. Khó khăn trong quá trình thu hồi đất ở Dự án I là việc hai hộ dân bị thu hồi toàn bộ đất ở và nhà ở nên phải di chuyển chỗ ở đến khu vực TĐC. Nhưng khu TĐC chưa có cơ sở hạ tầng (chưa có đường, hệ thống điện và cấp, thoát nước), việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng không phải là việc dễ thực hiện vì con đường đi vào 02 lô đất bố trí TĐC là con đường quy hoạch rộng 30m chạy từ phường Nghi Hương sang phường Nghi Thu. Khi triển khai thực hiện con đường này ảnh hưởng đến 348 hộ dân (chủ yếu ảnh hưởng đến đất ở, đất vườn) trong khi theo quy định tại Quyết định số 147/2007/QĐ - UBND ngày 19/12/2007 của tỉnh Nghệ an thì chỉ được hỗ trợ tiền thuê nhà trong vòng 06 tháng do đó 02 hộ không đồng ý di chuyển để bàn giao mặt bằng. Còn đối với Dự án II, có hai hộ phải thu hồi đất ở với diện tích 200,0m2 đất ở và 419,7m2 đất vườn, hai hộ này phần đất còn lại vẫn đủ để ở tại chỗ nhưng lại trúng vào quy hoạch đường nên các chủ hộ đề nghị xây dựng phương án bồi thường và thu hồi tiếp phần đất nằm trong quy hoạch đường. Điều này không thực hiện được vì nó nằm trên quy hoạch của dự án khác. Tuy nhiên, chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể 60 đã vào cuộc để tuyên truyền, vận động nên công tác GPMB cũng đã được giải quyết dứt điểm. b. Bồi thường về đất Bồi thường thiệt hại về đất của cả 2 dự án được thể hiện cụ thể ở bảng 2.7 Bảng 2.7: Tổng hợp về bồi thường thiệt hại về đất của 02 dự án Dự án Loại đất Địa điểm Vị trí, hạng đất Đất ở Dự án I phường Nghi Hương phường Nghi Thu Dự án II Phường Nghi Thu Đơn giá bồi thường (1000 đồng/m2) Tổng giá trị bồi thường về đất (1000đ) 250 500.000 48 82.992 Xóm 14 Đất vườn Đất sản xuất NN Hạng 3 26 14.058 Đất sản xuất NN Hạng 2 37 942.353 Đất sản xuất NN Hạng 2 55 668.201 600 120.000 360 151.092 Đất ở Đất vườn Xóm Hiếu Hạp (Nguồn: Hội đồng bồi thường GPMB thị xã Cửa Lò) Dự án I - Bồi thường về đất ở Tổng diện tích đất ở bị thu hồi để thực hiện dự án là 2.000 m2 với mức giá bồi thường là 250.000 đồng/m2 theo Quyết định số 151/QĐ - UBND ngày 24/12/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn thị xã Cửa Lò. - Bồi thường về đất vườn Trong 02 dự án, chỉ có Dự án I có thu hồi đất vườn liền kề với đất ở (đất NN). Tổng diện tích đất vườn của 02 hộ bị thu hồi là 1.729 m2 với mức giá bồi thường là 48.000 đồng/m2 theo Quyết định số 151/QĐ - UBND ngày 24/12/2011 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn thị xã Cửa Lò và mức hỗ trợ đất NN là 125.000 đồng/m2 (bằng 50% giá đất ở liền kề) theo Quyết định số 147/2007/QĐ - UBND ngày 19/12/2007 của tỉnh Nghệ an về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Bồi thường về đất nông nghiệp Diện tích đất Đất sản xuất NN bị thu hồi để thực hiện dự án là 25.469,0 m2 nằm trên địa bàn 2 phường: Nghi Hương và Nghi Thu. Giá bồi thường đất Đất sản xuất NN 61 hạng 2 ở Nghi Thu là 37.000 đồng/m2, và đất NN hạng 3 ở Nghi Hương là 26.000 đồng/m2 theo Quyết định số 151/QĐ - UBND ngày 24/12/2011 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn thị xã Cửa Lò. Tổng giá trị bồi thường đất Đất sản xuất NN của Dự án I là 956.411.200 đồng. Dự án II Tổng diện tích đất NN hạng 2 bị thu hồi là 18059.0 m2, phần diện tích này nằm trong địa bàn của phường Nghi Thu. Giá bồi thường đất NN hạng 2 ở Nghi Thu là 55.000 đồng/m2. Tổng giá trị bồi thường về đất NN là 993.272.500 đồng được thể hiện ở bảng 2.8 c. Bồi thường về tài sản, vật kiến trúc, cây cối và hoa màu Bảng 2.8: Tổng hợp giá trị bồi thường về tài sản, vật kiến trúc, cây cối và hoa màu Dự án Dự án I Dự án II Hạng mục Tổng giá trị (1000 đồng) Nhà cửa, vật kiến trúc 510.311,540 Lúa 41.615,520 Cây cối (phi lao, na, xoài, cam…) 53.424,700 Ngô 52.372,550 Vật kiến trúc (tường rào và công trình phụ) 82.569,000 (Nguồn: Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng thị xã Cửa Lò) Công tác bồi thường về tài sản, vật kiến trúc ở Dự án I bao gồm tài sản, vật kiến trúc cây cối của 02 hộ ở Phường Nghi Hương và hoa màu của hơn 80 hộ ở Phường Nghi Thu và phường Nghi Hương. Tổng diện tích trồng Lúa là 25.469,0 m2. Đơn giá bồi thường là 1.600 đồng/m2 lúa. Đối với Dự án II việc thu hồi đất khá đơn giản, chủ yếu là thu hồi đất sản xuất NN và dỡ bỏ tường rào và các công trình phụ. Tổng diện tích Ngô là 18059.5 m2. Đơn giá bồi thường là 2.900 đồng/m2 Ngô và 82.569.000 đồng cho việc tháo dỡ tường rào và các công trình phụ Tổng giá trị bồi thường tài sản, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu và kinh phí tháo dỡ các công trình của 02 dự án được thể hiện ở bảng 2.9 d. Chính sách hỗ trợ 62 Bảng 2.9: Tổng hợp kinh phí hỗ trợ giải phóng mặt bằng 02 dự án (Đơn vị tính 1000 đồng) TT Các hạng mục được hỗ trợ Dự án I Dự án II 3.800 - 72.000 383.400 25.200 529.200 - 1 Hỗ trợ di chuyển nhà ở 2 4 5 Hỗ trợ thuê nhà Hỗ trợ ổn định đời sống Hỗ trợ hộ nghèo (4hộ, 3,6tr/khẩu) 6 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp 284.979 1.410.508 Tổng cộng 769.379 1.939.708 (Nguồn: Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng thị xã Cửa Lò) Để giúp người dân ổn định cuộc sống sau khi thu hồi đất nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng dự án mà áp dụng các chính sách khác nhau cho phù hợp để đảm bảo tiến độ GPMB đồng thời đảm bảo công bằng xã hội. Khi thực hiện Dự án I, ngoài việc bồi thường đất ở, đất vườn, đất sản xuất NN, các hộ dân bị thu hồi đất còn được hỗ trợ ổn định đời sống trong 03 tháng, mỗi tháng 300.000đồng/nhân khẩu và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ bị thu hồi đất trên 30%. Tổng số tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là 284.979.200 đồng. Khi thực hiện chính sách hỗ trợ ở Dự án I, chính quyền địa phương cũng như chủ đầu tư vận dụng rất linh hoạt. Quy định của Nghị định 197/NĐ - CP của Chính phủ và Quyết định 147/QĐ - UB của UBND tỉnh Nghệ An về hỗ trợ tiền thuê nhà trong khi người bị thu hồi đất chưa có chỗ ở là 1.500.000đ/hộ trong vòng 03 tháng. Nhưng hạ tầng kỹ thuật tại vị trí bố trí TĐC cho 02 hộ gia đình bị thu hồi đất chưa đảm bảo nên 02 hộ đã được hỗ trợ tiền thuê nhà trong vòng 36 tháng. Trước tình hình công tác bồi thường, hỗ trợ để GPMB trong cả nước gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là về mặt cơ chế chính sách, cuối năm 2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/NĐ - CP/2010 để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn đó. Nghị định số 69/NĐ - CP/2010 của chính phủ ra đời tạo ra một sự thay đổi rất lớn. Khi thu hồi đất để thực hiện Dự án II, áp dụng quy định tại Nghị đinh số 69/NĐ - CP/2010 và Quyết định số 04/QĐ - UBND/2010 của UBND tỉnh Nghệ An, ngoài việc bồi thường về đất sản xuất NN, các hộ dân có đất bị thu hồi cũng được hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp nhưng số tiền hỗ trợ để chuyển đổi nghề nghiệp theo chích sách mới là rất cao. So sánh số tiền hỗ trợ việc làm 63 và chuyển đổi nghề nghiệp giữa hai dự án thì số tiền hỗ trợ việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp của Dự án I cho trường hợp được hỗ trợ cao nhất cũng nhỏ thua từ 7 đến 8 lần số tiền hỗ trợ việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp Dự án II. Trong các chính sách hỗ trợ thì chính sách hỗ trợ việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp là chính sách được quan tâm nhiều nhất. Vì đây là vấn đề liên quan đến cuộc sống sau nay của người dân. Tuy nhiên, thực trạng chung cho nhiều địa phương chứ không phải riêng thị xã Cửa Lò là việc hỗ trợ việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp mới chỉ dừng lại ở phương án trả tiền một lần cho người bị thu hồi đất chứ chưa quan tâm thực sự đến việc làm trong tương lai để đảm bảo sinh kế bền vững cho họ. e. Chính sách tái định cư Trong 02 dự án nghiên cứu, chỉ có Dự án I là có thu hồi đất ở. Tuy nhiên, chỉ có 02 hộ nằm trong diện thu hồi toàn bộ đất ở, cần phải bố trí TĐC. Mặc dù mức giá bồi thường thỏa đáng nhưng 2 hộ dân này không đồng ý di dời vì vị trí TĐC mà dự án bố trí cho họ chưa có đầy đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng như chưa có hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện thắp sáng cũng chưa đưa vào tận nơi. Để giải quyết vướng mắc đó, chủ đầu tư dự án và UBND thị xã đã đồng ý hỗ trợ 3 năm tiền thuê nhà cho cả 02 hộ trong khi chờ đợi khu TĐC hoàn thiện cơ sở hạ tầng. 2.4.3.3. Đánh giá chung việc thực hiện các chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng tại 02 dự án điển hình Qua quá trình điều tra thu thập, nghiên cứu việc bồi thường, GPMB của 02 dự án nêu trên có thể thấy rằng: - Về ưu điểm: + Việc thực hiện các nội dung xung quanh vấn đề bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và GPMB khi Nhà nước thu hồi đất cơ bản thực hiện theo đúng Nghị định số 197/2004/NĐ - CP, Nghị định số 69/2010/NĐ - CP, các Thông tư hướng dẫn và các Quyết định của UBND tỉnh Nghệ An; + Việc bồi thường, hỗ trợ và GPMB được thực hiện theo đúng trình tự quy định. Bồi thường hỗ trợ và GPMB được triển khai trước khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tạo điều kiện có sẵn đất sạch để giao cho doanh nghiệp thực hiện dự án khi Nhà nước có quyết định giao đất; + Đối tượng và điều kiện để được bồi thường hỗ trợ được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, có lý, có tình và tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật; 64 + Đối với hoa màu và tài sản, chính sách bồi thường nhìn chung là thỏa đáng; + Chính sách hỗ trợ thực hiện theo đúng quy định của Chính phủ và quy định của địa phương; + Đã có huớng giải quyết việc làm cho các gia đình có đất bị thu hồi là ưu tiên cho con em của họ vào nhà máy làm việc. - Về các tồn tại: + Giá bồi thường đất NN, đất ở cho Dự án I còn thấp, chưa phù hợp với khả năng sinh lợi và giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường; + Tuy có ưu tiên cho con em của người có đất bị thu hồi được làm công nhân nhà máy nhưng số lượng chưa đáng kể; + Việc hỗ trợ chủ yếu là trả bằng tiền mặt một lần mà chưa có các đề án chuyển đổi nghề nghiệp cụ thể; + Chính sách hỗ trợ việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp thực sự chưa thoả đáng. 2.4.4. Đánh giá hiệu quả của chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng dưới góc độ sinh kế của các hộ dân Sinh kế cũng có thể được mô tả như tổng hợp của nguồn lực và năng lực liên quan tới các quyết định và hoạt động của một người hoặc một nhóm người nhằm cố gắng kiếm sống và đạt được các mục tiêu và mơ ước của mình. Tiêu chí sinh kế bền vững gồm: an toàn lương thực, cải thiện điều kiện môi trường tự nhiên, cải thiện điều kiện môi trường cộng đồng - xã hội, cải thiện điều kiện vật chất, được bảo vệ tránh rủi ro và các cú sốc . Sinh kế bền vững có thể được mô tả là: Chống đỡ được với những cú sốc và áp lực bên ngoài, không phụ thuộc vào các hỗ trợ từ bên ngoài, được thích nghi hoá để duy trì được sức sản xuất lâu dài của nguồn tài nguyên thiên nhiên và bền vững mà không làm suy yếu và ảnh huởng tới các giải pháp sinh kế của những người khác. Để đảm bảo sinh kế bền vững, một cộng đồng, một hộ gia đình, một cá nhân cần có năm tài sản (vốn) gồm: - Vốn tự nhiên: Vốn tự nhiên là tất cả những nguyên vật liệu tự nhiên để tạo dựng sinh kế như đất đai, rừng, nước và đồng cỏ. Khung sinh kế bền vững coi đất đai là một tài sản tự nhiên rất quan trọng đối với sinh kế nông thôn. Đất đai đóng một vị trí 65 quan trọng về nhiều mặt và tạo cơ sở để người nông dân tiếp cận các loại tài sản khác và sự lựa chọn những sinh kế thay thế. - Vốn con người: Nguồn vốn con người biểu hiện gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khoẻ của con người. Các yếu tố này giúp cho con người có thể theo đuổi những chiến lược tìm kiếm thu nhập khác nhau và đạt những mục tiêu sinh kế của họ. Ở mức độ gia đình, nguồn vốn con người được coi là số lượng và chất lượng lao động hiện có. Vốn con người là một yếu tố cấu thành nên kế sinh nhai. Nó được coi là nền tảng hay phương tiện để đạt được mục tiêu thu nhập. Cải thiện phương thức tiếp cận với giáo dục, thông tin, công nghệ, nâng cao dinh dưỡng và sức khoẻ sẽ góp phần làm phát triển nguồn vốn con người. - Vốn xã hội: Quan hệ họ hàng, bạn bè, xã hội kể cả các mối quan hệ với cơ quan, tổ chức mà một người có thể dựa vào đó để mở rộng các giải pháp sinh kế. Nguồn vốn xã hội được xem xét trong khung sinh kế bền vững đó là những nguồn lực xã hội dựa trên những gì mà con người đã đặt ra để theo đuổi mục tiêu sinh kế của mình. - Vốn tài chính: Vốn tài chính biểu thị các nguồn lực tài chính mà con người sử dụng để đạt được mục tiêu sinh kế của mình như tiền mặt từ thu nhập hay tiền tiết kiệm có thể sử dụng làm vốn luân chuyển. Có hai nguồn vốn tài chính chủ yếu: là vốn sẵn có và dòng tiền vào thường xuyên. - Vốn vật chất: Gồm tài sản tư nhân như gia súc hay công cụ canh tác nhằm hỗ trợ sinh kế để sản xuất hiệu quả hơn, tài sản công cộng như đường sá, cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện...cơ sở hạ tầng là môi trường vật chất giúp con người tiếp nhận được với nhu cầu thiết yếu của họ và đạt năng suất cao hơn. Những yếu tố của cơ sở hạ tầng thường có ý nghĩa cho sinh kế bền vững: Vận chuyển, nơi cư trú, cấp và thoát nước, cung cấp năng lượng và tiếp cận thông tin. Những tài sản sinh kế có mối quan hệ với nhau theo nhiều cách khác nhau, là phương tiện tạo ra sinh kế tích cực. Việc sở hữu một loại tài sản giúp người dân từ đó có thể tạo thêm các loại tài sản khác. Ví dụ: người dân dùng tiền (nguồn vốn tài chính) để mua sắm vật dụng sản xuất và tiêu dùng (nguồn vốn vật chất) . Như vậy, sau khi bị thu hồi đất với số tiền được Nhà nước đền bù, người dân dùng để tạo nghề mới, xây dựng nơi cư trú mới,… và đã làm cho cuộc sống của họ thay đổi 66 dần với một nguồn thu nhập mới. Khi chuyển đổi sang các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ, nhìn chung thu nhập của người dân được tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, vì chịu sự tác động của nhiều yếu tố đã làm cho tốc độ tăng của mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội, mỗi nghề nghiệp rất khác nhau. Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng rõ rệt. Quá trình đô thị hoá cùng với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, sự cạnh tranh về lao động và việc làm xảy ra khiến cho thu nhập người lao động đi về hai hướng. Một là nhóm cần việc làm phải chịu mức lương thấp. Một nhóm khác do cạnh tranh thu hút từ chủ sử dụng lao động, hay nói cách khác, doanh nghiệp cần họ, đã đẩy mức lương tăng cao. Dẫn đến có một thực tế là thu nhập của nhóm cao tăng rất nhanh, trong khi nhóm thu nhập trung bình và thấp thì ít tăng và tăng chậm. Quá trình đô thị hóa không những ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước mà còn làm thay đổi cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư nông thôn về lao động, việc làm, thu nhập. Quá trình đô thị hóa gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, khi đó một lượng lớn đất nông nghiệp sẽ được sử dụng vào việc xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị. 2.4.4.1. Kết quả chi tiết điều tra, phỏng vấn các hộ dân về tình hình thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tại 02 dự án Dự án I Kết quả phỏng vấn 26 hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện Dự án I cho thấy: bình quân diện tích đất NN của mỗi hộ trước khi thu hồi là 2.762m2, bình quân đất NN của mỗi hộ bị thu hồi là 1.551m2. Có tới 12/26 hộ dân (46,2%) bị thu hồi từ 50 - 70% diện tích đất NN; 5/26 hộ dân (19%) bị thu hồi trên 70% diện tích đất NN; chỉ có 9/26 hộ bị thu hồi diện tích đất NN dưới 50%, chiếm 34,8%. Bình quân mỗi hộ được bồi thường 13.170.000 đồng (Số liệu cụ thể được thể hiển ở bảng 2.14). Dự án II Kết quả phỏng vấn điều tra 55 hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện Dự án II cho thấy : Bình quân diện tích đất NN của các hộ trước khi bị thu hồi đất là 2.568 m2, bình quân diện tích đất NN bị thu hồi là 1.265 m2/hộ. Hộ bị thu hồi nhiều nhất là 2.600m2, hộ bị thu hồi ít đất nhất là 218,0 m2. Qua kết điều tra cho thấy không có hộ nào bị thu hồi trên 70% diện tích đất được giao. Chủ yếu các hộ chỉ bị thu hồi dưới 50% diện tích đất (30/55 hộ, chiếm 61,2 %). Có 25/55 hộ bị thu hồi từ 50% - 70% diện tích đất NN, chiếm 67 38,8% tổng số hộ điều tra. Tổng số tiền bồi thường hỗ trợ là 10.539.532.000 đồng, bình quân mỗi hộ được nhận 25.949.786 triệu đồng. (Số liệu cụ thể được thể hiển ở bảng 2.14) Bảng 2.14: Kết quả phỏng vấn chi tiết bồi thường, hỗ trợ và thu hồi đất của các hộ dân tại 02 dự án Chỉ tiêu Đơn vị Dự án I Dự án II Số hộ có đất bị thu hồi được hỏi, Trong đó: Hộ 26 55 - Số hộ bị thu hồi hết diện tích Hộ 0 0 - Số hộ bị thu hồi trên 70% diện tích Hộ 5 0 - Số hộ bị thu hồi từ 50 - 70% diện tích Hộ 12 25 - Số hộ bị thu hồi dưới 50% diện tích Hộ 9 30 Tổng số nhân khẩu bị ảnh hưởng khi thu hồi Người 128 292 Tổng diện tích đất NN của các hộ trước khi thu hồi m2 71.808 127.292 Bình quân diện tích đất NN/hộ trước khi thu hồi m2 2.762 2.598 Tổng diện tích đất NN của các hộ bị thu hồi m2 40.319 61.978 Bình quân diện tích đất NN bị thu hồi/hộ m2 1.551 1.265 Tổng số tiền bồi thường hỗ trợ Đồng Bình quân tiền bồi thường hỗ trợ/hộ Đồng 342.420.200 1.271.539.500 13.170.008 25.949.786 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, phỏng vấn các hộ bị thu hồi đất) 2.4.4.2. Ảnh hưởng của các chính sách thu hồi đất đến sinh kế của người dân Khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất sẽ dẫn đến những thay đổi về sinh kế của người dân, đặc biệt là những người nông dân, sống phụ thuộc vào các hoạt động sản xuất NN. Với mức thu hồi diện tích đất NN ở cả hai dự án đều chiếm gần 50% tổng diện tích đất NN đã được giao của các hộ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu đất sản xuất, dư thừa lao động, nguồn thu nhập không ổn định và một số thay đổi khác trong đời sống của người dân. Chính vì vậy, tác giả đã tiến hành nghiên cứu một số thay đổi về sinh kế của người dân sau khi nhà nước thu hồi đất. a) Thay đổi về nguồn vốn tự nhiên Quyền sử dụng đất NN đối với người nông dân là rất quan trọng, nó là phương tiện sản xuất, là nguồn vốn để tạo ra thu nhập và một loại tài sản có giá trị của họ. Chính vì vậy, sinh kế của người dân phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động sản xuất từ đất đai. 68 Bảng 2.15: Diện tích đất NN B.quân/lao động của các hộ bị thu hồi đất ở 2 dự án ĐVT: m2/lao động So sánh Dự án Trước thu hồi Sau thu hồi Tăng/giảm Tỷ lệ (+/-) (%) 865,16 485,77 -379,39 56,1 Dự án I 699,41 340,54 -358,87 48,7 Dự án II (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ) Kết quả điều tra, phân tích thể hiện ở bảng 3.10 cho thấy diện tích đất NN của các hộ giảm đáng kể do bị thu hồi đất. Trong đó, có diện tích bình quân bị thu hồi ở Dự án I lên đến 56,1% và ở Dự án II là 48,7% diện tích đất NN trên một lao động NN. Điều đó cho thấy phương tiện sinh kế quan trọng của hộ nông dân giảm xuống đáng kể. b. Thay đổi về nguồn vốn con người Do Thị xã không còn quỹ đất NN dự trữ để bồi thường, nên khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án thì phương thức bồi thường được thực hiện nhiều nhất là bồi thường bằng tiền, việc hỗ trợ cũng như vậy. Cùng với quá trình chuyển đổi đất đai sử dụng vào mục đích NN sang phát triển công nghiệp, đô thị, việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi đã có những tác động rất rõ rệt đến vấn đề lao động, việc làm của người dân. Tổng số lao động NN ở Dự án I là 83 người với bình quân diện tích đất NN trên 1 lao động sau thu hồi là 485,77m2, Dự án II là 182 người với bình quân diện tích NN trên 1 lao động là 340,54 m2. (%) Hình 2.7: Độ tuổi của lao động nông nghiệp bị thu hồi đất Độ tuổi (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ) 69 Qua số liệu điều tra cho thấy những lao động NN có đất bị thu hồi ở cả hai dự án có độ tuổi trung bình cao. Nhìn vào hình 2.7 ta thấy đa số lao động NN có độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi đối với nữ giới, và từ 18 đến 40 tuổi đối với nam giới chiếm tới 48,19% ở Dự án I và 41,76% ở Dự án II. Lao động NN ở độ tuổi trên 35 tuổi đối với nữ và trên 40 tuổi đối với nam giới ở Dự án II chiếm một tỷ lệ cao nhất (48,90%) so với các độ tuổi khác. Lao động NN độ tuổi từ 15-18 tuổi (độ tuổi đi học) chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp là 7,23% ở Dự án I và 9,34% ở Dự án II. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến rất ít lao động NN theo học để chuyển đổi nghề nghiệp sau khi bị thu hồi đất vì khi lớn tuổi người dân rất ngại phải theo học và chuyển đổi nghề nghiệp. Trình độ văn hóa của những người dân trong khu vực bị thu hồi đất theo như bảng điều tra sô liệu cho thấy có 37,50% số người ở Dự án I và đến 42,47% người ở Dự án II đã học xong cấp 2, những người đạt trình độ cấp 3 cũng chiếm khá cao ở cả 2 dự án. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân chưa được đi học, số người này chủ yếu là những người trên 40 tuổi. Có hơn 9% số người đã được đào tạo ở bậc Trung cấp, Cao đẳng và Đại học. Số liệu chi tiết được thể hiện ở hình 2.8 Hình 2.8: Trình độ học vấn của người dân ở 2 dự án (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ) 70 c. Thay đổi về nguồn vốn tài chính Do có sự thay đổi về nguồn vốn đất đai, tư liệu sản xuất chủ yếu của các hộ dân nên dẫn đến thay đổi về lao động và thu nhập của hộ, qua điều tra cho thấy cơ cấu thu nhập của người dân ở cả 2 dự án đều có sự thay đổi rõ rệt. Cùng với việc thu hẹp diện tích canh tác, thu nhập từ NN của người dân sau khi thu hồi đất cũng giảm đi nhiều so với trước đó, ở Dự án I giảm 21,75%, ở Dự án II là 30,07%. Thu nhập từ các hoạt động phi NN tăng mạnh ở cả hai dự án, đặc biệt ở Dự án II với hơn 30%, từ 45,22% trước thu hồi đất lên 75,29% sau thu hồi đất. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi này là do các hộ thuộc diện bị thu hồi đất, ngoài việc được nhận số tiền bồi thường theo quy định, họ còn nhận được số tiền hỗ trợ lớn theo Quyết định 04/2010/QĐ - UBND của UBND tỉnh Nghệ An (số tiền hỗ trợ gấp 2 lần số tiền giá bồi thường), số tiền nhận được họ sử dụng vào mục đích đầu tư kinh doanh ăn uống và các dịch vụ khác dọc bờ biển mới được đưa vào sử dụng của phường Nghi Hòa. Bảng 2.16: Thay đổi cơ cấu thu nhập của người dân ở 02 dự án Trước thu hồi đất Dự án Dự án I Dự án II Các nguồn thu nhập Giá trị (đồng) Cơ cấu (%) Sau thu hồi đất Giá trị (đồng) Cơ cấu (%) Thu từ nông nghiệp 4.182.378 62,21 5.144.812 40,46 Thu từ phi nông nghiệp 2.540.622 37,79 7.570.988 59,54 Tổng thu nhập 6.723.000 100 12.715.800 100 Thu từ nông nghiệp 5.646.374 54,78 3.545.985 24,71 Thu từ phi nông nghiệp 4.660.990 45,22 10.804.419 75,29 Tổng thu nhập 10.307.364 100 14.350.404 100 (Nguồn: Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng thị xã Cửa Lò) Cùng với sự thay đổi cơ cấu thu nhập từ các hoạt động NN sang các hoạt động phi NN để phù hợp với hiện trạng phát triển của địa phương, thu nhập bình quân của các hộ dân có đất bị thu hồi ở cả hai dự án đều có xu hướng tăng lên so với trước khi thu hồi đất. Ở Dự án II, thu nhập bình quân hàng tháng của các hộ tăng lên 71% sau thu hồi đất. Trong khi đó, thu nhập bình quân háng tháng của các hộ dân ở Dự án I chỉ tăng 52%. Bảng 2.17: Thu nhập bình quân của người dân ở 2 dự án Dự án I Trước thu Sau thu Thu nhập hồi đất ( hồi đất đồng) (đồng) Thu nhập bình quân của hộ/năm 33.077.160 62.561.736 Thu nhập bình quân đầu người/năm 6.723.000 12.715.800 Thu nhập bình quân đầu 560.250 1.059.650 người/tháng Dự án II Trước thu Sau thu hồi đất hồi đất (đồng) (đồng) 61.328.816 85.384.904 10.307.364 14.350.404 858.947 1.195.867 71 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ) Theo kết quả điều tra và phỏng vấn các hộ dân thì nguyên nhân dẫn đến tăng thu nhập của họ là do UBND Thị xã có chủ trương tạo điều kiện cho các hộ này thuê mặt bằng dọc bờ biển để kinh doanh. Trên cơ sở đó, người dân cũng đã sử dụng một phần tiền nhận được từ việc bồi thường vào mục đích kinh doanh ăn uống và các dịch vụ khác dọc bờ biển mới được đưa vào ở phường Nghi Hòa. Chính vì lý do này mà đa số người dân tham gia trả lời bảng hỏi, với 73,08% số người ở Dự án I và 76,36% số người ở Dự án II, đều cho rằng thu nhập của họ sau khi thu hồi đất cao hơn so với trước đó. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít các hộ (7,69% ở Dự án I và 5,46% ở Dự án II) cho rằng thu nhập của họ sau khi bị thu hồi đất thấp hơn so với trước đó do họ chưa biết sử dụng số tiền bồi thường, hỗ trợ một cách đúng mục đích, những hộ này chủ yếu là những hộ sử dụng tiền để sửa chữa hoặc xây mới nhà cửa và sắm những trang thiết bị đắt tiền nhưng không phục vụ cho mục đích kinh doanh. Chi tiết số liệu được thể hiện ở bảng 2.18 Bảng 2.18: Ý kiến của người dân về sự thay đổi thu nhập ở 2 dự án Dự án I Dự án II Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % Tổng số hộ 26 100 55 100 Số hộ có thu nhập cao hơn 19 73,08 42 76,36 Số hộ có thu nhập không đổi 5 19,23 10 18,18 Số hộ có thu nhập kém đi 2 7,69 3 5,46 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ) Chỉ tiêu Qua điều tra ở địa bàn nghiên cứu số tiền bồi thường, hỗ trợ được các hộ sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Ở Dự án I có tới 61,54% hộ sử dụng số tiền bồi thường để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và mua sắm các trang thiết bị như máy giặt, tủ lạnh, bếp ga, máy vi tính...; 50% số hộ đầu tư cho việc học của con cái; 46,15% đầu tư vào sản xuất kinh doanh dịch vụ phi NN. Trong khi đó, ở Dự án II phần lớn các hộ sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ vào việc mua sắm các trang thiết bị như xe máy, điện thoại di động...với tỷ lệ 67,35%; có 59,18% số hộ sử dụng tiền vào việc chi tiêu hàng ngày; lo cho việc học của con cái là 55,10% và đầu tư sản xuất là 51,02%. Ngoài ra, số tiền được bồi thường và hỗ trợ còn được các hộ sử dụng vào mục đích gửi tiết kiệm, chữa bệnh và học nghề. Số liệu cụ thể được thể hiện ở hình 2.9 72 Hình 2.9: Phương thức sử dụng tiền của các hộ dân có đất bị thu hồi ở 2 dự án (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ) Qua hình 2.9 cho thấy việc sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ nhìn chung là chưa hợp lý. Tỷ lệ hộ quan tâm đến việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh và vào việc học hành cho con cái không thấp nhưng số tiền đầu tư còn chiếm tỷ lệ khiêm tốn so với số tiền sử dụng để xây dựng, cải tạo nhà cửa và mua sắm đồ dùng. Tuy đây là những đồ dùng thiết yếu nhưng xét về mặt xã hội sẽ dẫn đến tình trạng không bền vững trong sinh kế của người dân. Việc sử dụng vốn bồi thường của các hộ dân ở 02 dự án nêu trên cũng như tình trạng chung hiện nay các hộ dân sau khi bị Nhà nước thu hồi đất thường sử dụng số tiền được bồi thường không đúng mục đích. Với số tiền bồi thường đó, các hộ dân có thể để phát triển sản xuất kinh doanh hoặc học nghề để tạo thu nhập ổn định nhằm đảm bảo cho cuộc sống sau khi bị thu hẹp diện tích đất canh tác NN. Nhưng đa số các hộ khi nhận được tiền bồi thường lại sử dụng vào các mục đích khác như: mua sắm tài sản và sữa chữa nhà hoặc xây dựng mới nên sau khi bị thu hồi đất người ta thấy nhà cửa của các hộ này thường khang trang và đầy đủ tiện nghi hơn. Tuy nhiên, chính việc sử dụng tiền bồi thường không đúng mục đích dẫn đến hiện trạng nhiều hộ gia đình sau khi bị thu hồi chỉ làm đủ ăn mà không có tích lũy, một số sống bằng tiền làm thuê, mức thu nhập bấp bênh nên cuộc sống không ổn định như trước. Đây là điều mà các cấp chính quyền và địa phương khi thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ cần quan tâm và có những giải pháp hợp lý và sát với điều kiện cụ thể. Khi thu hồi đất đất NN là phương tiện kiếm sống của người dân trước thu hồi đất, các cơ sở sản xuất công 73 nghiệp, dịch vụ hình thành sau thu hồi đất lai chưa có chính sách thu hút lao động và tạo công ăn việc làm cho các lao động nằm trong diện bị thu hồi đất sản xuất. Qua đó cho thấy thực trạng ở vùng nghiên cứu cũng giống với nhiều địa phương ở nước ta. Nhìn chung, sau khi nhận tiền bồi thường, đa số người dân sử dụng vào những mục đích chưa thiết thực, không đảm bảo được nguồn thu nhập cho chính họ trong tương lai. Chính vì vậy, vẫn có tình trạng nghiện hút, bài bạc xảy ra trên địa bàn nghiên cứu. Đi kèm theo với những hiện tượng này thì mức độ hạnh phúc trong cuộc sống của người dân cũng giảm đi. d. Thay đổi về nguồn vốn vật chất Khi xã hội phát triển sẽ kéo theo xu hướng kiên cố hóa nhà cửa và mua sắm những tiện nghi, đồ dùng trong gia đình. Đây là một trong những tiêu chí để đo lường mức sống của người dân, mặc dù tiêu chí này không phải lúc nào cũng phản ánh đúng thực trạng. Theo kết quả điều tra về việc sử dụng các khoản tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ dân thì tại Dự án I sau khi thu hồi đất có: 61,54% số hộ gia đình dùng tiền vào mục đích mua sắm. Khi tiến hành điều tra sâu hơn về tài sản sở hữu của các hộ gia đình trước và sau thu hồi cho thấy chi tiết hơn về việc sử dụng các khoản tiền đó. Số điện thoại di động tăng nhanh với 21 chiếc (tăng 80,77%). Số tủ lạnh tăng nhanh với 13 chiếc (tăng 50%). Đặc biệt đã xóa hết 6 nhà tạm, số nhà cấp 3 cũng đã được xây dựng để thay thế các nhà cấp 4 sau khi thu hồi đất. Dự án I Bảng 2.19: Tài sản sở hữu của các hộ điều tra phỏng vấn của Dự án I Chỉ tiêu điều tra Tổng số hộ Nhà tạm Nhà cấp 4 Nhà cấp 3 Xe máy Bếp ga Số Tivi Số Tủ lạnh Điện thoại cố định Điện thoại di động Máy vi tính Máy giặt Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất 26 6 20 0 26 8 27 3 12 27 2 1 26 0 24 2 35 19 41 16 12 48 9 2 Tăng (+), giảm (-) Số lượng Cơ cấu % 0 -6 +4 +2 +9 + 11 + 14 13 0 + 21 +7 +1 23,08 15,38 7,69 34,62 42,31 53,85 50,00 0,00 80,77 26,92 3,85 74 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ) Dự án II Dự án II có 67,35 % số hộ gia đình sử dụng tiền để mua sắm đồ dùng, số Tủ lạnh tăng lên 29 chiếc, Bếp ga tăng 24 chiếc, số Tivi tăng 23 chiếc, Máy vi tính tăng lên 14 chiếc cái; số Xe máy cũng tăng lên đến 13 chiếc, số Điện thoại di động tăng lên với mật độ 13 chiếc. Số nhà tạm cũng đã được xóa hết để thay vào đó là nhà cấp 4 và cấp 3. Số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng 2.20 Bảng 2.20: Tài sản sở hữu của các hộ điều tra phỏng vấn của Dự án II Chỉ tiêu điều tra Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất Tăng (+), giảm (-) Số lượng Cơ cấu % Tổng số hộ 55 55 0 0 Nhà tạm 0 0 0 0 Nhà cấp 4 47 42 -5 9,01 Nhà cấp 3 8 13 +5 9,01 Xe máy 72 81 +9 16,36 Bếp ga 22 45 + 24 43,64 Số Tivi 55 75 + 20 36,36 Số Tủ lạnh 15 37 + 22 40,00 Điện thoại cố định 26 26 0 0,00 Điện thoại di động 67 86 + 19 34,54 Máy vi tính 17 38 + 21 38,18 Máy giặt 25 34 +9 16,36 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ) Qua kết quả bảng trên cho thấy, hầu như các hộ gia đình đã đầu tư tiền nhận từ khoản bồi thường và hỗ trợ vào mục đích mua sắm các đồ dùng sinh hoạt và sửa chữa nhà cửa. Kết quả điều tra tại hai dự án nghiên cứu cho thấy các tài sản có giá trị cao như xe máy, tivi, tủ lạnh, máy tính, điện thoại của các hộ đều tăng lên đáng kể về mặt số lượng. Trong đó, có nhiều hộ đã đầu tư toàn bộ số tiền được bồi thường vào việc xây dựng, sữa chữa nhà cửa. Việc lựa chọn sử dụng tiền bồi thường vào mục đích mua sắm các trang thiết bị như trên là do UBND thị xã Cửa Lò có sự khuyến khích và ưu tiên cho những hộ nằm trong diện có thu hồi đất được thuê đất dọc bãi biển để làm dịch vụ ăn uống và giải khát. Từ những phân tích trên cho thấy người dân có điều kiện tiếp cận với các tài sản sinh hoạt hiện đại, phương tiện truyền thông, tức là khả năng tiếp cận với nguồn vốn xã hội, phát triển vốn con người tốt hơn trước khi thu hồi đất NN. Nguồn vốn tài 75 sản cá nhân có sự tăng lên đáng kể sau khi thu hồi đất, tuy nhiên vẫn chưa thể khẳng định mức sống người dân đã được cải thiện hay chuyển biến tích cực do tác động của việc thu hồi đất. Tuy nhiên, người dân có khoản tiền lớn từ bồi thường hỗ trợ để đầu tư xây dựng nhà cửa, mua sắm tài sản phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt thường ngày tốt hơn là điều không thể phủ nhận. e. Thay đổi về nguồn vốn xã hội Việc thu hồi đất NN đã làm tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn xã hội cho người dân như tăng cơ hội tiếp cận với những thông tin, thành tựu khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó các cơ sở dịch vụ, sản xuất phi NN hình thành cũng thu hút và tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động. Nghiên cứu cho thấy một số hộ sau khi bị thu hồi đất đã chủ động kiếm việc làm để chuyển sang hoạt động tạo sinh kế trong lĩnh vực phi NN như thuê đất dọc bờ biển để mở quán kinh doanh các dịch vụ ăn uống, giải khát, xe thồ... Thực tế nghiên cứu cho thấy một ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn vốn xã hội của người dân từ việc thu hồi đất đó là khi bị mất đất NN tính tương trợ, tình làng nghĩa xóm giảm sút. Trong cộng đồng người nông dân, họ tương trợ nhau dưới hình thức như đổi công trong mùa vụ sản xuất. Hơn nữa, những hộ nông dân không đủ tư liệu sản xuất, nguồn vốn, lương thực thực phẩm nên có thể vay mượn của nhau. Tính tương trợ, tính cộng đồng được thể hiện qua các hình thức hỗ trợ cả về sức người, sức của trong các công việc nặng nhọc hoặc công việc quan trọng của các thành viên trong cộng đồng như xây dựng nhà cửa, ma chay, cưới xin...Do vậy nhiều người dân băn khoăn khi đất NN bị thu hồi làm cho tính tương trợ cộng đồng - một nét đẹp của văn hóa nông thôn Việt Nam - dần dần sẽ mất đi. Việc thu hồi đất hầu như không có ảnh hưởng gì lớn đến thay đổi cơ sở hạ tầng ở địa bàn nghiên cứu. Kết quả phỏng vấn các hộ bị thu hồi đất tại 02 dự án nghiên cứu cho thấy đa số hộ dân cho rằng cơ sở hạ tầng xã hội sau khi thu hồi đất hầu như chưa được cải thiện tốt hơn so với trước khi thu hồi đất (Dự án I: 73,08%; Dự án II: 85,456%). Đặc biệt, ở Dự án I, có 02 hộ bị thu hồi toàn bộ đất ở, chiếm 7,69% số hộ điều tra cho rằng cơ sở hạ tầng ở nơi TĐC kém hơn so với nơi ở cũ, do dự án chưa xây dựng được hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước và điện thắp sáng nên đến hiện tại các hộ dân này vẫn chưa thể chuyển đến nơi ở mới để sinh sống được. 76 Bảng 2.21: Tình hình tiếp cận các cơ sở hạ tầng sau khi thu hồi đất Dự án I STT Chỉ tiêu Tổng số Dự án II Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % Tổng số hộ 26 100 55 100 Cơ sở hạ tầng tốt hơn 5 19,23 8 14,55 Cơ sở hạ tầng không đổi 19 73,08 47 85,45 Cơ sở hạ tầng kém đi 2 7,69 0 0,00 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ) 1 2 3 Một trong những vấn đề xã hội quan trọng mà đề tài muốn đề cập là tình hình trật tự xã hội trên địa bàn thực hiện 02 dự án. Qua số liệu điều tra cho thấy có 73,08% số hộ dân ở Dự án I và 87,27% số hộ dân ở Dự án II nhận xét rằng tình hình an ninh trật tự xã hội không thay đổi so với trước khi thu hồi đất. Bảng 2.22: Tình hình an ninh trật tự xã hội trước và sau khi thu hồi đất Dự án I STT Dự án II Chỉ tiêu Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % Tổng số 26 100 55 100 1 An ninh trật tự xã hội tốt hơn 4 15,38 7 12,73 2 An ninh trật tự xã hội không đổi 19 73,08 48 87,27 3 An ninh trật tự xã hội kém đi 3 11,54 0 0,00 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ) Nhìn chung, quá trình thu hồi đất để phục vụ mục tiêu phát triển xã hội đã làm thay đổi diện mạo bên ngoài đời sống của người dân bị thu hồi đất, nhà cửa khang trang hơn, tài sản mua sắm nhiều hơn từ nguồn vốn bồi thường, hỗ trợ. Tức là đã có sự luân chuyển từ nguồn vốn tài chính sang nguồn vốn vật chất. Tuy nhiên nguồn vốn vật chất chủ yếu là tài sản phục vụ sinh hoạt gia đình, không phải là phương tiện sản xuất tạo thu nhập, chỉ một bộ phận nhỏ người dân sử dụng nguồn vốn tài chính vào mục đích kinh doanh dịch vụ giúp đảm bảo thu nhập của họ trong tương lai. Nguồn vốn vật chất của cộng đồng chưa được cải thiện nhiều so với trước thu hồi đất. Tóm lại, khi nhà nước thu hồi đất NN đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế người dân. Các nguồn vốn tạo sinh kế thay đổi và có sự luân chuyển cho nhau, trong đó đa số là từ nguồn vốn tự nhiên chuyển sang nguồn vốn tài chính, và vốn vật chất, ít trường hợp chuyển thành 77 nguồn vốn con người. Nhìn chung sự luân chuyển về các nguồn vốn với điều kiện hiện tại không theo hướng bền vững cho sinh kế của người dân. Đào tạo, dạy nghề chung cho địa phương mà trọng tâm là lực lượng lao động nông nghiệp bị thu hồi đất phải chuyển đổi nghề nghiệp. - Đề nghị nâng mức hỗ trợ di chuyển, ổn định đời sống, ổn định việc làm cho người bị thu hồi đất để chính sách hỗ trợ phát huy hiệu quả. Cần quan tâm những lao động trên 35 tuổi không có việc làm, khẩu không có khả năng lao động; hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo. 2.5. Đánh giá chung về hiệu quả của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 2.5.1. Những mặt đạt được - Về phía nhà nước + Không ngưng hoàn thiện hệ thống chính sách bồi thường gải phóng mặt bằng phù hợp với điều kiện thực tế của thị xã Cửa Lò nói riêng và trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung. + Thúc đẩy tiến độ thi công của dự án đầu tư và thu hút được các trọng điểm đầu tư trên địa bàn thị xã ngày càng nhiều. - Về phía chủ đầu tư: + Bố trí vốn đủ và đảm bảo tiến độ + Có phương án giải phóng mặt bằng và tái định cư khả thi - Về người dân sau khi bị thu hồi đất: Cùng với sự thay đổi về cơ cấu thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp khác để phù hợp với hiện trạng phát triển của địa phương, thu nhập bình quân của các hộ dân tăng lên rõ rệt. Trình độ dân trí ngày càng cao. + Đối với phần diện tích đất nông nghiệp còn lại có chính sách hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật, đưa giống có năng suất mới và hiệu quả cao vào sản xuất, đồng thời quan tâm đến thị trường tiêu thụ cho nhân dân. + Quá trình thu hồi đất phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã làm thay đổi diện mạo bên ngoài đời sống của người dân, nhà cửa khang trang hơn, tiện nghi đồ dùng sinh hoạt ngày càng hiện đại hơn. + Tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn xã hội cho người dân như tăng cơ hội tiếp cận thông tin, thành tựu khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó các cơ sở dịch vụ sản xuất phi nông nghiệp cũng thu hút và tạo việc làm cho người dân tăng cao. 78 2.5.2. Hạn chế - Giá đất thu hồi theo khung giá nhà nước còn thấp hơn so với thực tế và điều kiện phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã. - Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do lao động hoạt động nông nghiệp chưa thể thích nghi với môi trường kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp Vấn đề bảo vệ môi trường đô thị trong quá trình thi công dự án của chủ đầu tư, bàn giao mặt bằng dự án, Chỉnh lý cấp GCNQSD đất phần diện tích còn lại cho người dân chưa đúng thời gian qui định. Tóm lược Chương 2: Khái quát về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu. Phân tích ảnh hưởng của quá trình bồi thường GPMB tới sinh kế của người dân thông qua hai dự án được lựa chọn là Dự án công ty bánh kẹo Tràng An và dự án Khu QH chia lô đất ở. Từ đó tìm ra những điểm còn hạn chế của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng mà hai dự án đã thực hiện. 79 Chương 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, GPMB Ở THỊ XÃ CỬA LÒ Công tác GPMB là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý đất đai liên quan đến ổn định chính trị xã hội, phát triển kinh tế và xây dựng đô thị, đây là vấn đề nhạy cảm và ngày càng trở nên bức xúc, cần phải có giải pháp cụ thể cho công tác này nhằm đem lại hiệu quả cao về kinh tế, chính trị và xã hội. Sau đây là một vài giải pháp chủ yếu: 3.1. Giải pháp: 3.1.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác GPMB đủ năng lực đáp ứng yêu cầu giải quyết nhanh, chính xác, dân chủ, công khai, công bằng các phương án GPMB. Tiếp tục củng cố, bổ sung tổ chức bộ máy làm công tác GPMB chuyên trách và tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ. UBND thị xã tuỳ theo dự án GPMB, bố trí đủ cán bộ chuyên trách làm công tác theo dõi, tổng hợp GPMB theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Củng cố tổ hội đồng thẩm định và quy chế hoạt động, làm rõ trách nhiệm của từng thành viên nhằm thẩm định nhanh, đúng chính sách. + Đối với bộ máy quản lý Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu có tính quyết định đến công tác bồi thường thiệt hại GPMB. Bộ máy quản lý phải đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất từ Trung ương đến Địa phương, phải phân công, phân cấp rõ ràng, quy định quyền hạn cụ thể cũng như trách nhiệm của các ngành, các cấp tránh tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ thường xuyên liên tục giữa các ngành trong việc thực hiện công tác bồi thường GPMB. + Về công tác cán bộ Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ tinh thần, trách nhiệm, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ. Cần đề ra những quy định về chế độ khen thưởng phù hợp để khuyến khích động viên ý thức trách nhiệm của người cán bộ đồng thời cũng phải có những quy định nghiêm khắc để xử lý những trường hợp cán bộ công chức lợi dụng quyền hạn, chức vụ, lợi dụng những kẽ hở của chính sách và pháp luật để mưu lợi riêng hoặc trường hợp cán bộ thiếu ý thức trách nhiệm, ỷ lại làm thiệt hại công sức tiền của của Nhà nước và nhân dân trong việc thực hiện công tác bồi thường thiệt hại GPMB. 80 3.1.2. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội liên quan đến công tác bồi thường thiệt hại GPMB. Trước hết là vấn đề công ăn việc làm: phải có chính sách, quy định cụ thể nhất là đối với người dân khi bị thu hồi đất không còn tư liệu sản xuất thì phải hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề mới hướng nghiệp, chuyển nghề mới để họ ổn định cuộc sống. Cần phải xem xét đến những xáo trộn về tâm lý gây căng thẳng, hoang mang, lo lắng ảnh hưởng đến sức khoẻ, ảnh hưởng đến năng suất lao động của người dân trong quá trình thực hiện công tác bồi thường GPMB từ đó có các biện pháp thích hợp hỗ trợ để người dân ổn định đời sống và sản xuất. Một trong những vấn đề quan tâm, lo lắng nhất của người dân vùng giải toả là vấn đề công bằng xã hội. Cần phải có chính sách bồi thường thống nhất và hợp lý nhất trong cùng một dự án, một khu vực, một thời gian nhất định (trước khi bồi thường, trong khi bồi thường và sau khi bồi thường) sao cho cả người thu hồi đất, người thực hiện dự án đều cảm thấy thoả đáng. Có như vậy thì công tác này mới có thể tiến hành nhanh được. 3.1.3. Tăng cường các biện pháp tổ chức thực hiện Nhằm tạo ra sức mạnh trong công tác bồi thường GPMB, chủ dự án cần nghiên cứu kỹ các văn bản pháp quy của Nhà nước, phối hợp chặt chẽ với Hội đồng GPMB của quận, huyện để cung cấp và giải thích các chính sách, chế độ của Nhà nước bảo vệ quyền lợi của người bị thu hồi đất và chủ dự án. Qúa trình GPMB phải tập trung được sức mạnh tổng hợp từ cơ sở, trong đó có sự tham gia của chính quyền, phường, xã, các tổ chức Đảng, MTTQ, phụ nữ, các cơ quan thông tin đại chúng, các cơ quan chuyên môn của quận và sự hỗ trợ của Hội đồng thẩm định. Hội đồng GPMB cần tiến hành các bước sau: Bước 1: Tổ chức lực lượng Thành lập hội đồng bồi thường bao gồm đầy đủ các thành phần có liên quan, được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bước 2: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ Thực hiện dân chủ, công khai, trên cơ sở phát huy dân chủ ở cơ sở. Tuyên truyền để các hộ dân bị thu hồi đất hiểu rõ chủ trương, chính sách hiện hành của Nhà nước về bồi thường GPMB. Thông báo công khai trình tự các bước tiến hành của Hội đồng bồi thường, phổ biến hướng dẫn các hộ dân chuẩn bị các hồ sơ pháp lý về đất về 81 tài sản, về người có công với cách mạng, về hộ khẩu, phối hợp đo đạc diện tích đất, kê khai tài sản chính xác, đúng, đủ, có chữ ký xác nhận của chủ sử dụng đất. Bước 3: Lập phương án bồi thường. Bảo đảm quyền lợi và ổn định đời sống cho các hộ dân bị thu hồi đất, trong đó có: bồi thường di chuyển sau khi giải quyết phần cứng (đúng với chính sách, chế độ) hội đồng bồi thường xem xét thực tế để kiến nghị vận dụng chính sách nhằm hỗ trợ cho người bị thu hồi đất trong phạm vi quy định, tháo gỡ những khó khăn cho người dân phải di chuyển và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung qua thực tế tổ chức thực hiện. Ở khu tái định cư, đây là một vấn đề mà từ trước đến nay còn thiếu quan tâm về các mặt, vì vậy cần quan tâm đúng mức để xây dựng nhanh khu tái định cư, vì đây là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời trong công tác GPMB. Khi di chuyển dân đến khu tái định cư, các ngành chức năng cần tạo điều kiện giúp các hộ gia đình hoàn tất những thủ tục hành chính như chuyển hộ khẩu, chuyển trường học…. Bước 4: Thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường. Hội đồng thẩm định tỉnh là cơ quan giúp việc của Nhà nước trong việc xem xét quyền lợi của người bị thu hồi đất và chủ dự án trước khi Nhà nước ký các quyết định phê duyệt phương án bồi thường để tổ chức thực hiện. Nếu các khâu ở cơ sở đã làm chuẩn mực thì việc thẩm định lại chỉ còn là thủ tục hành chính. Bước 5: Thực hiện bồi thường GPMB. Sau khi có quyết định phê duyệt phương án bồi thường của cấp có thẩm quyền, hội đồng bồi thường phải tổ chức thông báo công khai đến từng hộ dân kế hoạch thực hiện. Các hộ dân xem xét kết quả tính toán có quyền kiến nghị được bổ sung, sửa đổi nếu phát hiện sai sót. Khi đã chấp nhận phương án, các hộ phải đăng ký thời gian nhận tiền bồi thường, thời gian chuyển giao mặt bằng, nhận đất tái định cư, nhà mua, nhà thuê (nếu có) Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng bổ sung những sai sót khi lập phương án bồi thường để trình phê duyệt bổ sung. Bước 6: Tuân thủ và thực thi pháp luật. Sau khi tuyên truyền, vận động thấu tình đạt lý vẫn còn các đối tượng chây ỳ gây khó khăn thì tiến hành tổ chức cưỡng chế thể hiện hiệu lực của pháp luật. Tổ chức GPMB, vấn đề bức xúc liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân, đơn vị, cơ quan… bị thu hồi đất, liên quan đến quyền lợi, lợi ích lâu dài của cộng 82 đồng, của các thế hệ hôm nay và mai sau. Vì vậy, đây không phải là công việc của một tổ chức, một cá nhân đơn phương áp đặt chế độ, chính sách… bồi thường mà là chính sách của Nhà nước thông qua Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng, hội đồng thẩm định để đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi và cả chủ dự án. 3.2. Khuyến Nghị: 3.2.1. Ban hành, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống chính sách về bồi thường thiệt hại GPMB và chính sách liên quan hỗ trợ GPMB. Không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách về bồi thường thiệt hại GPMB cho phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố nói chung và huyện Thường Tín nói riêng. Các chính sách này phải kết hợp hài hòa lợi ích của Nhà nước, chủ đầu tư, người bị thu hồi đất và phải được đặt trong mối quan hệ với các chính sách khác. Trước hết điều chỉnh, sửa đổi một số quy định của Quyết định 04/2010/QĐ-UB ngày 19/01/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành qui định về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Bổ sung điều chỉnh Quyết định 107/QĐ-UB ngày 30/12/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về khung giá các loại đất trên địa thị xã Cửa Lò cho phù hợp với quá trình hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội từng khu vực, từng đường phố theo quá trình đô thị hóa hiện nay. Điều chỉnh mức giá đất có đầu tư hạ tầng kỹ thuật và đất chưa có đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đất khu dân cư nông thôn cho phù hợp với thực tế. Để có kế hoạch dài hạn và chủ động trong khâu giải quyết việc làm cho người lao động thông qua các chương trình hướng nghiệp và dạy nghề, tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định, cần có chủ trương nghiên cứu thành lập quỹ giải quyết việc làm để hỗ trợ học nghề…khi bị thu hồi đất sản xuất, các dự án phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ trên địa bàn phải ưu tiên tuyển dụng lao động tại nơi thu hồi đất. Cho phép các cơ sở phải di chuyển vay vốn với mức lãi suất ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật mới. Đề nghị chính phủ cho phép những dự án có khối lượng lớn GPMB được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng và giai đoạn xây lắp; tạo cơ chế để ứng trước vốn cho việc GPMB chủ động khi thực hiện xây lắp; cho phép không phải làm thủ tục xin điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn nếu kinh phí GPMB tăng nhưng chưa vượt tổng mức đầu tư. 83 Ban hành quy chế sử dụng đất hai bên đường giao thông quy hoạch gắn liền với quy hoạch tuyến phố mới; sử dụng đất hai bên đường để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng: có cơ chế thu hồi, quản lý sử dụng quỹ đất do các hợp tác xã nông nghiệp nội thành đang sử dụng để các HTX này thực hiện chuyển đổi hoặc giải thể HTX theo luật, tạo quỹ đất phát triển đô thị, phục vụ GPMB. Tiếp tục chỉ đạo ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung đồng bộ về chính sách và áp dụng chính sách khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Xây dựng quy chế quản lý xây dựng, quản lý việc chuyển đổi sản xuất trong vùng quy hoạch, tránh hiện tượng chuyển đổi mục đích sử dụng, xây dựng gây lãng phí và khó khăn khi GPMB. 3.2.2. Xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai; xây dựng và phát triển nhà ở trên địa bàn thị xã Cửa Lò Trên cơ sở quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển nhà ở đến năm 2020 được phê duyệt tiếp tục thực hiện quy hoạch chi tiết mạng lưới hạ tầng kỹ thuật xương sống của thành phố, tập trung đầu tư cho từng khu vực tạo sức hút cho phát triển đô thị. Xây dựng quy định cụ thể về trách nhiệm quản lý và thực hiện quy hoạch nhằm tạo nề nếp, kỷ cương trong xây dựng và quản lý đô thị. Công tác quy hoạch phát triển đô thị cần phải phối hợp với kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt, tập trung nghiên cứu, xác định rõ định hướng sử dụng đất, phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để làm cơ sở cho công tác quản lý đô thị, ưu tiên quy hoạch xây dựng các khu đô thị mới, tập trung đầu tư đầy đủ điều kiện hạ tầng để co giãn dân. Xác định rõ các khu vực tập trung trọng điểm để đầu tư phát triển các dự án xây dựng khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ cần phải đảm bảo hạ tầng cho cả khu dân cư cũ giáp ranh tạo điều kiện sinh hoạt tương đương với khu dân cư đô thị mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế khi bị thu hồi đất sản xuất. Để các dự án đầu tư có tính khả thi, không bị động, khi lập dự án chủ đầu tư phải lập phương án GPMB trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với dự án phải di dân, phải xác định được phương án tái định cư mới được giao đất. Các phương pháp thẩm định, các mức đánh giá, khảo sát địa bàn nhằm xây dựng phương án bồi thường GPMB, các phương án xây dựng chỗ ở mới, chính sách tạo việc làm… phải được xem xét một cách kỹ lưỡng, thông qua Hội đồng chuyên gia, 84 nếu dự án của Nhà nước thì nên đầu tư một phần thích đáng chi phí của dự án cho phần việc này. 3.2.3. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính ở 4 cơ quan có liên quan chính đến đầu tư, GPMB là Kiến trúc sư Trưởng thị xã, Sở Tài Nguyên – Môi Trường, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá trọng tâm vào các khâu: - Xác định chỉ giới đường đỏ, thiết kế tổng mặt bằng. - Giao đất, cho thuê đất, bán nhà, cho thuê nhà tái định cư. - Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư. - Xác định giá bồi thường thiệt hại, xây dựng quy chế hoạt động thẩm định làm rõ trách nhiệm quyền hạn của từng thành viên, đảm bảo tính chất pháp lý. UBND thị xã củng cố tổ chức, có đầu mối thống nhất và phân công nhiệm vụ cụ thể; xác định quy chế hoạt động cho Hội đồng GPMB, đảm bảo chất lượng phê duyệt phương án GPMB. Thực hiện tốt nguyên tắc công khai dân chủ, công bằng trong việc điều tra, khảo sát lập và phê duyệt phương án, bố trí tái định cư, thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ. Các chủ đầu tư khi triển khai dự án cần phải đảm bảo các điều kiện: - Bố trí vốn đủ và theo đúng tiến độ. - Có phương án GPMB và tái định cư khả thi. Khi chưa có đủ các điều kiện trên thì chưa nên tổ chức triền khai công tác GPMB. 3.2.4. Triển khai chính sách và tuyên truyền vận động và kiểm tra thực hiện chính sách. Ban GPMB phối hợp với các ngành tổ chức tập huấn các chính sách, đất đai, GPMB, quản lý đầu tư cho UBND các huyện và chủ dự án. Tổ chức toạ đàm, hội nghị điển hình giữa các Hội đồng GPMB, bộ phận chuyên trách GPMB thị xã và các ngành trong việc áp dụng chính sách và kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện công tác GPMB. Kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục bồi thường GPMB và thực hiện chính sách GPMB, tái định cư. Ngoài việc kiểm tra thường xuyên, sẽ tổ chức một số cuộc kiểm tra trọng điểm với sự tham gia của ngành trong Ban chỉ đạo. Tổ chức nghiên cứu đề tài, chuyên đề, tham quan học tập kinh nghiệm ở trong và ngoài nước để xây dựng chính sách và tổ chức thực hiện công tác GPMB. Coi trọng công tác báo cáo, xây dựng kế hoạch và đánh giá sơ kết, tổng kết công tác GPMB. 85 Tăng cường phối hợp với các cơ quan báo, đài ở Trung ương và địa phương để tuyên truyền chính sách, đăng tải thông tin chính xác về công tác GPMB thông qua tiếp xúc, họp báo định kỳ. 3.2.5. Tập trung giải quyết vốn, tạo quỹ nhà đất phục vụ tái định cư theo phương châm: chủ động, tích cực. Chỉ đạo UBND thị xã trên cơ sở quy hoạch chi tiết đã được UBND tỉnh phê duyệt, chủ động xác định quỹ đất và lập dự án xây dựng khu tái định cư phục vụ di dân GPMB các dự án trên địa bàn ở các quận không còn quỹ đất thì phối hợp với các huyện khác để triển khai. Công tác chuẩn bị quỹ đất, quỹ nhà tái định cư phải đi trước một bước, đảm bảo đầy đủ các điều kiện để lập khu tái định cư có diện tích ở và điều kiện hạ tầng kỹ thuật bằng hoặc hơn nơi ở cũ. Các khu tái định cư phải gắn liền với khu đô thị mới, có hệ thống hạ tầng đồng bộ, tạo điều kiện hoà nhập với chính sách giữa các bộ phận dân cư. Tổ chức tái định cư bằng nhiều hình thức khác nhau: giao đất, bán nhà, cho thuê nhà, bồi thường bằng tiền cho dân tự lo nơi ở mới, tái định cư tập trung hoặc phân tán, cho phù hợp với tập quán của nhân dân từng khu vực, đồng thời phải phân loại đối tượng di dân là nông dân và các đối tượng làm nghề khác để có đối sách phù hợp. Cần nâng cao chất lượng các khu tái định cư về mọi mặt như mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội. Ngân sách tỉnh bố trí ứng vốn để xây dựng nhà ở, xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư để chủ động phục vụ công tác GPMB cho năm 2015 và các năm tiếp theo. Các chủ đầu tư có trách nhiệm chủ động tạo quỹ đất, nhà phục vụ tái định cư cho các dự án của mình, nếu không chủ động được phải lập kế hoạch báo cáo UBND tỉnh để bố trí và có trách nhiệm hoàn trả ngân sách phần kinh phí đã đầu tư xây dựng theo quy định của thành phố. Áp dụng rộng rãi phương thức đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư theo phương thức đặt hàng, chìa khoá trao tay phục vụ GPMB. 86 Tóm lược Chương 3 Nội dung chương 3 nêu một số giải pháp áp dụng trong công tác bồi thường GPMB như: Xây dựng chính sách liên quan đến thu hồi đất, hoàn thiện chính sách đền bù khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp và tái định cư ở nông thôn, chính sách và quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý, cần có điều tra, khảo sát trước khi phê duyệt dự án đầu tư cần thu hồi đất, định hướng về đổi mới phương thức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và quan điểm của chính quyền thị xã Cửa Lò nói riêng. 87 KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu tình hình thực tế của công tác đền bù giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, tôi nhận thấy công tác bồi thường GOMB đã đạt được những kết quả khả quan tạo điều kiện thuận lợi cho tiến độ thực hiện các dự án đầu tư phát triển trên địa bàn thị xã góp phần đưa thị xã ngày càng phát triển bền vững và hướng tới đô thị du lịch biển trong tương lai. Đạt được những kết quả khả quan như thế, trước hết là do sự cố gắng của các cấp các ngành có liên quan đến công tác này, nhờ sự chỉ đạo của UBND thị xã, lãnh đạo chỉ đạo của tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Sở Tài nguyện môi trường…. Bên cạnh đó phải kể đến những chính sách mà chính phủ mới ban hành có liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng(NĐ 69, NĐ 22,QĐ 10..) Bồi thường giải phóng mặt bằng là công việc đầu tiên và cũng là khâu khó nhất của chủ dự án trong quá trình thực hiện đầu tư. Giải phóng mặt bằng đồng nghĩa với việc giải quyết mâu thuẫn giữa quyền lợi của một hoặc nhiều hộ dân, của một hay nhiều đơn vị …bị thu hồi đất để phục vụ lợi ích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của đất nước. Mặt khác công tác bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng liên quan đến việc quản lý đất đai, hộ khẩu và các quy định khác…mà nhiều năm qua, trong quá trình đổi mới, chuyển đổi còn có nơi,có chỗ chưa quản lý chặt chẽ và chưa có điều luật rõ ràng. Vì thế, khi lập phương án đền bù theo chính sách còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Do đó, việc giải phóng mặt bằng vẫn còn rất chậm, từ đó gây khó khăn cho công tác triển khai thi công xây dựng các công trình, ảnh hưởng đến quy hoạch, làm ách tắc giao thông, tác động đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, làm chậm bước tiến của tỉnh nhà. Hơn nữa công tác này còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố như: các chính sách của Nhà nước về bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng, quy hoặch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng phát triển nhà ở,công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, nguồn vốn để thực hiện. Như vậy, việc giải quyết những vấn đề tồn tại và vướng mắc trong công tác đền bù thiệt hại GPMB ở nước ta nói chung và thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An nói riêng là công việc hết sức cần thiết của Đảng và Nhà nước ta cùng các cấp các ngành có liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình Đô thị hoá đang diễn ra ngày càng mạnh ở nước ta. Đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất Để công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đạt hiệu quả, góp phần thúc đẩy 88 tiến trình thực hiện dự án đầu tư, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, Nhà nước và chủ đầu tư, chúng tôi xin kiến nghị: - Cần đặc biệt quan tâm đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quản lý, chỉnh lý biến động và cập nhật hệ thống hồ sơ địa; Vấn đề xây dựng giá đất, nhất là giá đất nông nghiệp đúng với khả năng sinh lợi của đất và giá chuyển nhượng trên thị trường. - Đề nghị xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành nghề, hệ thống đào tạo, dạy nghề chung cho địa phương mà trọng tâm là lực lượng lao động nông nghiệp bị thu hồi đất phải chuyển đổi nghề nghiệp. - Đề nghị nâng mức hỗ trợ di chuyển, ổn định đời sống, ổn định việc làm cho người bị thu hồi đất để chính sách hỗ trợ phát huy hiệu quả. Cần quan tâm những lao động trên 35 tuổi không có việc làm, khẩu không có khả năng lao động; hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Tài Chính (2004), Thông tư số 116/2004/TT - BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ - CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất 2. Bộ Tài Chính (2006), Thông tư số 69/2006/TT - BTC ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT - BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Báo cáo kiểm tra thi hành Luật đất đai, Hà Nội. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Hội nghị kiểm điểm công tác quản lý nhà nước về Tài nguyên và Môi trường 27/02/2007, Hà Nội. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Thông tư số 08/2007/TT - BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 6. Bộ Tài nguyên và môi trường (2009), Thông tư số 14/2009/TT - BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, TĐC và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất. 7. Lê Thanh Bồn (2006), Giáo Trình thổ nhưỡng học, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 8. Care Quốc tế tại Việt Nam - Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (2005), Quản lý và sử dụng đất đai ở nông thôn Miền Bắc nước ta, Nhà xuất bản Lao động - xã hội. 9. Ngô Đức Cát (2000), Kinh tế tài nguyên đất, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 10. Chính phủ (2004), Nghị định 181/2004/NĐ - CP về thi hành Luật đất đai. 11. Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 12. Chính phủ (2007), Nghị định 84/2007/NĐ - CP quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. 90 13. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ - CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. 14. Trần Văn Chử, Trần Ngọc Hiên (1998), Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Huỳnh Văn Chương (2010), Bàn luận về khái niệm đất và quản lý đất đai. Nhà xuất bản Nông Nghiệp 16. Trần Thị Thu Hà (2002), Bài giảng Đánh giá đất, Trường Đại học Nông - Lâm Huế. 17. Ngô Hữu Hoạnh (2010), Ảnh hưởng của chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sinh kế người dân tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông - Lâm Huế. 18. TS Nguyễn Sỹ Cường và TS. Vũ Trọng Hòa (2014) Bài giảng môn học chính sách công 19. Quốc hội (2003), Luật đất đai 2003, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Quốc hội (2001), Luật sửa đồi, bổ sung một số điều của Luật đất đai, Nhà xuất bản Bản đồ, Hà Nội. 21. Đoàn Công Quỳ (2006), Giáo trình quy hoạch sử dụng đất, NXB Nông nghiệp. 22. Đinh Đức Thuận (2005), “Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn Việt Nam”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chương trình hỗ trợ Ngành lâm nghiệp và đối tác. 23. Nguyễn Tiệp (4/2008), “Việc làm cho người lao động trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất”, Tạp chí Cộng sản số 786. 24. Trung tâm Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Đại từ điển Tiếng việt, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 25. UBND thị xã Cửa Lò (2013), Niên giám thống kê. 26. UBND thị xã Của Lò (2013), Báo cáo 3 năm thực hiện công tác Bồi thường giải phóng mặt bằng. 27. UBND tỉnh Nghệ An (2008), Quyết định số 03/2008/QĐ - UBND ngày 8/1/2008 của UBND tỉnh Nghệ An về việc quy định đơn giá bồi thường nhà cửa các công trình xây dựng phục vụ công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 91 28. UBND tỉnh Nghệ An (2010), Quyết định số 04/2010/QĐ - UBND ngày 19/01/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về việc quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. 29. UBND tỉnh Nghệ An (2009), Quyết định số 102/2009/QĐ - UBND ngày 04/11/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành đơn giá bồi thường cây trồng, hoa màu trên địa bản tỉnh Nghệ An. 30. UBND tỉnh Nghệ An (2009), Quyết định số 125/2009/QĐ - UBND ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành Bảng giá các loại đất trên địa bàn thị xã Cửa Lò. 31. UBND tỉnh Nghệ An (2007), Quyết định số 147/2007/QĐ - UBND ngày 19/12/2007 về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 32. UBND tỉnh Nghệ An (2007), Quyết định số 151/2007/QĐ - UBND ngày 24/12/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành Bảng giá các loại đất trên địa bàn thị xã Cửa Lò. 33. UBND tỉnh Nghệ An (2005, 2007), Quyết định số 294/2005/QĐ - UBND ngày 31/8/2005 và Quyết định số 3466/2007/QĐ - UBND ngày 07/9/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành đơn giá bồi thường cây cối, hoa màu, mồ mả và chính sách hỗ trợ áp dụng trên địa bàn thị xã Cửa Lò. 34. UBND tỉnh Nghệ An (2006), Quyết định số 72/2006/QĐ - UBND ngày 31/7/2006 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 74/2005/QĐ - UBND ngày 31/8/2005 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 35. UBND tỉnh Nghệ An (2005), Quyết định số 74/2005/QĐ - UBND ngày 31/8/2005 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An. . 36. Viện Nghiên cứu Địa chính (2008), Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài Điều tra nghiên cứu xã hội học về chính sách đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư, Hà Nội. 37. Vụ công tác lập pháp (2001), Những văn bản Quản lý và sử dụng đất, NXB Xây dựng. 38. Vụ công tác lập pháp (2003), Những sửa đổi cơ bản của Luật đất đai năm2003, NXB Tư pháp. 92 Tiếng Anh 39. Andrew Barnett (2005), The Sustainable Livelihoods Framework, energy. 40. DFID (1999), Sustainable livelihoods guidance sheets. 41. Nguyen Van Suu (2009), “Industrialization and Urbanization in Vietnam: How Appropriation of Agricultural Land Use Rights Transformed Farmers’ Livelihoods in a Peri-Urban Hanoi Village”, Final Report of an East Asian Development Network (EADN) Individual Research Grant Project, EADN Working paper No.38. 42. Tim Hanstad, Robin Nielsen and Jennifer Brown (2004), Land and livelihoods “Making land rights real for India’s rural poor”, Food and Agriculture Organization of Tthe United Nations (FAO). PHỤ LỤC Phụ lục 1. BẢN CÂU HỎI Kính chào Quý Anh (Chị)/Ông (Bà) ! Tôi tên là Phạm Thị Dung, hiện đang nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, GPMB ở một số dự án tại địa bàn thị xã Cửa lò, tỉnh Nghệ An”. Tôi kính mong Ông Bà vui lòng trả lời các câu hỏi trong bản hỏi dưới đây nhằm giúp tôi có thêm thông tin hoàn thành đề tài nghiên cứu. Tôi xin cam đoan là những thông tin mà Ông Bà cung cấp sẽ chỉ để phục vụ cho nghiên cứu, không nhằm mục đích nào khác. Xin chân thành cảm ơn Quý Ông Bà ! ------------------------------------------------------------------------------- Câu 1: Thông tin về hộ gia đình 1. Tên chủ hộ:...................................................................................................... .... 2. Địa chỉ: ............................................................................................................ .... 3. Số nhân khẩu trong gia đình : ………người Nam: …… người; Nữ: ........... người 4. Trình độ học vấn: - Sau đại học: …….. người - Đại học, cao đẳng và trung cấp : ..…… người - Cấp 3 (PTTH): ..…… người - Cấp 2 (PTCS): ..…… người - Cấp 1 (TH): ..…… người - Không đi học/Chưa đi học/Không biết : .…… .người 5. Số lao động (có thu nhập), nghề nghiệp: Lao động Tổng số lao động (người) - Tuổi từ 15-18 - Tuổi từ 18 đến 35 (nữ), 40 (nam) - Tuổi > 35(nữ), > 40(nam) Số lao động, nghề nghiệp Trước khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất Câu 2. Xin ông bà cho biết gia đình có nằm trong dự án thu hồi đất của thị xã không? Diện tích thu hồi đất /tổng diện tích của gia đình là bao nhiêu? Có Không Diện tích bị thu hồi......................m2/ Tổng diện tích.........................m2 Số tiền đền bù nhận được do chính sách thu hồi đất là bao nhiêu?................... Câu3. Xin vui lòng cho biết, Ông (Bà) nhận được sự hỗ trợ của thị xã không? Có Không Nếu có thì hình thức hỗ trợ cho gia đình là hình thức nào: Hỗ trợ ổn định đời sống, việc làm Có Không Hỗ trợ nhân khẩu Có Không Hỗ trợ tái định cư Có Không Hỗ trợ di chuyển Có Không Câu 4. Xin ông (bà) cho biết sau khi nhận được hỗ trợ, gia đình sử dụng vào mục đích gì? Xây dựng, cải tạo, nâng cấp nhà Có Không Đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất Có Không Mua sắm tài sản - Ti vi - Tủ lạnh - Xe máy - Máy vi tính - Xe đạp - Ô tô - Điện thoại Đầu tư vốn để kinh doanh ngành nghề khác (Kinh doanh kiốt quán, hoạt động xe điện…) Có Có Có Có Có Có Có Có Gửi tiết kiệm Có Không Chi tiêu hàng ngày Có Không Chữa bệnh Có Không Không Không Không Không Không Không Không Không Câu 5. Xin ông (bà) cho biết về tình hình việc làm của gia đình trước và sau khi bị thu hồi đất. Chỉ tiêu Trước thu hồi đất (Số người) Sau thu hồi đất (Số người) Sản xuất nông nghiệp Lao động trong nhà máy, xí nghiệp Tham gia kinh doanh, dịch vụ (kinh doanh Nhà hàng, Kiot, khách sạn,...) Nhân viên khách sạn, nhà hàng Chạy xe điện, xe ôm, thợ xây, .... Xuất khẩu lao động Thất nghiệp Câu 6. Xin vui lòng cho biết, thu nhập bình quân của mỗi người trong gia đình Ông (Bà) đạt bao nhiêu mỗi tháng? Mức thu nhập Dưới 1,5 triệu Từ 1,5 – 2,5 triệu Từ 2,5 – 3,5 triệu Trên 3,5 triệu Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất Câu 7. So với trước khi bị thu hồi đất, thu nhập của hộ gia đình Ông/Bà hiện nay thay đổi theo chiều hướng nào? Tăng nhiều Tăng ít Không đổi Giảm ít Giảm nhiều Thu nhập trong năm có ổn định hay không? có không Câu 8. Gia đình Ông/Bà còn đất để sản xuất hay không? Nếu có, thì diện tích mà gia đình hiện có là ...........................m2 Thu nhập bình quân hàng năm từ sản xuất nông nghiệp là......................... triệu đồng Câu 9. So với trước khi thu hồi đất đời sống của gia đình Ông/Bà như thế nào? Tốt hơn Kém hơn Không đổi Câu 10. Gia đình Ông/Bà thuộc diện nào dưới đây? Nghèo Cận nghèo Trung bình Khá Giàu Câu 11. Gia đình Ông/Bà cần Nhà nước và Chính quyền địa phương hỗ trợ những vấn đề gì tiếp theo? 1 Được vay vốn để sản xuất 2 Được chính quyền hỗ trợ đào tạo nghề 3 Được chính quyền hỗ trợ giới thiệu việc làm 4 Được chính quyền hỗ trợ chính sách ưu đãi xã hội Ngoài những thông tin trên, Ông/Bà có ý kiến mong muốn gì khác không?.............................................................................................................................. Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của gia đình Ông/Bà. Ngày……tháng……năm 2014 NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN NGƯỜI PHỎNG VẤN Phụ lục 01: Loại đất thu hồi dự án 1 TT Chủ Hộ Địa chỉ 1 Bùi Xuân Yết Khối 14 - Nghi Hương 2 Hồ Thị Hiền Khối 14 - Nghi Hương 3 Nguyễn Văn Phương Khối 14 - Nghi Hương 15 Mai Thị Nga Khối 14 - Nghi Hương 16 Hoàng Thị Lan Khối 14 - Nghi Hương 17 Đậu Văn Thiện Khối 14 - Nghi Hương 18 Lê Thị Vân Anh Nam Phượng - Nghi Thu 19 Bùi Văn Dũng Nam Phượng - Nghi Thu 20 Trần Kim Liên Nam Phượng - Nghi Thu 21 Phạm Thị Hương Nam Phượng - Nghi Thu 22 Trần Thị Hoa Nam Phượng - Nghi Thu 23 Hoàng Thị Hương Nam Phượng - Nghi Thu 24 Ngô Thị Lan Nam Phượng - Nghi Thu 25 Nguyễn Ngọc Hường Nam Phượng - Nghi Thu Phan Quốc Sơn Nam Phượng - Nghi Thu Tổng Diện tích thu hồi Đất ở Đất Nông Nghiệp 835,8 835,8 1338,8 1338,8 735,7 735,7 510,4 510,4 235,6 235,6 500 500 331,3 331,3 593,3 593,3 550,1 550,1 366,2 366,2 675,9 675,9 547,4 547,4 473,8 473,8 2293 1358,4 927,3 934,6 927,3 2000 14840,95 Phụ lục 02: Ảnh hưởng của dự án 01 đến đời sống người dân Mục đích sử dụng TT Chủ Hộ 1 Bùi Xuân Yết 2 Hồ Thị Hiền 3 Nguyễn Văn Phương 4 Chế Đình Ngân 5 Nguyễn Thị Nga 6 Hoàng Đăng Định 7 Chế Việt Hồng 8 Lê Văn Tâm 9 Chế Việt Phương 10 Phạm Thị Tuyên 11 Đinh Ngọc Thắng 12 Nguyễn Duy Công 13 Trần Xuân Vinh Địa chỉ Khối 14 - Nghi Hương Khối 14 - Nghi Hương Khối 14 - Nghi Hương Khối 14 - Nghi Hương Khối 14 - Nghi Hương Khối 14 - Nghi Hương Khối 14 - Nghi Hương Khối 14 - Nghi Hương Khối 14 - Nghi Hương Khối 14 - Nghi Hương Khối 14 - Nghi Hương Khối 14 - Nghi Hương Khối 14 - Nghi Hương Áp Xây dụng dựng, đầu, Mua Tủ Xe Vi cải tư ti vi lạnh máy tính tạo sản nhà xuất X X X X X Điện thoại X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Gửi Chi Chữa tiết tiêu bệnh kiệm X X X Ô tô Đầu tư kinh doan h X X X X X 14 Phạm Thị Thu 15 Mai Thị Nga 16 Hoàng Thị Lan 17 Đậu Văn Thiện 18 Lê Thị Vân Anh 19 Bùi Văn Dũng 20 Trần Kim Liên 21 Phạm Thị Hương 22 Trần Thị Hoa 23 Hoàng Thị Hương 24 Ngô Thị Lan 25 Nguyễn Ngọc Hường 26 Hoàng Hồng Sơn Tổng Khối 14 - Nghi Hương Khối 14 - Nghi Hương Khối 14 - Nghi Hương Khối 14 - Nghi Hương Nam Phượng - Nghi Thu Nam Phượng - Nghi Thu Nam Phượng - Nghi Thu Nam Phượng - Nghi Thu Nam Phượng - Nghi Thu Nam Phượng - Nghi Thu Nam Phượng - Nghi Thu Nam Phượng - Nghi Thu Nam Phượng - Nghi Thu X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 14 X X X 4 X 13 9 7 21 X 9 11 Phụ lục 03: Thu nhập của người dân sau thu hồi đất dự án 01 TT Chủ hộ Tăng nhiều 1 Bùi Xuân Yết 2 Hồ Thị Hiền 3 Nguyễn Văn Phương X 4 Chế Đình Ngân X 5 Nguyễn Thị Nga X 6 Hoàng Đăng Định 7 Chế Việt Hồng X 8 Lê Văn Tâm X 9 Chế Việt Phương X 10 Phạm Thị Tuyên 11 Đinh Ngọc Thắng 12 Nguyễn Duy Công 13 Trần Xuân Vinh X 14 Phạm Thị Thu X 15 Mai Thị Nga X 16 Hoàng Thị Lan X 17 Đậu Văn Thiện X 18 Lê Thị Vân Anh X 19 Bùi Văn Dũng Tăng ít không đổi Giảm ít X X X X X X X giảm nhiều 20 Trần Kim Liên X 21 Phạm Thị Hương X 22 Trần Thị Hoa 23 Hoàng Thị Hương X 24 Ngô Thị Lan X 25 Nguyễn Ngọc Hường X 26 Hoàng Hồng Sơn X X Phụ lục 04: Loại đất thu hồi dự án 02 TT Chủ Hộ 1 Phan Quốc Sơn 2 Nguyễn Hữu Yên 3 Trần Ngọc Châu 4 Nguyễn Hữu Bình 5 Trần Trọng Phương 6 Hoàng Đức Anh 7 Trần Quốc Hùng 8 Nguyễn Thị Hòa 9 Võ Văn Nam 10 Nguyễn Thế Vinh 11 Lê Mạnh Hùng 12 Lê Văn Hùng 13 Võ Thị Nhuần 14 Nguyễn Minh Nhật 15 Đoàn Tuấn Khanh 16 Lê Thị Thanh 17 Nguyễn Văn Hoàn 18 Nguyễn Thị Huề 19 Trần Văn Sơn 20 Trần Thị Thủy Địa chỉ Nam Phượng Nghi Thu Nam Phượng Nghi Thu Nam Phượng Nghi Thu Nam Phượng Nghi Thu Nam Phượng Nghi Thu Nam Phượng Nghi Thu Nam Phượng Nghi Thu Nam Phượng Nghi Thu Nam Phượng Nghi Thu Nam Phượng Nghi Thu Nam Phượng Nghi Thu Nam Phượng Nghi Thu Nam Phượng Nghi Thu Nam Phượng Nghi Thu Nam Phượng Nghi Thu Nam Phượng Nghi Thu Nam Phượng Nghi Thu Nam Phượng Nghi Thu Nam Phượng Nghi Thu Nam Phượng Nghi Thu Diện tích thu hồi Đất ở Đất Nông Nghiệp 250,5 0 250,5 45 090 000 273,4 0 273,4 49 212 000 262,4 0 262,4 47 232 000 245,7 0 245,7 44 226 000 314,4 0 314,4 56 592 000 230,6 0 230,6 41 508 000 487 0 487 87 660 000 271,3 0 271,3 48 834 000 338,3 0 338,3 60 894 000 278,9 0 278,9 50 202 000 206,3 0 206,3 37 134 000 239,6 0 239,6 43 128 000 312,9 0 312,9 56 322 000 245,7 0 245,7 44 226 000 224,1 0 224,1 40 338 000 334,6 0 334,6 60 228 000 230 0 230 41 400 000 320,5 0 320,5 57 690 000 390,6 0 390,6 70 308 000 231,6 0 231,6 41 688 000 Số tiền đến bù 21 Trần Văn Chiến 22 Trần Thị Hường 23 Võ Văn An 24 Nguyễn Thị Nga 25 Nguyễn Quốc Khánh 26 Lê Thị Hương 27 Hoàng Văn Thọ 28 Lê Thị Hằng 29 Trần Văn Nam 30 Trịnh Xuân Thu 31 Nguyễn Huy Nam 32 Bùi Văn Tám 33 Võ Thị Hương 34 Võ Văn Đồng 35 Hoàng Thị Huệ 36 Cao Thị Minh 37 Lê Văn Thắng 38 Lê Thanh Hải 39 Trần Văn Minh 40 Phan Xuân Hiến 41 Nguyễn Văn Tu 42 Đặng Thị Hạnh 43 Hoàng Liên Sơn Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu 350 0 350 63 000 000 330 0 330 59 400 000 333,8 0 333,8 60 084 000 287,9 0 287,9 51 822 000 346 0 346 62 280 000 354,8 0 354,8 63 864 000 444,9 0 444,9 80 082 000 342,6 0 342,6 61 668 000 618,9 0 618,9 111 402 000 298,5 0 298,5 53 730 000 422,5 0 422,5 76 050 000 379,9 0 379,9 68 382 000 608,5 0 608,5 109 530 000 334,4 0 334,4 60 192 000 1167,2 0 365,5 65 790 000 263,6 0 263,6 47 448 000 381,9 0 381,9 68 742 000 291,6 0 291,6 52 488 000 220,4 0 220,4 39 672 000 232,6 0 232,6 41 868 000 229,7 0 229,7 41 346 000 368,3 0 368,3 66 294 000 368,8 0 368,8 66 384 000 44 Nguyễn Trọng Sửu 45 Hoàng Ngọc Kết 46 Lê Văn Hồng 47 Nguyễn Thị Lan 48 Hoàng Thị Ân 49 Nguyễn Kiên Cường 50 Hoàng Văn Thắng 51 Nguyễn Thị Thu 52 Võ Thị Xuân 53 Lê Thị hải 54 Nguyễn Đình An 55 Võ Thị Ninh Hiếu Hạp - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu 313,1 0 313,1 56 358 000 156,5 0 156,5 28 170 000 230 0 230 41 400 000 107,1 0 107,1 19 278 000 227,3 0 227,3 40 914 000 150,6 0 150,6 27 108 000 269,7 0 269,7 48 546 000 1250 0 460,5 82 890 000 218 0 218 39 240 000 307,2 0 307,2 55 296 000 248,8 0 248,8 44 784 000 215,4 0 215,4 38 772 000 Phụ lục 05: Diện tích thu hồi dự án 02 TT Chủ Hộ Địa chỉ Số lao động Tổng Diện tích thu hồi 1 Phan Quốc Sơn Nam Phượng - Nghi Thu 6 250,5 2 Nguyễn Hữu Yên Nam Phượng - Nghi Thu 4 273,4 3 Trần Ngọc Châu Nam Phượng - Nghi Thu 5 262,4 4 Nguyễn Hữu Bình Nam Phượng - Nghi Thu 6 245,7 5 Trần Trọng Phương Nam Phượng - Nghi Thu 4 314,4 6 Hoàng Đức Anh Nam Phượng - Nghi Thu 6 230,6 7 Trần Quốc Hùng Nam Phượng - Nghi Thu 7 487 8 Nguyễn Thị Hòa Nam Phượng - Nghi Thu 4 271,3 9 Võ Văn Nam Nam Phượng - Nghi Thu 6 338,3 10 Nguyễn Thế Vinh Nam Phượng - Nghi Thu 7 278,9 11 Lê Mạnh Hùng Nam Phượng - Nghi Thu 3 206,3 12 Lê Văn Hùng Nam Phượng - Nghi Thu 5 239,6 13 Võ Thị Nhuần Nam Phượng - Nghi Thu 4 312,9 14 Nguyễn Minh Nhật Nam Phượng - Nghi Thu 6 245,7 15 Đoàn Tuấn Khanh Nam Phượng - Nghi Thu 7 224,1 16 Lê Thị Thanh Nam Phượng - Nghi Thu 4 334,6 17 Nguyễn Văn Hoàn Nam Phượng - Nghi Thu 6 230 18 Nguyễn Thị Huề Nam Phượng - Nghi Thu 7 320,5 19 Trần Văn Sơn Nam Phượng - Nghi Thu 4 390,6 20 Trần Thị Thủy Nam Phượng - Nghi Thu 3 231,6 21 Trần Văn Chiến Hòa Đình - Nghi Thu 6 350 22 Trần Thị Hường Hòa Đình - Nghi Thu 4 330 23 Võ Văn An Hòa Đình - Nghi Thu 6 333,8 24 Nguyễn Thị Nga Hòa Đình - Nghi Thu 4 287,9 25 Nguyễn Quốc Khánh Hòa Đình - Nghi Thu 5 346 26 Lê Thị Hương Hòa Đình - Nghi Thu 6 354,8 27 Hoàng Văn Thọ Hòa Đình - Nghi Thu 4 444,9 28 Lê Thị Hằng Hòa Đình - Nghi Thu 6 342,6 29 Trần Văn Nam Hòa Đình - Nghi Thu 7 618,9 30 Trịnh Xuân Thu Hòa Đình - Nghi Thu 4 298,5 31 Nguyễn Huy Nam Hòa Đình - Nghi Thu 4 422,5 32 Bùi Văn Tám Hòa Đình - Nghi Thu 5 379,9 33 Võ Thị Hương Hòa Đình - Nghi Thu 4 608,5 34 Võ Văn Đồng Hòa Đình - Nghi Thu 4 334,4 35 Hoàng Thị Huệ Hòa Đình - Nghi Thu 3 1167,2 36 Cao Thị Minh Hòa Đình - Nghi Thu 6 263,6 37 Lê Văn Thắng Hòa Đình - Nghi Thu 4 381,9 38 Lê Thanh Hải Hòa Đình - Nghi Thu 6 291,6 39 Trần Văn Minh Hòa Đình - Nghi Thu 7 220,4 40 Phan Xuân Hiến Hiếu Hạp - Nghi Thu 3 232,6 41 Nguyễn Văn Tu Hiếu Hạp - Nghi Thu 4 229,7 42 Đặng Thị Hạnh Hiếu Hạp - Nghi Thu 5 368,3 43 Hoàng Liên Sơn Hiếu Hạp - Nghi Thu 5 368,8 44 Nguyễn Trọng Sửu Hiếu Hạp - Nghi Thu 6 313,1 45 Hoàng Ngọc Kết Hiếu Hạp - Nghi Thu 4 156,5 46 Lê Văn Hồng Hiếu Hạp - Nghi Thu 5 230 47 Nguyễn Thị Lan Hiếu Hạp - Nghi Thu 6 107,1 48 Hoàng Thị Ân Hiếu Hạp - Nghi Thu 4 227,3 49 Nguyễn Kiên Cường Hiếu Hạp - Nghi Thu 6 150,6 50 Hoàng Văn Thắng Hiếu Hạp - Nghi Thu 7 269,7 51 Nguyễn Thị Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu 4 1250 52 Võ Thị Xuân Hiếu Hạp - Nghi Thu 6 218 53 Lê Thị hải Hiếu Hạp - Nghi Thu 7 307,2 54 Nguyễn Đình An Hiếu Hạp - Nghi Thu 3 248,8 55 Võ Thị Ninh Hiếu Hạp - Nghi Thu 5 215,4 Đất ở 619,7 Đất giao thông thủy lợi 260 9420,3 Tổng Phụ lục 06: Chi tiểu của người dân bị thu hồi đất dự án 02 Mục đích sử dụng TT Chủ Hộ Địa chỉ Xây dựng, cải tạo nhà Áp dụng đầu, tư sản xuất Mua ti vi Tủ lạnh X X X X 1 Phan Quốc Sơn Nam Phượng Nghi Thu X 2 Nguyễn Hữu Yên Nam Phượng Nghi Thu X 3 Trần Ngọc Châu Nam Phượng Nghi Thu 4 Nguyễn Hữu Bình Nam Phượng Nghi Thu X X 5 Trần Trọng Phương Nam Phượng Nghi Thu X X 6 Hoàng Đức Anh Nam Phượng Nghi Thu 7 Trần Quốc Hùng Nam Phượng Nghi Thu X 8 Nguyễn Thị Hòa Nam Phượng Nghi Thu X 9 Võ Văn Nam Nam Phượng Nghi Thu X 10 Nguyễn Thế Vinh Nam Phượng Nghi Thu 11 Lê Mạnh Hùng Nam Phượng Nghi Thu 12 Lê Văn Hùng Nam Phượng Nghi Thu 13 Võ Thị Nhuần Nam Phượng Nghi Thu X 14 Nguyễn Minh Nhật Nam Phượng Nghi Thu 15 Đoàn Tuấn Khanh Nam Phượng Nghi Thu 16 Lê Thị Thanh Nam Phượng Nghi Thu 17 Nguyễn Văn Hoàn Nam Phượng Nghi Thu 18 Nguyễn Thị Huề Nam Phượng Nghi Thu X Xe máy X Vi tính Ô tô Điện thoại X X X X X X X X X X X X X X X X Đầu tư kinh doanh Gửi tiết kiệm Chi tiêu Chữa bệnh 19 Trần Văn Sơn Nam Phượng Nghi Thu 20 Trần Thị Thủy Nam Phượng Nghi Thu 21 Trần Văn Chiến Hòa Đình Nghi Thu 22 Trần Thị Hường Hòa Đình Nghi Thu X 23 Võ Văn An Hòa Đình Nghi Thu X 24 Nguyễn Thị Nga Hòa Đình Nghi Thu 25 Nguyễn Quốc Khánh Hòa Đình Nghi Thu 26 Lê Thị Hương Hòa Đình Nghi Thu 27 Hoàng Văn Thọ Hòa Đình Nghi Thu 28 Lê Thị Hằng Hòa Đình Nghi Thu X 29 Trần Văn Nam Hòa Đình Nghi Thu X 30 Trịnh Xuân Thu Hòa Đình Nghi Thu X 31 Nguyễn Huy Nam Hòa Đình Nghi Thu X 32 Bùi Văn Tám Hòa Đình Nghi Thu 33 Võ Thị Hương Hòa Đình Nghi Thu 34 Võ Văn Đồng Hòa Đình Nghi Thu 35 Hoàng Thị Huệ Hòa Đình Nghi Thu 36 Cao Thị Minh Hòa Đình Nghi Thu 37 Lê Văn Thắng Hòa Đình Nghi Thu 38 Lê Thanh Hải Hòa Đình Nghi Thu 39 Trần Văn Minh Hòa Đình Nghi Thu 40 Phan Xuân Hiến Hiếu Hạp Nghi Thu X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 41 Nguyễn Văn Tu Hiếu Hạp Nghi Thu 42 Đặng Thị Hạnh Hiếu Hạp Nghi Thu 43 Hoàng Liên Sơn Hiếu Hạp Nghi Thu 44 Nguyễn Trọng Sửu Hiếu Hạp Nghi Thu 45 Hoàng Ngọc Kết Hiếu Hạp Nghi Thu X 46 Lê Văn Hồng Hiếu Hạp Nghi Thu X 47 Nguyễn Thị Lan Hiếu Hạp Nghi Thu X X X 48 Hoàng Thị Ân Hiếu Hạp Nghi Thu X X X 49 Nguyễn Kiên Cường Hiếu Hạp Nghi Thu 50 Hoàng Văn Thắng Hiếu Hạp Nghi Thu 51 Nguyễn Thị Thu Hiếu Hạp Nghi Thu 52 Võ Thị Xuân Hiếu Hạp Nghi Thu 53 Lê Thị hải Hiếu Hạp Nghi Thu 54 Nguyễn Đình An Hiếu Hạp Nghi Thu 55 Võ Thị Ninh Hiếu Hạp Nghi Thu Tổng Tỷ lệ X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 5 20 22 9 21 19 Phụ lục 07: Thu nhập của người dân bị thu hồi dự án 02 TT Chủ hộ 1 Phan Quốc Sơn 2 Nguyễn Hữu Yên 3 Trần Ngọc Châu 4 Nguyễn Hữu Bình 5 Trần Trọng Phương 6 Hoàng Đức Anh 7 Trần Quốc Hùng 8 Nguyễn Thị Hòa 9 Võ Văn Nam 10 Nguyễn Thế Vinh 11 Lê Mạnh Hùng 12 Lê Văn Hùng 13 Võ Thị Nhuần 14 Nguyễn Minh Nhật 15 Đoàn Tuấn Khanh 16 Lê Thị Thanh 17 Nguyễn Văn Hoàn 18 Nguyễn Thị Huề 19 Trần Văn Sơn 20 Trần Thị Thủy 21 Trần Văn Chiến 22 Trần Thị Hường 23 Võ Văn An Tăng nhiều Nam Phượng - Nghi Thu Nam Phượng - Nghi Thu Nam Phượng - Nghi Thu Nam Phượng - Nghi Thu Nam Phượng - Nghi Thu Nam Phượng - Nghi Thu Nam Phượng - Nghi Thu Nam Phượng - Nghi Thu Nam Phượng - Nghi Thu Nam Phượng - Nghi Thu Nam Phượng - Nghi Thu Nam Phượng - Nghi Thu Nam Phượng - Nghi Thu Nam Phượng - Nghi Thu Nam Phượng - Nghi Thu Nam Phượng - Nghi Thu Nam Phượng - Nghi Thu Nam Phượng - Nghi Thu Nam Phượng - Nghi Thu Nam Phượng - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Tăng nhiều Tăng ít không đổi Giảm ít X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X giảm nhiều 24 Nguyễn Thị Nga 25 Nguyễn Quốc Khánh 26 Lê Thị Hương 27 Hoàng Văn Thọ 28 Lê Thị Hằng 29 Trần Văn Nam 30 Trịnh Xuân Thu 31 Nguyễn Huy Nam 32 Bùi Văn Tám 33 Võ Thị Hương 34 Võ Văn Đồng 35 Hoàng Thị Huệ 36 Cao Thị Minh 37 Lê Văn Thắng 38 Lê Thanh Hải 39 Trần Văn Minh 40 Phan Xuân Hiến 41 Nguyễn Văn Tu 42 Đặng Thị Hạnh 43 Hoàng Liên Sơn 44 Nguyễn Trọng Sửu 45 Hoàng Ngọc Kết 46 Lê Văn Hồng 47 Nguyễn Thị Lan 48 Hoàng Thị Ân 49 Nguyễn Kiên Cường Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hòa Đình - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Thu 50 Hoàng Văn Thắng 51 Nguyễn Thị Thu 52 Võ Thị Xuân 53 Lê Thị hải 54 Nguyễn Đình An 55 Võ Thị Ninh Hiếu Hạp - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu Hiếu Hạp - Nghi Thu X X X X X X X [...]... quả công tác bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất trong tương lai trên địa bàn thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An 3.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng bồi thường, GPMB; đánh giá hiệu quả việc thực hiện chính sách bồi thường, GPMB cụ thể ở 2 dự án tại địa bàn thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An; - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất trên địa. .. hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng đến sinh kế của người dân khi nhà nước thu hồi đất ở một số dự án tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An thông qua dự án: Khu tái định cư phường Nghi Nghi Hòa, thị xã Cửa Lò, Nghệ An Sự ảnh hưởng của chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng đến sinh kế của người dân được thể hiện như sau: Quá trình thu hồi đất để phục vụ mục tiêu phát triển xã hội đã làm thay... khi bị thu hồi đất và hiệu quả của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã Lập phiếu điều tra trực tiếp người dân trong diện được bồi thường giải phóng mặt bằng thông qua bản câu hỏi để điều tra, khảo sát và đánh giá hiệu quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của các hộ dân trên địa bàn Bản câu hỏi là một công cụ dùng để thu thập các thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề nghiên... đất ở một số dự án trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Trong nghiên cứu của mình tác giả đã xây dựng dựa trên hai dự án Khu đô thị mới Vinh Tân và Bệnh Viện đa khoa tỉnh 3 Nghệ An qua đó đánh giá được nhứng tác động mà chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ảnh hưởng đến việc làm và đời sống của người dân như sau: Việc thu hồi đất để phát triển đô thị cùng với chính sách bồi thường hỗ trợ bằng. .. địa bàn nghiên cứu, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của người dân có đất bị thu hồi 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Tình hình thực hiện thu hồi đất và bồi thường GPMB trên địa bàn thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ an và hiệu quả của công tác này 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung ở việc thực hiện ở 2 dự án bồi thường GPMB trọng điểm trên địa bàn Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ. .. hiệu quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở một số dự án tại địa bàn thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An" làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình 2 Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến đề tài: 2.1 Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Minh, đại học Nông Nghiệp Hà Nội (2009) Tác giả đã nghiên cứu tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân... THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG ĐẤT ĐAI Ở THỊ XÃ CỬA LÒ Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, GPMB Ở THỊ XÃ Cöa lß 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ VẤN ĐỀ BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 1.1 Chính sách công 1.1.1 Khái niệm chính sách công Chính sách công là những quy định về ứng xử của Nhà nước với những hiện tượng nảy sinh trong đời sống cộng đồng, được... đai, xây dựng phát triển nhà ở cụ thể hoá bằng các dự án phát triển kinh tế- xã hội liên quan [9] Khi thực hiện các dự án đã nói phần trên như dự án mở rộng một con đường, dự án xây dựng khu đô thị mới, dự án xây dựng khu công nghiệp, dự án xây dựng khu nhà chung cư cao tầng, dự án xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thì việc sử dụng các khu đất mới hoặc việc lấy các khu đất đang sử dụng vào một mục đích... sách bồi thường, trên cơ sở đó tổ chức thực hiện để thu hồi đất cho các chủ dự án Như vậy, công tác bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất phục vụ cho các dự án Đặc biệt trong xu hướng phát triển ngày nay, số lượng dự án đầu tư phát triển công tăng thì công tác bồi thường thiệt hại GPMB càng trở nên quan trọng, chỉ khi công tác. .. đang đặt ra ở thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, còn là tài liệu tham khảo cho các địa phương có điều kiện tương tự 7 Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu đề tài được phân ra 3 chương: Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ VẤN ĐỀ BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG Chương 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT