Bảng 4.15. Mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao
Cấp chiều cao(m) N(mật độ) Tỷ lệ(%) I (0 – 0,5) 17 11,3 II (0,5 – 1) 34 22,6 III (1 – 2) 48 32 IV (>2) 51 34,1 Tổng 150 100
Hình 4.16. Đồ thị mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao ở vị trí < 1000 m
Từ kết quả bảng 4.16 và đồ thị cho thấy ở cấp chiều cao > 2 có số lượng cây tái sinh nhiều nhất 51 cây/ha chiếm 34,1% , tiếp theo là cấp chiều cao 1- 2 m với mật độ 48% cây/ha chiếm 32% , tiếp theo là cấp chiều cao 0,5- 1 m với mật độ 34cây/ha, chiếm 22,6% và cuối cùng là ở cấp chiều cao 0 - 0,5m với mật độ 17cây/ha, chiếm 11,3%. Nhìn chung mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao gần bằng nhau.
4.4.3 Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh
- Ở vị trí <1000 m
Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.17. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh
N/ha Nguồn Gốc Chất lương
Hạt % Chồi % Tốt Trung bình Xấu
Từ kết quả bảng 4.17 cho thấy số lượng cây tái sinh ở khu vực nghiên cứu có nguồn gốc chủ yếu từ hạt chiếm đến 100% tổng số cây. Không thấy xuất hiện cây tái sinh có nguồn gốc từ chồi, chất lượng cây tái sinh có số lượng cây tốt chiếm tỷ lệ khá cao 71,3% , cây trung bình chiếm 23,3% và số cây 5,4%.
- Ở vị trí >1000 m
Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.19. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh
N/ha Nguồn Gốc Chất lượng (%)
Hạt % Chồi % Tốt Trung bình Xấu
853 640 100 0 0 80,1 11,5 8,4
Từ bảng kết quả trên cho thấy nguồn gốc cây tái sinh cũng chủ yếu từ hạt chiếm 640 hạt chiếm 100% tổng số cây, số cây có nguồn góc từ chồi không thấy xuất hiện .Chất lượng cây tái sinh tốt chiếm tỷ lệ lớn nhất với tỷ lệ 80,1% tổng số cây, tiếp theo là cây có chất lượng trung bình chiếm 11,5%, số lượng cây tái sinh xấu 8,4%. Như vậy số lượng cây tái sinh từ hạt là chủ yếu góp phần vào nâng cao chất lượng cũng như tuổi cây rừng do các cây tái sinh từ hạt sinh trưởng, phát triển chậm hơn cây tái sinh từ chồi nên tuổi thọ lâu hơn và chống chịu với điều kiện ngoại cảnh tốt hơn. Qua đó cho thấy tình hình tái sinh đang diễn thế tốt, đảm bảo cho việc phục hồi chất lượng rừng trong tương lai.
4.6. Đề xuất một số giải pháp
- Giải pháp quản lý bảo vệ
Bảo vệ rừng có ý nghĩa rất quan trọng, đòi hỏi sự phối hợp của chính quyền địa phương, và người dân. Chính quyền địa phương cần tuyên truyền cho người dân về tầm quan trọng của công tác bảo vệ rừng đối với cuộc sống, góp phần chăm lo cho đời sống nhân dân để bớt phụ thuộc vào rừng nâng cao
nhận thức và trách nhiệm của người dân. Đối với người dân đia phương cần tuân thủ pháp luật về bảo vệ rừng, bảo vệ và chăm sóc tốt diện tích rừng được giao, báo cáo với ban quản lý và chính quyền khi thấy các hành vi khai thác rừng trái phép, ổn định cuộc sống và không phá rừng làm nương rẫy.