Cơ cấu đầu tư và sự thay đổi cấu trúc đầu tư trên thị trường BHNT

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng tạo lập vốn và hiệu quả công tác đầu tư tài chính (Trang 29)

Chúng ta có thể thấy cơ cấu đầu tư của các công ty bảo hiểm ở một số nước nước thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.4: Cơ cấu đầu tư tài chính của các công ty BHNT ở một số nước

(Đơn vị: %)

Danh mục Năm Anh Pháp Nhật

2001 30,9 68,6 41,8 2002 38,2 64,7 38,1 Trái phiếu 2003 37,0 66,9 44,6 2001 50,8 19,0 30,7 2002 45,3 21,4 29,5 Cổ phiếu 2003 44,0 18,9 26,8 2001 7,1 8,6 6,2 2002 8,5 9,1 7,3 Bất động sản 2003 8,9 9,3 5,9 2001 3,2 1,4 9,1 2002 1,5 2,1 8,4 Tiền gửi ngân hàng 2003 2,7 1,7 7,7 2001 8 2,4 12,2 2002 6,5 2,7 16,7 Đầu tư khác 2003 7,4 3,2 15 Nguồn: http://swissre.com/sigma6_2004 Như vậy, có thể thấy những lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các công ty bảo hiểm ở các nước kể trên chủ yếu được đầu tư vào các tài sản chính là cổ phiếu và trái phiếu.

Qua các năm quan sát đều cho thấy trong cấu trúc đầu tư của các công ty bảo hiểm trên thì giá trị các khoản vốn đầu tư vào chứng khoán chiếm trên 80%. Trong lĩnh vực chứng khoán thì trái phiếu là loại tài sản đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn đầu tư của hai nước Pháp và Nhật, còn các công ty bảo hiểm của Anh thì ngược lại, đầu tư vào cổ phiếu nhiều hơn. Lượng vốn đầu tư vào tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng và các khoản đầu tư khác chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, từ khoảng 1,5%-3,6% giá trị vốn đầu tư của các công ty bảo hiểm ở các công ty bảo hiểm Anh và Pháp. Đối với Nhật, các công ty BHNT ở đây dành khoảng 30% trong tỷ trọng đầu tư để đầu tư vào các lĩnh vực khác như bất động sản, tiền gửi ngân hàng và các khoản đầu tư khác với cơ cấu mỗi loại chiếm từ 6,5% đến 15%. Tỷ trọng vốn đầu tư như vậy thể hiện sự phân bố khá đồng đều hơn ở các công ty BHNT của Nhật.

Quan sát tổng thể về cơ cấu đầu tư vốn của các công ty bảo hiểm ở các nước phát triển ta nhận thấy các xu hướng đầu tư chính là:

+ Thứ nhất, vốn đầu tư bất động sản và tiền gửi vào các tổ chức tín dụng có xu hướng giảm mạnh, trong cấu trúc đầu tư của các công ty bảo hiểm có thể nhận thấy danh mục này ngày càng chiếm một tỷ trọng nhỏ.

+ Thứ hai, vốn đầu tư cổ phiếu và trái phiếu công ty đang có xu hướng tăng lên ở tất cả các nước. Trong mọi giai đoạn, vốn đầu tư vào trái phiếu chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu đầu tư của các công ty bảo hiểm ở đa số các nước.

Kết luận chương 1:

Để có thể đáp ứng được nhu cầu đảm bảo an toàn về tài chính khi phát sinh các biến cố trong sản xuất và đời sống, các chủ thể, cá nhân đã tìm đến nhà bảo hiểm. Vì thế các DNBH cần phải sử dụng một cách hiệu quả nhất nguồn vốn thu được. Chương 1 đã giới thiệu về nguyên tắc lý luận, các qui định pháp lý, kinh nghiệm đầu tưở một số nước nhằm làm cơ sở tham chiếu so sánh để xác định quan điểm đầu tư cho các DNBH tại Việt Nam.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC TẠO LẬP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÁC DOANH BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM

2.1.1 Khái quát sự ra đời vào phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam

Lịch sự ra đời và phát triển bảo hiểm ở Việt Nam có thể khái quát qua 3 giai đoạn chính:

ƒ Giai đoạn trước 30/04/1975

- Tình hình hoạt động bảo hiểm ở miền Nam: Ở miền Nam hoạt động kinh doanh bảo hiểm khá phát triển với sự có mặt của trên 52 công ty bảo hiểm trong nước và nước ngoài. Hầu hết các công ty đều đặt trụ sở chính ở Sài Gòn, trung tâm kinh tế của miền Nam lúc bấy giờ. Các công ty bảo hiểm có Hiệp hội nghề nghiệp của mình nhằm thực hiện các chức năng vốn có như thông tin tư vấn, đào tạo, môi trường hợp tác. Các công ty hoạt động theo Luật bảo hiểm năm 1965

- Tình hình hoạt động bảo hiểm ở miền Bắc: Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) ra đời theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/12/1964, chính thức đi vào hoạt động ngày 15/01/1965. Bảo Việt là công ty bảo hiểm nhà nước duy nhất đại diện cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Do hoàn cảnh chiến tranh, hoạt động của Bảo Việt ở miền Bắc chưa phát triển. Với 2 chi nhánh ở Hà Nội và Hải Phòng, Bảo Việt thực hiện chủ yếu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nhưng thường tái bảo hiểm với tỷ lệ cao cho Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Ba Lan.

ƒ Giai đoạn sau 30/04/1975 đến trước 18/12/1993

Các công ty bảo hiểm được quốc hữu hóa và sáp nhập chung vào Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam. Các công ty bảo hiểm cũ ở miền Nam sát nhập thành lập Công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam (BAVINA). Sau 1976, BAVINA chuyển thành chi nhánh công ty bảo hiểm Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong giai đoạn này chỉ có một công ty bảo hiểm duy nhất của Nhà nước là Bảo Việt, trực thuộc Bộ Tài chính.

ƒ Giai đoạn sau ngày 18/12/1993 đến nay

NghịĐịnh 100/CP của Chính phủ ra đời. Bộ Tài chính thành lập thêm một số công ty bảo hiểm thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tình trạng độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đã bị xoá bỏ. Cũng từ thời gian này, hoạt động kinh doanh bảo hiểm Việt Nam bắt đầu sôi động do có sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các công ty. Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm Việt Nam thật sự hoạt động mang tính chuyên nghiệp từ khi Quốc Hội thông qua Luật kinh doanh bảo hiểm và có hiệu lực thi hành từ 01/04/2001. TTBH Việt Nam đã có sự tham gia hoạt động của các công ty bảo hiểm Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt có cả DNBH của ASEAN. Sự mở cửa này đã tạo nên sức ép, buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải vươn lên, nâng cao sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển.

2.1.2 Thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay

Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng ở tốc độ cao, mức tăng trưởng mà trước đây người ta nghĩ rằng Trung Quốc và Ấn Ðộ mới có thể đạt được. Năm ngoái, GDP của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 8,4%, tăng gấp rưỡi so với năm 2001. Dân số của Việt Nam hiện là 82 triệu người, trong đó, số dân ở độ tuổi dưới 30 chiếm tới 60%. Chính thói quen tiết kiệm của người dân đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn của TTBH. Từ năm 1993 đến nay, sau gần 14 năm mở cửa, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đã học tập được nhiều kinh nghiệm và tự nâng cao năng lực để cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đang họat động tại Việt Nam. Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đang từng bước chuẩn bị nâng cao năng lực của mình. Lộ trình mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam trong thời gian qua được đánh giá là tương đối mạnh. Số lượng doanh nghiệp chính thức kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam hiện nay 32 DNBH và môi giới bảo hiểm tiến hành hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho thị trường. Đối với

lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ có 16 doanh nghiệp, trong đó có 2 DNBH Nhà nước, 8 doanh nghiệp cổ phần bảo hiểm; 3 DNBH 100% vốn nước ngoài; 3 doanh nghiệp liên doanh bảo hiểm. BHNT có 8 doanh nghiệp, trong đó có 1 DNBH nhà nước, 1 doanh nghiệp liên doanh và 6 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm có 7 doanh nghiệp, trong đó có 4 doanh nghiệp cổ phần và 3 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Loại hình doanh nghiệp tái bảo hiểm có 1 doanh nghiệp, đó là Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare). Ngoài ra còn có 30 công ty nước ngoài khác đã thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Bảng 2.1: Tổng hợp các doanh nghiệp hoạt động bảo hiểm trên thị trường VN đến 31/12/2005 Loại hình doanh nghiệp Nhà nước Cổ phần Liên doanh 100% vốn nước ngoài Tổng cộng Bảo hiểm phi nhân thọ 2 8 3 3 16 Bảo hiểm nhân thọ 1 1 6 8 Tái bảo hiểm 1 1 Môi giới bảo hiểm 4 3 7 Tổng cộng 3 13 4 12 32

Bảng 2.2: Danh sách các DNBH trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đến 31/12/2005 STT Tên DN Năm thành lập Hình thức sở hữu Vốn điều lệ Lĩnh vực hoạt động 1 Tổng công ty bảo hiểm VN (Bảo Việt) 1964 Nhà nước 3.000 tỷ VND Nhân thọ, phi nhân thọ 2 Công ty môi giới bảo hiểm Aon 1993 n100% vước ngoài ốn 300.000 USD bMôi giảo hiểớm i 3 Công ty tái bảo hiểm quốc gia

VN (Vinare) 1994 Cổ phần/2004 343 tỷ VND Tái bảo hiểm 4 Công ty bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh) 1995 Cổ phần 434 tỷ VND Phi nhân thọ 5 Công ty cPetrolimex (PJICO) ổ phần bảo hiểm 1995 phần/2004 Cổ 140 tVND ỷ Phi nhân thọ 6 Công ty cRồng (Bổ phầản bo Long) ảo hiểm Nhà 1995 Cổ phần VND 70 tỷ Phi nhân thọ 7 Công ty bảo hiểm dầu khí (PV Insurance) 1996 Nhà nước 20 tỷ VND Phi nhân thọ 8 Công ty liên doanh bQuốc tế - VN (VIA) ảo hiểm 1996 Liên doanh 6 triUSD ệu Phi nhân thọ 9 Công ty bả(UIC) o hiểm liên hiệp 1997 Liên doanh 4 triUSD ệu Phi nhân thọ 10 Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện (PTI) 1998 Cổ phần 70 triệu USD Phi nhân thọ 11 Công ty TNHH bthọ Manulife VN ảo hiểm nhân 1999 n100% vước ngoài ốn 10 triUSD ệu Nhân thọ 12 Công ty TNHH bthọ Bảo Minh – CMG ảo hiểm nhân 1999 Liên doanh 25 triUSD ệu Nhân thọ 13 Công ty TNHH bthọ Prudential ảo hiểm nhân 1999 n100% vước ngoài ốn 61 triUSD ệu Nhân thọ 14 Công ty TNHH bảo hiểm quốc tế Mỹ (AIA) VN 2000 100% vốn nước ngoài 25 triệu USD Nhân thọ 15 Công ty TNHH bảo hiểm tổng hợp Groupama VN 2001 100% vốn nước ngoài 5 triệu USD Phi nhân thọ 16 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Việt Quốc 2001 Cổ phần 6 tỷ VND Môi giới bảo hiểm

Bảng 2.2: Danh sách các DNBH trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đến 31/12/2005 (tiếp theo)

17 Công ty liên doanh TNHH bhiểm Samsung-Vina ảo 2002 Liên doanh 5 triUSD ệu Phi nhân thọ 18 Công ty liên doanh TNHH bhiểm Châu Á - NH Công ảo

thương 2002 Cổ phần 6 triệu USD Phi nhân thọ 19 Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông (VASS) 2003 Cổ phần 200 tỷ VND Phi nhân thọ 20 Công ty môi giGras Savoye ới bảo hiểm 2003 n100% vước ngoài ốn 300.000 USD bMôi giảo hiểớm i 21 Công ty môi giới bảo hiểm Á Đông 2003 Cổ phần 6 tỷ VND Môi giới bảo hiểm 22 Công ty môi giViớệi bt ảo hiểm Đại 2003 Cổ phần VND 6 tỷ bMôi giảo hiểớm i 23 Công ty môi giMarsh VN ới bảo hiểm 2004 n100% vước ngoài ốn 300.000 USD bMôi giảo hiểớm i 24 Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân

thọ ACE Life VN (ACE Life) 2005

100% vốn nước ngoài

20 triệu

USD Nhân thọ 25 Công ty Bảo hiểm AAA 2005 Cổ phần VND 80 tỷ Phi nhân thọ 26 Công ty TNHH bVN (QBE Viet Nam) ảo hiểm QBE 2005 n100% vước ngoài ốn 7,5 triUSD ệu Phi nhân thọ 27 Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIC) 2005 Cổ phần 4 triệu USD Phi nhân thọ 28 Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prévior 2005 100% vốn nước ngoài 10 triệu USD Nhân thọ 29 Công ty môi giBình Dới bươảng o hiểm Thái 2005 Cổ phần

không có số

liệu

Môi giới bảo hiểm 30 Công ty TNHH bthọ New York Life ảo hiểm nhân 2005 n100% vước ngoài ốn 10 triUSD ệu Nhân thọ 31 Công ty AIG Việt Nam (AIG

Viet Nam) 2005 100% vốn nước ngoài không có số liệu Phi nhân thọ Nguồn: Theo Hiệp hội Bảo hiểm VN

Trong giai đoạn hiện nay, Bộ Tài chính đã thực hiện phát triển TTBH theo hướng đa dạng hóa các loại hình sở hữu nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm giúp TTBH hoạt động an toàn, hiệu quả và có đủ năng lực cung cấp các dịch vụ có chất lượng, có tính cạnh tranh phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế. TTBH tiếp tục mở cửa với việc nhà nước cấp phép cho công ty AAA, AIG hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ; Prevoir, ACE Life, New York Life hoạt động kinh doanh BHNT; Công ty Thái Bình Dương hoạt động môi giới bảo hiểm và một số Văn phòng đại diện Công ty bảo hiểm nước ngoài. Việc cấp phép cho các DNBH nước ngoài được thực hiện theo đúng quy định phát luật hiện hành, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế cũng như các cam kết song phương, đa phương của Việt Nam với các nước. Các DNBH nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam đều là các doanh nghiệp hàng đầu thế giới, có uy tín, năng lực tài chính và kinh nghiệm hoạt động được các tổ chức xếp hạng quốc tế đánh giá có hệ số tín nhiệm cao nhất. Bên cạnh đó, tỷ lệ và cơ cấu các loại hình doanh nghiệp thuộc các khu vực tương đối hài hòa, xử lý tốt mối quan hệ giữa Việt Nam và các khu vực trên thế giới trong việc mở cửa TTBH. Trong 16 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 06 chủđầu tư Mỹ, 03 chủđầu tư là Pháp, 01 chủđầu tư là Anh, 01 chủđầu tư là Canada, 02 chủđầu tư Úc, 02 Nhật, 01 Hàn Quốc.

Ngoài ra, TTBH cũng diễn ra sự cơ cấu lại các DNBH. Bảo Minh và VINARE năm đầu tiên cổ phần hóa hoạt động có nhiều khởi sắc. Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam mua lại cổ phần của QBE thành lập công ty BIC 100% vốn Việt Nam; QBE mua lại công ty bảo hiểm Allianz; Bảo Việt trở thành tập đoàn tài chính Bảo Việt theo quyết định số 310 của Thủ tướng Chính phủ với nhiều đơn vị thành viên như Bảo Việt Nhân thọ, Bảo Việt Việt Nam, Bảo hiểm y tế cộng đồng, Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ, Ngân hàng Cổ phần Bảo Việt, Công ty cho thuê Tài chính Bảo Việt, Công ty kinh doanh bất động sản Bảo Việt. Theo số liệu của Hiệp hội bảo hiểm, tốc độ tăng trưởng của TTBH phi nhân thọ Việt Nam thời gian qua đạt bình quân 34%/năm và trên 60%/năm với BHNT. Dự báo của Bộ

Tài chính cho rằng, đến năm 2010, tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm trên GDP có thể đạt 4,2%.

Sau gần 14 năm mở cửa TTBH, hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng rất cao, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường tăng bình quân 30% trong giai đoạn 1993 - 2005 cơ cấu tỷ trọng doanh thu dịch vụ bảo hiểm trong GDP cũng tăng nhanh từ 0,37% GDP năm 1993 lên 2,03%/GDP năm 2005.

Số lượng sản phẩm bảo hiểm năm 1993 chỉ có 22, đến nay đã có gần 700 sản phẩm bảo hiểm, do không còn tình trạng hoạt động độc quyền, các doanh nghiệp đã chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, bổ sung thêm quyền lợi cho các khách hàng, giải quyết bồi thường nhanh chóng, đầy đủ theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Các đại lý bảo hiểm, hiện ở con số 92.000, đang là lực lượng phân phối dịch vụ bảo hiểm chính ở Việt Nam. Chỉ có 12% hợp đồng bảo hiểm được

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng tạo lập vốn và hiệu quả công tác đầu tư tài chính (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)