Phân bố số cây theo cấp chiều cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần thể loài thiết sam giả lá ngắn (pseudotsuga brevifolia w c cheng l k fu, 1975) tại huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 34 - 37)

- Phân bố số loài theo các nhóm tần số xuất hiện: Tần số xuất

d. Đánh giá sự biến động thành phần loài giữa các nhóm cây

4.3.1. Phân bố số cây theo cấp chiều cao

Phân bố số cây theo cấp chiều cao là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hình thái của quần thể thực vật và quy luật kết cấu lâm phần. Về phương diện sinh thái học nó biểu thị cho quá trình cạnh tranh để giành không gian sống của các cá thể cùng loài hay khác loài, trong quá trình đó những cá thể nào có sức sống tốt sẽ vươn lên tầng trên, những cá thể có sức sống yếu sẽ bị đào thải. Đối với rừng tự nhiên nhiều tầng, cấu trúc này rất phức tạp, việc nghiên cứu cấu trúc số cây theo cấp chiều cao có thể đánh giá được cấu trúc tầng thứ cũng như tỷ lệ các loài trong các tầng rừng qua đó hiểu được quy luật phân bố tán cây trong lâm phần. Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định, sự phân tầng của rừng theo chiều thẳng đứng có ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ, chống xói mòn đất. Cấu trúc tầng thứ còn phản ánh bản chất sinh thái nội bộ hệ sinh thái, nó mô phỏng hàng loạt các mối quan hệ giữa các tầng rừng với nhau, giữa cây cao và cây thấp, cây cùng loài hay khác loài, cùng tuổi hay

khác tuổi. Nhiều nhà khoa học đã khảo sát phân bố số cây theo chiều cao ở nhiều mức độ khác nhau, Nguyễn Văn Trương (1983) [5] đã khảo sát phân bố tán cây theo 5 cấp chiều cao.

- Ở vị trí >1000 m

Bảng 4.7. Phân bố số cây theo cấp chiều cao.

Cấp chiều cao Số cây

I (0 – 5) 102

II (5 – 10) 888

III (10 – 15) 35

IV (15 – 20) 0

V (20 – 25) 0

Hình 4.8. Đồ thị phân bố số cây theo cấp đường kính ở >1000m

Từ biểu đồ ta thấy đường biểu diễn phân bố số cây theo cấp chiều cao ở vị trí đỉnh có dạng một đỉnh lệch trái, có sự phân tầng và số cây giảm dần khi cấp chiều cao tăng.

- Từ kết quả phân bố số cây theo cấp chiều cao ở bảng 4.8 và đồ thị cấp đường kính 0 – 5 m có 102 cây chiếm 9,31 % tổng số cây, số cây đạt cao

nhất ở cấp chiều cao 5 – 10 m với 888 cây chiếm 50,26 % tổng số cây, từ cấp chiều cao 10 – 15 m số cây giảm dần còn 35 cây chiếm 32,28 cây.

- Ở vị trí > 1000 m

Bảng 4.9. Phân bố số cây theo cấp chiều cao

Cấp chiều cao Số cây

I (0 – 5) 154

II (5 – 10) 557

III (10 – 15) 39

IV (15 – 20) 0

V (20 – 25) 0

Hình 4.9. Đồ thị phân bố số cây theo cấp chiều cao ở vị trí < 1000 m

Từ kết quả bảng 4.9 và biểu đồ cho thấy đường biểu diễn phân bố số cây theo cấp chiều cao cũng có dạng một đỉnh lệch trái như ở vị trí > 1000 m. Ở cấp chiều cao 0 – 5 m có 154 cây tham gia chiếm 24,94 % tổng số cây và số cây ở cấp chiều cao 5 – 10 m cũng đạt cực đại với 557 cây tham gia chiếm 62,68 % tổng số cây, sau đó giảm mạnh đến cấp chiều cao 10 – 15 m có 39 cây chiếm 10,69 % tổng số cây. Từ kết quả trên các loài phân bố không đồng đều ở những vị trí khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần thể loài thiết sam giả lá ngắn (pseudotsuga brevifolia w c cheng l k fu, 1975) tại huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w