Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần thể loài thiết sam giả lá ngắn (pseudotsuga brevifolia w c cheng l k fu, 1975) tại huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng

67 526 0
Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần thể loài thiết sam giả lá ngắn (pseudotsuga brevifolia w c cheng  l k fu, 1975) tại huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Rừng là một trong những tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất và vô cùng quý giá của Việt Nam. Rừng cung các vật liệu cần thiết cho cuộc sống hằng ngày cho cuộc sống con người như gỗ, củi, thức ăn, thuốc chữa bệnh, giúp điều hòa nhiệt độ, nước ở các con sông và ngăn chặn xói mòn đất. Rừng Việt Nam còn có tầm quan trọng đối với thế giới do đây là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật, và côn trùng rất phong phú và độc đáo của riêng Việt Nam. Tuy nhiên, trong vòng 50 năm gần đây rừng đã bị tàn phá rất nặng nề, phần lớn những khu rừng còn lại nằm tập trung ở các vùng núi cao. Trong các khu rừng như vậy cây lá kim đóng một vai trò rất quan trọng về sinh thái cũng như về khả năng cung cấp gỗ và các lâm sản khác. Cây lá kim là một phần của một trong hai nhóm thực vật bậc cao, nhóm cây hạt trần (Gymnospermae). Cây hạt trần có nguồn gốc từ trên 300 triệu năm trước và trong thời gian dài đã từng tạo thành thảm thực vật chính trên trái đất. Hiện nay chỉ có khoảng 900 loài cây hạt trần, bao gồm cả các loài Tuế, Gắm (Gnetum) và những nhóm nhỏ khác. Cây lá kim là nhóm cây có nhiều nhất trong cây hạt trần. Tất cả các loài cây lá kim đều thụ phấn nhờ gió với các nón đực và nón cái (hoa) riêng biệt hoặc trên các cây khác nhau (phân tính khác gốc như ở phần lớn họ Kim Giao – Podocarpaceae) hoặc trên các phần khác nhau của cùng một cây (phân tích cùng gốc như ở các loài thông – Pinus). Theo sách “Thông Việt Nam: Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn năm 2004” [2] thì Thiết sam giả lá ngắn là 1 trong số 33 loài Thông của Việt Nam được xếp vào danh sách các loài bị đe dọa tuyệt chủng ở mức độ quốc gia và quốc tế . Trên thế giới, Thiết sam giả lá ngắn gặp ở các vùng núi đá vôi của hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây Trung Quốc Ở Việt Nam, kết quả điều tra nhiều năm cho thấy, Thiết sam giả lá ngắn được phân bố trên núi đá vôi của các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn ở độ cao từ 500-1500 m so với mực nước biển. Loài này mang nhiều ý nghĩa về sinh thái, giá trị thương mại, giá trị sử dụng, giá trị văn hóa cảnh quan. Hiện nay vùng phân bố đang bị thu hẹp dần, số lượng cá thể loài còn lại rất ít do con người khai thác vì mục đích thương mại, làm đồ thủ công mỹ nghệ, khả năng tái sinh trong tự nhiên kém dẫn đến nguy cơ bị tuyệt chủng. Thiết sam giả lá ngắn được đề nghị loài bổ xung vào danh lục các loài quý hiếm và nguy cấp theo nghị định 32/NĐ-CP/2006 nghiêm cấm khai thác và sử dụng với mục đích thương mại. Thuộc bậc VU theo sách đỏ Việt Nam 2007 và danh lục đỏ IUCN 2007. Hiện nay, ở nước ta các nghiên cứu về loài Thiết sam giả lá ngắn còn hạn chế, các nghiên cứu chỉ tập trung vào mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái, các thông tin về khả năng tái sinh trong tự nhiên còn ít. Vậy để bảo tồn loài thiết sam giả lá ngắn cần phải nghiên cứu về đặc điểm phân bố, sinh vât học, sinh thái học,vật hậu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tái sinh. Để làm được điều này chúng ta phải hiểu biết đấy đủ những quy luật sinh sống của quần thể Thiết sam giả lá ngắn, từ thực tế trên kết hợp với những kiến thức đã học tôi tiến hành: “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần thể loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. 1.2 Mục đích nghiên cứu Dựa trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần thể loài Thiết sam giả lá ngắn tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng nhằm đưa ra được những giải pháp bảo tồn và phát triển loài quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng này. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1. Về lý luận - Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên có Thiết sam giả lá ngắn phân bố ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng và mô phỏng quy luật. - Đề xuất các giải pháp quản lý, phát triển và bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn. 1.4. Ý nghĩa đề tài 1.4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp cho sinh viên củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học và vận dụng vào thực tế sản xuất. - Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề tài cụ thể. - Học tập, hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật được áp dụng trong thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất Biết được tầm quan trọng của công tác bảo tồn, các hoạt động của công tác bảo tồn. Biết được đặc điểm phân bố, đặc điểm sinh thái, đặc điểm cấu trúc, tình trạng và vai trò của loài Thiết sam giả lá ngắn. PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu - Cấu trúc rừng: là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái rừng mà qua đó các loài có đặc điểm sinh thái khác nhau có thể cùng sinh sống hòa thuận trong một khoảng không gian nhất định trong một giai đoạn phát triển của rừng. Cấu trúc rừng vừa là kết quả vừa là sự thể hiện các mối quan hệ đấu tranh sinh tồn và thích ứng lẫn nhau giữa các thành phần trong hệ sinh thái với nhau và với môi trường sinh thái. Cấu trúc rừng bao gồm cấu trúc sinh thái, cấu trúc hình thái và cấu trúc tuổi. - Cấu trúc rừng phản ánh điều kiện sinh thái. Cụ thể: Những nơi có điều kiện môi trường khắc nghiệt, cấu trúc rừng đơn giản chỉ gồm những loài cây chống chịu được môi trường đó. Nơi có môi trường thuận lợi, cấu trúc rừng phức tạp và gồm nhiều loài cạnh tranh, có phần cộng sinh, ký sinh (các loại rêu, địa y…). Vùng ôn đới, cấu trúc rừng thường là thuần loài, đều tuổi, một tầng, rụng lá. Vùng nhiệt đới như Việt Nam, cấu trúc rừng tự nhiên điển hình là rừng hỗn loài, nhiều tầng, thường xanh quanh năm. - Ngay trong một khu vực nhất định như ở sườn đồi, đỉnh đồi và ven khe suối cạn cũng có những kiểu thảm thực vật khác nhau. Thậm chí trong một kiểu thảm thực vật (cùng một trạng thái rừng) thì đặc điểm cấu trúc, khả năng tái sinh, mật độ cây rừng và phân bố số loài cây tại vị trí này cũng có thể hoàn toàn khác so với vị trí khác. Điều đó đã nói lên cây rừng chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện sinh thái. 2.1.2. Những nghiên cứu trên thế giới 2.1.2.1. Những nghiên cứu về cấu trúc. Các nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mưa nhiệt đới đã được Richards P.W (1933 – 1934), Baur. G (1976) [3], Odum (1971) [8] tiến hành.Các nghiên cứu này thường nêu lên quan điểm, khái niệm và mô tả định tính về tổ chức thành dạng sống và tầng phiến của rừng. Baur. G (1976) [3] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói chung, về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Odum (1971) [8] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái(ecosystem) của tansley A.P năm 1935.Khái niệm hệ sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học. 2.1.2.2 Những nghiên cứu về tái sinh rừng Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng: Dưới tán rừng, chỗ trống trong rừng, đất rừng sau khai thác, đất rừng sau nương rẫy.Vai trò của lớp cây con này là thay thế thế hệ cây già cỗi.Vì vậy tái sinh rừng hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Trên thế giới những nghiên cứu về tái sinh rừng đã được tiến hành từ lâu, trong đó đáng chú ý là các công rình nghiên cứu của Richards, P W (1952), Bernard Rollet (1974), tổng kết các kết quả nghiên cứu về phân bố cây tái sinh tự nhiên đã nhận xét: Trong các ô có kích thước nhỏ (1 x 1m, 1x 1,5m) cây tái sinh có dạng phân bố cụm, một số ít có phân bố Poison. Baur G.N (1962) cho rằng sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây con còn đối với sự nảy mần và phát triển của cây mần ảnh hưởng này thường không rõ ràng và thảm cỏ cây bụi có ảnh hưởng đến sự phát triển của cây tái sinh. 2.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam 2.1.3. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng Trong những năm gần đây nghiên cứu về cấu trúc rừng đã được nhiều tác giả quan tâm vì cấu trúc rừng là cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp tác động vào rừng hợp lý. Đào Công Khanh (1996)[5], Bảo Huy (1993)[1] đã căn cứ vào tổ thành loài cây mục đích để phân loại rừng phục vụ cho việc xây dựng các biện pháp lâm sinh. Mối quan hệ giữa cấu trúc rừng với lớp cây tái sinh trong rừng hỗn loài cũng được đề cập trong công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Trương (1983) [10]. Theo tác giả, cần phải thay đổi cách khai thác rừng cho hợp lý vừa cung cấp được gỗ, vừa nuôi dưỡng và tái sinh được rừng. Muốn đảm bảo cho rừng phát triển liên tục trong điều kiện quy luật đào thải tự nhiên hoạt động thì rõ ràng là lớp cây dưới phải nhiêu hơn lớp cây kế tiếp nó ở phía trên. Điều kiện này không thực hiện được trong rừng tự nhiên ổn định mà chỉ có trong rừng chuẩn có hiện tượng tái sinh liên tục đã được điều tiết khéo léo của con người. Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978)[9] khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng Việt Nam, đã kết luận: ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và điểu khiển quá trình tái sinh tự nhiên trong thảm thực vật rừng. Nếu các điều kiện khác của môi trường như đất rừng, nhiệt độ, độ ẩm dưới tán rừng chưa thay đổi thì tổ hợp các loài cây tái sinh không có những biến đổi lớn và cũng không diễn thế một cách tuần hoàn trong không gian và theo thời gian mà diễn thế theo những phương thức tái sinh có quy luật nhân quả giữa sinh vật và môi trường. 2.1.3.2. Những nghiên cứu về tái sinh rừng Đã có nhiều công trình nghiên về tái sinh rừng của các tác giả như: Viện điều tra – Quy hoạch rừng, Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978) [9], Phùng Ngọc Lan (1984) [6], Vũ Tiến Hinh (1991) [4]. Vũ Tiến Hinh (1991) [4] nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên ở Hữu Lũng và Ba chẽ, đưa ra kết luận: Hệ số tổ thành tính theo % số lượng cây tái sinh và tầng cây cao có liên quan chặt chẽ với nhau và theo dạng đường thẳng. 2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu Nguyên Bình là một huyện vùng cao nhưng cũng là một huyện trung tâm của tỉnh Cao Bằng. Nguyên Bình có địa hình phức tạp, dân cư phân tán, giao thông khó khăn. Nguyên Bình có 18 xã và 2 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 83.915,71 ha. Huyện Nguyên Bình nằm ở vị trí toạ độ 105 0 40’ kinh độ Đông, 22 0 30’ đến 22 0 50’ vĩ độ Bắc. - Phía Đông giáp huyện Hoà An; - Phía Tây giáp huyện Bảo Lạc và Ba Bể tỉnh Bắc Kạn; - Phía Nam giáp huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn; - Phía Bắc giáp huyện Thông Nông. b. Địa hình, địa mạo Huyện Nguyên Bình có địa hình núi đồi phức tạp, chủ yếu là núi đá vôi, độ dốc lớn, chia cắt mạnh và cao từ 700m - 1.300m. Điểm cao nhất là 1.931m (Phía Oắc), điểm thấp nhất 100m. Độ cao trung bình của huyện là 1.100 m. Nhìn chung, địa hình của các xã trên địa bàn huyện Nguyên Bình nằm trên vùng núi cao có cao độ từ 500m (Thái Học, Tam Kim, Hưng Đạo, Mai Long) đến 1.400m (Quang Thành, Thành Công, Triệu Nguyên, Yên Lạc). - Theo kiến tạo địa hình, huyện Nguyên Bình chia thành 2 vùng rõ rệt: + Vùng núi đất gồm các xã: Lang Môn, Bắc Hợp, Minh Tâm, Minh Thanh, Tam Kim, Quang Thành, Thịnh Vượng, Thành Công, Hoa Thám, Thể Dục, Hưng Đạo và thị trấn Nguyên Bình. + Vùng núi đá gồm các xã: Thái Học, Vũ Nông, Yên Lạc, Triệu Nguyên, Mai Long, Phan Thanh, Ca Thành và thị trấn Tĩnh Túc. c. Điều kiện địa chất – thổ nhưỡng * Tài nguyên đất Nhìn chung tài nguyên đất của huyện Nguyên Bình khá phong phú. Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng 1/25.000 thì trên địa bàn huyện có 18 loại đất chính trong bảng sau đây: Bảng 2.1: Thổ nhưỡng huyện Nguyên Bình Hạng mục Ký hiệu Diện tích (ha) 1. Đất phù sa sông suối Py 297,24 2. Đất sám bạc màu trên là sa cổ B 30 3. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 704 4. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa Fl 1.242 5. Đất nâu đỏ trên đá mắc Bazơ và trung tính Fk 1.630 6. Đất đỏ nâu trên đá vôi Fv 240 7. Đất nâu vàng trên đá vôi Fn 360 8. Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 39.950 9. Đất đỏ vàng trên mắc ma axít Fa 800 10. Đất vàng nhạt trên bãi cát Fq 1.050 11. Đất mùn nâu đỏ trên đá vôi Hv 1.233,4 12. Đất mùn nâu đỏ trên đá mắc ma Bazơ trung tính Hk 2.410 13. Đất mùn đỏ vàng trên đất sét biến chất Hs 12.470 14. Đất mùn đỏ trên đá mắc ma axít Ha 4.680 15. Đất mùn vàng nhạt trên đá cát Hq 922 16. Đất mùn vàng trên núi cao A 246 17. Đất núi đá 15.200 18. Sông suối 255,36 (Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của huyện Nguyên Bình và thống kê của tỉnh Cao Bằng) * Tài nguyên nước Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt và nước ngầm. Nước mặt phân bố chủ yếu ở hệ thống sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch và nguồn nước ngầm tập trung ở các thung lũng. Đặc điểm chung của huyện nơi vùng núi đá vôi cao có nhiều hang động catxtơ, nên nguồn nước mặt cũng như nguồn nước ngầm rất nghèo, gây khó khăn cho những xã vùng cao núi đá của huyện. * Tài nguyên rừng Đất lâm nghiệp hiện nay tính toàn huyện có: 71.876,67 ha chiếm 85,65 % diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất có rừng là 54.689,72 ha, trong đó có: rừng sản xuất 1.567,09 ha; rừng phòng hộ 50.038,63ha và rừng đặc dụng 3.093,00 ha. Nhiều loại gỗ quý như Lát, Nghiến, Thiết sam giả lá ngắn, gỗ nhóm 1, 2, 3 tuy đã được chăm sóc bảo vệ nhưng tỷ lệ còn lại rất ít, chủ yếu là rừng tái sinh; hiện còn chủ yếu là chủng loại cây thuộc nhóm 4, 5, 6. Về rừng trồng, ngoài thông và sa mộc, cây trúc sào là cây có giá trị kinh tế đang được nhiều địa phương quan tâm phát triển. Trên rừng còn có nhiều động vật hoang dã, các loại lâm sản có khả năng khai thác như: Măng, Mấm hương, Mộc nhĩ, Sa nhân, Thảo quả đang bị khai thác vô tổ chức, không có kế hoạch bảo vệ nguồn gen lâu dài. d. Điều kiện khí hậu – thủy văn • Điều kiện khí hậu Huyện Nguyên Bình thuộc vùng khí hậu á nhiệt đới với 2 mùa rõ rệt: - Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khô hanh, thường xảy ra những đợt rét đậm kéo dài kèm theo sương muối (tháng 12 và tháng 1, tháng 2). Độ ẩm không khí trung bình 82%/năm. Lượng bốc hơi bình quân trong năm 831,6mm, lượng bốc hơi lớn tập trung từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, do đó trong các tháng này thường xuyên xảy ra khô hạn; - Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, lượng mưa trung bình 1200mm. Trong đó mưa lớn nhất trung bình 2.043,7mm. Lượng mưa trong năm phân bố không đều thường tập trung vào các tháng 6, tháng 7 và tháng 8. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20 0 C, cao nhất khoảng 35 - 36 0 C, thấp nhất từ 0 0 C đến 6 0 C. + Gió bão: Gió Đông Nam và Đông Bắc là 2 hướng gió chủ đạo của huyện, tốc độ trung bình 1,4 m/giây, mạnh nhất lên đến 20 m/giây, bị ảnh hưởng bởi bão và áp thấp nhiệt đới. Sương muối năm nào cũng tập trung vào tháng giêng, tháng 2 ít nhất 2 - 3 ngày, có nơi có năm kéo dài 5 - 7 ngày, sương mù thường xuyên xuất hiện ở những vùng núi khe sâu, kéo dài thời gian từ 2 - 4 giờ/ngày. * Điều kiện thủy văn Chế độ thủy văn các con sông phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực. Do đó, cùng với diễn biến lượng mưa hàng tháng trong năm thì chế độ thủy văn trên các con sông cũng thay đổi theo hai mùa rõ rệt, mùa lũ và mùa cạn. Đa số các con sông, suối trên địa bàn huyện Nguyên Bình đều bắt nguồn từ những dãy núi cao trên 1.000 m ở các xã Thành Công, Hưng Đạo, Quang Thành, Tam Kim, Hoa Thám chảy về Hoà An. Sông lớn nhất của huyện là sông Hiến. Ngoài ra, huyện còn có 2 con sông nhỏ chảy qua là sông Năng và sông Nguyên Bình (sông Năng chảy dọc địa giới giữa Nguyên Bình với Ba Bể rồi chảy về Bắc Kạn; sông Nguyên Bình bắt nguồn từ những dãy núi cao Tĩnh Túc chảy qua xã Thể Dục, thị trấn Nguyên Bình, xã Bắc Hợp rồi chảy ra Hoà An). 2.2.2.Tình hình kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 2.2.2.1. Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư * Dân số Trên địa bàn toàn huyện Nguyên Bình có 07 dân tộc sinh sống kết quả điều tra dân tộc có: Dân tộc Tày, Nùng chiếm 47,0 % Dân tộc Dao chiếm 38,7 % Dân tộc Mông chiếm 5,6 % Dân tộc Kinh chiếm 8,6 % Và các dân tộc khác chiếm tỷ lệ rất ít 0,1% Tổng dân số toàn huyện là 39 644 người. Mật độ dân số bình quân chung của huyện là 47 người/km 2 . Dân cư của huyện phân bố không đồng đều giữa các xã. Nơi có mật độ đông dân nhất là Thị trấn Nguyên Bình 207 người/km 2 và Thị trấn Tĩnh Túc 165 người/km 2 . Nơi có mật độ thấp nhất là xã Thịnh Vượng 16 người/km 2 . * Lao động, việc làm và đời sống dân cư Lao động trên địa bàn huyện chủ yếu là theo mùa vụ, do vậy hướng giải quyết việc làm là khắc phục tình trạng bán thất nghiệp bằng các hình thức đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi. Đầu tư thâm canh tăng vụ, nâng cao giá trị sản xuất của ruộng đất, phát triển tiểu thủ công nghiệp và [...]... đối cao C ng th c tổ thành như sau: 41,9Tsgln + 20,39 Cc + 9,01S + 8,04Kv + 20,66Lk (Chú thích: Tsgln: Thiết sam giả l ngắn; Cc: C m chỉ; S: Sồi phảng; Kv: Kháo vàng; Lk: Loài kh c) Từ k t quả bảng 4.2, cho thấy: Khu v c nghiên c u c mật độ tầng c y cao l 863 c y/ha với số l ợng loài tương đối nhiều 11 loài Nhưng tham gia vào c ng th c tổ thành chính chỉ c 4 loài C c loài c y chiếm tỷ l cao l Thiết. .. gỗ c a c c tầng kh c nhau trong hiện tại và tương lai, tính theo c ng th c 3.4 SI = 2 C A+ B (3.4) Trong đó: - C l số l ợng loài xuất hiện c ở 2 quần thể A và B, - A l số l ợng loài c a quần thể A, - B l số l ợng loài c a quần thể B PHẦN 4 K T QUẢ VÀ PHÂN TÍCH K T QUẢ NGHIÊN C U 4.1 Đ c điểm c u tr c tổ thành sinh thái và mật độ c y gỗ Theo Danniel marmillod (1958) cho rằng, những loài c y c chỉ... 3.3.1 Đ c điểm c u tr c tổ thành và mật độ c y gỗ * Đ c điểm c u tr c tầng c y cao - C u tr c tổ thành và mật độ; - Phân tích một số tham số thống k ; - Nghiên c u một số quy luật phân bố l m phần + Quy luật phân bố số c y theo c p đường k nh( N/D1.3); + Quy luật phân bố số c y theo c p chiều cao( N/Hvn); + Quy luật tương quan Hvn/D1.3 - Nghiên c u đ c điểm c u tr c tầng c y tái sinh - C u tr c tổ thành;... c c cá thể c ng loài hay kh c loài, trong quá trình đó những c thể nào c s c sống tốt sẽ vươn l n tầng trên, những c thể c s c sống yếu sẽ bị đào thải Đối với rừng tự nhiên nhiều tầng, c u tr c này rất ph c tạp, vi c nghiên c u c u tr c số c y theo c p chiều cao c thể đánh giá đư c c u tr c tầng thứ c ng như tỷ l c c loài trong c c tầng rừng qua đó hiểu đư c quy luật phân bố tán c y trong l m phần... nhóm loài c y nào chiếm trên 50% tổng số c thể c a tầng c y cao thì nhóm loài đó đư c coi l nhóm loài ưu thế b Mật độ: C ng th c x c định mật độ như sau: Ν= n × 10.000 s c y/ha Trong đó: - n: Tổng số c thể c a loài trong c c OTC, - S: Tổng diện tích c c OTC (ha) c Đánh giá phân bố số loài - Phân bố số loài, số c y theo c c cấp đường k nh: Số loài và số c y đư c tính cho c c cấp đường k nh: 6 - 10 cm;... nư c nhất l về mùa mưa l Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C U 3.1 Đối tượng nghiên c u - Thiết Sam giả l ngắn (Pseudotsuga brevifolia W. C. Cheng & L. K. Fu 1975) thu c họ Thông Pinaceae - Giới hạn c a đề tài tài tập trung nghiên c u về c u tr c, phân bố và tình trạng c a quần thể loài Thiết sam giả l ngắn phân bố tự nhiên tại hai xã Ca Thành và xã Triệu Nguyên huyện Nguyên Bình, tỉnh. .. trưởng c ng không giống nhau nên sự phân hoá về đường k nh l rất l n không chỉ những c thể trong c ng một loài mà c c c cá thể c a c c loài kh c nhau c ng như vậy Ngoài ra sự phân hoá về đường k nh c n do sự kh c biệt về tuổi c a c c cá thể trong quần xã gây nên Phân bố số l ợng loài c y Thiết Sam giả theo c p đường k nh phản ánh rõ c u tr c tổ thành và khả năng thích nghi với điều kiện ngoại c nh,... . những kiến th c đã h c tôi tiến hành: Nghiên c u đ c điểm c u tr c quần thể loài Thiết sam giả l ngắn (Pseudotsuga brevifolia W. C Cheng & L. K. Fu, 1975) tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. 1.2. Cao Bằng. 1.2 M c đích nghiên c u Dựa trên c sở nghiên c u đ c điểm c u tr c quần thể loài Thiết sam giả l ngắn tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng nhằm đưa ra đư c những giải pháp bảo tồn. triển loài quý hiếm đang c nguy c tuyệt chủng này. 1.3. M c tiêu nghiên c u 1.3.1. Về l luận - Nghiên c u đ c điểm c u tr c rừng tự nhiên c Thiết sam giả l ngắn phân bố ở huyện Nguyên Bình,

Ngày đăng: 30/01/2015, 19:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan