Các giai đoạn sinh trưởng,phát triển của giống cà chua ngoà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cà chua trong vụ Xuân Hè năm 2014 tại Thái Nguyên. (Trang 43)

rung sn xut

Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cà chua ngoài ruộng sản xuất dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính sinh vật học của giống và

điều kiện ngoại cảnh tác động lên từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của chúng.

Nắm được đặc điểm qua các giai đoạn phát triển của cây giúp ta chủ động tác động các biện pháp kỹ thuật, điều khiển quá trình sinh trưởng, phát triển của cây theo hướng có lợi, đồng thời hạn chế được ảnh hưởng của điều kiện bất thuận. Ngoài ra, nắm được thời gian sinh trưởng và phát triển của giống nhằm giúp ta xác định được thời điểm thu hái thích hợp, qua đó giải quyết tốt khâu thu hoạch và sau thu hoạch. Từ đó xây dựng

được một cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm nâng cao được hệ số sử dụng đất.

4.2.3. Đặc đim liên quan đến thi k sinh trưởng phát trin ca các ging cà chua nhp ni

Việc xác định các giai đoạn sinh trưởng, phát triển có ý nghĩa quan trọng đối với việc chăm sóc và tác động các biện pháp kỹ thuật vào từng giai đoạn cụ thể nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cà chua. Mỗi giai

đoạn không những chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh mà còn chịu

ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố di truyền từ giống. Qua quá trình theo dõi thí nghiệm các công thức khác nhau trên ruộng sản xuất chúng tôi đã thu

Bng 4.2: Thi gian sinh trưởng và độ ny mm ca cà chua nhp ni Đơn vị: ngày Công thức Thời gian từ trồng đến... Tỷ lệ nảy mầm (%) Tuổi cây con khi trồng(1) Ra hoa(2) 1 37 40 89,04 2 37 37 92,85 3 37 34 95,23

(1)Tính từ khi gieo đến khi đem trồng (2)Được tính từ khi trồng đến khi thu hoạch

Qua bảng 4.2 cho thấy, thời gian cây con có đủ điều kiện để đưa ra ruộng sản xuất là 37 ngày sau khi gieo hạt, vì thời điểm này cây con đang trong vườn ươm nhiệt độ rất thấp nên ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cây con. Thời gian từ trồng đến ra hoa biến động từ 34 đến 40 ngày: trong đó trong đó thời gian từ trồng đến ra hoa của công thức 1 là 40 ngày, công thức 2 là 37 ngày, công thức 3 là 34 ngày. Tỷ lệ nảy mầm của công thức 1 là 89,04%, công thức 2 là 92,85%, công thức 3 là 95,23%. Qua số liệu trên cho thấy giống cherry Nhật Bản ở công thức 3 co thời gian ra hoa và đậu quả sớm hơn và đồng đều so với 2 giống còn lại. Bng 4.3: T l ny mm và kh năng ny mm ca các ging cà chua nhp ni Công thức Số hạt gieo Số hạt mọc Tỷ lệ nẩy mầm (%) Sức nẩy mầm (ngày) 10% 50% 80% 1 210 187 89,04 4 7 10 2 210 195 92,85 3 5 7 3 210 200 95,23 3 5 7

Qua bảng 4.3: cho thấy ,tỉ lệ nẩy mầm của công thức 1 là 89,04% còn công thức 2 có tỉ lệ nẩy mầm là 92,85% công thức 3 có tỉ lệ nẩy mầm

đồng đều hơn là 95,23%. Sức nẩy mầm của công thức 2, 3 đạt 80% là 7 ngày còn công thức 1 có sức nẩy mầm đạt 80% là 10 ngày. Qua bảng số

liệu phân tích tỷ lệ nẩy mầm và sức nẩy mầm ở công thức 1 có tỷ lệ nẩy mầm, sức nẩy mâm thấp hơn so với công thức 2 và công thức 3.

Bng 4.4: Thi gian ca các giai đon sinh trưởng ch yếu ca các ging cà chua nhp ni

Đơn vị: ngày

Công thức Hồi xanh Ra nhánh Ra nụ Ra hoa

1 7 23 35 40

2 5 21 31 37

3 7 21 28 34

Qua bảng 4.4: cho thấy, giống cà chua ở công thức 1, 3 sau trồng

được 7 ngày thì bắt đầu hồi xanh còn công thức 2 có khả năng hồi xanh nhanh hơn thời gian hồi xanh là 5 ngày. Các động thái khác giữa các giống cà chua có sự sinh trưởng,phát triển chênh lệch nhau cũng không lớn ở

công thức 1 có thời gian ra nhánh, ra nụ, ra hoa muộn hơn so với công thức 2, 3 từ 4 ngày đến 7 ngày.

Bng 4.5: Đặc đim hình thái lá ca các ging cà chua nhp ni

Công thức Số lá/cây Màu sắc lá Mức độ

lông/lá

Mức độ xẻ

thùy lá

1 19,53 Xanh nhạt Ít Nông

2 20,00 Xanh đậm Ít Nông

Qua bảng 4.5: cho thấy, tại thời điểm sinh trưởng 49 ngày sau trồng số lá/cây có sự chênh lệch nhau không lớn công thức 1 là 19,53 lá/cây, công thức 2 là 20 lá/cây, công thức 3 đạt số lá cao nhất 20,73 lá/cây. Đặc

điểm hình thái bên ngoài của các giống cũng có sự khác nhau công thức 1, 3 màu sắc lá có màu xanh nhạt, công thức 2 có màu xanh đậm.

Màu sắc lá là một trong những đặc trưng hình thái quan trọng để

phân biệt giống này với giống khác, tuy nhiên dưới tác động của các yếu tố

ngoại cảnh thì màu sắc lá lại bị thay đổi do các yếu tố ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt độ... Trong đó hàm lượng diệp lục là yếu tố quyết định lớn nhất

đến màu sắc lá cây. Lá xanh đậm thường có hàm lượng diệp lục cao hơn và quá trình quang hợp diễn ra mạnh hơn. Đánh giá màu sắc lá của giống trong điều kiện nhiệt độ, cường độ ánh sáng ở vụ Xuân Hè để nắm được khả năng chịu nhiệt của cây cà chua.

Bng 4.6: Đặc đim hình thái thân ca các ging cà chua nhp ni

Công thức Chiều cao thân Số nhánh trên thân chính Mức độ lông/thân Dạng sinh trưởng thân 1 44,55 1,9 Ít Vô hạn 2 44,53 2,1 Ít Vô hạn 3 48,33 1,9 Nhiều Vô hạn

Qua bảng 4.6: cho thấy, ở thời điểm sinh trưởng 49 ngày động thái tăng trưởng của các giống cà chua cherry Thái Lan 2GM, cherry Thái Lan F1GM-12, cherry Nhật Bản có sự chênh lệch nhau không nhiều công thức 1 là 44,55cm, công thức 2 là 44,53 cm, công thức 3 là cao nhất 48,33 cm. Mức độ đẻ nhánh của các giống cà chua ở công thức 2 có số nhánh cao nhất 2,1 nhánh trên thân chính còn công thức 1 và 3 là 1,9 nhánh. Số lông

trên thân của giống cherry Nhật Bản ở công thức 3 có số lông/thân nhiều hơn so với công thức 1 và 2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cà chua trong vụ Xuân Hè năm 2014 tại Thái Nguyên. (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)