Giải pháp về kĩ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần thể loài thiết sam giả lá ngắn (pseudotsuga brevifolia w c cheng l k fu, 1975) tại huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 47 - 49)

+ Bảo vệ và cải tạo rừng đảm bảo tính đa dạng sinh học.

+ Tiến hành khoanh nuôi bảo vệ diện tích rừng hiện có đồng thời trồng mới bổ sung.

+ Phát bớt cây bụi,dây leo cạnh tranh, chèn ép cây rừng

+ Áp dụng tiến bộ khoa học để nhân giống các loài có giá trị và quý hiếm.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1.Kết luận

- Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ cây gỗ

Ta thấy mật độ cây gỗ ở ở 2 hai vị trí là trên > 1000 m và <1000 m gần bằng nhau.

Ở vị trí >1000 m là 996 cây/ha. Có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành Ở vị trí <1000 m là 863 cây/ha. Có 4 loài tham gia vào công thức tổ thành. Ở vị trí >1000 m mật độ cây TSGLN là 532 cây/ha có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành, còn ở vị trí <1000 m là 427 cây/ha và có 5 loài tham gia vào công thức tổ thành.

-Đặc điểm cấu trúc ngang

Đường biểu diễn phân bố số loài và số cây theo cấp đường kính tuân theo quy luật phân bố giảm, ở cấp đường kính đầu số loài và số cây nhiều càng lên cấp đường kính cao số loài và số cây càng giảm.

- Đặc điểm cấu trúc đứng

Phân bố số cây và loài cây theo cấp chiều cao hầu hết đều có dạng 1 đỉnh lệch trái,có hiện tượng phân tầng và có số cây và loài cây giảm dần khi cấp chiều cao tăng.

Đặc điểm tái sinh tự nhiên

+ Cấu trúc tổ thành mật độ cây tái sinh Số loài cây tái sinh ở 2 vị trí:

Cấu trúc tổ thành cây tái sinh ở vị trí > 1000 m có 4 loài tham gia vào cấu trúc tổ thành. Trong đó loài TSGLN chiếm tỷ lệ cao nhất với mật độ 853cây/ha chiếm 30,4%.

Ở vị trí < 1000 m có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành.Trong đó loài Cẩm Chỉ chiếm tỷ lệ cao nhất với mật độ 755cây/ha chiếm 42,94%. Tiếp sau là cây TSGLN chiếm tỷ lệ thứ hai với mật độ 200cây/ha chiếm 11,38%.

+ Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao

Số lượng cây tái sinh ở vị trí trên > 1000 m đều tập trung ở chiều cao 0,5 - 1 m, với mật độ 242/ha chiếm 37,8%

Số lượng cây tái sinh ở vị trí <1000 m là 51 cây/ha chiếm 34,1%. + Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh cây tái sinh chủ yếu là từ hạt.

5.3. Kiến nghị

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và lực lượng kiểm lâm với người dân trong khu vực để bảo vệ tốt hơn các loài quý hiếm cũng như loài TSGLN.

- Do địa hình hiểm trở nên kết quả đo tính diện tích và trữ lượng của TSGLN có sự sai khác nhiếu so với thực tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần thể loài thiết sam giả lá ngắn (pseudotsuga brevifolia w c cheng l k fu, 1975) tại huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 47 - 49)