Kết quả của hoạt động tạo lập vốn

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng tạo lập vốn và hiệu quả công tác đầu tư tài chính (Trang 62)

Công tác tạo lập vốn của các DNBH có thể phân làm hai nguồn: Từ người tham gia bảo hiểm thông qua doanh thu phí bảo hiểm và huy động từ nội bộ.

2.3.1.1 Thực trạng tạo lập vốn từ người tham gia bảo hiểm

Các DNBH muốn gia tăng được nguồn vốn đầu tư thì phải gia tăng được các quỹ dự phòng nghiệp vụ. Nguồn quỹ này tăng theo quy mô doanh thu của doanh nghiệp. Như vậy, cơ sở quan trọng nhất để tăng được lượng tiền đưa vào đầu tư là phải tăng được doanh thu. Giữa doanh thu và quy mô quỹ dự phòng nghiệp vụ có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Thế nhưng, theo các số liệu đã dẫn chứng nói trên thì tỷ trọng của doanh thu phí bảo hiểm trong GDP còn quá khiêm tốn. Các DNBH chưa phát huy hết tiềm năng để gia tăng phí bảo hiểm. Tồn tại trên là do một số nguyên nhân sau:

ƒ Năng lực của các DNBH còn hạn chế, hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu chuyên gia tính phí bảo hiểm, chuyên giá đánh giá rủi ro; công nghệ thông tin chưa theo kịp với sự phát triển công nghệ.

ƒ Các DNBH chưa có chiến lược phát triển kinh doanh, phát triển sản phẩm một cách hiệu quả, nên chưa có hướng đầu tư thích hợp để mở rộng phạm vi hoạt động, nâng cao doanh thu.

ƒ DNBH chưa thể hiện vai trò nòng cốt để giúp cho việc định hướng phát triển thị trường, chưa tập trung nguồn lực cả về vốn và sản phẩm bảo hiểm để đáp ứng nhu cầu bảo hiểm cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.

ƒ Sản phẩm bảo hiểm chưa đa dạng phong phú, chất lượng phục vụ thấp. Các doanh nghiệp chỉ tập trung vào các sản phẩm bảo hiểm truyền thống, thế nhưng

doanh nghiệp cũng chưa qua tâm đến việc cải tiến những sản phẩm truyền thống; chưa tập trung nghiên cứu và cho ra đời nhiều loại sản phẩm mới, cá biệt.

ƒ Một số doanh nghiệp kinh doanh vẫn còn tồn tại tư duy và thói quen kinh doanh trong môi trường bao cấp, chưa nhận thức được vai trò của bảo hiểm, thể hiện, mặc dù Nhà nước đã cho phép tính phí bảo hiểm vào giá thành, nhưng nhiều doanh nghiệp không chủđộng lập kế hoạch tham gia bảo hiểm để ổn định sản xuất kinh doanh, phòng chống rủi ro. Điều này cũng làm hạn chế việc tăng doanh thu bảo hiểm.

ƒ Hoạt động môi giới bảo hiểm chưa được đa dạng hoá. Chất lượng đại lý bảo hiểm còn chưa mang tính chuyên nghiệp. Nhiều đại lý chưa xem việc khai thác bảo hiểm là một công việc chính của mình – do thu nhập không đủ sống, nên chưa quan tâm bồi dưỡng kiến thức bảo hiểm.

ƒ Thu nhập quốc dân trên đầu người thấp, nhận thức của các tổ chức cá nhân về bảo hiểm thương mại còn hạn chế; Công tác tuyên truyền của các DNBH và của Nhà nước chưa sâu rộng, thường xuyên. Hiện vẫn còn một phần lớn dân cư chưa tham gia bảo hiểm, hoặc chưa hiểu rõ về bảo hiểm. Do đó đã ảnh hưởng đến việc gia tăng phí bảo hiểm.

2.3.1.2 Thực trạng tạo lập vốn từ nội bộ doanh nghiệp bảo hiểm

Để kinh doanh bảo hiểm có hiệu quả các công ty bảo hiểm phải mở rộng mạng lưới hoạt động của mình. Đối với các công ty bảo hiểm lớn trên thế giới, việc mở rộng hoạt động đã vươn ra phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam các DNBH đã phát triển kinh doanh trên phạm vi toàn quốc. Một công ty bảo hiểm mạnh thì số lượng đơn vị thành viên càng nhiều, đồng thời các đơn vị trực thuộc của các thành viên cũng gia tăng. Vấn đề tập trung được nguồn tiền kịp thời để thực hiện đầu tư là một công tác quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các công tác quản lý tài chính trong kinh doanh đối với các đơn vị trực thuộc,

nhằm nâng cao khả năng sinh lời của đồng vốn là việc làm luôn mang tính thời sự đối với doanh nghiệp.

Hiện nay, do việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý còn hạn chế, nên các doanh nghiệp chưa nắm bắt kịp thời số dư tiền mặt và tiền gửi thanh toán tại từng đơn vị trực thuộc. Dẫn đến, hiệu quả công tác đầu tư vốn chưa cao. Đồng thời do trình độ cán bộ quản lý phát triển chưa theo kịp với việc tốc độ tăng quy mô hoạt động của doanh nghiệp, nên công tác quản lý tài chính còn nhiều bất cập.

Các tồn tại trên đây góp phần làm giảm hiệu quả của công tác huy động và sử dụng vốn trong doanh nghiệp.

2.3.2 Những đánh giá chung trong việc quản lý và sử dụng vốn

2.3.2.1 Những thành tích

Kinh doanh bảo hiểm càng phát triển, dẫn đến vốn đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm càng tăng. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã đóng góp một nguồn tài trợ mới, tạo lập nguồn vốn lớn đáng kể̉ và ngày càng gia tăng cho nền kinh tế trong giai đoạn mà nguồn tài trợ vốn là một nhu cầu bức xúc cho việc đầu tư phát triển kinh tế – xã hội. Một số loại hình đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm còn mang ý nghĩa chính trị xã hội. Xuất phát từ thực tế trên việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn nhàn rỗi trong dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm, là một trong những vấn đề rất quan trọng, có tính chất quyết định trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và thúc đẩy thị trường vốn, thu hút các nguồn vốn nhỏ, lẻ tạo thành một luồng tiền lớn đem đầu tư trở lại nền kinh tế. Bên cạnh đó, thu nhập hoạt động đầu tư chiếm một vị trí không nhỏ và có xu hướng không ngừng tăng lên trong tổng thu nhập của DNBH.

2.3.2.2 Những tồn tại

ƒ Hoạt động đầu tư là hoạt động được các DNBH trên thế giới rất quan tâm, thế nhưng ở nước ta hiện nay công tác này chưa được các doanh nghiệp quan tâm

đúng mức. Các DNBH chưa thực sự đánh giá đúng tầm quan trọng của đầu tư vốn, do vậy trong thời gian dài chưa có DNBH nào thực hiện việc chuyên môn hóa đầu tư. Mãi đến tháng 7 năm 2006 mới chỉ có 3 DNBH thành lập công ty quản lý quỹđó là Bảo Việt, Prudential Việt Nam và Manulife, còn lại các doanh nghiệp khác công tác đầu tưđược giao cho một bộ phận phòng ban hoặc kiêm nhiệm. Một số DNBH có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động tương đối năng động trong các chiến lược chiếm lĩnh thị phần song lại không có những chiến lược hữu hiệu về tài chính để sử dụng hiệu quả nguồn quỹ dự phòng tăng lên với tốc độ cao.

ƒ Qui mô đầu tư còn nhỏ, tổng vốn đầu tư của ngành bảo hiểm chỉ chiếm 1,2% đến 1,5% trong tổng vốn của nền kinh tế. Trừ Bảo Việt với số vốn 3.000 tỷđồng và Công ty BHNT Prudential với số vốn thực có 61 triệu đô la Mỹ, các DNBH khác mới chỉ có đủ số vốn theo quy định của pháp luật. Số vốn thực có toàn thị trường hiện nay là gần 4.000 tỷđồng, không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và nâng cao năng lực nhận bảo hiểm phù hợp với mức độ phát triển trung bình của thế giới. Quy mô TTBH nước ta hiện nay còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội. Tổng doanh thu phí bảo hiểm mới chỉ đạt 2%GDP trong khi đó, chỉ số này ở các nước trong khu vực chiếm khoảng từ 2%-4% (năm 2000: Trung Quốc đạt 1,8% GDP, Malaysia đạt 4,21%GDP, Đài Loan đạt 6,95% GDP, Thái Lan đạt 2,25%GDP, Singapore đạt 5,52% GDP…).

ƒ Nhìn chung hoạt động đầu tư vốn của các DNBH ở Việt Nam còn hạn chế, tỷ trọng đầu tư dưới hình thức gửi tiền còn khá cao ( khoảng 80%), trong đó, tỷ trọng các nguồn vốn đầu tư ngắn hạn còn ở mức cao ( khoảng 70% trên tổng ngồn vốn đầu tư). Đối với các nước phát triển, việc đầu tư vào TTCK chiếm trên 80% tổng số tiền đầu tư vào nền kinh tế. Hoạt động đầu tư kinh doanh ở lĩnh vực này rất sôi động. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam lĩnh vực kinh doanh chứng khoán tại các DNBH chưa đầu tư tốt do một số nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Thị trường vốn được niêm yết tại Việt Nam chỉ có 36 loại cổ phiếu với tổng số vốn của thị trường khoản 2 tỉ USD và doanh số mua bán trung bình hàng ngày vào khoảng 5

triệu USD (số liệu tính đến giữa năm 2006). Thị trường vốn không được niêm yết dự kiến lớn hơn thị trường đã niêm yết 5 đến 6 lần. Tuy nhiên, thị trường này hiện nay có những nhược điểm lớn như tính minh bạch của khu vực kinh doanh chưa được kiểm soát này rất thấp, giá cổ phiếu thì đã được công bố trên báo chí nhưng nhiều nhà môi giới địa phương vẫn tùy nghi cung cấp bảng chào giá riêng của mình, tỷ lệ hoa hồng môi có thể cực kỳ cao trong khoảng từ 5% đến 20%. Tiếp đến là tính thanh khoản thấp của một số trái phiếu Chính phủ. Các công ty chứng khoán chỉ thực hiện nghiệp vụ mua bán có kỳ hạn đối với một số loại trái phiếu chính phủ niêm yết. Nhiều DNBH mua trái phiếu Chính phủ và đợi đến ngày đáo hạn để nhận được vốn, càng làm cho tính thanh khoản của trái phiếu chính phủ thấp đi. Bên cạnh đó còn có qui định mỗi nhà đầu tư chỉ được phép mở một tài khoản giao dịch lưu ký chứng khoán tại một Công ty chứng khoán càng làm hạn chế việc đầu tư này của DNBH. Trên thực tế, các nhà đầu tư có thể “lách luật” bằng cách sử dụng nhiều nhà đầu tư có mối quan hệ với nhau đứng tên tài khoản giao dịch. Ngoài ra, việc miễn thuế thu nhập đối với trái phiếu chính phủ chưa được quy định cụ thể, tùy vào từng đợt phát hành. Điều này cũng một phần hạn chế việc đầu tư của doanh nghiệp vào trái phiếu chínhh phủ.

ƒ Chưa tách biệt giữa đầu tư từ quỹ BHNT và phi nhân thọ. Xét về bản chất kỹ thuật thì nguồn quỹ dự phòng của nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ phải được đầu tư chủ yếu vào các loại đầu tư ngắn hạn. Tuy nhiên, trên thực tế các DNBH vẫn sử dụng nguồn vốn này để thực hiện các dự án đầu tư dài hạn. Việc không phân định rõ rang nguồn vốn đầu tư trong từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm sẽ dẫn đến việc đánh giá hiệu quả hoàn toàn thiếu chính xác. Nếu đánh giá hiệu quả chung của toàn bộ vốn đầu tư sẽ ảnh hưởng có thể là không tích cực đến các kết quả chia lãi cho các chủ hợp đồng BHNT. Như vậy sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm BHNT và về lâu dài sẽ là điều nguy hiểm đối với các DNBH kinh doanh cả hai lĩnh vực phi nhân thọ và nhân thọ.

ƒ Các DNBH chưa có chiến lược đầu tư một cách hiệu quảđó là xây dựng một DMĐT tối ưu có thể mang lại một mức sinh lợi nhất định với rủi ro thấp nhất. Khách hàng thiếu thông tin đặc biệt là khi tham gia vào những sản phẩm liên kết giữa bảo hiểm và đầu tư.

ƒ Dù đã triển khai một cơ hội đầu tư mới có hiệu quả đó là cho vay theo hợp đồng nhưng các doanh nghiệp BHNT vẫn chưa thực sự đầu tư khai thác thế mạnh này.

ƒ Việc quản lý ngân quỹ các DNBH vẫn còn nhiều yếu kém nên chưa huy động triệt để nguồn vốn vào hoạt động đầu tư. Một DNBH để có thể phát huy tối đa các khoản tiền nhàn rỗi thì đòi hỏi phải có sự quản lý ngân quỹ một cách khoa học. Tức là phải xác định được lượng tồn quỹ nhỏ nhất và nhanh chóng đưa tất cả các khoản tiền dư thừa tạm thời vào đầu tư. Muốn làm được điều này đòi hỏi DNBH phải có bộ phận kế toán quản trị và bộ phận quản lý ngân quỹ được chuyên môn hóa. Thực tế hiện nay không có DNBH nào chú ý đến vấn đề quản lý này. Mặt khác, do các DNBH có cấu trúc tổ chức phân tán trên phạm vi không gian toàn quốc, nên việc tập trung nhanh chóng toàn bộ nguồn thu phí bảo hiểm là hết sức khó khăn khi hệ thống quản lý của DNBH chưa mạnh.

ƒ Chính sách kiểm soát ngoại hối chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước thông qua tỷ giá giao dịch trong biên độ, lãi suất trần đối với tiền gửi USD của các tổ chức kinh tế và việc kiểm soát mua ngoại tệ có tác dụng hạn chế hiện tượng đô la hóa trong nền kinh tế. Nhưng mặt khác, việc thực thi chính sách cứng nhắc cho mọi đối tượng lại gây khó khăn và thiệt hại cho các công ty bảo hiểm nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Theo Nghị định 43/2001-NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm, các công ty bảo hiểm nước ngoài phải góp vốn điều lệ tối thiểu 10 triệu đô la và trích ra 500.000 USD để gửi vào một ngân hàng thương mại làm ký quỹ bắt buộc. Trong thực tế một số công ty bảo hiểm đưa vào Việt Nam một lượng vốn nhiều lần hơn mức quy định tối thiểu. Trong những năm đầu hoạt động, một lượng lớn ngoại tệđược bán ra để trang trải các chi phí hoạt động ban đầu. Phần còn

lại được gửi vào các ngân hàng hưởng lãi suất trần theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước. Do kinh doanh ngày càng phát triển và có hiệu quả, một số công ty bảo hiểm đã bắt đầu thu hồi các khoản lỗ lũy kế và có lãi tích lũy. Tuy nhiên chính sách ngoại hối đã gây khó khăn cho việc quản lý và bảo toàn nguồn vốn điều lệ bằng ngoại tệ, cụ thể:

- Các công ty bảo hiểm nước ngoài không được phép mua lại số ngoại tệ ban đầu đã bán để khôi phục lại vốn gốc ngoại tệ và tăng cường khả năng thanh toán bảo hiểm.

- Lãi suất trần 0,8%/năm cho tiền gửi USD tạo ra một lãi suất thực âm do mức lạm phát hàng năm của Mỹ cao hơn 2%/năm. Hơn 5 năm qua, các ngân hàng thương mại được hưởng lợi lớn từ chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất trần. Theo xu hướng tăng lãi USD, sự chênh lệch này càng bất hợp lý.

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những hạn chế nêu trên, trong đó có thể chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

a) Khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư của các DNBH cần tiếp tục được bổ sung, hoàn chỉnh, bảo đảm sự nhất quán giữa Luật kinh doanh bảo hiểm và các luật chuyên ngành khác

Theo Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành, lĩnh vực đầu tư của DNBH được quy định khá rộng và không có sự phân biệt đối xử giữa DNBH trong nước và DNBH có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, khi áp dụng vào từng lĩnh vực đầu tư cụ thể thì đều gặp vướng mắc. Cụ thể là:

- Đã 8 năm sau khi Luật các tổ chức tín dụng được ban hành nhưng vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong đó có DNBH. Thực tế này một mặt buộc các DNBH phải sử dụng hình thức cho vay ủy thác do đó, mất thêm chi phí và làm giảm hiệu quả cho vay. Mặc khác, nó cũng khiến cho cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay theo hợp đồng chưa thật

đầy đủ, rõ ràng mặc dù đây là một hình thức đầu tư không thể thiếu của các doanh nghiệp BHNT tại nhiều nước trên thế giới.

- Quy định của Luật Đất đai hạn chế quyền sở hữu và kinh doanh bất động sản, nhận tài sản đảm bảo là bất động sản của các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng tạo lập vốn và hiệu quả công tác đầu tư tài chính (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)