Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 62 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
62
Dung lượng
366,75 KB
Nội dung
1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH VĂN DUNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG CÀ CHUA TRONG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2014 TẠI THÁI NGUYÊN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học Khoá : 2010 - 2014 Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Đào Thanh Vân Thái Nguyên, 2014 2 LỜI CẢM ƠN Sau một quá trình học tập và rèn luyện tại trường mỗi sinh viên đều phải trải qua giai đoạn thực tập tốt nghiệp trước khi ra trường. Thực tập là khoảng thời gian cần thiết để sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ những kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết đã học ở trường vào thực tiễn sản xuất, giúp cho sinh viên nâng cao trình độ chuyên môn, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất phát từ những cơ sở trên, được sự nhất trí của nhà trường, khoa Nông học và Bộ môn Rau hoa quả - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cà chua trong vụ Xuân Hè năm 2014 tại Thái Nguyên”. Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành báo cáo này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, gia đình và các bạn sinh viên trong lớp. Đặc biệt nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS. Đào Thanh Vân đã giúp tôi vượt qua những khó khăn trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành báo cáo của mình. Do thời gian thực tập có hạn và năng lực bản thân còn hạn chế nên đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bản báo cáo của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 05 tháng 06 năm 2014 Sinh viên Đinh Văn Dung 3 MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2 1.2.1. Mục đích của đề tài 2 1.2.2. Yêu cầu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.2.2. Phân loại 6 2.2.3. Đặc điểm thực vật học 7 2.3.2. Giá trị sử dụng 10 2.3.3. Giá trị kinh tế 11 2.4 .Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và Việt Nam 12 2.4.1 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới 12 2.4.2. Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam 15 2.5. Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới và Việt Nam 17 2.5.1. Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới 17 2.5.2. Tình hình nghiên cứu cà chua ở Việt Nam 19 2.5.3. Tình hình nghiên cứu về biện pháp bảo vệ thực vật cho cà chua 22 2.5.3.1. Biện pháp hóa học 22 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 4 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 25 3.2. Nội dung nghiên cứu 25 3.3. Phương pháp nghiên cứu 25 3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 25 3.3.2. Các biện pháp kỹ thuật 26 3.3.2.1. Giai đoạn vườn ươm: 26 3.3.2.2. Giai đoạn trồng ra ruộng sản xuất: 27 3.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 28 3.3.3.1. Giai đoạn sinh trưởng, phát triển: 29 3.3.3.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng: 29 2.3.3.3. Tình hình sâu, bệnh hại ngoài đồng ruộng: 29 2.3.3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả 31 3.3.3.5. Các chỉ tiêu chất lượng 31 3.4. Phương pháp xử lý số liệu 31 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32 4.1. Đặc điểm thời tiết, khí hậu của tỉnh Thái Nguyên vụ Xuân Hè năm 2014 32 4.2. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cà chua trong vụ Xuân Hè năm 2014 tại Thành phố Thái Nguyên 33 4.2.1. Giai đoạn trong vườn ươm 34 4.2.1.1. Thời gian từ gieo đến mọc: 34 4.2.1.2. Thời gian từ mọc đến khi trồng 34 4.2.2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống cà chua ngoài ruộng sản xuất 35 5 4.2.3. Đặc điểm liên quan đến thời kỳ sinh trưởng phát triển của các giống cà chua nhập nội 35 4.3. Các đặc điểm liên quan đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống cà chua nhập nội 39 4.4. Tốc độ ra lá trên thân chính của các giống cà chua cà chua nhập nội 41 4.5. Các chỉ tiêu liên quan đến khả năng kháng sâu, bệnh hại của các giống cà chua cà chua nhập nội ở các công thức thí nghiệm 44 4.6. Các đặc điểm liên quan đến tình hình ra hoa và đậu quả của các giống cà chua nhập nội 46 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48 5.1. Kết luận 48 5.2. Đề nghị 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 6 DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT AVRDC : Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau Châu Á BVTV : Bảo vệ thực vật CT : Công thức CV : Hệ số biến động FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc LSD : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa MARDI : Viện nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Malaysia NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn P : Hệ số trung bình công thức TARC : trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp nhiệt đới TB : Trung bình 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thành phần hóa học của 100g cà chua 9 Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua toàn thế giới giai đoạn từ năm 2008 - 2012 12 Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của các châu lục trên thế giới năm 2012 13 Bảng 2.4: Sản lượng cà chua của một số nước sản xuất cà chua lớn trên thế giới trong những năm gần đây 14 Bảng 2.5: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua Việt Nam giai đoạn từ năm 2004 – 2008 15 Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết khí hậu trong vụ Xuân Hè tỉnh Thái Nguyên năm 2014 33 Bảng 4.2: Thời gian sinh trưởng và độ nảy mầm của cà chua nhập nội 37 Bảng 4.3: Tỷ lệ nẩy mầm và khả năng nẩy mầm của các giống cà chua nhập nội 37 Bảng 4.4: Thời gian của các giai đoạn sinh trưởng chủ yếu của các giống cà chua nhập nội 38 Bảng 4.5: Đặc điểm hình thái lá của các giống cà chua nhập nội 38 Bảng 4.6: Đặc điểm hình thái thân của các giống cà chua nhập nội 39 Bảng 4.7: Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của cà chua cà chua nhập nội 39 Bảng 4.8: Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính qua các kỳ theo dõi của cà chua ở các công thức thí nghiệm 41 Bảng 4.9: Động thái ra lá trên thân chính của cà chua ở các công thức thí nghiệm 43 Bảng 4.10: Tốc độ ra lá trên thân chính của các giống cà chua nhập nội 44 Bảng 4.11: Tình hình sâu, bệnh hại trên các giống cà chua nhập nội 46 Bảng 4.12: Tình hình ra hoa và đậu quả của các giống cà chua nhập nội 47 8 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 4.1: Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống cà chua nhập nội 39 Hình 4.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống cà chua nhập nội 41 Hình 4.3: Động thái ra lá của các giống cà chua nhập nội 43 Hình 4.4: Tốc độ ra lá của các giống cà chua nhập nội 44 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cây rau là một loại thực phẩm đã được con người sử dụng rất lâu đời, hiện nay trong bữa ăn hàng ngày rau xanh không thể thiếu được. Khi cuộc sống được nâng cao thì nhu cầu về rau càng tăng cao và khắt khe hơn. Cà chua là loại rau giàu dinh dưỡng, dễ chế biến, có thể sử dụng lâu dài, liên tục. Do vậy cà chua là loại rau rất được ưa chuộng. Không những chỉ có ý nghĩa kinh tế nông nghiệp quan trọng mà cà chua còn được sử dụng như một đối tượng nghiên cứu. Cà chua có tên khoa học là Lycopersicon esculentum Mill, thuộc họ cà Solanaceae, là một trong những loại rau ăn quả quan trọng được trồng ở hầu khắp các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, năm 2010 diện tích cà chua khoảng 17,6 nghìn ha, năng suất đạt 11,6 tấn/ha [9]. Trong những năm gần đây, ở nước ta cà chua không chỉ được trồng trong vụ đông (chính vụ) mà còn được trồng trong vụ sớm (Thu Đông), vụ muộn (Đông Xuân) và vụ Xuân Hè. Đây là một bước tiến quan trọng về kỹ thuật, công nghệ trong ngành sản xuất cà chua, vừa có ý nghĩa giải quyết vấn đề rau trái vụ, lại vừa nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc sản xuất cà chua còn nhiều bất cập như chưa đủ giống cho sản xuất, chưa có bộ giống tốt cho từng vụ và thích hợp cho từng vùng sinh thái khác nhau. Cùng với đó, việc đầu tư cho sản xuất cà chua của người nông dân còn thấp, quy trình kỹ thuật canh tác cũ, trình độ thâm canh chưa cao đặc biệt là vấn đề sử dụng phân bón và kỹ thuật bón phân cho cây cà chua là chưa thích hợp cho từng vụ và từng giống khác nhau. Hơn nữa việc sử dụng tùy tiện thuốc bảo vệ thực vật độc hại, với thời gian cách ly không đảm bảo, nên không những gây ô nhiễm môi trường và 2 sản phẩm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người mà còn tăng chi phí cho người sản xuất. Chính vì thế việc nghiên cứu chọn ra những giống và lựa chọn các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp đáp ứng được những đòi hỏi trong thực tế là sản xuất cà chua an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất là vấn đề cấp thiết hiện nay. Do đó, phải căn cứ vào điều kiện của từng địa phương, đặc điểm sinh vật học của từng giống để lựa chọn biện pháp canh tác thích hợp cho cà chua sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao nhất. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn này, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cà chua trong vụ Xuân Hè năm 2014 tại Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích của đề tài - Xác định một số giống cà chua thích hợp trồng trong vụ Xuân Hè tại Thái Nguyên. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá đặc điểm hình thái giống cà chua - Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của giống cà chua - Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở các công thức thí nghiệm 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp cho sinh viên sau khi ra trường nắm chắc được lý thuyết cũng như làm quen với tay nghề, vận dụng vào trong sản xuất. - Biết cách thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. - Giúp cho sinh viên hiểu biết hơn kiến thức thực tiễn sản xuất và có tư duy, phương pháp nghiên cứu khoa học từ đó rút ra nhiều kinh nghiệm [...]... 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm: trường Đại học Nông Lâm, Thành phố Thái Nguyên - Thời gian: vụ Xuân – Hè/ 2014 3.2 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm hình thái các giống cà chua - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống cà chua - Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại ở các giống cà chua 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm gồm 3 công thức được... đáng kể những tồn tại trong sản xuất cà chua 2.5 Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới và Việt Nam 2.5.1 Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chọn tạo những giống cà chua có năng suất và chất lượng cao, thích hợp cho từng vùng sinh thái, từng mùa vụ và mục đích sử dụng Các nhà khoa học đã sử dụng nguồn gen di truyền của các loài hoang... cầu sinh thái từng vùng, tạo giống chín sớm phục vụ cho sản xuất vụ sớm, tạo giống chống chịu sâu bệnh, giống chín đồng loạt thích hợp cho cơ giới hóa và ngày càng nâng cao năng suất cũng như chất lượng cà chua 2.5.2 Tình hình nghiên cứu cà chua ở Việt Nam Một số nhà nghiên cứu cho rằng cà chua bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và chiếm đóng Đến nay, cây cà chua ngày càng... trội hơn so với thế hệ bố mẹ, trong đó đại diện một số giống điển hình như: Giống cà chua lai HT7; Giống lai số 9 đã được hội đồng khoa học Bộ NN&PTNT công nhận là giống tạm thời để mở rộng sản xuất Gần đây, trong chương trình hội thảo nghiên cứu và phát triển giống cà chua ở Việt Nam, ngày 18 tháng 1 năm 2003, tại Viện nghiên cứu Rau-Quả, một số giống mới được giới thiệu như: C90, C50 do Viện cây... tăng năng suất cà chua và đã được thực tế áp dụng (Bùi Bảo Hoàn và Đào Thanh Vân, 2000) [11] Trung tâm giống cây trồng Việt - Xô trong giai đoạn 1983 - 1993 đã tiến hành nghiên cứu trên tập đoàn các giống cà chua nhập nội Vụ đông xuân 1983 nghiên cứu 106 mẫu giống, vụ đông xuân 1988-1989 gồm 60 mẫu giống và vụ đông xuân 1989 là 2000 mẫu giống Kết quả đã chọn được một số mẫu, giống có ưu điểm chín sớm,... Diện tích cà chua có nhiều biến động, năm 2004 diện tích cà chua đạt 24.644 ha nhưng đến năm 2006 diện tích cà chua lại giảm nhẹ, chỉ đạt 22.962 ha Đến năm 2008 diện tích cà chua tăng lên đạt 24.850 ha Mặc dù diện tích cà chua tăng giảm không ổn định, nhưng năng suất cà chua nước ta trong những năm gần đây tăng lên đáng kể Năm 2008, năng suất cà chua nước ta đạt 216 tạ/ha, tăng 44 tạ/ha so với năm 2004... đối tượng nghiên cứu chính của đề tài, với số lượng mẫu giống được thu thập, nhập nội để nghiên cứu qua các năm (1991-1995) là lớn nhất (Trần Khắc Thi, 1995) Trong giai đoạn 1994 - 1995, chương trình nghiên cứu đề tài cấp bộ, mã số B9-11-42, với tên đề tài Nghiên cứu chọn lọc giống cà chua thích hợp với vùng sinh thái khí hậu phù hợp miền Bắc Việt Nam” đề tài được tiến hành nghiên cứu tại trường Đại... nên sản lượng cà chua của châu lục này khá cao đạt 24.797.948 tấn, đứng đầu thế giới Sản lượng cà chua của một số nước sản xuất lớn trên thế giới được thể hiện ở bảng 2.3 Theo số liệu bảng 2.3 cho thấy: Trung Quốc là nước có sản lượng cà chua lớn nhất, trong vòng 4 năm từ năm 2009 đến năm 2012 sản lượng cà chua của nước này tăng liên tục từ 45.365.543 tấn (năm 2009) lên 50.125.055 tấn (năm 2012), tăng... và năng suất cà chua 2.2 Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm thực vật học của cây cà chua 2.2.1 Nguồn gốc Nhiều nghiên cứu cho rằng, cà chua (Lycopersicon esculentum Mill.) có nguồn gốc ở Nam Mỹ và là một trong những cây trồng quan trọng của người Anh Điêng (Gould WA, 1983) [18] Bên cạnh đó, việc tìm thấy họ hàng của nhiều loại cà chua hoang dại ở khu vực từ tới Ecuador cũng khẳng định cà chua có xuất... sản phẩm như cà chua cô đặc, tương cà chua, nước sốt nấm, cà chua đóng hộp, mứt hay nước ép Ngoài ra, có thể chiết tách hạt cà chua để lấy dầu Về mặt y học, cà chua được coi là dược liệu chữa bệnh sốt, lao phổi, nhuận tràng Người Tây Ban Nha dùng cà chua, ớt, dầu mỡ để chế biến thuốc chữa mụn nhọt, viêm tấy Hợp chất tomatin chiết tách cây cà chua có khả năng kháng khuẩn, diệt nấm và một số sâu bệnh . đề tài: Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cà chua trong vụ Xuân Hè năm 2014 tại Thái Nguyên . Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành báo cáo. HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH VĂN DUNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG CÀ CHUA TRONG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2014. hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cà chua trong vụ Xuân Hè năm 2014 tại Thái Nguyên . 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích của đề tài - Xác định một số giống cà chua