Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư vốn của các doanh

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng tạo lập vốn và hiệu quả công tác đầu tư tài chính (Trang 46 - 48)

hiểm nhân thọ ở Việt Nam

Ở tất cả các quốc gia có tồn tại ngành kinh doanh bảo hiểm, Nhà nước phải can thiệp vào các quy định quản lý có tính vĩ mô đối với các DNBH. Sự can thiệp này là một tất yếu bởi các lý do:

+Bảo vệ lợi ích của người tham gia bảo hiểm (khách hàng). Đảm bảo cho DNBH luôn trong tình hình tài chính vững mạnh để thực hiện trách nhiệm của mình về các cam kết đối với khách hàng khi tham gia bảo hiểm; hoặc ít nhất cũng cảnh báo được tình hình tài chính của các doanh nghiệp đang ở trạng thái nào giúp các nhà quản lý có những biện pháp can thiệp thích hợp, kịp thời.

+ Đảm bảo ổn định tình hình hoạt động đời sống, sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức tham gia bảo hiểm nhằm ổn định tình hình kinh tế - xã hội của đất nước.

+ Đối với nền kinh tế toàn cầu, do tính đặc thù cùng chia sẻ rủi ro của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, nên hầu hết các công ty bảo hiểm trên thế giới đều ít nhiều có sự quan hệ về tài chính với nhau. Sự hoạt động mạnh hay yếu của một công ty bảo hiểm bất kỳđều có ảnh hưởng chung đến toàn hệ thống ngành bảo hiểm trên thế giới. Sự tác động này thể hiện rõ rệt nhất là đối với các công ty bảo hiểm lớn trên thế giới, tập trung ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.

+Hướng công tác đầu tư các quỹ bảo hiểm vào mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước.

+Ngăn ngừa các công ty bảo hiểm tìm cách gây ảnh hưởng tiêu cực trong toàn bộ lĩnh vự̣c tài chính.

Do tính chất đặc thù và tầm quan trọng của nó đối với sự an toàn tài chính của các DNBH, hoạt động đầu tư được quy định khá đầu đủ và chặt chẽ trong luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cũng giống như quy định pháp luật của nhiều nước trên thế giới, hoạt động đầu tư của các DNBH tại Việt Nam phải tuân thủ những hạn chế nhất định về nguồn vốn đầu tư, lĩnh vực đầu tư, DMĐT, địa bàn đầu tư, cụ thể là:

- Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;

- Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;

- Kinh doanh bất động sản, cho vay, ủy thác đầu tư qua các tổ chức tài chính – tín dụng tối đa 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

Điều đáng chú ý là khác với một số nước, trong đó có liên minh Châu Âu (EU), pháp luật Việt Nam chỉ khống chỉ mức tối đa đối với hoạt động đầu tư của DNBH mà không quy định những tỷ lệ tối thiểu mà các DNBH phải tuân thủ khi tiến hành đầu tư. Thông thường, những quy định tối thiểu này được áp dụng đối với một loại đầu tư nhất định, thường là đầu tư vào các chứng khoán chính phủ. Mục đích chủ yếu của nó không phải nhằm bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm mà nhằm thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô, bao gồm đảm bảo sự hỗ trợ đầy đủ cho việc tài trợ nợ của chính phủ. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam còn chưa quy định mức hạn chế đối với số tiền tối đa mà một DNBH được phép đầu tư vào một dự án đầu tư cụ thể nhằm mục đích tránh tích tụ rủi ro. Thêm vào đó, theo quy định đầu tư tại Việt Nam, ta thấy lĩnh vực đầu tư cũng bị giới hạn một cách vô hình chung

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng tạo lập vốn và hiệu quả công tác đầu tư tài chính (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)