Đặc điểm thời tiết, khí hậu của tỉnh Thái Nguyên vụ Xuân Hè năm 2014

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cà chua trong vụ Xuân Hè năm 2014 tại Thái Nguyên. (Trang 40)

Tất cả các loại cây trồng đều chịu sự tác động trực tiếp của các yếu tố

thời tiết như: nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, số giờ nắng... Do vậy, khi tiến hành thí nghiệm ngoài đồng ruộng chúng ta cần phải theo dõi và thu thập số liệu về diễn biến thời tiết khí hậu để phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết khí hậu đến sự sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng. Đặc điểm thời tiết khí hậu trong thời gian tiến hành thí nghiệm vụ

Xuân Hè 2014 được thể hiện qua bảng 4.1

Bng 4.1: Din biến thi tiết khí hu trong v Xuân Hè tnh Thái Nguyên năm 2014 Tháng Nhiệt độ TB (oC) Ẩm độ TB (%) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) 1 16,6 73 3,7 137 2 16,6 82 29,7 262 3 19,4 91 85,9 96 4 24,4 89 139,3 13

(Nguồn: Trạm khí tượng Thái Nguyên năm 2014) [15]

Theo dõi diễn biến thời tiết của Thái Nguyên trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi thấy khá phức tạp, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây cà chua.

Về nhiệt độ: Nhiệt độ tăng dần từ tháng 1-4 năm 2014 (từ 16,6 oC - 24,4 oC). Lúc này cây cà chua đang trong giai đoạn vườn ươm, nhiệt độ

thấp đã ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây con, thời gian nảy mầm của hạt cũng như ra lá thật của cây con đều bị kéo dài. Từ tháng 2 đến

tháng 4 nhiệt độ trung bình tăng đạt 19,4oC - 24,4oC. Đây là giai đoạn cây con

được đưa ra ruộng sản xuất đến giai đoạn ra hoa đậu quả, nhiệt độ này thích hợp để cà chua sinh trưởng, phát triển, ra hoa và đậu quả trên đồng ruộng.

- Về ẩm độ: Ẩm độ không khí trong thời gian làm thí nghiệm từ

tháng 1 đến tháng 4/2014 đạt73 -91%, với ẩm độ không khí như vậy là rất phù hợp để cây con nhanh chóng hồi xanh cũng như sinh trưởng thuận lợi sau khi trồng. Tuy nhiên ẩm độ không khí cao cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh và gây hại, đặc biệt vào tháng 3 (có nhiệt độ đạt 19,4oC, ẩm độđạt cao nhất 91%) bệnh mốc sương đã phát sinh và gây hại.

- Về lượng mưa: Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cà chua. Tháng 1/2014 lượng mưa chỉđạt được với lượng rất thấp là 3,7mm vì vậy ta phải tưới tiêu nước

đầy đủ để cho cà chua sinh trưởng, phát trển một cách thuận lợi. Vào tháng 2 lượng mưa đã tăng lên 29,7mm cà chua vẫn đang trong giai đoạn vườn

ươm nên chỉ cần tưới nước đủ ẩm lượng mưa thấp cũng không làm ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây. Đến tháng 3 lượng mưa tăng lên một cách

đáng kể 85,9mm khi cây giống đã được đem ra gieo trồng lượng mưa và

độ ẩm khá cao giúp cây con hồi xanh một cách nhanh chóng. Vào tháng 4 lượng mưa tăng lên khá cao 139,3mm giai đoan này cần cho sự thụ phấn nên lượng mưa như thế tốt cho sự hình thành quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cà chua trong vụ Xuân Hè năm 2014 tại Thái Nguyên. (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)