nâng cao khả năng tạo lập vốn và hiệu quả công tác đầu tư tài chính
Trang 1 Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU .4 MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM VÀ QUẢN LÝ VỐN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 7 1.1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM . 7 1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm nhân thọ trên thế giới .7 1.1.2 Đặc điểm của bảo hiểm 11 1.1.2.1 Khái niệm về bảo hiểm 11 1.1.2.2 Sự cần thiết của đầu tư vốn tại các doanh nghiệp bảo hiểm . 12 1.1.3 Cơ sở kỹ thuật của bảo hiểm 14 1.1.3.1 Quy luật số đông 14 1.1.3.2 Phương pháp thống kê . 15 1.1.4 Phân loại nghiệp vụ bảo hiểm .16 1.1.4.1 Bảo hiểm nhân thọ . 16 1.1.4.2 Bảo hiểm phi nhân thọ . 16 1.1.5 Tính tất yếu khách quan của bảo hiểm đối với đời sống kinh tế xã hội .17 1.2 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 18 1.2.1 Tổng quan về quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp bảo hiểm 18 1.2.1.1 Nguồn vốn đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam . 19 1.2.1.2 Nguyên tắc đầu tư vốn trong doanh nghiệp bảo hiểm . 19 Trang 2 Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN 1.2.2 Danh mục đầu tư tài chính trong doanh nghiệp bảo hiểm 20 1.2.3 Hoạt động đầu tư vốn của các công ty bảo hiểm ở một số nước 24 1.2.3.1 Các quy định về pháp lý 24 1.2.3.2 Cơ cấu đầu tư và sự thay đổi cấu trúc đầu tư trên thị trường BHNT 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC TẠO LẬP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÁC DOANH BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 32 2.1 THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM 32 2.1.1 Khái quát sự ra đời vào phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam 32 2.1.2 Thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay 33 2.2 THỰC TRẠNG VIỆC TẠO LẬP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY . 39 2.2.1 Vấn đề tạo lập vốn trong doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam hiện nay .39 2.2.1.1 Nguồn gốc hình thành vốn nhàn rỗi trong doanh nghiệp bảo hiểm 39 2.2.1.2 Nội dung dự phòng nghiệp vụ đối với doanh nghiệp kinh doanh BHNT 41 2.2.1.3 Một số tồn tại trong quy định về trích lập dự phòng bảo hiểm nhân thọ……… . 45 2.2.2 Thực trạng đầu tư vốn trên thị trường tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ .46 2.2.2.1 Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam . 46 2.2.2.2 Thực trạng đầu tư trên thị trường tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong thời gian qua . 48 Trang 3 Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC TẠO LẬP VÀ ĐẦU TƯ VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM 62 2.3.1 Kết quả của hoạt động tạo lập vốn .62 2.3.1.1 Thực trạng tạo lập vốn từ người tham gia bảo hiểm . 62 2.3.1.2 Thực trạng tạo lập vốn từ nội bộ doanh nghiệp bảo hiểm . 63 2.3.2 Những đánh giá chung trong việc quản lý và sử dụng vốn 64 2.3.2.1 Những thành tích 64 2.3.2.2 Những tồn tại 64 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TẠO LẬP VỐN VÀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM .71 3.1 QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM . 71 3.1.1 Theo xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế 71 3.1.2 Theo mục tiêu phát triển thị trường bảo hiểm ở Việt Nam 72 3.1.3 Những cơ hội và thách thức 73 3.2 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TẠO LẬP VỐN VÀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM . 76 3.2.1 Các giải pháp ở tầm vĩ mô 76 3.2.2 Các giải pháp về phía doanh nghiệp bảo hiểm .83 3.2.3 Các giải pháp hỗ trợ khác .89 KẾT LUẬN 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 Trang 4 Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HỒNG Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN DANH MỤC BẢNG BIỂU CHƯƠNG 1: Bảng 1.1: Quy định đầu tư cho các cơng ty BHNT ở Trung Quốc 26 Bảng 1.2: Quy định đầu tư cho các cơng ty BHNT ở Indonesia 27 Bảng 1.3: Quy định đầu tư cho các cơng ty BHNT ở Hồng Kơng .28 Bảng 1.4: Cơ cấu đầu tư tài chính của các cơng ty BHNT ở một số nước .30 CHƯƠNG 2: Bảng 2.1: Tổng hợp các doanh nghiệp hoạt động bảo hiểm trên thị trường VN đến 31/12/2005 .34 B ảng 2.2: Danh sách các DNBH trên TTBH Việt Nam đến 31/12/2005 .35 Bảng 2.2: Danh sách các DNBH trên TTBH Việt Nam đến 31/12/2005 (tiếp theo)36 Bảng 2.3: Dự phòng nghiệp vụ BHNT năm 2004-2005 .43 Bảng 2.4: Dự phòng nghiệp vụ BHNT của một số cơng ty 44 Bảng 2.5: Dự phòng tốn học BHNT của một số cơng ty 44 Bảng 2.6: Doanh thu phí bảo hiểm 1994-2005 tồn thị trường 50 Biểu 2.1: Tổng doanh thu phí bảo hiểm tồn thị trường .51 Biểu 2.2: Tổng số vốn đầu tư trở lại nền kinh tế 51 Bảng 2.7: Tổng số vốn đầu tư trở lại nền kinh tế 52 Bảng 2.8a & 2.8b: Phân tích cơ cấu vốn đầu tư trở lại nền kinh tế DNBH nhân thọ và tồn ngành bảo hiểm 54 Bảng 2.9: Cơ cấu đầu tư vốn của Bảo Việt qua các năm .55 Bảng 2.10: Cơ cấu đầu tư vốn của Prudential Việt Nam năm 2004 & 2005 .56 B ảng 2.11: Cơ cấu đầu tư vốn của Bảo Minh CMG năm 2004 & 2005 56 Bảng 2.12: Lợi suất đầu tư tài chính của cơng ty BHNT Bảo Việt, Cơng ty bảo hiểm nhân thọ AIA và Cơng ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh CMG .58 Trang 5 Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm, cùng với việc tăng cường hoạt động khai thác bảo hiểm, vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vốn mà các doanh nghiệp đang sở hữu là một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, là chỗ dựa vững chắc cho hoạt động kinh doanh bảo hi ểm, nhất là trong điều kiện thị trường bảo hiểm (TTBH) Việt Nam ngày càng cạnh tranh gay gắt do có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) dưới tác động của chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, việc đầu tư như thế nào để vừa đạt được hiệu quả về mặt kinh tế, vừa đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả các hợp đồ ng bảo hiểm, lại vừa hạn chế ở mức tối đa các rủi ro lại là vấn đề không hề đơn giản đối với các doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp nhằm nâng cao khả năng tạo lập vốn và hiệu quả công tác đầu tư tài chính tại các Công ty Bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam” làm luận văn b ảo vệ học vị thạc sĩ kinh tế của mình với mong muốn đóng góp một phần công sức để phân tích thực trạng, xác định nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa hiệu quả của hoạt động đầu tư tài của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (BHNT) trên thị trường tài chính. 2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp duy vậ t biện chứng, duy vật lịch sử để phân tích, đánh giá đối tượng, kết hợp phân tích lý luận và phân tích thực tiễn. Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng các phương pháp cụ thể như phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích để đánh giá đối tượng nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài giới thiệu và phân tích thực trạng hoạt động đầu tư tài chính c ủa các DNBH nhân thọ ở Việt Nam nhằm chỉ ra những hạn chế và khó khăn mà các DNBH đang gặp phải. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả Trang 6 Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HỒNG Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN đầu tư giúp các DNBH nhân thọ Việt Nam thể hiện tốt hơn vai trò của một tổ chức trung gian tài chính. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là các cơng ty BHNT đang hoạt động trên TTBH Việt Nam. Trong đó, đề tài đi sâu vào nghiên cứu khả năng tạo lập vốn và cơng tác đầu tư tài chính. 5. Những điểm mới của luận văn Trên cơ sở nghiên cứ u lý luận về bảo hiểm, thực trạng tạo lập và đầu tư vốn trong các DNBH trong và ngồi nước đồng thời thơng qua kinh nghiệm thực tế trong cơng tác tài chính tại cơng ty BHNT, luận văn đã đề xuất và giới thiệu những giải pháp nhằm giúp những người làm cơng tác đầu tư tài chính trong các DNBH nhân thọ giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vốn, cụ thể: Thành lập cơng ty đầu tư chứng khốn hoặc cơng ty quả n lý quỹ đầu tư; Xây dựng DMĐT tối ưu cho các DNBH; Phối hợp hiệu quả hơn với hệ thống ngân hàng; Nghiên cứu áp dụng phương pháp quản lý tiền mặt tối ưu; Phát triển các loại hình sản phẩm mới của BHNT để thu hút đầu tư dài hạn . 6. Kết cấu của luận văn Khơng tính phần mục lục, danh mục b ảng biểu, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn dài 84 trang bao gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo hiểm và quản lý vốn trong các DNBH Chương 2: Thực trạng việc tạo lập, quản lý và sử dụng vốn của các DNBH nhân thọ ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao khả năng tạo lập vốn và hiệu quả cơng tác đầu tư tài chính tại các cơng ty bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam. Trang 7 Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM VÀ QUẢN LÝ VỐN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 1.1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM 1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm nhân thọ trên thế giới Con người cùng các thể chế chính trị từng tồn tại trong lịch sử luôn đặt nhiệm vụ hạn chế rủi ro lên hàng đầu. Dịch vụ bảo hiểm ra đời để làm nhiệm vụ hạn chế rủi ro ấy. Ở Trung Hoa cách đây hơn 5.000 năm, lúc bấy giờ bọn cướp biển hoành hành khắp nơi; do vậy để hạn chế rủi ro, khi ra khơi người ta thường bố trí cho nhiều tàu chia nhau chở kèm một phần hàng hóa của một chiếc tàu khác, phòng khi có một chiếc tàu bị bọn cướp biển tấn công thì phần hàng còn lại chở trên những chiếc tàu kia không bị cướp. Cách nay g ần 4.500 năm, ở một nơi khác là đế quốc Babylon cổ, các thương nhân thường phải du thương khá nhiều, và họ đã đối phó với các rủi ro bằng cách đem tiền cho người khác vay. Khi việc vận chuyển hàng hóa đã hoàn tất một cách an toàn, các thương nhân này sẽ bắt người vay tiền hoàn trả khoản vay, kèm theo đó là tiền lời. Vào năm 2100 trước Công Nguyên, đạo luật Hammurabi ra đời đã đặt hoạt động cho vay của các doanh nhân vào khuôn khổ pháp luật. Đạo luật này đã chính thể hóa các khái niệm “bottomry” (chỉ việc mượn tiền trên cơ sở lấy tàu làm bảo đảm) và “respondentia” (chỉ hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy). Các khái niệm này đã đặt nền móng cho thực hiện các hợp đồng bảo hiểm hàng hải. Các hợp đồng loại này gồm 3 yếu tố: khoản vay căn cứ vào giá trị tàu, hàng hóa hay cước vận chuyển; lãi suất; khoản phụ thu cho các tr ường hợp mất mát có thể xảy ra. Trên thực tế, khi tham gia hợp đồng bảo hiểm, chủ tàu là người được bảo hiểm còn chủ cho vay là người đánh giá rủi ro. BHNT xuất hiện ở đế quốc La Mã cổ đại không lâu sau đó. Tại đây người ta đã lập nên các hội mai táng để lo chi phí tang ma cho các thành viên, ngoài ra hội Trang 8 Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN cũng hỗ trợ tài chính cho thân nhân người chết. Khoảng năm 450 sau Công Nguyên, đế quốc La Mã sụp đổ dẫn đến việc hầu hết các khái niệm của BHNT bị lãng quên. Tuy nhiên các mặt, tính chất của nó thì vẫn không hề thay đổi trong suốt thời Trung Cổ, nhất là đối với các phường hội thủ công và thương nghiệp. Các phường hội này đã lập nên nhiều hình thức bảo hiểm thành viên để bù đắp thiệt hại các vụ h ỏa hoạn, lũ lụt, trộm cướp; ngoài ra còn có bảo hiểm thương tật, tử vong và thậm chí là bảo hiểm tù ngục (bảo hiểm cho trường hợp người mua bảo hiểm phải vào tù). Trong suốt thời phong kiến, các ngành du lịch và mậu dịch ngày càng suy yếu và không còn thịnh đạt như trước, do vậy các hình thức bảo hiểm sơ khai cũng bị mai một. Tuy nhiên trong khoảng thời gian từ thế kỷ 14 đến th ế kỷ 16 các ngành giao thông, thương nghiệp và cả dịch vụ bảo hiểm đã phát triển trở lại. Dịch vụ bảo hiểm ở Ấn Độ bắt nguồn từ bộ kinh Veda của nước này. Đơn cử là trường hợp của tập đoàn BHNT Yogakshema, một Công ty trực thuộc tổng hội liên hiệp bảo hiểm Ấn Độ. Tên của Công ty này được lấy từ trong kinh Rig Veda. Cụm t ừ Yogakshema cho thấy ở Ấn Độ vào khoảng năm 1.000 trước Công Nguyên, hình thức “bảo hiểm cộng đồng” đã phát triển rất thịnh hành và người Aryan khi đó cũng đã tham gia rất nhiều vào hình thức bảo hiểm này. Tương tự với đế quốc La Mã cổ đại, trong giai đoạn truyền bá đạo Phật người Ấn Độ đã lập nên nhiều hội mai táng để hỗ trợ cho các gia đ ình xây cất nhà cửa đồng thời che chở, đùm bọc các góa phụ và trẻ nhỏ. Sau Cách Mạng ánh sáng (Glorious Revolution) năm 1688, ở Châu Âu chỉ có Vương Quốc Anh công nhận tính pháp lý của BHNT. Nhờ vậy mà trong suốt 3 thập kỷ sau Cách Mạng ánh sáng, ở Anh dịch vụ này đã phát triển rất mạnh mẽ. Hình thức bảo hiểm mà chúng ta thấy ngày nay có nguồn gốc từ thế kỷ 17. Khi đó ở Anh từng có một nơi gọi là Lloyd’s of London, n ơi mà về sau người ta biết tới với cái tên Nhà hàng Cà phê Lloyd’s (Lloyd’s Coffee House). Các thương nhân, chủ tàu và Trang 9 Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN các nhà thầu bảo hiểm khi đó hay tụ tập ở nhà hàng này để bàn công chuyện làm ăn và tiến hành các hợp đồng buôn bán. Mặc dù được sử dụng như một công cụ hạn chế rủi ro, dịch vụ BHNT vẫn bị cuốn vào trò đỏ đen vốn được xem là bản năng của tầng lớp tiểu tư sản Anh đang phát triển rất mạnh mẽ lúc bấy giờ. Đến n ăm 1774, Quốc hội Anh ra sắc lệnh cấm tổ chức, tham gia cá cược trên ngày chết của con người, từ đó vấn nạn này mới chấm dứt. Ngành công nghiệp bảo hiểm của Hoa Kỳ được xây dựng trên mô hình bảo hiểm Anh. Vào năm 1735, Công ty bảo hiểm đầu tiên của Hoa Kỳ đã ra đời ở Charleston, thủ phủ bang South Carolina. Vào năm 1759, Hội nghị Giáo hội Trưởng lão Philadelphia đã quyết định bả o trợ cho tập đoàn BHNT đầu tiên của Hoa Kỳ. Tập đoàn này hoạt động vì lợi ích của các mục sư và tín đồ. Ngày 22/5/1761, tập đoàn này đã ký kết được hợp đồng BHNT đầu tiên với công chúng Mỹ. Mặc dù vậy, mãi đến 80 năm sau (tức là sau năm 1840) dịch vụ BHNT Mỹ mới thật sự cất cánh. Chìa khóa dẫn đến thành công chính là nhờ các Công ty bảo hiểm đã hạn chế được những s ự chống đối từ các nhóm tôn giáo. Năm 1835, ở New York đã xảy ra một vụ hỏa hoạn đầy tai tiếng. Vụ hỏa hoạn này khiến người dân ở đây lưu tâm nhiều hơn đến nhu cầu phải có nguồn dự trữ để bù đắp cho những thiệt hại nghiêm trọng không thể lường trước. Hai năm sau, Massachusetts trở thành bang đầu tiên ở Mỹ sử dụng luật pháp buộc các Công ty ph ải tự tích lũy nguồn dự trữ này. Vụ cháy lớn ở Chicago vào năm 1871 càng nhấn mạnh sâu sắc một thực tế: nếu hỏa hoạn bùng lên ở những thành phố đông dân, mức độ thiệt hại sẽ vô cùng to lớn. Hình thức bảo hiểm trách nhiệm công cộng xuất hiện trong những năm 1880 và cùng với phát minh ra xe ô tô, hình thức bảo hiểm này đã được công chúng đón nhận và ngày càng thể hiện được tầm quan trọng. Trang 10 Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN Trong suốt quá trình công nghiệp hóa, dịch vụ bảo hiểm đã có rất nhiều bước phát triển. Năm 1897, chính phủ Anh thông qua “Đạo luật bồi thường cho người lao động” (Workmen’s Compensation Act). Đạo luật này buộc các Công ty phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho nhân viên. Trong thế kỷ 19, người ta đã lập ra rất nhiều hội đoàn có trách nhiệm bảo hiểm nhân mạng và sức khỏe cho hội viên. Bên cạnh đó cũng có một s ố hội kín chỉ cung cấp dịch vụ bảo hiểm lệ phí thấp cho những ai là hội viên của họ. Ngày nay các hội kín này vẫn cứ tiếp tục bảo hiểm cho hội viên; điều này diễn ra tương tự ở hầu hết các tổ chức của người lao động. Có nhiều chủ sử dụng lao động còn lo luôn một lúc nhiều hợp đồng BHNT và sức khỏe cho nhân viên. Các hợp đồng này không ch ỉ đơn thuần BHNT mà còn đảm bảo quyền lợi cho nhân viên khi họ bị bệnh, bị tai nạn hay về hưu. Trong các hợp đồng này thường nhân viên chỉ phải trả một phần phí bảo hiểm. Mặc dù ngành công nghiệp bảo hiểm của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi Vương Quốc Anh, TTBH của nước này lại phát triển theo chiều hướng có phần khác với Anh. Khi Mỹ chuyển mình từ m ột thuộc địa xa bờ của Anh trở thành một thế lực độc lập và từ một nước nông nghiệp thành nước công nghiệp phát triển, ngành kinh doanh bảo hiểm của nước này cũng phát triển mạnh theo hướng từ một vài Công ty ban đầu trở thành một ngành công nghiệp quy mô lớn. Tóm lại có thể nói ngành bảo hiểm Mỹ đã phát triển rất tinh vi, sản sinh ra nhiều loại mạng lưới phục vụ và đa dạng hóa dịch vụ để phát triển hài hòa với một quốc gia đang ngày càng phức tạp. Ngày nay, bảo hiểm đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Dù có đề phòng tai nạn tốt đến mức nào, con người cũng không thể loại trừ hết tất cả những rủi ro ra khỏi quá trình sản xuất kinh doanh và cuộc sống của nhân loại. Chỉ có bảo hi ểm mới là phương tiện hữu hiệu giúp cho cuộc sống con người được ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục [...]... lệ tư ng đối nhỏ trong DMĐT của doanh nghiệp BHNT (dưới 10% tổng giá trị tài sản đầu tư) Đầu tư kinh doanh bất động sản Đầu tư trực tiếp hoặc nắm quyền sở hữu bất động sản là hình thức đầu tư tương tự như đầu tư vào cổ phiếu phổ thông Đầu tư vào bất động sản có thể rất hấp dẫn đối với DNBH do tạo ra mức lợi nhuận cao hơn so với đầu tư vào cổ phiếu trong khi vẫn tạo ra cơ hội để tăng giá trị vốn đầu tư. .. loại tài sản đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn đầu tư của hai nước Pháp và Nhật, còn các công ty bảo hiểm của Anh thì ngược lại, đầu tư vào cổ phiếu nhiều hơn Lượng vốn đầu tư vào tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng và các khoản đầu tư khác chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, từ khoảng 1,5%-3,6% giá trị vốn đầu tư của các công ty bảo hiểm ở các công ty bảo hiểm Anh và Pháp Đối với Nhật, các công. .. tỷ trọng đầu tư để đầu tư vào các lĩnh vực khác như bất động sản, tiền gửi ngân hàng và các khoản đầu tư khác với cơ cấu mỗi loại chiếm từ 6,5% đến 15% Tỷ trọng vốn đầu tư như vậy thể hiện sự phân bố khá đồng đều hơn ở các công ty BHNT của Nhật Quan sát tổng thể về cơ cấu đầu tư vốn của các công ty bảo hiểm ở các nước phát triển ta nhận thấy các xu hướng đầu tư chính là: + Thứ nhất, vốn đầu tư bất động... trọng Hầu hết các khoản đầu tư của các công ty này là vào tiền gửi và các loại chứng khoán với lãi suất cố định Tính trung bình tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu chỉ chiếm khoảng 10 đến 15% tổng nguồn vốn đầu tư Chỉ trừ có thị trường Nhật Bản với tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu ở mức khá cao, khoảng 30% tổng nguồn vốn đầu tư Ở Trung Quốc, các công ty bảo hiểm buộc phải áp dụng cơ cấu đầu tư thận trọng chủ yếu là... lựa chọn đối tác đầu tư nào để phát huy hiệu quả cao nhất mà vẫn đảm bảo được các nguyên tắc cơ bản này 1.2.2 Danh mục đầu tư tài chính trong doanh nghiệp bảo hiểm Trong quá trình xây dựng danh mục đầu tư (DMĐT), bất kỳ DNBH nào cũng phải quyết định xem cần đưa những loại tài sản nào vào DMĐT của doanh nghiệp nhằm đạt được hai mục tiêu: (1) duy trì khả năng thanh toán; và (2) duy trì khả năng cạnh tranh... phòng + Đầu tư vào bất động sản không vượt quá 25% quỹ dự phòng + Đầu tư vào trái phiếu vô danh, trái phiếu thế chấp, trái phiếu địa phương không vượt quá 2.5% quỹ dự phòng Nếu đầu tư kết hợp trái phiếu và cổ phiếu, tỷ lệ các khoản đầu tư không vượt quá 10% giá trị các quỹ dự phòng 1.2.3.2 Cơ cấu đầu tư và sự thay đổi cấu trúc đầu tư trên thị trường BHNT Chúng ta có thể thấy cơ cấu đầu tư của các công. .. giảm thiểu sự quản lý chồng chéo Việc mở rộng lĩnh vực đầu tư làm giảm thiểu các rủi ro trong đầu tư nhằm tạo điều kiện sử dụng, thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước b) Quy định đầu tư cho các công ty bảo hiểm ở một số nước Châu Âu Quy định đầu tư cho các công ty bảo hiểm ở Pháp: Quy định DMĐT gồm 5 loại: Trái phiếu, Cổ phiếu, Bất động sản, Cho vay và Tiền gửi Trong đó, mỗi loại tài sản đầu tư được quy... định đầu tư cho các công ty BHNT ở Indonesia Loại hình đầu tư Tỷ lệ quỹ đầu tư Tiền gửi ngân hàng 100% Trái phiếu Chính phủ và các chứng Các giới hạn (nếu có) 20% cho mỗi ngân hàng 100% khoán được bảolãnh Cổ phiếu: - Đầu tư vào quỹ tư ng hỗ 20% - Cổ phiếu niêm yết 100% . tế đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp nhằm nâng cao khả năng tạo lập vốn và hiệu quả công tác đầu tư tài chính tại các Công ty Bảo hiểm nhân thọ ở. ...................................................................................... 64 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TẠO LẬP VỐN VÀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM