Ảnh hưởng của địa hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. (Trang 44)

Bng 4.8: nh hưởng ca địa hình đến tái sinh loài Thiết sam gi lá ngn

các v trí địa hình núi đá vôi

Các chỉ tiêu nghiên cứu

Vị trí địa hình Trung bình

Thiết sam giả lá

ngắn Trung bình Sườn Đỉnh Sườn Đỉnh Mật độ toàn rừng (cây/ha) 957 1076 1017 350 400 375 Tổng số loài 12 10 11 1 1 1

Chất lượng cây tái sinh (%)

Tốt 7,40 16,36 11,88 0,45 2,97 1,71

Trung bình 86,33 76,95 81,64 97,80 95,05 96,43

Xấu 6,27 7,06 6,67 1,75 1,98 1,86

Kết quả bảng 4.8 cho thấy, mật độ cây tái sinh ở vị trí đỉnh núi đá vôi cao hơn ở sườn núi chứng tỏ loài này có khả năng thích nghi cao với vị trí địa hình đỉnh núi đá vôi. Tổng số loài cây tái sinh xuất hiện ở sườn núi lại cao

hơn ở đỉnh núi, điều này hoàn toàn hợp lý vì nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tính đa dạng sinh học thường tỷ lệ nghịch với độ cao, càng lên cao thì số loài xuất hiện càng giảm dần. Ở vị trí sườn thì tổng số loài xuất hiện là 12 loài mật

độ cây tái sinh 957 cây/ha chủ yếu chất lượng cây tái sinh là trung bình chiếm 86,33% trong khi đó cây tốt đạt 7,40% cây xấu là 6,27%. Tuy nhiên ở vị trí

đỉnh tổng số loài xuất hiện giảm chỉ có 10 loài nhưng mật độ cây tái sinh tăng lên 1076 cây/ha chất lượng cây tái sinh tốt tăng lên 16,36% cao hơn ở vị trí sườn chỉ có 7,40% cây, chất lượng cây trung bình là 76,95 % giảm đi 19,38% so với ở vị trí sườn núi đá vôi, và cây xấu đạt 7,06%.

Mật độ loài Thiết sam giả lá ngắn ở vị trí sườn núi đá vôi là 350 cây/ha thấp hơn ởđỉnh núi 50 cây/ha. Chất lượng cây tái sinh Thiết sam giả lá ngắn tốt ở vị

trí sườn núi đá vôi 0,45% ở vị trí đỉnh núi là 2,79% , chất lượng cây tái sinh trung bình là 97,80% tăng lên so với vị trí đỉnh chỉđạt 95,05%, cây xấu ở các vị

trí núi đá vôi chiếm tỷ lệ thấp chiếm từ 1,75% đến 1,98%. Như vậy yếu tố địa hình có ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng và phát triển của lớp cây tái sinh tự nhiên của các loài thực vật nói chung và loài Thiết sam giả lá ngắn nói riêng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. (Trang 44)