Phân bố số cây theo cấp đường kính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần thể loài thiết sam giả lá ngắn (pseudotsuga brevifolia w c cheng l k fu, 1975) tại huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 28 - 30)

- Phân bố số loài theo các nhóm tần số xuất hiện: Tần số xuất

4.2.1.Phân bố số cây theo cấp đường kính

d. Đánh giá sự biến động thành phần loài giữa các nhóm cây

4.2.1.Phân bố số cây theo cấp đường kính

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Lung (1991)[9] cho rằng, phân bố số cây theo cấp đường kính là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất quy định kết cấu lâm phần. Vì vậy nghiên cứu cấu trúc phân bố số cây theo cấp đường kính phần nào đánh giá được trạng thái rừng, góp phần đưa ra những nhận định về sự phát triển của rừng trong tương lai.

Sự phân bố số cây theo cấp đường kính được trình bày theo bảng 4.4 và đồ thị như sau:

Ở vị trí >1000 m

Bảng 4.4. Phân bố số cây theo cấp đường kính ở vị trí >1000 m

Cấp đường kính ( cm) Số cây I (5 - 10) 418 II (10 – 15) 351 III (15 – 20) 175 IV (20 – 25) 62 V (25 – 30) 12 VI (30 – 35) 5 VII (35 – 40) 2

VIII (40 – 45) 0

Hình 4.1. Đồ thị phân bố số cây theo cấp đường kính ở vị trí >1000 m

Qua bảng số liệu 4.4 và đồ thị cho ta thấy số cây theo cấp đường kính nhiều nhất là khoảng từ 5-10 cm có 418 cây, tiếp theo là khoảng từ 10-15 cm là 351 thấp nhất là khoảng từ 35 – 40 cm có 2 cây.Cấp đường kính càng lớn thì số cây giảm dần do địa hình ở đây chủ yếu là núi đá nên phải mất thời gian rất lâu để cây đạt đường kính lớn và do khai thác của người dân địa phương nên số cây có đường kính lớn rất ít.

Bảng 4.5. Phân bố số cây theo cấp đường kính ở vị trí <1000m

Cấp đường kính ( cm) Số cây I (5 - 10) 328 II (10 – 15) 350 III (15 – 20) 68 IV (20 – 25) 47 V (25 – 30) 7 VI (30 – 35) 0 VII (35 – 40) 0 VIII (40 – 45) 0

Tổng 750

Hình 4.2. Đồ thị phân bố số cây theo cấp đường kính ở vị trí < 1000 m.

Qua bảng 4.5 và đồ thị ta thấy số cây giảm dần theo chiều tăng dần của cấp đường kính, số cây theo cấp đường kính nhiều nhất là từ 5 – 10 cm là 328 cây.

Từ cấp đường kính 30- 35 cm trở lên không thấy xuất hiện loài TSGLN, nguyên nhân nhân các cây có đường kính lớn rất ít có thể do khai thác quá mức của người dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần thể loài thiết sam giả lá ngắn (pseudotsuga brevifolia w c cheng l k fu, 1975) tại huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 28 - 30)