Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã đem đến cho toàn bộ nền kinh tế nước ta nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng những cơ hội và thách thức mới. Thực hiện cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, TTBH Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh cả về quy mô, chất lượng và cả sựổn định trong thị trường tài chính nói chung. Theo Bộ Tài chính, tác động của các cam kết mở cửa TTBH trong việc Việt Nam cam kết gia nhập WTO có thể được nhìn nhận từ hai khía cạnh, tác động tích cực và tiêu cực.
Về tác động tích cực của cam kết đối với hoạt động của thị trường, về cơ bản sẽ có tác động tích cực đối với cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và bản thân các công ty bảo hiểm trong nước thể hiện qua các điểm như:
Việc tham gia thị trường của những công ty bảo hiểm mới, đặc biệt là các công ty bảo hiểm nước ngoài sẽđa dạng hóa và khiến thị trường sôi động hơn. Sự tham gia của công ty có vốn đầu tư nước ngoài góp phần thức tỉnh các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước; đồng thời, phá vỡ thế độc quyền bằng việc gia tăng nhanh chóng số lượng nhà cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam sẽ không còn nhận được sự bảo hộ của Nhà nước, đẩy thị trường bảo hiểm tiến gần hơn đến một thị trường cạnh tranh lành mạnh; kích thích việc mở rộng danh mục sản phẩm, giúp ngành bảo hiểm thực hiện tốt hơn chức năng huy động vốn và bảo vệ các đối tượng trong nền kinh tế trước rủi ro.
Mở cửa thị trường tạo điều kiện tăng cường trao đổi kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các công ty bảo hiểm trong nước. Các công ty bảo hiểm trong nước có điều kiện tiếp thu ở một mức độ nhất định những kiến thức và kỹ năng chuyên ngành của các công ty bảo hiểm nước ngoài. Bên cạnh đó, sức ép cạnh tranh lớn hơn buộc các công ty bảo hiểm trong nước phải chủ động điều chỉnh mô hình và chính sách quản lý, đào tạo nhân viên,
ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo được lợi thế với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài.
Tuy nhiên, việc tham gia của các công ty nước ngoài vào thị trường bảo hiểm cũng có những tác động bất lợi đối với công ty bảo hiểm trong nước và khả năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, thể hiện rõ nét ở những điểm sau:
Các công ty trong nước bị chia sẻ thị trường là tác động rõ ràng nhất ở mọi nước bắt đầu tiến hành mở cửa thị trường.
Biến động về nhân sự giữa các công ty bảo hiểm. Một thực tếđã diễn ra khi sự gia tăng của số lượng doanh nghiệp bảo hiểm nhanh hơn gia tăng nguồn nhân lực trong ngành đã dẫn đến sự di chuyển nhân sự giữa các công ty bảo hiểm. Do đó, nếu các công ty bảo hiểm trong nước không có những điều chỉnh liên quan đến chính sách nhân sự trong thời gian tới, sẽ bị mất lợi thế quan trọng trước các công ty 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh.
Thị trường phát triển nhanh về qui mô, đa dạng về sản phẩm là sức ép đối với các nhà quản lý trong lĩnh vực này, bao gồm yêu cầu phải đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng; khả năng giải quyết tranh chấp; thị trường bị chia cắt manh mún và vấn đề rất quan trọng là ngăn ngừa rủi ro mang tính hệ thống.
Bên cạnh những cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO, vẫn còn những khó khăn nhất định mà ngành bảo hiểm Việt Nam đang phải đối mặt:
Vị trí của ngành bảo hiểm Việt Nam vẫn chiếm thứ hạng khá khiêm tốn trong khu vực và thế giới (đứng thứ 55/88 thế giới và 16/25 khu vực Châu Á về doanh thu phí bảo hiểm – theo thống kê của sigma số 2/2006). Công nghệ của bảo hiểm các nước trong khu vực đang trên đà phát triển nhanh, nhiều nước đã triển khai được kênh phân phối sản phẩm qua ngân hàng và thu được kết quả khả quan như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, Philipines…Trong khi đó, việc triển khai kênh phân phối sản phẩm qua ngân hàng ở Việt Nam được xếp dưới các nước kể trên trong bảng xếp hạng.
Các ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục chiến dịch thu hút tiền gửi tiết kiệm thông qua tăng lãi suất và khuyến mại sẽ gây khó khăn không nhỏ cho BHNT. Các hợp đồng khai thác mới sẽ tăng chậm lại và rất có thể tổng số tiền bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm khai thác mới sẽ tiếp tục giảm đi. Trong năm 2005, mặc dù tổng số hợp đồng bảo hiểm khai thác mới tăng 3,27% so với năm 2004 song tổng số tiền bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm khai thác mới giảm 5,73% so với năm 2004. Tổng số hợp đồng bảo hiểm khai thác mới đạt 820.000 hợp đồng, tăng 26.000 hợp đồng so với năm 2004 trong khi tổng số tiền bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới này chỉđạt 20.626 tỷđồng, giảm 1.253 tỷđồng so với năm 2004. Bình quân số tiền bảo hiểm của hợp đồng khai thác mới trong năm 2005 cũng giảm 2,4 triệu đồng tương ứng mức giảm 8,7% so với năm 2004. Bên cạnh đó, bảo hiểm y tế tự nguyện đang được phép triển khai rộng rãi, các đơn vị bảo hiểm y tếđang đào tạo đại lý và bán bảo hiểm từđầu năm 2006. Theo nhận định của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, đây là lực lượng cạnh tranh quyết liệt với BHNT và nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn con người.
Môi trường đầu tư còn nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy, điều kiện và cơ hội lưu chuyển vốn đầu tư của các DNBH nói chung và của BHNT nói riêng chưa có hiệu quả, phạm vi đầu tư còn hẹp, cơ hội đầu tư còn quá ít. Hiện trạng chậm phát triển và tình hình ảm đạm trên TTCK những năm trước và sự phát triển theo xu thế đám đông của TTCK trong năm nay vẫn chưa thể là một kênh đầu tư vốn hấp dẫn đối với các DNBH. Thêm vào đó, số dự án kêu gọi góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh đảm bảo mức độ an toàn và khả năng sinh lời hợp lý không nhiều. Trong khi đó, về phía các DNBH thì số lượng các sản phẩm đầu tư hoàn thiện, phù hợp với đặc thù kinh doanh bảo hiểm vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy, hình thức đầu tư chủ yếu của các DNBH hiện nay vẫn là gửi tiền ngân hàng có kỳ hạn và mua trái phiếu Chính phủ. Điều này đã hạn chế hiệu quảđầu tư nguồn vốn nhàn rỗi của các công ty bảo hiểm.
Song các vấn đề này có thể được kiểm soát tốt nếu có những bước đi phù hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của thị trường.