Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cà chua trong vụ Xuân Hè năm 2014 tại Thái Nguyên. (Trang 25)

Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chọn tạo những giống cà chua có năng suất và chất lượng cao, thích hợp cho từng vùng sinh thái, từng mùa vụ và mục đích sử dụng. Các nhà khoa học đã sử

dụng nguồn gen di truyền của các loài hoang dại và bán hoang dại, nhằm khai thác khả năng chống chịu tốt với nhiều điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Bằng nhiều con đường khác nhau như: lai tạo, chọn lọc, gây đột biến … Để

tạo ra các giống cà chua có nhiều đặc điểm như mong muốn.

Ở Mỹ, công tác chọn chọn tạo giống cà chua được tiến hành từ rất sớm, đến nay đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Trường Đại học Califocnia đã chọn ra được những giống cà chua mới như: UC-105, UC- 134, UC-82 có năng suất cao hơn hẳn VF-145 và có nhiều đặc điểm tốt như: tính chống chịu nứt quả cao và quả cứng (Hồ Hữu An và cs,1996) [1]. Bên cạnh những giống mới được chọn tạo ra hàng năm, các giống cũ

(giống địa phương) ở Mỹ lại được duy trì và thường xuyên xuất hiện, vừa

được dùng trong sản xuất vừa làm nguồn vật liệu lai tạo. Trong đó một số

giống thích hợp trồng trong vụ nóng như: Costoluto genvese, Super, Blachk krin v.v (Watso và Simone,1966) [26].

Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau châu Á (AVRDC) từ những ngày đầu thành lập (1972) đã bắt đầu chương trình chọn tạo, nhằm tăng cường khả năng thích ứng của cà chua với vùng điều kiện nóng ẩm. Hầu hết các giống AVRDC lai tạo là các giống đã được cải thiện trong tập đoàn từ năm 1974 đến nay đều có khả năng chịu nhiệt cũng như chống chịu sâu bệnh tốt. Viện nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Malaysia (MARDI) đã phối hợp với AVRDC và trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp nhiệt đới (TARC) ở Nhật Bản để xúc tiến chương trình cải tiến giống cà chua triển vọng. Đã chọn được 6 dòng có khả năng chịu nhiệt và chống chịu vi khuẩn: MT1, MT2, MT3, MT5, MT6, MT10.

Để phát triển sản xuất cà chua, ở Indonesia nhiều chương trình đã tập trung nghiên cứu giống cà chua cho năng suất cao, chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum). Thí nghiệm đã tiến hành lai giữa các giống địa phương với giống nhập nội có khả năng chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn. Kết quả cho thấy: Berlian và Mutiara là 2 giống vừa cho năng suất cao, vừa có khả năng chống chịu với bệnh héo xanh vi khuẩn (Hardy C.C, 1979) [20].

Nhiều nghiên cứu thử nghiệm giống cà chua đã được tiến hành ở

AVRDC, trường đại học Kasetsart, thuộc phân viện Kamphaengsean, Thái Lan. Trong đó nhiều mẫu giống được đánh giá có nhiều đặc điểm tốt như: CHT - 92, CHT - 104 và CHT - 165 là những giống cà chua Anh Đào có năng suất cao, chống chịu bệnh tốt, màu sắc quảđẹp, hương vị ngon và quả

chắc [10].

Cùng với nghiên cứu của các nhà khoa học, công ty giống S&G seeds của Hà Lan đã đưa ra giống tốt như Rambo (GC775), có đặc tính là quả dẹt, to, thịt quả dày, quả chắc, có khả năng bảo quản rất lâu. Giống Elenta (F2024) sinh trưởng khỏe, tỷ lệ đậu quả cao, chất lượng quả tốt, quả

nhiên, ngoài ra một số giống khác có đặc tính tương tự như: GS - 12, GS - 28, Lrica, Jackal,Mickey (S902)…(S&G seeds,1998) [24].

Cùng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, những năm gần đây công nghệ gen ngày càng được áp dụng nhiều vào công tác tạo ra các giống cà chua có những đặc tính tốt, ít hoặc chưa có trong tự nhiên bằng công nghệ gen, các nhà khoa học đã đưa vào cà chua một gen có tác dụng hạn chế sự hình thành nên enzim phân giải các chất pectin (pectin là chất có nhiều khi quả còn xanh có tác dụng làm quả cứng chắc, khi quả chín chất này bị phân giải làm cho quả mềm dần ra). Mặt khác đưa vào cà chua một gen có tác dụng hạn chế việc tạo ra Etylen (chất này có liên quan đến sự

chín của quả) trong quả, từ đó hạn chế và làm chậm lại quá trình chín của quả. Cũng bằng công nghệ gen, các nhà khoa học đã xác định và tìm cách vô hiệu hóa 1 số gen có vai trò trong quá trình tổng hợp Etylen, điều này cho phép thu hoạch quả muộn hơn cũng như có thể bảo quản lâu hơn (Trương Đích, 1998) [9].

Bên cạnh các thành tựu về gen, việc áp dụng hiệu quả ưu thế lai vào cà chua đã được phát triển mạnh ở thế kỷ 20. Hiện nay ưu thế lai được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất do con lai có những ưu điểm vượt trội so với bố mẹ như: chỉ số chín sớm, chất lượng, năng suất, độ đồng đều của quả

cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất thuận của thời tiết tốt. Như vậy, hướng nghiên cứu cà chua trên thế giới rất đa dạng, không ngừng tạo ra các giống mới phù hợp với yêu cầu sinh thái từng vùng, tạo giống chín sớm phục vụ cho sản xuất vụ sớm, tạo giống chống chịu sâu bệnh, giống chín đồng loạt thích hợp cho cơ giới hóa và ngày càng nâng cao năng suất cũng như chất lượng cà chua.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cà chua trong vụ Xuân Hè năm 2014 tại Thái Nguyên. (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)