Điều tra sâu, bệnh hại cà chua theo phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng được thực hiện theo qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia: QCVN01 - 38: 2010/BNN&PTNT.
- Đánh giá tình hình sâu bệnh hại theo phương pháp hiện hành của Viện Bảo vệ thực vật. Theo dõi 5 cây/1 lần nhắc lại/công thức (15 cây/1 công thức).
Đối với bệnh xoăn lá - Tomato Yellow Leaf Curly Virus (TYLCV), héo
rũ do nấm Sclerotium rolfsii Sacc và héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith: đếm tổng số cây bị bệnh trên tổng số cây trên mỗi lần nhắc lại trên từng công thức.
Tỷ lệ bệnh (%) =
Tổng số cây bị bệnh
x 100 Tổng số cây theo dõi
* Sâu xám hại cây con - Agrotis upsilon Rottemberg. Sâu đục quả
gồm sâu xanh - Heliothis armigera H. và sâu khoang -Spodoptera littura Fabr.
+ Phương pháp điều tra sâu hại: Điều tra định kỳ 7 ngày/lần, áp dụng phương pháp 5 điểm trên đường chéo góc, mỗi điểm 1 cây, quan sát các bộ
phận của cây: thân, lá, ngọn, nụ, hoa, quả (kể cả nụ, hoa, quả bị rụng xuống
đất). Đếm số nụ, hoa, quả bị rụng xuống có triệu chứng bị sâu hại để xác
định tỷ lệ hại đồng thời đếm số lượng sâu trên các bộ phận của cây. Thu và bổ những quả bị hỏng để xác định số lượng sâu nằm trong quả.
+ Chỉ tiêu đánh giá
Tốt (T): không có cây nhiễm
Khá (K): có từ 1-5% số cây bị nhiễm
Trung bình (TB): có từ 6-10% số cây nhiễm Kém (K): có trên 11% số cây bị nhiễm
Tỷ lệ hại (%) =
Tổng số cây bị sâu
x 100 Tổng số cây theo dõi