Biện pháp hóa học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cà chua trong vụ Xuân Hè năm 2014 tại Thái Nguyên. (Trang 30)

Thuốc trừ sâu sinh học là những chế phẩm sinh học được sản xuất ra từ các loại thảo dược hay các chủng vi sinh vật được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng khác nhau theo phương pháp thủ công, bán thủ công hoặc phương pháp lên men công nghiệp để tạo ra những chế phẩm có chất lượng cao, có khả năng phòng trừ được các loại sâu, bọ gây hại cây trồng nông, lâm nghiệp. Trong khi việc sử dụng tràn lan các loại thuốc bảo vệ

thực vật có nguồn gốc hóa học và không theo thời gian quy định trên đồng ruộng trồng cà chua như hiện nay của bà con nông dân sẽ dẫn đến nguy cơ

chúng ta ăn phải sản phẩm thu hoạch còn dư lượng thuốc quá nhiều gây ra ngộ độc cấp hay tích lũy dần trong cơ thể sinh ra các bệnh tật sau này, đặc

biệt là bệnh ung thư. Trong khi đó, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học lại không gây ra những hậu quả như trên do thời gian cách ly ngắn, an toàn đối với người sử dụng loại thuốc này nên khuyến cáo bà con nông dân và các cấp quản lý đặc biệt chú ý, đưa vào sử

dụng để bảo vệ cây trồng.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc sinh học có khả năng

đặc trị các loài sâu hại rất cao như: LUT 5.5 WDG, Chitin 2.0EC - 3.6EC, Boama 2.0EC BOAMA, Abamectin, Emamectin, Spinos.

Thuốc trừ sâu sinh học LUT 5.5 WDG có thể trừ được nhiều loại sâu, bọ gây hại: sâu tơ, sâu xanh, dòi đục lá, sâu đục quả, sâu đục thân, bọ trĩ, bọ xít xanh…

Thuốc Chitin 2.0EC - 3.6EC là thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới có tác dụng tiếp xúc, vị độc cao, phòng trừ được nhiều loại sâu hại, kể

cả những loại sâu đã kháng thuốc trên nhiều loại cây trồng như: sâu tơ, sâu xanh da láng, sâu cuốn lá, sâu khoang, nhện đỏ, nhện gié, bọ trĩ, sâu vẽ bùa,…

Thuốc Boama 2.0EC BOAMA với thành phần họat chất Abamectin diệt trừ hữu hiệu các loại sâu, nhện: Sâu cuốn lá, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, bọ xít…trên các loại cây trồng và rau màu.

2.5.3.2. Biện pháp sinh học

Trong những năm gần đây, biện pháp sinh học đang được quan tâm và ngày càng phát triển mạnh mẽ, nó được sử dụng như một biện pháp quan trọng vì tránh được các mặt hạn chế của thuốc hoá học gây ra.

- Biện pháp canh tác

+ Chọn các giống cà chua có khả năng chống chịu được sâu bệnh cao, thích nghi với điều kiện địa phương và có năng suất cao như: Kim cương đỏ, Anna… Chọn cây giống có tiêu chuẩn cao: cây khỏe mạnh, không dị hình, không bị dập nát, ngọn phát triển tốt, cây hoàn toàn sạch bệnh.

+ Chọn đất trồng cà chua: Cà chua thích hợp nhất là đất thịt pha cát,

đất bazan, pH từ 5,5 - 6,5. Chọn những chân đất mới hoặc những chân đất vụ trước không trồng cây họ cà để tránh sâu phát sinh, phát triển.

+ Phân bón chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục phân bón được sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam. Bón phân theo quy trình sản xuất cà chua an toàn.

+ Trồng xen vụ: sau mỗi vụ cà chua có thể trồng xen vào các loại rau khác nhằm tiêu diệt mầm mống sâu hại như rau muống, rau su hào, súp lơ, rau cải….

- Biện pháp sử dụng thiên địch

Trong quá trình điều tra chúng tôi có phát hiện được một số thiên

địch của các loài sâu như: bọ rùa, ong mắt đỏ, kiến…Vì vậy, khuyến khích nông dân bảo vệ và cho phát triển những loài thiên địch này.

- Biện pháp sử dụng Pheromone giới tính

Pheromone là một chất hóa học đặc biệt được tiết ra bởi con cái có khả năng hấp dẫn giới tính mạnh mẽ, thu hút con đực đến để giao phối và

đẻ trứng. Dựa vào đặc tính này mà các nhà khoa học đã tổng hợp nên các chất Pheromone nhân tạo có đặc tính trên để áp dụng trong phòng trừ sâu hại, đảm bảo an toàn và không gây độc hại cho người sản xuất và tiêu dùng. Có thể dùng Pheromone để bẫy sâu khoang, sâu xanh đục quả…

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cà chua trong vụ Xuân Hè năm 2014 tại Thái Nguyên. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)