Bảngg 4.11. Phân bố loài cây theo cấp chiều cao
Cấp chiều cao Loài cây
I (0 – 5) 11
II (5 – 10) 13
III (10 – 15) 4
IV (15 – 20) 0
Hình 4.10. Đồ thị phân bố loài cây theo cấp chiều cao ở vị trí <1000 m Từ kết quả bảng 4.11 và đồ thị cho thấy loài cây theo cấp chiều cao ở
vị trí < 1000 cũng giảm dần theo cấp chiều cao có 3 loài theo mức độ giảm dần loài. Loài cao nhất là cấp từ 5- 10.
Việc số loài cây ở cả 2 vị trí giảm dần theo cấp chiều cao là hiện tượng phổ biến trong rừng tự nhiên, những loài có ưa sáng có sức sinh trưởng mạnh sẽ vươn lên tầng cây cao, còn những loài có sức sinh trưởng kém sẽ phân bố ở tầng cây thấp,đây là quy luật phân bố đào thải tự nhiên dần dần những loài thích nghi kém với điều kiện tự nhiên sẽ bị đào thải
4.3.3. Phân bố loài cây theo tầng phiến
Cấu trúc tầng phiến thể hiện mức độ đa dạng phong phú về các nhóm
loài cây gỗ, cây bụi, dây leo và thực vật phụ sinh, ký sinh cùng sinh sống và có mối quan hệ chặt chẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong đại đa số các hệ sinh thái tự nhiên. Thực vật trong hệ sinh thái tự nhiên trên cạn có tính ổn định cao về nơi sống, chính vì đặc điểm này nên thực vật trong hệ sinh thái tự nhiên trên cạn có nhiều dạng sống, mỗi dạng sống phù hợp với một tầng tán của hệ, các loài thực vật có cùng dạng sống tạo thành tầng phiến. Các loài cây
trong cùng một tầng phiến tuy thường rất xa nhau về phương diện phân loại nhưng đều tương đương về vai trò sinh thái.
Bảng 4.12. Phân bố loài cây theo tầng phiến ở vị trí < 1000 m
Tầng thứ Số loài Tầng cây gỗ 14 Cây bụi 4 Thảm tươi 7 Thực vật ngoại tầng 3
Hình 4.11.Đồ thị phân bố loài cây theo tầng phiến ở vị trí < 1000 m
Từ kết quả bảng 4.12 và đồ thị cho thấy tầng cây gỗ chiếm ưu thế tuyệt đối, sau đó là cây bụi,thảm tươi và TV ngoại tầng.