Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

58 234 0
Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  HOÀNG THỊ HUYỀN Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN VAY CỦA CÁC HỘ DÂN TỪ NHN 0 &PTNT TẠI XÃ VINH QUÝ, HUYỆN HẠ LANG, TỈNH CAO BẰNG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chinh quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & Phát triển nông thôn Khóa học : 2010 - 2014 Thái Nguyên - 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  NGUYỄN THỊ NGA Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA LOÀI THIẾT SAM GIẢ LÁ NGẮN (PSEUDOTSUGA BREVFOLIA W.C CHENG & L.K.FU,1975) TẠI TỈNH PHÌN TỦNG, HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm Nghiệp Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn: Th.S. Nguyễn Thị Thao Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang”. Là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Thị Thoa trong thời gian từ 20/2/2014 đến 01/05/2014. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình điều tra thực địa hoàn toàn trung thực, nếu có sai sót gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỉ luật của khoa và nhà trường đề ra. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2014 XÁC NHẬN CỦA GVHD Người viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước Hội đồng khoa học! ThS. Nguyễn Thị Thoa Nguyễn Thị Nga XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm (Ký, họ và tên) LỜI CẢM ƠN ! Thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi sinh viên sau quá trình học tập. Đây là khoảng thời gian để cho sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, đồng thời giúp cho sinh viên củng cố và hệ thống lại những kiến thức đã học để áp dụng vào thực tiễn nghiên cứu cũng như công việc ngoài thực tế, từ đó nâng cao năng lực tri thức sáng tạo của bản thân nhằm phục vụ tốt hơn cho công việc. Sau một thời gian tiến hành thực tập để hoàn thành khóa luận này lời đầu tiên tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới: Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã tận tình dạy dỗ tôi trong suốt bốn năm qua. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành tới cô giáo Th.S Nguyễn Thị Thoa người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Xin gửi lời cảm ơn tới Ủy Ban Nhân Dân xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập. Xin gửi lời cảm ơn tới Hạt Kiểm Lâm huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập. Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè và gia đình tôi những người luôn ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Mặc dù đã cố gắng, nhưng do thời gian có hạn cộng với vốn kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế nên bài khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy tôi rất mong được sự chỉ bảo và góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 28 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Nga MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 2 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 2 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 2.1. Những nghiên cứu về tái sinh tự nhiên trên thế giới 3 2.2. Những nghiên cứu về tái sinh tự nhiên ở Việt Nam 4 2.3. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tái sinh 7 2.3.1. Trên thế giới 7 2.3.2. Ở Việt Nam 9 2.4. Những nghiên cứu về Thiết sam giả lá ngắn 11 2.4.1. Trên thế giới 11 2.4.2. Ở Việt Nam 12 2.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 14 2.5.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Đồng Văn 14 2.5.1.1.Vị trí địa lý 14 2.5.1.2. Địa hình, địa thế 14 2.5.1.3. Đất đai thổ nhưỡng 15 2.5.1.4. Khí hậu thủy văn 15 2.5.1.5. Thảm thực vật 15 2.5.1.6. Tình hình dân sinh kinh tế xã hội 16 2.5.2. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Thài Phìn Tủng. 17 2.5.2.1. Vị trí địa lý, địa hình 17 2.5.2.2. Khí hậu 18 2.5.2.3. Thổ nhưỡng 18 2.5.2.4. Điều kiện kinh tế - xã hội 18 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 20 3.3. Nội dung nghiên cứu 20 3.4. Phương pháp nghiên cứu 20 3.4.1. Phương pháp luận 20 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp 21 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp 23 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 28 4.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ 28 4.1.1. Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ nơi có cây Thiết sam giả lá ngắn phân bố tại vị trí sườn núi đá vôi. 28 4.1.2. Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ nơi có cây Thiết sam giả lá ngắn phân bố tại vị trí đỉnh núi đá vôi 29 4.2. Đặc điểm tái sinh tự nhiên nơi có loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố 31 4.2.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh 31 4.2.2. Nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh 32 4.2.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao 34 4.2.4. Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang 35 4.3. Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh loài Thiết sam giả lá ngắn 36 4.3.1. Ảnh hưởng của địa hình 36 4.3.2. Ảnh hưởng của đất 37 4.3.3. Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi 38 4.3.4. Ảnh hưởng của độ tàn che 41 4.3.5. Ảnh hưởng của con người 42 4.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn. 42 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45 5.1 Kết luận 45 5.3. Kiến nghị 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ÔDB Ô dạng bảng ÔTC Ô tiêu chuẩn VQG Vườn quốc gia DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Ký hiệu độ nhiều (độ dầy rậm) thảm tươi (theo Drude) 27 Bảng 4.1. Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ ở vị trí sườn 28 Bảng 4.2. Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ ở vị trí đỉnh 29 Bảng 4.3. Cấu trúc tổ thành và mật độ cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh ở các vị trí núi đá vôi 31 Bảng 4.4: Nguồn gốc và chất lượng cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh ở vị trí sườn núi đá vôi 32 Bảng 4.5: Nguồn gốc và chất lượng cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh ở vị trí đỉnh núi đá vôi 33 Bảng 4.6: Phân bố cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh theo cấp chiều cao 34 Bảng 4.7: Bảng phân bố cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh theo mặt phẳng ngang ở các vị trí 35 Bảng 4.8: Ảnh hưởng của địa hình đến tái sinh loài Thiết sam giả lá ngắn ở các vị trí địa hình núi đá vôi 36 Bảng 4.9: Ảnh hưởng của đất đến tái sinh loài Thiết sam giả lá ngắn ở các vị trí địa hình núi đá vôi 37 Bảng 4.10: Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh loài Thiết sam giả lá ngắn ở các vị trí địa hình núi đá vôi 39 Bảng 4.11: Ảnh hưởng của độ tàn che đến tái sinh loài Thiết sam giả lá ngắn ở các vị trí địa hình núi đá vôi 41 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1. Hình dạng, kích thước ÔTC và sơ đồ bố trí ÔDB 23 Hình 4.1. Điều tra tầng cây gỗ 30 Hình 4.2. Thiết sam giả lá ngắn tái sinh chồi 44 Hình 4.3. Thiết sam giả lá ngắn tái sinh hạt 33 Hình 4.4. Phân bố cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh theo cấp chiều cao ở 2 vị trí địa hình khác nhau 34 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) là một trong số 33 loài cây lá kim bản địa ở Việt Nam, có phân bố tự nhiên hiện còn sót lại ở vùng núi đá vôi huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đây là loại gỗ nhỡ, gỗ đẹp và bền, thường mọc trên các đỉnh núi đá vôi có độ cao từ 500 - 1500m so với mặt nước biển. Loài này mang nhiều ý nghĩa về sinh thái, giá trị thương mại, giá trị sử dụng, giá trị văn hóa cảnh quan. Hiện nay vùng phân bố tự nhiên bị thu hẹp nhanh chóng và một số cá thể trưởng thành của loài bị giảm sút nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do khai thác gỗ vì mục đích thương mại và xây dựng, làm hàng mỹ nghệ, điều kiện hoàn cảnh sống thay đổi, quần thể bị chia cắt, khả năng tái sinh kém. Thiết sam giả lá ngắn được đề nghị là loài bổ sung vào danh lục các loài quý hiếm và nguy cấp theo nghị định 32/NĐ-CP/2006, nghiêm cấm khai thác và sử dụng với mục đích thương mại. Thuộc bậc VU theo Sách đỏ Việt Nam 2007 và Danh lục đỏ IUCN (2007). Chính vì vậy, nếu không có những biện pháp bảo vệ và nhân rộng chúng ra thì loài cây này sẽ có nguy cơ bị tiêu diệt. Hiện nay trong nhiều vùng rừng tự nhiên của nước ta đã mất rừng trong đó có loài Thiết sam giả lá ngắn do sử dụng phương thức khai thác - tái sinh không đáp ứng được những lợi ích lâu dài của nền kinh tế và bảo vệ môi trường. Các phương thức khai thác - tái sinh không hợp lý đã và đang làm cho loài Thiết sam giả lá ngắn suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, Thiết sam giả lá ngắn đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Cần phải có ngay biện pháp kịp thời để bảo tồn và hướng tới phát triển nhân rộng loài cây gỗ quý, hiếm ở vùng núi đá vôi. Hiện nay, những nghiên cứu về Thiết sam giả lá ngắn trên núi đá vôi ở nước ta còn nhiều hạn chế, các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào việc sơ bộ mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái, những thông tin về khả năng tái sinh ngoài tự nhiên còn rất ít. 2 Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Thiết sam giả lá ngắn tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp xúc tiến quá trình phục hồi nhằm nâng cao chất lượng rừng và các quá trình diễn ra trong hệ sinh thái rừng tự nhiên. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được các đặc điểm cấu trúc tổ thành loài và mật độ cây gỗ ở tầng cao. - Xác định được một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Thiết sam giả lá ngắn trên núi đá. - Đề xuất được một số giải pháp nhằm bảo tồn và thúc đẩy quá trình tái sinh tự nhiên của loài. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu Góp phần củng cố phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên, giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học trong trường vào công tác nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất lâm nghiệp một cách có hiệu quả. Sau khi thực hiện đề tài này, sinh viên có khả năng lập kế hoạch nghiên cứu hợp lý, tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả, cũng như viết một báo cáo nghiên cứu, một phần việc quan trọng cho công việc trong trong tương lai. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn Phục hồi rừng và bảo vệ nguồn gen duy trì tính đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái trong các vùng rừng tự nhiên là hết sức cần thiết, do đó kết quả của nghiên cứu này sẽ góp phần làm sáng tỏ đặc điểm tái sinh và khả năng phục hồi tự nhiên thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở đó các nhà bảo tồn, các cán bộ quản lý ở địa phương có thể xây dựng kế hoạch bảo tồn cho loài. [...]... trúc tổ thành, mật độ tái sinh của rừng và của loài thiết sam giả lá ngắn - Nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh của rừng và của loài thiết sam giả lá ngắn - Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao của rừng và của loài thiết sam giả lá ngắn - Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang * Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh * Đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn 3.4... 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành Địa điểm: Tại xã Thài Phìn Tủng - huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang Thời gian: Đề tài được tiến hành từ ngày 20 tháng 02 năm 2014 đến ngày 1 tháng 05 năm 2014 3.3 Nội dung nghiên cứu * Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ nơi loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố * Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Thiết sam giả lá ngắn - Nghiên cứu đặc điểm cấu... ở rừng tự nhiên Phạm vi nghiên cứu: Tái sinh rừng tự nhiên rất đa dạng, phức tạp, đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên sau: tổ thành, mật độ, nguồn gốc, chất lượng cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố: độ tàn che của tầng cây cao, độ che phủ của cây bụi, thảm tươi, tác động của con người đến tái sinh của cây Thiết sam giả lá ngắn 3.2... nguồn gốc cây tái sinh: quan sát xem cây tái sinh bằng chồi và bằng hạt - Điều tra khoảng cách giữa các cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh: Trên ÔTC, chọn cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh bất kỳ, đo khoảng cách từ cây tái sinh đã chọn đến cây Thiết sam giả lá ngắn trưởng gần nhất bằng thước dây với độ chính xác đến cm Mỗi vị trí địa hình đo 30 khoảng cách của loài Thiết sam giả lá ngắn, kết quả ghi... chính sách của Đảng và Nhà Nước 2.5.2 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Thài Phìn Tủng 2.5.2.1 Vị trí địa lý, địa hình * Vị trí địa lý: Xã Thài Phìn Tủng nằm ở sườn và thung lũng cao nguyên đá vôi thuộc huyện Đồng Văn, một huyện biên giới vùng cao cực Bắc của tỉnh Hà Giang và của Việt Nam Thài Phìn Tủng Nằm trên trục đường Quốc lộ 4C đi từ thị xã Hà Giang lên Đồng Văn Cách thị xã Hà Giang.. . tái sinh có qui luật nhân quả giữa sinh vật và môi trường Tác giả Phạm Ngọc Thường (2003) [15] nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên phục hồi sau nương rẫy tại hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn đã cho thấy khả năng tái sinh của thảm thực vật trên đất rừng còn nguyên trạng có số lượng loài cây gỗ tái sinh nhiều nhất, chỉ số đa dạng loài của thảm cây gỗ là khá cao Nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của loài. .. Thiết sam giả lá ngắn 2.4.1 Trên thế giới Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) Chi Pseudotsuga - hoàng sam, Họ Thông Pinaceae, bộ Thông Pinales Tên khác: Pseudotsuga sinensis Dode var brevifloia (W.C Cheng et L.K Fu) Farjonet Silba Thiết sam giả lá ngắn (danh pháp khoa học là Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu,1 975), là một loài thực vật Hạt trần, thuộc chi Pseudotsuga,... Nam có 3 loài thiết sam: Thiết sam giả (Pseudotsugga sinensis Dode), Thiết sam núi đá (Tsuga chinensis (Franch.) Pritz Ex Diels), Thiết sam núi đất (Tsuga dumosa (D Don) Eichler) Nguyễn Hoàng Nghĩa (2006) [13] mô tả về loài Thiết sam giả lá ngắn có tên khoa học là (Pseudotsuga brevifolia W.C. Cheng & L.K.Fu) hoặc (Pseudotsuga sinensis Dode var Brevifolia (Cheng & Fu), Pseudotsuga sinensis Dode Loài này... đa dạng sinh học ở xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang” do Quỹ Môi trường toàn cầu, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam (UNDP- GEF/SGP) thực hiện mới chỉ bảo tồn được 4 loài thuộc nhóm Thông (Thông tre lá ngắn, Hoàng đàn rủ, Thông đỏ và Dẻ tùng sọc nâu) Việc mới phát hiện thêm 2 loài thuộc họ Thông (Thiết sam núi đá và Thiết sam giả) một lần nữa khẳng định, xã Thài Phìn Tủng... thế giới, tái sinh rừng đã được nghiên cứu từ hàng trăm năm trước đây, nhưng từ năm 1930, mới bắt đầu nghiên cứu tái sinh rừng nhiệt đới Theo P.W Richard tổng kết quá trình nghiên cứu tái sinh cho thấy, cây tái sinh có dạng phân bố cụm, một số có dạng phân bố Poissn Van Steens (1956), đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến ở rừng mưa nhiệt đới, đó là tái sinh phân tán liên tục của loài cây chịu . Nghiên c u đ c điểm tái sinh tự nhiên c a loài Thiết sam giả l ngắn (Pseudotsuga brevifolia W. C Cheng & L. K. Fu, 1975) tại xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang . L c ng trình nghiên. tiến hành th c hiện đề tài: Nghiên c u đ c điểm tái sinh tự nhiên c a loài Thiết sam giả l ngắn (Pseudotsuga brevifolia W. C Cheng & L. K. Fu, 1975) tại xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh. tỉnh Hà Giang . 1.2. M c đích nghiên c u Nghiên c u đ c điểm tái sinh tự nhiên c a loài Thiết sam giả l ngắn tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang l m c sở khoa h c đề xuất c c giải pháp x c tiến

Ngày đăng: 23/07/2015, 19:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan