Tình hình nghiên cứu cà chua ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cà chua trong vụ Xuân Hè năm 2014 tại Thái Nguyên. (Trang 27)

Một số nhà nghiên cứu cho rằng cà chua bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và chiếm đóng. Đến nay, cây cà chua ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi khắp cả nước. Công tác

chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam bắt đầu từ sau thế kỷ 20. Trong những năm gần đây quá trình nghiên cứu và chọn tạo giống cà chua đã có nhiều thành tựu đáng kể.

Nhiều cơ sở khoa học: Viện nghiên cứu Rau - Quả, Viện cây Lương thực - Thực phẩm, các Trường Đại học đã nghiên cứu và chọn lọc ra nhiều giống cà chua thích hợp với các vùng: HP5, HP7, Hồng Yên Mỹ,.. Đồng thời các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu xây dựng nên các quy trình thâm canh tăng năng suất cà chua và đã được thực tế áp dụng (Bùi Bảo Hoàn và

Đào Thanh Vân, 2000) [11].

Trung tâm giống cây trồng Việt - Xô trong giai đoạn 1983 - 1993 đã tiến hành nghiên cứu trên tập đoàn các giống cà chua nhập nội. Vụ đông xuân 1983 nghiên cứu 106 mẫu giống, vụ đông xuân 1988-1989 gồm 60 mẫu giống và vụ đông xuân 1989 là 2000 mẫu giống. Kết quả đã chọn

được một số mẫu, giống có ưu điểm chín sớm, năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu sâu bệnh tốt như giống Raseta, Sarut, Bogdanovskii (Trần Đình Long và ctv, 1992) [12].

Giai đoạn 1991 - 1995: chương trình nghiên cứu đề tài KN01 - 12 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm với đề tài “Nghiên cứu và chọn tạo một số giống rau chủ yếu và biện pháp kỹ thuật thâm canh” đã

được triển khai thực hiện trên quy mô rộng, với sự tham gia của nhiều cơ

quan nghiên cứu. Trong đó cây cà chua là đối tượng nghiên cứu chính của

đề tài, với số lượng mẫu giống được thu thập, nhập nội để nghiên cứu qua các năm (1991-1995) là lớn nhất (Trần Khắc Thi, 1995).

Trong giai đoạn 1994 - 1995, chương trình nghiên cứu đề tài cấp bộ, mã số B9-11-42, với tên đề tài “Nghiên cứu chọn lọc giống cà chua thích hợp với vùng sinh thái khí hậu phù hợp miền Bắc Việt Nam” đề tài được tiến hành nghiên cứu tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội I và một số

xã ở ngoại thành Hà Nội với 38 dòng, giống có nguồn gốc khác nhau, sau 2 năm nghiên cứu, kết quả cho thấy: trong điều kiện trồng trái vụ, năng suất

thực thu của các giống đạt từ 21.495 - 29.100 kg/ha. Còn về chất lượng đa số các giống đều có phẩm chất tương đối tốt, quả cứng, tỷ lệ thịt quả và hàm lượng chất khô cao, đặc biệt là giống Merikurri. Giống DT - 4287 có triển vọng trồng chính vụ, những giống này có tính chín sớm và tính trạng có lợi cho sản xuất vụ sớm. Cuối cùng tác giả đã kết luận: hầu hết các giống nghiên cứu đều có những tính trạng có lợi riêng như: tính kháng bệnh tốt, có năng suất và chất lượng tương đối tốt. Đây là nguồn gen rất quý dùng làm vật liệu khởi đầu cho lại tạo (Hồ Hữu An và cs, 1996) [1].

Để tạo nguồn vật liệu khởi đầu, ngoài khối lượng mẫu giống lớn nhập nội và giống địa phương thu nhập được, nguồn vật liệu khởi đầu còn

được tạo bằng cách xử lý đột biến với hóa chất (NMU 0,02%; DUS 0.02%) nhằm tạo ra những tính trạng có lợi cho chọn lọc. Bên cạnh các mẫu giống thuộc dạng trồng, còn nhiều dạng dại và nửa hoang dại như: SSB Pimpinelli folium Mill, SSP Subspomtancum Brez. Những dạng dại này

được đánh giá là có chất lượng cao, chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất thuận, đồng thời là nguồn vật liệu tốt cho chọn giống cà chua.

Hàng năm các cơ sở nghiên cứu thuộc đề tài NK-01012 này đã lai tạo

được hàng trăm cặp lai cà chua và chọn lọc được hàng ngàn cá thể từ các

đôi lai khác nhau. Kết quả có 3 giống đã được công nhận là giống quốc gia, còn lại một số giống khác được phép khu vực hóa (Trần Khắc Thi, 1998).

Viện cây Lương thực và Thực phẩm cũng đã tung ra thị trường giống cà chua lai F1 VT3 từ tổ hợp lai (15xVX), giống có đặc điểm quả tròn, thâm canh tốt có thể đạt 60 tấn/ha, có khả năng chống bệnh sương mai, héo xanh, thích hợp cho ăn tươi và chế biến công nghiệp. Được bộ Nông nghiệp và Phát năm 2004.

Kết quả nghiên cứu ưu thế lai cà chua trong nước đang được các nhà chọn giống quan tâm. Các giống lai F1 được tạo ra trong nước như: HT7, HT21, HT144 do Trường Đại học Nông Nghiệp I lai tạo. Giống VT3 do Viện cây Lương thực-Thực phẩm lai tạo. Giống FM 29, FM 20, HPT9, lai

số 9 được Viện nghiên cứu Rau- Quả tạo ra. Chúng có những ưu điểm vượt trội hơn so với thế hệ bố mẹ, trong đó đại diện một số giống điển hình như: Giống cà chua lai HT7; Giống lai số 9 đã được hội đồng khoa học Bộ

NN&PTNT công nhận là giống tạm thời để mở rộng sản xuất.

Gần đây, trong chương trình hội thảo nghiên cứu và phát triển giống cà chua ở Việt Nam, ngày 18 tháng 1 năm 2003, tại Viện nghiên cứu Rau-Quả, một số giống mới được giới thiệu như: C90, C50 do Viện cây Lương thực và Thực phẩm chọn lọc; VL2000 F1, VL 2500 F1, VL 2910 F1, VL 2922 F1 do Công ty Hoa Sen cung cấp. Ngoài ra Công ty giống cây trồng miền Nam đã

đưa ra 2 giống T - 41 và T - 42.

Như vậy, những kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đạt được là rất khả quan và đây cũng chính là cơ sở khoa học cho những chương trình nghiên cứu tiếp. Đặc biệt để đáp ứng nhu cầu về phát triển sản xuất và tiêu dùng cà chua ngày càng cao và tính chất cạnh tranh với các giống ngoại nhập ngày càng khốc liệt, các nghiên cứu về tạo giống cà chua lai trong nước cần được đẩy mạnh để tiếp tục đưa ra các giống mới phục vụ cho sản xuất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cà chua trong vụ Xuân Hè năm 2014 tại Thái Nguyên. (Trang 27)