Giải pháp nâng cao khả năng tạo lập vốn và hiệu quả đầu tư tài chính tại các công ty bảo hiểm

MỤC LỤC

Đặc điểm của bảo hiểm .1 Khái niệm về bảo hiểm

Theo các chuyên gia bảo hiểm, có rất nhiều định nghĩa bảo hiểm khác nhau tuỳ theo giác độ phân tích và quan điểm của mỗi người, song “Một định nghĩa thích hợp của bảo hiểm phải bao gồm sự xây dựng một quỹ, sự hoán chuyển rủi ro, và thêm nữa là phải bao gồm sự kết hợp số nhiều các đối tượng để biến tổn thất cá thể thành tổn thất cộng đồng, dự toán được. Đứng trên giác độ kinh tế, bảo hiểm là một hệ thống các biện pháp kinh tế để huy động sự đóng góp của các tổ chức, các cá nhân một số tiền nhất định dưới dạng phí bảo hiểm hình thành quỹ bảo hiểm, nhằm chi trả hay bù đắp cho các đối tượng của người đóng góp khi có sự cố xảy ra, đảm bảo ổn định đời sống được thường xuyên và liên tục.

Cơ sở kỹ thuật của bảo hiểm

Người bảo hiểm như vậy có thể đảm bảo cho một rủi ro hoàn toàn bấp bênh, bất trắc đối với người được bảo hiểm bởi vì công ty bảo hiểm không đảm bảo đơn lẻ một rủi ro cá biệt và trên tổng thể nhiều rủi ro đảm nhận, công ty bảo hiểm có thể biết được mức độ chính xác có thể chấp nhận được tần suất xảy ra rủi ro đó. Trong quỏ trỡnh hoạt động lõu dài, tổ chức bảo hiểm phải theo dừi thường xuyên sự biến động của các số liệu thống kê được, nhằm điều chỉnh khi cần thiết phí bảo hiểm phải thu cho phù hợp với thực tế diễn biến rủi ro tổn thất.

Phân loại nghiệp vụ bảo hiểm

+ Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường hàng không;.

Tính t ất yếu khách quan của bảo hiểm đối với đời sống kinh tế xã hội Bảo hiểm có vai trò rất quan trọng có thể được xét ở hai khía cạnh: kinh tế -

Với vai trò đó, bảo hiểm khi thâm nhập sâu rộng vào mọi lĩnh vực của đời sống đã phát huy tác dụng vốn có của mình: thúc đẩy ý thức đề phòng hạn chế tổn thất cho mọi thành viên trong xã hội. Sản phẩm bảo hiểm là một loại hình dịch vụ đặt biệt: một lời cam kết đảm bảo cho sự an toàn, mặt khác sự tồn tại và phát triển của các hoạt động bảo hiểm còn đáp ứng nhu cầu vốn không ngừng tăng lên của quá trình tái sản xuất mở rộng, đặt biệt trong nền kinh tế thị trường với việc thu phí theo nguyên tắc ứng trước, các tổ chức hoạt động bảo hiểm chiếm giữ một quỹ tiền tệ rất lớn thể hiện cam kết của họ đối với khách hàng nhưng tạm thời nhàn rỗi.

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TẠO LẬP VỐN VÀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY

QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM

    Phát triển TTBH toàn diện, an toàn và lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm cơ bản của nền kinh tế và dân cư; đảm bảo cho các tổ chức cá nhân được thụ hưởng những sản phẩm bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế; thu hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Trong điều kiện hội nhập tất yếu đã và đang tiếp tục diễn ra, để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên đây đòi hỏi phải có môi trường tài chính tốt, hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải phát triển, các DNBH phải nâng cao được hiệu quả tạo lập và đầu tư vốn. Sự tham gia của công ty có vốn đầu tư nước ngoài góp phần thức tỉnh các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước; đồng thời, phá vỡ thế độc quyền bằng việc gia tăng nhanh chóng số lượng nhà cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam sẽ không còn nhận được sự bảo hộ của Nhà nước, đẩy thị trường bảo hiểm tiến gần hơn đến một thị trường cạnh tranh lành mạnh; kích thích việc mở rộng danh mục sản phẩm, giúp ngành bảo hiểm thực hiện tốt hơn chức năng huy động vốn và bảo vệ các đối tượng trong nền kinh tế trước rủi ro.

    Do đó, nếu các công ty bảo hiểm trong nước không có những điều chỉnh liên quan đến chính sách nhân sự trong thời gian tới, sẽ bị mất lợi thế quan trọng trước các công ty 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh. ƒ Thị trường phát triển nhanh về qui mô, đa dạng về sản phẩm là sức ép đối với các nhà quản lý trong lĩnh vực này, bao gồm yêu cầu phải đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng; khả năng giải quyết tranh chấp; thị trường bị chia cắt manh mún và vấn đề rất quan trọng là ngăn ngừa rủi ro mang tính hệ thống. Công nghệ của bảo hiểm các nước trong khu vực đang trên đà phát triển nhanh, nhiều nước đã triển khai được kênh phân phối sản phẩm qua ngân hàng và thu được kết quả khả quan như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, Philipines…Trong khi đó, việc triển khai kênh phân phối sản phẩm qua ngân hàng ở Việt Nam được xếp dưới các nước kể trên trong bảng xếp hạng.

    Hiện trạng chậm phát triển và tình hình ảm đạm trên TTCK những năm trước và sự phát triển theo xu thế đám đông của TTCK trong năm nay vẫn chưa thể là một kênh đầu tư vốn hấp dẫn đối với các DNBH.

    GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TẠO LẬP VỐN VÀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY BẢO

      Hiện nay, Bộ tài chính chưa có hướng dẫn cụ thể về giới hạn an toàn hoạt động đầu tư vào từng loại hình như: tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu không bảo lãnh, đầu tư vào cổ phiếu đã được niêm yết, chưa niêm yết; tỷ lệ ủy thác cho vay các doanh nghiệp trong cùng một ngành; tỷ lệ đầu tư kinh doanh bất động sản… Có thể nói qui định đầu tư hiện nay của Chính phủ cho phép doanh nghiệp BHNT được phép đầu tư tối đa 50% dự phòng kỹ thuật vào cổ phiếu và 40% vào bất động sản. ƒ Nhanh chóng phối hợp với các cơ quan chức năng như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… để xây dựng, sớm ban hành và tổ chức thực hiện các quy định hướng dẫn về hoạt động cho vay của các tổ chức tính dụng phi ngân hàng; đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong phê duyệt và thực hiện các dự án đầu tư bất động sản; nâng dần và đi tới xóa bỏ các hạn chế về đầu tư gián tiếp, đặc biệt là tỷ lệ góp vốn của các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp trong nước. ƒ Về phía Ngân hàng Nhà nước nên áp dụng một chính sách ngoại hối linh hoạt cho các công ty bảo hiểm nước ngoài như: cho phép công ty bảo hiểm nước ngoài mua lại số ngoại tệ gốc đã bán cho các ngân hàng thương mại để bảo toàn nguồn vốn ngoại tệ ban đầu; không áp dụng lãi suất trần đối với tiền gửi ngân hàng USD; cho phép các công ty bảo hiểm được tham gia mua các loại trái phiếu chính phủ và chứng khoán khác bằng ngoại tệ.

      ƒ Ngoài việc qui định các ngân hàng thương mại được cầm cố và thế chấp những giấy tờ có giá thì Ngân hàng trung ương cũng cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể trong việc thực hiện, thanh lý, chuyển nhượng các giấy tờ có giá khác (bao gồm cổ phiếu niêm yết và cổ phiếu chưa niêm yết trên thị trường OTC) để các ngân hàng này không còn e dè và quan tâm nhiều hơn đến loại tài sản đặc biệt này. Để đảm bảo hàng hóa trên TTCK Việt Nam ngày càng nâng cao về chất lượng, cần phải có sự tham gia của các tổ chức định mức tín nhiệm để đánh giá và xếp hạng tín nhiệm cho các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường, từng bước hòa nhập TTCK Việt Nam theo thông lệ quốc tế, trên cơ sở đó giúp cho các DNBH có cơ sở đưa ra quyết định đầu tư vào các chứng khoán trong DMĐT của mình. Ví dụ: hợp đồng BHNT có thời hạn từ 5 đến 10 năm, lãi suất kỹ thuật tối đa là 70% lãi suất trái phiếu chính phủ có thời hạn 10 năm; hợp đồng BHNT có thời hạn trên 10 năm đến 15 năm thì lãi suất kỹ thuật tối đa là 85% lãi suất trái phiếu chính phủ có thời hạn 10 năm… Có như vậy mới phân biệt được quyền lợi của chủ hợp đồng khi tham gia các hợp đồng BHNT với nhiều thời hạn khác nhau, khi chủ hợp đồng tham gia với thời hạn càng dài thì càng có lợi.

      Nếu làm tốt việc này, tuy đơn vị phải chi thêm một khoản lệ phí nhất định, nhưng quản lý được thời gian phát sinh trách nhiệm bảo hiểm kịp thời, tránh việc trục lợi do công tác thanh quyết toán chậm trễ, giảm được chi phí và thời gian của các khai thác viên khi đi quyết toán và thu tiền về, do từng khai thác viên chỉ đi thu phí của những đại lý do mình quản lý mà không có sự phối hợp thu tiền của các đại lý khác.