Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cà chua trong vụ Xuân Hè năm 2014 tại Thái Nguyên. (Trang 33)

Thí nghiệm gồm 3 công thức được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn với 3 lần nhắc lại.

+ Công thức 1: Cherry Thái Lan 2GM + Công thức 2: Cherry F1GM-12 + Công thức 3: Cherry Nhật Bản

Diện tích ô thí nghiệm: 1,3cm x 5cm = 6,5m2 (kể cả rãnh). Tổng diện tích: 6,5 x 3 x 3 = 58,5m2 (chưa kể dải bảo vệ). *Sơđồ bố trí thí nghiệm Dải bảo vệ NL1 NL2 NL3 2 3 1 3 1 2 1 2 3 Dải bảo vệ 3.3.2. Các bin pháp k thut

3.3.2.1. Giai đoạn vườn ươm:

Gieo hạt trên khay xốp, ngày gieo hạt cụ thể:

- Cà chua: gieo hạt vào ngày 04 tháng 03 năm 2014

- Chuẩn bị giá thể: đất thịt nhẹ tơi xốp (60%), phân lân 5%, phân vi sinh 25%, trấu hoa mục 10%. Chộn đều và cho vào các lỗ trên khay xốp.

- Hạt được gieo trên mặt lỗ, sau đó lấp hỗn hợp giá thể lên ở độ sâu 0,5-1cm.

- Tưới nước đủẩm (70%) từ khi gieo đến trước khi trồng 1 tuần. - Khi cây con mọc được 1-2 lá thật tiến hành tỉa bỏ cây xấu, cỏ dại. - Khi cây giống có 5-6 lá thật thì đem trồng (khoảng 25 - 35 ngày sau gieo tùy từng vụ).

- Cây giống đủ tiêu chuẩn là cây có thân cứng, mập, khoảng cách lá ngắn, không bị sâu, bệnh hại. Tuyệt đối không được trồng những cây đã có triệu chứng bệnh xoăn lá

- Ngừng tưới nước trước khi trồng khoảng 1 tuần.

3.3.2.2. Giai đoạn trồng ra ruộng sản xuất:

- Sau khi trồng ra ruộng cần tưới nước mỗi ngày 02 lần (sáng, chiều).

Đảm bảo cho cây hồi xanh trong tuần đầu, sau đó tuỳđiều kiện thời tiết mà có lượng tưới, cách tưới khác nhau.

- Làm đất: Thí nghiệm được trồng trên đất thịt nhẹ, cày bừa kỹ và sạch cỏ dại.

- Lên luống: Rộng 130cm, cao 20 - 25cm.

- Mật độ: Các công thức thí nghiệm được trồng với mật độ 41.600 cây/ha (khoảng cách 60x40cm).

- Bón phân: Quy trình bón phân cho 01 ha: + Lượng phân: Theo từng công thức thí nghiệm + Cách bón:

- Vôi bột: 800 kg/ha, rắc trong khi làm đất

Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lân+ 20% đạm + 30% phân kali..

Bón thúc: Chia làm 4 thời kỳ bón

Bón thúc lần 1: Sau khi hồi xanh 7 - 8 ngày sau trồng, bón 10% đạm; Bón thúc lần 2: Khi cây ra nụ: 20% đạm, 20% kali;

Bón thúc lần 3: Khi cây ra quả rộ: 30% đạm, 30% kali;

Bón thúc lần 4: Sau khi thu quả đợt 1. Bón nốt lượng phân còn lại. - Chăm sóc:

+ Vun xới:

Lần 1: Vun xới và làm cỏ sau khi cây hồi xanh; Lần 2: Làm cỏ và vun gốc kết hợp bón phân lần 2. + Làm cỏ: Làm sạch cỏ sau khi vun xới.

+ Cắm giàn, buộc dây và tỉa cành: Khi cây đạt chiều cao 30 - 40 cm thì làm giàn.

+ Buộc dây: Dùng dây mềm buộc cây vào giàn.

+ Tỉa cành: Tỉa bỏ những nhánh mọc từ nách lá để tập trung dinh dưỡng cho thân chính và cành cấp 1 ra hoa, quả, đồng thời tạo sự thông thoáng cho luống.

- Phòng trừ sâu bệnh hại chính cho cây cà chua như sâu xanh, sâu

đục quả, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh xoăn lá, bệnh mốc sương cà chua.

3.3.3. Các ch tiêu và phương pháp theo dõi

- Thân cà chua bò lan ra xung quanh hoặc mọc thành bụi, loại thân nhỏ có thể phân chia ra thành 3 loại chiều cao cây:

+ Loại lùn: cây mập, thấp lùn, lóng ngắn, mọc thành bụi, chiều cao cây nhỏ hơn 65cm.

+ Loại cao: cao trên 120cm trở lên, thân lá phát triển mạnh.

+ Loại cao trung bình: có chiều cao 65cm < h ≤ 120cm, thân lá phát triển mạnh, là loại thích hợp cho nhiều mùa vụ và cho nhiều vùng sinh thái. - Lá cà chua là loại lá kép lông chim lẻ, mỗi lá hoàn chỉnh có 3 – 4

đôi lá chét, ngọn lá có một phiến lá riêng rẽ gọi là lá đỉnh, màu sắc lá thay

đổi từ xanh đến vàng đến xanh thẫm.

- Quả cà chua là loại quả mọng bao gồm: vỏ quả, thịt quả, vách ngăn, giá xoắn và hạt. Hình dạng của quả thay đổi giữa loài và ngay cả trong loài, hình vuông, hình quả lê và anh đào. Màu sắc thường có màu đỏ, đỏ thẫm, vàng và vàng da cam.

- Đặc tính sinh trưởng: hữu hạn, vô hạn và bán hữu hạn.

- Chất lượng đánh giá qua các chỉ tiêu: cấu trúc quả, độ rắn chắc, tỉ lệ

3.3.3.1. Giai đoạn sinh trưởng, phát triển:

- Thời gian từ gieo đến mọc (ngày). - Thời gian từ mọc đến trồng (ngày).

- Thời gian từ trồng đến ra hoa (ngày). Là ngày có khoảng 50% số

cây trên ô có hoa đầu

- Thời gian từ trồng đến đậu quả (ngày). Là ngày có khoảng 50% số

cây trên ô có quả đậu.

- Thời gian từ trồng đến bắt đầu chín (ngày). Là ngày có khoảng 50% số cây trên ô có quả chín có thể thu hoạch.

- Thời gian từ trồng đến kết thúc thu hoạch (ngày). Là ngày có trên 3/4 số cây trên ô đã thu hết quả thương phẩm.

- Tổng thời gian sinh trưởng: Được tính bằng số ngày từ khi gieo hạt

đến kết thúc thu hoạch.

3.3.3.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng:

- Động thái tăng trường chiều cao cây (cm): đo phần thân chính từ cổ

rễ đến ngọn cây của 5 cây mẫu liên tục/1 lần nhắc lại/giống, lấy ngẫu nhiên trừ cây đầu luống, cứ 7 ngày/1 lần.

- Động thái ra lá trên thân chình (lá): đếm số lá thật trên thân chính của 5 cây mẫu liên tục/1 lần nhắc lại/công thức, lấy ngẫu nhiên trừ cây đầu luống, cứ 7 ngày/1 lần.

2.3.3.3. Tình hình sâu, bệnh hại ngoài đồng ruộng:

Điều tra sâu, bệnh hại cà chua theo phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng được thực hiện theo qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia: QCVN01 - 38: 2010/BNN&PTNT.

- Đánh giá tình hình sâu bệnh hại theo phương pháp hiện hành của Viện Bảo vệ thực vật. Theo dõi 5 cây/1 lần nhắc lại/công thức (15 cây/1 công thức).

Đối với bệnh xoăn lá - Tomato Yellow Leaf Curly Virus (TYLCV), héo

rũ do nấm Sclerotium rolfsii Sacc và héo xanh do vi khun Ralstonia solanacearum Smith: đếm tổng số cây bị bệnh trên tổng số cây trên mỗi lần nhắc lại trên từng công thức.

Tỷ lệ bệnh (%) =

Tổng số cây bị bệnh

x 100 Tổng số cây theo dõi

* Sâu xám hại cây con - Agrotis upsilon Rottemberg. Sâu đục quả

gồm sâu xanh - Heliothis armigera H. và sâu khoang -Spodoptera littura Fabr.

+ Phương pháp điều tra sâu hại: Điều tra định kỳ 7 ngày/lần, áp dụng phương pháp 5 điểm trên đường chéo góc, mỗi điểm 1 cây, quan sát các bộ

phận của cây: thân, lá, ngọn, nụ, hoa, quả (kể cả nụ, hoa, quả bị rụng xuống

đất). Đếm số nụ, hoa, quả bị rụng xuống có triệu chứng bị sâu hại để xác

định tỷ lệ hại đồng thời đếm số lượng sâu trên các bộ phận của cây. Thu và bổ những quả bị hỏng để xác định số lượng sâu nằm trong quả.

+ Chỉ tiêu đánh giá

Tốt (T): không có cây nhiễm

Khá (K): có từ 1-5% số cây bị nhiễm

Trung bình (TB): có từ 6-10% số cây nhiễm Kém (K): có trên 11% số cây bị nhiễm

Tỷ lệ hại (%) =

Tổng số cây bị sâu

x 100 Tổng số cây theo dõi

2.3.3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả

- Tỷ lệ đậu quả (%): đếm số quả đậu trên tổng số hoa của 5 cây ngẫu nhiên/1 lần nhắc lại/giống vào thời kỳ kết thúc đậu quả. Tính tỷ lệ % = tổng số quảđậu/tổng số hoa trên cây × 100.

- Yếu tố cấu thành năng suất được tính như sau: số cây mẫu 5 cây - Số quả TB/cây = tổng số quả thu được/tổng số cây cho thu hoạch. - Khối lượng trung bình/quả (gram) = tổng khối lượng quả các đợt thu/tổng số quả thu.

- NSLT = KLTB/quả × số quả TB/cây × mật độ trồng (tấn/ha).

- NSTT = khối lượng quả thực thu trên ô thí nghiệm, sau đó tính ra 1ha (tấn/ha).

3.3.3.5. Các chỉ tiêu chất lượng

- Phân tích một số chỉ tiêu chất lượng trên quả cà chua: VTM C,

đường tổng số, độ Brix, vật chất khô.

- Phân tích sau khi thu mẫu không quá 3 ngày, chùm quả 2-3.

Hoạch toán kinh tế:

Lãi = Tổng thu – Tổng chi

Tổng chi = Phân bón + giống, vật tư + Công lao động + Thuốc BVTV

Hiệu quả đồng vốn = Tổng thu / Tổng chi

3.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Các số liệu thí nghiệm trên đồng ruộng được tính trung bình số học, xử lý thống kê sinh học theo chương trình IRRISTAT trên máy vi tính.

- Đồ thị, biểu đồđược vẽ bằng chương trình Excel trên máy vi tính. Tổng số cây theo dõi

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm thời tiết, khí hậu của tỉnh Thái Nguyên vụ Xuân Hè năm 2014

Tất cả các loại cây trồng đều chịu sự tác động trực tiếp của các yếu tố

thời tiết như: nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, số giờ nắng... Do vậy, khi tiến hành thí nghiệm ngoài đồng ruộng chúng ta cần phải theo dõi và thu thập số liệu về diễn biến thời tiết khí hậu để phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết khí hậu đến sự sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng. Đặc điểm thời tiết khí hậu trong thời gian tiến hành thí nghiệm vụ

Xuân Hè 2014 được thể hiện qua bảng 4.1

Bng 4.1: Din biến thi tiết khí hu trong v Xuân Hè tnh Thái Nguyên năm 2014 Tháng Nhiệt độ TB (oC) Ẩm độ TB (%) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) 1 16,6 73 3,7 137 2 16,6 82 29,7 262 3 19,4 91 85,9 96 4 24,4 89 139,3 13

(Nguồn: Trạm khí tượng Thái Nguyên năm 2014) [15]

Theo dõi diễn biến thời tiết của Thái Nguyên trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi thấy khá phức tạp, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây cà chua.

Về nhiệt độ: Nhiệt độ tăng dần từ tháng 1-4 năm 2014 (từ 16,6 oC - 24,4 oC). Lúc này cây cà chua đang trong giai đoạn vườn ươm, nhiệt độ

thấp đã ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây con, thời gian nảy mầm của hạt cũng như ra lá thật của cây con đều bị kéo dài. Từ tháng 2 đến

tháng 4 nhiệt độ trung bình tăng đạt 19,4oC - 24,4oC. Đây là giai đoạn cây con

được đưa ra ruộng sản xuất đến giai đoạn ra hoa đậu quả, nhiệt độ này thích hợp để cà chua sinh trưởng, phát triển, ra hoa và đậu quả trên đồng ruộng.

- Về ẩm độ: Ẩm độ không khí trong thời gian làm thí nghiệm từ

tháng 1 đến tháng 4/2014 đạt73 -91%, với ẩm độ không khí như vậy là rất phù hợp để cây con nhanh chóng hồi xanh cũng như sinh trưởng thuận lợi sau khi trồng. Tuy nhiên ẩm độ không khí cao cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh và gây hại, đặc biệt vào tháng 3 (có nhiệt độ đạt 19,4oC, ẩm độđạt cao nhất 91%) bệnh mốc sương đã phát sinh và gây hại.

- Về lượng mưa: Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cà chua. Tháng 1/2014 lượng mưa chỉđạt được với lượng rất thấp là 3,7mm vì vậy ta phải tưới tiêu nước

đầy đủ để cho cà chua sinh trưởng, phát trển một cách thuận lợi. Vào tháng 2 lượng mưa đã tăng lên 29,7mm cà chua vẫn đang trong giai đoạn vườn

ươm nên chỉ cần tưới nước đủ ẩm lượng mưa thấp cũng không làm ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây. Đến tháng 3 lượng mưa tăng lên một cách

đáng kể 85,9mm khi cây giống đã được đem ra gieo trồng lượng mưa và

độ ẩm khá cao giúp cây con hồi xanh một cách nhanh chóng. Vào tháng 4 lượng mưa tăng lên khá cao 139,3mm giai đoan này cần cho sự thụ phấn nên lượng mưa như thế tốt cho sự hình thành quả.

4.2. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cà chua trong vụ Xuân Hè năm 2014 tại Thành phố Thái Nguyên chua trong vụ Xuân Hè năm 2014 tại Thành phố Thái Nguyên

Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây cà chua được tính từ khi bắt đầu gieo hạt hạt hút nước trương lên, mầm phôi được phát động đến khi chín hoàn toàn. Quá trình này được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau, thông thường với cây cà chua được chia làm 2 giai đoạn cơ bản đó là: Giai

đoạn trong vườn ươm và giai đoạn ngoài ruộng sản xuất. Việc xác định và phân chia các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau có vai trò quan

trọng đối với việc chăm sóc và tác động các biện pháp kỹ thuật vào từng giai đoạn cụ thể nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cà chua.

4.2.1. Giai đon trong vườn ươm

4.2.1.1. Thời gian từ gieo đến mọc:

Đây là thời kỳđầu tiên, hạt từ trạng thái tiềm sinh (ngủ nghỉ) chuyển sang trạng thái hoạt động. Khi hạt đã hút đủ nước dưới sự hoạt động của các men như: Protein, lipaza, amylaza, lypoin... làm phân giải các chất dự

trữ trong hạt ở dạng phức tạp sang dạng đơn giản để nuôi phôi và cơ thể

mới. Ở giai đoạn này cây yêu cầu về độ ẩm thích hợp là 70%, nhiệt độ 25 - 280C. Nếu nhiệt độ dưới 200C cây mọc chậm (5-7 ngày sau gieo). Nếu nhiệt độ lớn hơn 300C cây mọc nhanh (2-3 ngày sau gieo). Chất lượng hạt giống tốt, thời điểm thích hợp, độ sâu vưa phải từ 2-3 cm thì việc nảy mầm sẽ diễm ra thuận lợi (Tạ Thu Cúc, 2002)[7].

Thí nghiệm được gieo vào ngày 04/3/2014, nhiệt độ trung bình là 19,40C. độ ẩm 91%,. Hạt lại được gieo trong khay xốp trên giá thể nên

đảm bảo điều kiện thuận lợi cho quá trình nảy mầm của hạt, làm cho hạt nảy mầm tương đối đồng đều. Do vậy thời gian từ khi gieo đến khi mọc từ

7 - 10 ngày.

4.2.1.2. Thời gian từ mọc đến khi trồng

Sau khi mọc, cây bước vào giai đoạn tự dưỡng, cây hút nước và chất dinh dưỡng trong đất để tổng hợp nên các chất phục vụ cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Để tự tổng hợp các chất thì cây cần phải có các lá thật. Tuổi cây con khi trồng là 37 ngày. Bên cạnh sự hình thành các lá thật là sự tăng trưởng chiều cao của cây con trong vườn ươm. Đây là chỉ

tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng cũng như tiêu chuẩn sản xuất vườn của cây con trong vườn ươm. Chiều cao cây con trước khi trồng biến động từ 7 – 17,5 cm.

4.2.2. Các giai đon sinh trưởng, phát trin ca ging cà chua ngoài rung sn xut rung sn xut

Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cà chua ngoài ruộng sản xuất dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính sinh vật học của giống và

điều kiện ngoại cảnh tác động lên từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của chúng.

Nắm được đặc điểm qua các giai đoạn phát triển của cây giúp ta chủ động tác động các biện pháp kỹ thuật, điều khiển quá trình sinh trưởng, phát triển của cây theo hướng có lợi, đồng thời hạn chế được ảnh hưởng của điều kiện bất thuận. Ngoài ra, nắm được thời gian sinh trưởng và phát triển của giống nhằm giúp ta xác định được thời điểm thu hái thích hợp, qua đó giải quyết tốt khâu thu hoạch và sau thu hoạch. Từ đó xây dựng

được một cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm nâng cao được hệ số sử dụng đất.

4.2.3. Đặc đim liên quan đến thi k sinh trưởng phát trin ca các ging cà chua nhp ni

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cà chua trong vụ Xuân Hè năm 2014 tại Thái Nguyên. (Trang 33)