1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, tỉnh Hà Giang.

64 227 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 7,15 MB

Nội dung

§¹i häc th¸i nguyªn tr−êng ®¹i häc n«ng l©m HOÀNG CAO CƯỜNG Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA LOÀI THIẾT SAM GIẢ LÁ NGẮN (PSEUDOTSUGA BREVIFOLIA W.C CHENG & L.K.FU, 1975) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÁT ĐẠI SƠN, TỈNH HÀ GIANG” kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Văn Phúc Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, 2014 CAM ĐOAN Đây là công trình do tôi nghiên cứu, tôi xin cam đoan số liệu thu thập nghiêm túc, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa từng có ai công bố. XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN Hoàng Cao Cường XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần chuẩn bị cho mình lượng kiến thức chuyên môn vững vàng cùng với những kỹ năng chuyên môn cần thiết. Và thời gian thực tập tốt nghiệp là khoảng thời gian cần thiết để mỗi người vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, xây dựng phong cách làm việc khoa học của một kỹ sư Nông lâm nghiệp. Được sự giúp nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và giáo viên hướng dẫn, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, tỉnh Hà Giang” Sau thời gian thực tập được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa lâm nghiệp và các cán bộ ở khu bảo tồn cùng với sự cố gắng của bản thân khóa luận tốt nghiệp đã được hoàn thành. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Lê Văn Phúc đã hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận. Tôi chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa lâm nghiệp và khu bảo tồn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài thực tập tốt nghiệp. Do trình độ còn hạn chế và thời gian thực tập có hạn nên bản luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vậy tôi kinh mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa cùng toàn thể các bạn sinh viên. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày tháng 5 năm 2014 Sinh viên Hoàng Cao Cường MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 3 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 3 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Những nghiên cứu về tái sinh tự nhiên trên thế giới 4 2.2. Những nghiên cứu về tái sinh tự nhiên ở Việt Nam 5 2.3. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 10 2.3.1. Điều kiện tự nhiên 10 2.3.1.1. Vị trí địa lý 10 2.3.1.2. Địa hình 10 2.3.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng 11 2.3.1.4. Khí hậu thuỷ văn. 11 2.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 12 2.3.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng 14 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16 3.2. Địa điểm và thời gan nghiên cứu 16 3.3. Nội dung nghiên cứu 16 3.3.1. Một số đặc điểm hình thái, vật hậu và giá trị sử dụng loài Thiết sam giả lá ngắn ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, tỉnh Hà Giang 16 3.3.2. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ nơi loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố 16 3.3.3. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh của rừng và của loài Thiết sam giả lá ngắn . 17 3.3.4 Ảnh hưởng của một số nhân tố đến tái sinh tự nhiên 17 3.3.5. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài Thiết sam giả lá ngắn 17 3.4. Phương pháp nghiên cứu 17 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu chung 17 3.4.2. Phương pháp điều tra cụ thể 17 3.4.2.1. Điều tra sơ thám 17 3.4.2.2. Điều tra chi tiết 18 3.4.3. Phương pháp nội nghiệp 22 3.4.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng 22 3.4.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm tái sinh loài 24 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26 4.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ cây tầng cao 26 4.1.1. Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ nơi cây Thiết sam giả lá ngắn phân bố 26 4.1.2. Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ nơi có cây Thiết sam giả lá ngắn phân bố tại vị trí đỉnh 27 4.2. Đặc điểm tái sinh tự nhiên nơi có loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố 29 4.2.1. Tổ thành tầng cây tái sinh 29 4.2.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao 31 4.3. Ảnh hưởng của một số nhân tố đến tái sinh tự nhiên 33 4.3.1 Ảnh hưởng của yếu tố địa hình đến tái sinh rừng 33 4.3.2. Ảnh hưởng của độ tàn che đến tái sinh 34 4.3.3. Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh 34 4.3.4. Ảnh hưởng của yếu tố đất đến tái sinh rừng. 35 4.3.5. Tác động của con người đến loài Thiết sam giả lá ngắn 35 4.4. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài Thiết sam giả lá ngắn 36 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37 5.1. Kết luận 37 5.2. Kiến nghị 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 I. Tiếng việt 39 II. Tiếng Nước ngoài 40 DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu 01: Điều tra tuyến về phân bố của Thiết sam giả lá ngăn 41 Biểu 02: Biểu điều tra tầng cây cao 42 Biểu 03: Biểu điều tra cây tái sinh 43 Biểu 04: Biểu điều tra cây bụi 44 Biểu 05: Biểu điều tra thảm tươi 45 Biểu 06: Biểu điều tra thực vật ngoại tầng 46 Biểu 07: Điều tra Thiết sam giả lá ngắn trưởng thành 47 Biểu 08: Điều tra vật hậu loài Thiết sam giả lá ngắn 48 Biểu 09: Điều tra Thiết sam giả lá ngắn tái sinh 49 Biểu 10. Biểu điều tra đặc điểm hình thái Thiết sam giả lá ngắn 50 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ nơi cây Thiết sam giả lá ngắn phân bố ở Sườn núi 26 Bảng 4.2 Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ nơi cây Thiết sam giả lá ngắn phân bố ở đỉnh núi 27 Bảng 4.3 Cấu trúc tổ thành và mật độ cây tái sinh ở vị trí đỉnh và sườn 29 Bảng 4.4: Phân tích nguồn gốc và chất lượng cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh theo vị trí 30 Bảng 4.5: Phân bố cây cây tái sinh theo cấp chiều cao 31 Bảng 4.6. Cây tái sinh triển vọng 32 Bảng 4.7 Ảnh hưởng của địa hình đến tái sinh tự nhiên ở các vị trí 33 địa hình núi đá vôi 33 Bảng 4.8 Ảnh hưởng của độ tàn che đến tái sinh tự nhiên ở các vị trí địa hình núi đá vôi 34 Bảng 4.9 Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh tự nhiên 34 Bảng 4.10 Ảnh hưởng của yếu tố đất đến tái sinh rừng 35 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là một phần rất quan trọng đối với bầu khí quyển, rừng là một kho vật chất cũng như tài nguyên quý báu của con người. Rừng là lá phổi xanh khổng lồ điều hòa khí hậu, hạn chế thiên tai, bão lũ. Rừng là nơi cư trú của rất nhiều loài động vật, là nơi cung cấp thức ăn cho động vật nói chung. Đặc biệt là thảm thực vật rừng còn có vai trò rất quan trọng để cung cấp nguồn nguyên liệu cho các hoạt động của con người như gỗ, củi, công nghiệp giấy, xây dựng, tinh dầu, làm thuốc, thẩm mỹ, làm cảnh và nhiều giá trị sử dụng khác.v.v. Theo số liệu của các tổ chức IUCN, UNDP và WWF trung bình mỗi năm trên thế giới mất đi khoảng 20 triệu ha rừng, trong đó rừng bị mất do đốt phá làm nương rẫy chiếm 50%, cháy rừng 23% do khai thác từ 5-7% còn lại là do các nguyên nhân khác.Ở Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ đó, với tập quán du canh, du cư, người dân tùy ý đốt nương, làm rẫy. Sau một thời gian canh tác, làm cho đất rừng bị thoái hóa, mất rừng dẫn đến hạn hán, lũ lụt, hậu quả của nó là nghèo đói và bệnh tật. Trước tình trạng đó Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển rừng như: Dự án trồng và khoanh nuôi 5 triệu ha rừng và một số các dự án liên quan khác đến phát triển rừng. Phục hồi rừng là một trong những nội dung quan trọng nhất hiện nay đối với ngành Lâm nghiệp Việt Nam cũng như của các nước nhiệt đới khác khi mà độ che phủ của rừng đã bị suy giảm xuống một cách đáng báo động, Song công tác trồng rừng của chúng ta mới chỉ chú ý đến số lượng mà chưa chú ý đến chất lượng, các loài cây được lựa chọn thường là các loài sinh trưởng nhanh như: Keo, Bạch đàn. v.v. Còn các loài cây bản địa lại rất ít hoặc nếu có thì vấn chỉ dừng ở vấn đề nghiên cứu. Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới. Tuy nhiên, rừng nhiệt đới là một đối tượng hết sức đa dạng và phức tạp, trong khi các nghiên cứu thường mới chỉ tập trung tại một điểm, một vùng hay một khu vực nhất định nào đó. 2 Loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) là một trong số 33 loài cây lá kim bản địa ở Việt Nam, có phân bố tự nhiên hiện còn sót lại ở vùng núi đá vôi của các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lặng Sơn (Bắc Sơn). Đây là loại thường mọc trên các đỉnh núi đá vôi có độ cao từ 500 - 1500m so với mặt nước biển. Loài này mang nhiều ý nghĩa về sinh thái, giá trị thương mại, giá trị sử dụng, giá trị văn hóa cảnh quan. Hiện nay vùng phân bố tự nhiên bị thu hẹp nhanh chóng và một số cá thể trưởng thành của loài bị giảm sút nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do khai thác gỗ vì mục đích thương mại và xây dựng, làm hàng mỹ nghệ, điều kiện hoàn cảnh sống thay đổi, quần thể bị chia cắt, khả năng tái sinh kém. Vì vậy, loài này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Cần phải có ngay biện pháp kịp thời để bảo tồn và hướng tới phát triển nhân rộng loài cây gỗ quý hiếm ở vùng núi đá vôi. Xuất phát từ nhu cầu bảo tồn loài quý hiếm này tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, tỉnh Hà Giang” 1.2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Thiết sam giả lá ngắn tại khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, tỉnh Hà Giang làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp bảo tồn và xúc tiến quá trình phục hồi nhằm nâng cao chất lượng rừng tự nhiên trên núi đá vôi. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được những đặc điểm cơ bản về hình thái và vật hậu của loài Thiết sam giả lá ngắn. - Xác định được một số đặc điểm sinh thái và phân bố, đặc điểm tái sinh của loài Thiết sam giả lá ngắn tại khu vực nghiên cứu. - Bước đầu đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây này ở khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, tỉnh Hà Giang. 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu - Góp phần củng cố phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên, giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học trong trường vào công tác nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất lâm nghiệp một cách có hiệu quả. Sinh viên có khả năng lập kế hoạch nghiên cứu hợp lý phân tích và đánh giá kết quả. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng trên núi đá làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp thúc đẩy quá trình tái sinh và phát triển rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, tỉnh Hà Giang, giúp khu bảo tồn biết được thực trạng tái sinh của loài để có giải pháp bảo tồn thích hợp. [...]... tạp nên các điểm dân cư phân bố rải rác với quy mô nhỏ, tạo thành các quần cư làng bản 16 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, tỉnh Hà Giang - Phạm vi nghiên cứu: : Đề... bố 17 3.3.3 Nghiên cứu đặc điểm tái sinh của rừng và của loài Thiết sam giả lá ngắn - Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành mật độ và tỉ lệ cây tái sinh triển vọng - Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh - Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao - Nghiên cứu cây tái sinh triển vọng - Mạng hình phân bố cây tái sinh và tần suất xuất hiện tái sinh loài Thiết sam giả lá ngắn - Nghiên cứu quy luật phân bố... trung nghiên cứu về đặc điểm tái sinh tự nhiên của cả rừng và đặc điểm tái sinh của riêng loài Thiết sam giả lá ngắn (đặc điểm tổ thành, mật độ, chất lượng và nguồn gốc tái sinh) Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến tái sinh tự nhiên: độ tàn che của tầng cây cao, độ che phủ của cây bụi thảm tươi, đất, địa hình, độ dốc, hướng phơi và tác động của con người 3.2 Địa điểm và thời gan nghiên cứu -Địa điểm. .. Thiết sam giả lá ngắn phân bố - Phân bố theo đai cao, phân bố theo trạng thái rừng - Đặc điểm cấu trúc nơi có loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố + Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cao + Mức độ thường gặp của loài Thiết sam giả lá ngắn + Mức độ than thuộc các loài cây với Thiết sam giả lá ngắn - Một số đặc điểm về hoàn cảnh rừng (khí hậu, đất đai) nơi có loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố 17 3.3.3 Nghiên. .. điểm nghiên cứu: Đề tài tập trung triển khai tại huyện huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang -Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành từ 20/02/2014 đến ngày 05/05/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu 3.3.1 Một số đặc điểm hình thái, vật hậu và giá trị sử dụng loài Thiết sam giả lá ngắn ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, tỉnh Hà Giang 3.3.2 Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ nơi loài Thiết. .. (N/H) của cây tái sinh 3.3.4 Ảnh hưởng của một số nhân tố đến tái sinh tự nhiên - Ảnh hưởng của yếu tố đất đến tái sinh rừng - Ảnh hưởng của yếu tố địa hình đến tái sinh rừng - Ảnh hưởng của độ tàn che đến tái sinh - Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh - Ảnh hưởng của yếu tố con người đến tái sinh rừng 3.3.5 Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài Thiết sam giả lá ngắn 3.4 Phương pháp nghiên. .. tiêu nghiên cứu tái sinh như mật độ, tỷ lệ cây triển vọng và chất lượng cây tái sinh Thiết sam giả lá ngắn theo các cấp độ tàn che khác nhau ở khu vực nghiên cứu • Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh Thiết sam giả lá ngắn: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu cây bụi, thảm tươi, đề tài tổng hợp một số chỉ tiêu nghiên cứu tái sinh như mật độ, tỷ lệ cây triển vọng và chất lượng cây tái sinh của loài. .. các ODB điều tra tái sinh (m2) và n là số lượng cây tái sinh điều tra được c Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao Thống kê số lượng cây tái sinh theo 3 cấp chiều cao: < 0,5m; 0,5-1m; và > 1m d Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên loài Thiết sam giả lá ngắn • Ảnh hưởng của độ tàn che: Đề tài đánh giá ảnh hưởng của độ tàn che đến tái sinh Thiết sam giả lá ngắn thông qua việc... nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh và những nguyên lý chung để xây dựng phương thức xúc tiến tái sinh rừng Tóm lại, các công trình nghiên cứu được đề cập trên đây phần nào làm sáng tỏ việc nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng Đó là những cơ sở để lựa chọn cho việc nghiên cứu tái sinh rừng trong đề tài này Việc nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên là hết sức quan... học, tuổi và điều kiện sinh thái của quần thể thực vật (dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 1992) [91] 2.2 Những nghiên cứu về tái sinh tự nhiên ở Việt Nam Quá trình tái sinh của rừng tự nhiên là vấn đề hết sức quan trọng trong nghiên cứu sinh thái rừng nhiệt đới Tái sinh tự nhiên là quá trình chủ yếu để phục hồi rừng qua các pha diễn thế Rừng nhiệt đới Việt Nam mang những đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt đới nói . Nghiên c u đ c điểm tái sinh tự nhiên c a loài Thiết sam giả l ngắn (Pseudotsuga brevifolia W. C Cheng & L. K. Fu, 1975) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, tỉnh Hà Giang 1.2. M c. đích nghiên c u - Nghiên c u đ c điểm tái sinh tự nhiên c a loài Thiết sam giả l ngắn tại khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, tỉnh Hà Giang l m c sở khoa h c đề xuất c c giải pháp bảo tồn. điểm tái sinh tự nhiên c a loài Thiết sam giả l ngắn (Pseudotsuga brevifolia W. C Cheng & L. K. Fu, 1975) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, tỉnh Hà Giang Sau thời gian th c tập được

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w