Các chỉ tiêu liên quan đến khả năng kháng sâu, bệnh hại của các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cà chua trong vụ Xuân Hè năm 2014 tại Thái Nguyên. (Trang 52)

Trong sản xuất nông nghiệp, sâu bệnh luôn là vấn đề cần có sự quan tâm rất lớn, sâu bệnh hại có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và chất lượng nông sản, thậm chí còn có thể mất trắng. Cà chua rất mẫn cảm với sâu bệnh, đặc biệt là vụ Xuân Hè có nhiều điều kiện thuận lợi cho nhiều loại bệnh phát triển và gây hại như: Sâu ăn lá và sâu đục quả, bệnh xoăn lá và bệnh héo rũ... việc tìm ra giống có khả năng chống chịu với sâu bệnh hại là quan trọng. Để đánh giá được tình hình sâu bệnh hại của cà chua ở các công thức thí nghiệm em đã tiến hành theo dõi tình hình sâu bệnh hại ở các giai đoạn phát triển. Qua theo dõi tình hình phát triển của sâu bệnh hại trong suốt quá trình thí nghiệm cho thấy:

- Giai đoạn vườn ươm: Cây con được gieo trong khay xốp được chăm sóc cẩn thận chính vì vậy gần như không có sâu bệnh gây hại.

- Giai đoạn trồng ngoài ruộng sản xuất: Cây con trồng ngoài ruộng sản xuất chịu ảnh hưởng của nhiều điều kiện ngoại cảnh bất thuận nên tình tình sâu bệnh phát triển và gây hại rất phức tạp. Kết quả theo dõi sự

phát sinh, phát triển và gây hại của một số loại sâu bệnh được ghi lại ở

Bng 4.11: Tình hình sâu, bnh hi trên các ging cà chua nhp ni Công thức Sâu ăn lá Bệnh xoăn Bệnh héo xanh vi khuẩn Mật độ (con/cây) Tỷ lệ hại (%) Tỷ lệ bệnh (%) Tỷ lệ bệnh (%) 1 0,2 26,6 71,2 15,2 2 0,1 22,2 60,6 9,1 3 0,1 28,9 63,6 12,1

* Sâu hại: Do đất đã được xử lý trước khi trồng nên sâu xám không thấy xuất hiện và gây hại.Sâu xanh và sâu khoang là 2 loại sâu hại cà chua, khi chúng ở độ tuổi 1 và 2 thì ăn lá, đến khi tuổi lớn và cây có quả thì chúng đục vào trong quả và gây rỗng quả. Cụ thể, sâu ăn lá hại dao động từ

22,2-28,9xuất hiện nhiều nhất ở công thức 3(28,9%), xuất hiện ít nhất ở

công thức 2 (22,2%). Mật độ sâu ăn lá xuất hiện nhiều nhất ở công thức 1 (0,2 con/cây), công thức 2 và 3 là 0,1 con/cây.

* Bệnh hại: Đối với cà chua, bệnh hại là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất. Cây cà chua rất mẫn cảm với bệnh, tùy thời vụ khác nhau mà xuất hiện bệnh hại khác nhau. Trong vụ Xuân Hè 2014 xuất hiện 2 bệnh điển hình như: bệnh xoăn lá và bệnh héo xanh vi khuẩn.

- Bệnh xoăn lá: Đây là bệnh gây hại nặng nhất và cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho năng suất bị giảm sút nghiêm trọng. Theo dõi chỉ

tiêu này góp phần không nhỏ vào việc đánh giá khả năng chống chịu của các giống cà chua. Nguyên nhân gây bệnh là do virus TCLV (Tomato Yellow Leaf Curt Virus) gây ra, virus này được bọ phấn truyền bệnh. Qua kết quả thu được ở bảng 4.7 cho thấy, tất cả các công thức trồng cà chua

đều bị nhiễm bệnh xoăn lá với tỷ lệ cao từ 60,6-71,2.Trong đó, công thức bị

nhiễm nhẹ nhất là công thức 2 với tỷ lệ 60,6%, công thức bị nhiễm nặng nhất với tỷ lệ 71,2%.

- Bệnh héo xanh vi khuẩn: Đây là bệnh gây hại nguy hiểm cho cây, làm cho cây đột nhiên héo rũ xuống khi lá vẫn còn xanh và dẫn đến chết. Bệnh này do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra và thường không có thuốc phòng trừ hoặc trừ không mang lại hiệu quả. Với giống cà chua cherry Thái Lan 2GM, cherry Thái Lan 2GM-12,cherry Nhật Bản tham gia thí nghiệm trong vụ này thì tỷ lệ nhiễm bệnh nhẹ. Tất cá các công thức đều bị nhiễm bệnh dao động từ 9,1 – 15,2%, công thức bị nhiễm bệnh cao nhất là công thức 1 với tỷ lệ 15,2%. Công thức 2,3 đều bị nhiễm bệnh ở mức độ

nhẹ thấp hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cà chua trong vụ Xuân Hè năm 2014 tại Thái Nguyên. (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)