Thứ nhất, chuyên môn hóa hoạt động đầu tư bằng cách thành lập công ty đầu tư chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ đầu tư
Bảo hiểm có vai trò là một định chế tài chính trung gian, tham gia vào thị trường tài chính với tư cách là một nhà đầu tư lớn và có tổ chức. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam trong thời gian qua vai trò này của bảo hiểm lại khá mờ nhạt bởi vì việc đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ ngành bảo hiểm trở lại nền kinh tế qua các hình thức cổ phiếu, trái phiếu chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu đầu tư của các công ty bảo hiểm trong khi đó tỷ trọng đầu tư dưới hình thức gởi tiền tại các ngân hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu. Như vậy, vô hình chung, vai trò trung gian tài chính của ngành bảo hiểm được chuyển giao cho ngân hàng. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là trong thời gian qua, các DNBH chưa thực sự chú trọng đến công tác đầu tư và chưa chuyên môn hóa trong hoạt động đầu tư. Trong năm 2004, với sự ra đời của Quyết định 73 về việc ban hành Qui chế tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán và Công ty quản lý quỹ, đây là cơ sở pháp lý cho phép các công ty bảo hiểm có thể chuyên môn hoá hoạt động đầu tư của mình bằng cách lập quy đầu tư và công ty quản lý quỹ. Do đó, các DNBH có đủ điều kiện về vốn, qui mô dự phòng lớn thì nên thành lập các Quỹ đầu tư và Công ty quản lý quỹ để chuyên môn hóa hơn nữa hoạt động đầu tư và tham gia vào TTCK một cách tích cực hơn. Sự hình thành các quỹđầu tưđộc lập của các DNBH một mặt sẽ góp phần tạo nên các trung tâm thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư nhỏ thuộc các thành phần kinh tế của các
tầng lớp dân cư thành nguồn vốn lớn, ổn định để tham gia các hoạt động đầu tư trong nền kinh tế. Hơn nữa, công cụđầu tư chủ yếu của quỹ đầu tư là chứng khoán, vì vậy các quỹđầu tư của DNBH còn có vai trò thúc đẩy sự phát triển của TTCK.
Thứ hai, các DNBH có quy mô vừa và nhỏ nên chọn dịch vụ ủy thác đầu tư để quản lý nguồn vốn
Đối với các công ty bảo hiểm có quy mô nhỏ chưa để điều kiện để thành lập Quỹđầu tư và Công ty quản lý quỹ thì có thể sử dụng dịch vụ ủy thác đầu tư vốn. Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện hàng loạt các công ty đầu tư chứng khoán ngoài việc thực hiện chức năng đầu tư vốn cho chính mình vào TTCK, các công ty này còn cung cấp các dịch vụ tư vấn, môi giới và đầu tư tín thác.
Đặc trưng của đầu tư ủy thác là người đầu tư một cách gián tiếp thông qua một công ty hoặc một quỹđầu tư chuyên nghiệp được quản lý bởi các chuyên gia đầu tư. Sau khi người đầu tư giao vốn cho người đầu tưủy thác, họ mất quyền ra các quyết định đầu tư. Còn người đầu tư ủy thác sẽ toàn quyền ra các quyết định đầu tư để mang lại lợi nhuận. Lợi nhuận thu được của người đầu tư là thu nhập sau khi trừđi phí ủy thác và các khoản chi phí khác.
Thứ ba, xây dựng DMĐT tối ưu cho các DNBH
Mục tiêu của đầu tư là sinh lợi. Việc sinh lợi là kỳ vọng gắn liền với đầu tư. Mặt khác, lợi nhuận cũng đi liền với rủi ro trong đầu tư. Trên thị trường mỗi khi nhà đầu tư muốn tăng thêm lợi suất kỳ vọng phải trả giá bằng khả năng mức độ rủi ro tăng theo. Các tài sản tài chính nhất là các cổ phiếu thường hàm chứa nhiều loại rủi ro, nhà đầu tư không thể xét đoán một cách đơn giản để lựa chọn chúng. Đối với DNBH việc sử dụng các quỹ dự phòng kỹ thuật trước hết phải tuân thủ theo nguyên tắc an toàn vốn, đồng thời phải sinh lời và đáp ứng khả năng thanh toán thường xuyên.
Các nguyên tắc này đặt ra một bài toán về sự lựa chọn danh mục tài sản đầu tư với yêu cầu tối đa hóa lợi nhuận với mức rủi ro thấp nhất. Phải cân nhắc tính toán
kỹ khi sử dụng nguồn vốn đem đầu tư các doanh nghiệp sẽ đầu tư vào loại tài sản nào? Với tỷ trọng vốn vào từng loại tài sản bao nhiêu? Trên thị trường tài chính không thể có loại tài sản nào có một mức rủi ro rất nhỏ mà lợi suất lại cực đại. Mọi sự lựa chọn đều có một cái giá về sự chấp nhận rủi ro. Vì vậy, từng doanh nghiệp cần xây dựng cho mình chiến lược đầu tư thích hợp và gắn với chiến lược kinh doanh. Xét về lâu dài, lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các DNBH sẽ là cổ phiếu và trái phiếu. Trong thị trường tài chính ở Việt Nam chưa thực sự phát triển, lạm phát có xu hướng tăng như hiện nay thì đầu tư vào trái phiếu Chính phủ còn có nhiều hạn chế. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, khung pháp lý chưa hoàn thiện, hàng hóa chưa đa dạng để đảm bảo thị trường sôi động. Trong điều kiện đó, lĩnh vực đầu tư bất động sản có nhiều tiềm năng phát triển. Thị trường tín dụng ngân hàng luôn sôi động, với vai trò là kênh chính thức duy nhất cung cấp vốn cho nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay, trong điều kiện kinh tế liên tục phát triển, nhiều dự án hiệu quả nhưng lại thiếu vốn nên tín dụng ngân hàng có nhiều sự lựa chọn đầu tư. Do đó, bên cạnh việc xác định xu hướng đầu tư lâu dài vào trái phiếu và cổ phiếu thì đầu tư vào bất động sản và cho vay có thể là những lĩnh vực có nhiều cơ hội trước mắt phù hợp với nguồn vốn đầu tư của các DNBH. Tuy nhiên, việc đầu tư vào hai lĩnh vực này cần nhiều kinh nghiệm, kỹ năng về định giá bất động sản, thủ tục hồ sơ trong xây dựng, quy hoạch cũng như khả năng thẩm định, đánh giá hiệu quả phương án… Đây vẫn là những điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của DNBH nói riêng.
Thứ tư, phối hợp hiệu quả hơn với hệ thống ngân hàng
Nền kinh tế càng phát triển thì sự chuyên môn hóa càng thể hiện rõ rệt trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Công ty có thể tận dụng hiệu quả sự hợp tác với ngân hàng trong một số lĩnh vực liên quan mà ngân hàng có trình độ chuyên môn hơn để có ảnh hưởng tốt đến công tác tạo lập và đầu tư vốn như:
Trên cơ sở có sự thỏa thuận thống nhất giữa Công ty Bảo hiểm và ngân hàng về thời gian, địa điểm thu phí, các mẫu biểu thanh quyết toán… ngân hàng có thể giúp công ty đi thu tiền định kỳ tại các điểm và nộp trực tiếp vào ngân hàng. Nếu làm tốt việc này, tuy đơn vị phải chi thêm một khoản lệ phí nhất định, nhưng quản lý được thời gian phát sinh trách nhiệm bảo hiểm kịp thời, tránh việc trục lợi do công tác thanh quyết toán chậm trễ, giảm được chi phí và thời gian của các khai thác viên khi đi quyết toán và thu tiền về, do từng khai thác viên chỉ đi thu phí của những đại lý do mình quản lý mà không có sự phối hợp thu tiền của các đại lý khác. Về phía công ty có thể sử dụng được kịp thời khoản tiền này phục vụ công tác đầu tư.
Sự gia tăng các tiện ích của các loại thẻ thanh toán, thẻ ATM so với các tiện ích hiện nay của chúng đối với người chủ thẻ, trong đó chú ý đến các sản phẩm kết hợp giữa bảo hiểm và ngân hàng.
Các DNBH sử dụng số tiền huy động được để gửi tiết kiệm ngân hàng, mua trái phiếu, tính phiếu chính phủ… Đây là hoạt động đầu tư phổ biến của các DNBH hiện nay.
Trong các kênh phân phối bảo hiểm, kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng là kênh có khả năng phát triển mạnh thông qua mạng lưới rộng lớn của hệ thống ngân hàng. Vì thế, cần tận dụng hơn nữa kênh phân phối này.
Thứ năm, các DNBH cần nghiên cứu áp dụng phương pháp quản lý tiền mặt tối ưu
Quản lý ngân quỹ của một Công ty bảo hiểm trước hết là sự quản lý các luồng tiền hiện tại và tương lai: luồng nhập quỹ phí bảo hiểm hoặc thanh toán tổn thất; luồng đầu tư hoặc thu hồi đầu tư. Theo quy định của cơ quan quản lý đã yêu cầu các DNBH phải dự trữ tiền mặt ở trạng thái tĩnh với tỷ lệ khá cao (không thấp hơn 25% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đối với DNBH phi nhân thọ và 5% tổng dự phòng kỹ thuật đối với doanh nghiệp BHNT). Điều này đã làm giảm hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp, cho nên các DNBH cần nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ
nhàn rỗi của mình bằng cách triệt để đưa những nguồn tài chính hiện có vào đầu tư nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên của các DNBH. Các DNBH cần căn cứ vào đặc thù của doanh nghiệp mình để chọn ra phương pháp dự trữ tiền mặt tối ưu. Theo nghiên cứu chúng ta có thểđi đến quan điểm sử dụng nguồn vốn ngân quỹ công ty bảo hiểm một cách tối ưu như sau:
Đối với nguồn thu phí bảo hiểm, các DNBH cần xác định một lượng tiền mặt nhất định cho giao dịch được gửi vào ngân hàng để hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Giải pháp tốt nhất là các DNBH phải thực hiện lập kế hoạch ngân quỹ cho từng tháng thông qua việc thống kê lượng tiền mặt trung bình có tính đến sự tăng trưởng. Lượng tiền còn lại DNBH có thểđầu tư vào các tài sản tài chính như mua các loại tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu … để mang lại lợi ích cao hơn từ việc quản lý ngân quỹ.
DNBH có thể sử dụng toàn bộ quỹ dự phòng kỹ thuật để đầu tư vào các lĩnh vực lựa chọn.
Công thức xác định nguồn vốn đầu tư trong năm của DNBH là: V = P + P’
với V là nguồn vốn đầu tư trong năm, P là dự phòng kỹ thuật được lập ở cuối niên độ trước, P’ là một phần phí bảo hiểm thu trong năm.
Sử dụng kịp thời các khoản phí thu trong năm là hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp BHNT. Bởi vì, trong kỹ thuật BHNT, DNBH sẽ bắt đầu phải tính lãi suất trên khoản phí tiết kiệm kể từ thời điểm người được bảo hiểm ký kết hợp đồng bảo hiểm. Nếu để cuối năm lập dự phòng rồi DNBH mới tiến hành đầu tư thì đã làm “chết” nguồn vốn nhàn rỗi từ thời điểm thu phí đến cuối năm tài chính. Điều này có thể làm cho giá trị tài sản không lớn kịp giá trị cam kết bảo hiểm, và có thể dẫn đến nguy cơ phá vỡ sự cân bằnng tài chính trong dài hạn cho các doanh nghiệp BHNT
Lưu ý: Cách tính trên chỉ đề cập đến hoạt động của quỹ chủ hợp đồng chứ chưa xem xét đến hoạt động đầu tư của quỹ chủ sở hữu.
Thứ sáu, mở rộng hình thức cho vay đối với chủ hợp đồng BHNT
Trong kỹ thuật BHNT, hợp đồng bảo hiểm sau một thời gian nộp phí sẽ có dự phòng toán học, tức là các khoản tiết kiệm tích lũy. Về bản chất khoản tiền này là thuộc quyền sở hữu của chủ hợp đồng. Nếu DNBH cho chủ hợp đồng vay thì khoản tiền dự phòng này được xem như là tài sản thế chấp. Như vậy, đây sẽ là khoản cho vay ít rủi ro nhất của DNBH. Hình thức cho vay này sẽ rất hiệu quả, vừa đảm bảo cho DNBH thu được lãi suất cao hơn lãi suất kỹ thuật, vừa giúp được các chủ hợp đồng vay vốn trong thời điểm khó khăn, điều nay sẽ tăng khả năng duy trì hợp đồng của BHNT.
Thứ bảy, nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh của bản thân doanh nghiệp
Trong quá trình hội nhập quốc tế, ngoài khả năng và tiềm lực tài chính là yếu tố quan trọng trong việc phát triển quy mô hoạt động và hiệu quả đầu tư, nâng cao năng lực kinh doanh và phát triển yếu tố con người cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam phải tiếp tục trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin vào khâu khai thác, quản trị rủi ro, quản trị doanh nghiệp, trong đó quan trọng nhất là ứng dụng được thương mại điện tử.
Người có nhu cầu về bảo hiểm có thể lựa chọn sản phẩm bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm trên mạng và khi chấp nhận sẽđược cấp đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm ngay lập tức. Từ đó, việc quản lý đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm, khách hàng tham gia bảo hiểm, đối tượng được bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm, giải quyết tổn thất và bồi thường bảo hiểm được dễ dàng và thuận tiện nhanh chóng.
Bên cạnh đó, phải sắp xếp lại bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh thật gọn nhẹ, tính chuyên nghiệp cao, có sự liên kết và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Đồng thời phát triển mạnh việc bán bảo hiểm qua khâu trung gian như: môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, ngân hàng thương mại...
Tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ cán bộ bảo hiểm và đại lý bảo hiểm trong đó có trang bị kiến thức bảo hiểm cho các cán bộ bảo hiểm đã tốt nghiệp cử nhân, kỹ
sư từ các chuyên ngành khác. Nâng cao trình độ quản lý rủi ro, giám định tổn thất, tính phí bảo hiểm, quản trị doanh nghiệp.
Thứ tám, phát triển các loại hình sản phẩm mới của BHNT để thu hút vốn đầu tư dài hạn
Tạo sự gắn kết giữa hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đặc biệt là trong khâu thiết kế sản phẩm, phát triển sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả đầu tư nói riêng. Theo hướng đi này, trong thời gian tới, cần tiếp tục nghiên cứu phát triển thêm các loại sản phẩm bảo hiểm mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân Việt Nam, đặc biệt là hình thức bảo hiểm kết hợp với đầu tư (investment-linked units). Đây là sản phẩm bảo hiểm thế hệ mới, đã được triển khai rộng rãi và rất thành công ở nhiều nước trên thế giới, kể cả một số thị trường mới nổi như Trung Quốc. Đặc trưng nổi bật của loại sản phẩm này là người tham gia bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp BHNT đầu tư số phí bảo hiểm của họ vào các quỹ đầu tư khác nhau (chủ yếu là các quỹ chứng khoán) thông qua công ty quản lý quỹđầu tư theo tỷ lệ họ tự chọn. Nhờ kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về hoạt động đầu tư, công ty quản lý quỹ có thể tư vấn cho người tham gia bảo hiểm lựa chọn phương án đầu tư phù hợp với nhu cầu tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro của họ nhằm đạt hiệu quảđầu tư tối ưu. Ngược lại, người tham gian bảo hiểm sẽ tự mình gánh chịu các rủi ro liên quan tới việc đầu tư số phí bảo hiểm của họ. Có thể nói, sản phẩm bảo hiểm kết hợp với đầu tư là một kênh huy động vốn trực tiếp của DNBH vào thị trường vốn.