Giai đoạn trồng ra ruộng sản xuất:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cà chua trong vụ Xuân Hè năm 2014 tại Thái Nguyên. (Trang 35)

- Sau khi trồng ra ruộng cần tưới nước mỗi ngày 02 lần (sáng, chiều).

Đảm bảo cho cây hồi xanh trong tuần đầu, sau đó tuỳđiều kiện thời tiết mà có lượng tưới, cách tưới khác nhau.

- Làm đất: Thí nghiệm được trồng trên đất thịt nhẹ, cày bừa kỹ và sạch cỏ dại.

- Lên luống: Rộng 130cm, cao 20 - 25cm.

- Mật độ: Các công thức thí nghiệm được trồng với mật độ 41.600 cây/ha (khoảng cách 60x40cm).

- Bón phân: Quy trình bón phân cho 01 ha: + Lượng phân: Theo từng công thức thí nghiệm + Cách bón:

- Vôi bột: 800 kg/ha, rắc trong khi làm đất

Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lân+ 20% đạm + 30% phân kali..

Bón thúc: Chia làm 4 thời kỳ bón

Bón thúc lần 1: Sau khi hồi xanh 7 - 8 ngày sau trồng, bón 10% đạm; Bón thúc lần 2: Khi cây ra nụ: 20% đạm, 20% kali;

Bón thúc lần 3: Khi cây ra quả rộ: 30% đạm, 30% kali;

Bón thúc lần 4: Sau khi thu quả đợt 1. Bón nốt lượng phân còn lại. - Chăm sóc:

+ Vun xới:

Lần 1: Vun xới và làm cỏ sau khi cây hồi xanh; Lần 2: Làm cỏ và vun gốc kết hợp bón phân lần 2. + Làm cỏ: Làm sạch cỏ sau khi vun xới.

+ Cắm giàn, buộc dây và tỉa cành: Khi cây đạt chiều cao 30 - 40 cm thì làm giàn.

+ Buộc dây: Dùng dây mềm buộc cây vào giàn.

+ Tỉa cành: Tỉa bỏ những nhánh mọc từ nách lá để tập trung dinh dưỡng cho thân chính và cành cấp 1 ra hoa, quả, đồng thời tạo sự thông thoáng cho luống.

- Phòng trừ sâu bệnh hại chính cho cây cà chua như sâu xanh, sâu

đục quả, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh xoăn lá, bệnh mốc sương cà chua.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cà chua trong vụ Xuân Hè năm 2014 tại Thái Nguyên. (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)