1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC VŨ NGỌC LINH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬ
Trang 11
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
VŨ NGỌC LINH
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
HÀ NỘI - 2013
Trang 22
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
VŨ NGỌC LINH
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn khoa học : TS Bảo Thạnh
PGS.TS Trần Hồng Thái
HÀ NỘI - 2013
Trang 33
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH Biến đổi khí hậu
CROPWAT Cropping Water
Mô hình tính toán nhu cầu nước của cây trồng DSSAT Decision Support Systems for Agro -technology Transfer
Mô hình vụ mùa DSSAT của trung tâm ICASA FAO Food and Agriculture Organization
Tổ chức nông lương quốc tế GDP Gross Domestic Product
Thu nhập bình quân quốc nội GSO Ganeral Statistics Office
Tổng cục thống kê ICASA International Consortium for Agricultural Systems Applications
Hiệp hội quốc tế nghiên cứu ứng dụng các mô hình nông nghiệp IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change
Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu
MONRE Ministry Of Natural Resources and Environment
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trang 44
DANH MỤC BIỂU ĐỒ - HÌNH ẢNH
Trang
Hình 1.2 Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên 16 Hình 1.3 Phần trăm cơ cấu các thành phần kinh tế tỉnh Thái Nguyên 18 Hình 1.4 Cơ cấu các thành phần trong nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên 18 Hình 1.5 Biến động nhiệt độ toàn cầu và nồng độ CO2 – Nguồn IPCC 30 Hình 1.6 Biến động nhiệt độ trung bình năm tại trạm Thái Nguyên và Định
Hình 1.7 Diễn biến nhiệt độ theo mùa tại trạm Thái Nguyên 33 Hình 1.8 Diễn biến lƣợng mƣa năm trạm Thái Nguyên và Định Hóa 34 Hình 1.9 Diễn biến lƣợng mƣa theo mùa tại trạm Thái Nguyên 35 Hình 1.10 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm vào cuối thế kỷ 2 so với giai
đoạn 1980 – 1999 theo các kịch bản – Nguồn MONRE 37 Hình 1.11 Mức thay đổi lƣợng mƣa năm (%) vào cuối thế kỷ 2 so với giai
đoạn 1980 – 1999 theo các kịch bản – Nguồn MONRE 38 Hình 1.12 Mức tăng nhiệt độ theo kịch bản tại trạm Thái nguyên và Định
Hóa so với giai đoạn 1980 – 1999 theo các kịch bản 40 Hình 1.13 Mức tăng nhiệt độ theo kịch bản vào mùa hè và mùa đông tại
trạm Thái Nguyên và Định Hóa so với giai đoạn 1980 – 1999 theo các kịch bản
41
Hình 1.14 Mức độ tăng lƣợng mƣa năm theo kịch bản tại trạm Thái Nguyên
và Định Hóa so với giai đoạn 1980 – 1999 theo các kịch bản 41 Hình 1.15 Biến động lƣợng mƣa theo mùa tại Trạm Thái Nguyên và Định
Hóa so với giai đoạn 1980 – 1999 theo các kịch bản 42
Hình 2.2 Tổng quan mô hình cây trồng – Nguồn ICASA 52 Hình 2.3 Tổng quan về cấu trúc mô đun của mô hình DSSAT – Nguồn
Hình 3.1 Bản đồ phân vùng khí hậu tỉnh Thái Nguyên 59 Hình 3.2 Năng suất cây chè tại trạm Định Hóa tính theo kịch bản BĐKH 66 Hình 3.3 Năng suất cây chè tại trạm Thái Nguyên theo kịch bản BĐKH 71
Trang 5Bảng 1.4 Thông tin một số loại cây trồng chính tại Thái Nguyên 28 Bảng 1.5 Năng suất một số cây trồng chủ đạo của tỉnh Thái Nguyên 29 Bảng 2.1 Đặc tính sinh lý của các loại cây trồng sử dụng trong mô hình 57
Bảng 3.1 Thời gian sinh trưởng và năng suất (%) của lúa xuân tại trạm Định Hóa 62 Bảng 3.2 Thời gian sinh trưởng và năng suất (%) của lúa mùa tại trạm Định Hóa 63 Bảng 3.3 Thời gian sinh trưởng và năng suất (%) của Ngô đông tại trạm Định Hóa 64 Bảng 3.4 Thời gian sinh trưởng và năng suất (%) của Lạc xuận tại trạm Định Hóa 65 Bảng 3.5 Thời gian sinh trưởng và năng suất (%) của lúa xuân tại trạm Thái nguyên 68 Bảng 3.6 Thời gian sinh trưởng và năng suất (%) của lúa mùa tại trạm Thái nguyên 69 Bảng 3.7 Thời gian sinh trưởng và năng suất (%) của cây Ngô tại trạm Thái nguyên 70 Bảng 3.8 Thời gian sinh trưởng và năng suất (%) của Lạc xuận tại trạm Thái nguyên 70 Phụ luc 1 Nhiệt độ trung bình tháng giai đoan 1980 – 1999 trạm Thái Nguyên 82 Phụ lục 2 Nhiệt độ trung bình tháng giai đoan 1980 – 1999 trạm Định Hóa 83
Phụ lục 7 Một số thiệt hại do thiên tai tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1990 - 2010 88
Trang 66
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta, sản xuất nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất quan trọng với khoảng 60 – 70% dân số tham gia Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 75% diện tích tự nhiên, tương đương với 26.21 triệu ha, (MONRE – 2011) Những năm qua, nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4.3%, đóng góp 15 – 16 % tổng thu nhập quốc nội GDP (Tổng cục Thống kê, 2006 – 2010) Tuy nhiên, Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực và trên thế giới đang đứng trước một thách thức và chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu và nước biển dâng
Theo cảnh báo của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC, 2007), Việt Nam
là một trong những nước trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do những tác động của BĐKH Thực tế những năm thập niên 2000 vừa qua, Việt Nam phải hứng chịu sự tác động có sự gia tăng về cường độ lẫn số lượng các hiện tượng thiên tai
có nguyên nhân do biến đổi khí hậu Được cho là có mức độ tổn thương cao nhất, nên nông nghiệp luôn phải chịu những thiệt hại hết sức nặng nề, theo thống kê của Ban Phòng chống lụt bão Trung ương và Tổng cục Thống kê (GSO) ước tính mỗi năm nước nước ta tổn thất khoảng 14500 tỉ đồng tương đương với 1.2% GDP cả nước, trong đó riêng lĩnh vực nông nghiệp chiếm gần 800 tỉ đồng Theo tính toán sản lượng lúa xuân có nguy cơ giảm 1,2 triệu tấn; lúa mùa giảm 743,8 ngàn tấn; ngô giảm 500,4 ngàn tấn và 14,3 ngàn tấn vào năm 2030, Việt Nam sẽ là nước mất
an ninh lương thực nếu không có giải pháp thích ứng kịp thời
Theo kịch bản quốc gia về BĐKH do Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE – 2011) xây dựng đến năm 2100, nhiệt độ nước ta sẽ tiếp tục tăng 2,90C vào mùa mưa và 2,10C vào mùa khô, lượng mưa hàng năm sẽ giảm 6.8% vào mùa khô và tăng 15.1% vào mùa hè Nước biển dâng sẽ tăng thêm 12cm vào năm 2020 và 57 –
73 cm vào năm 2100 Như vậy, nguy cơ ảnh hưởng của BĐKH đến các ngành kinh
Trang 77
tế của Việt Nam là rõ rệt Mức độ ảnh hưởng và gây thiệt hại đến đâu của BĐKH đối với nước ta cụ thể như thế nào thì còn là một ẩn số, nó phụ thuộc rất nhiều vào khả năng chống chịu của chúng ta và tính sẵn sàng thích ứng của các ngành sản xuất
Vì là một nước nông nghiệp với đông dân số tham gia và chủ yếu sống ở vùng nông thôn, đối tượng sản xuất nông nghiệp lại nhạy cảm với các vấn đề môi trường,
do đó ngành nông nghiệp sẽ là ngành chịu tác động nặng nề nhất do BĐKH Nhận thức được vấn đề trên, Việt Nam đã có chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH và Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành khung chương trình hành động ứng phó với BĐKH Theo đó đối với nông nghiệp, mục tiêu là nâng cao khả năng chống chịu và thích ứng với BĐKH nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại, đảm bảo phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn trong bối cảnh bị tác động bởi BĐKH
Đối với tỉnh Thái Nguyên, nông nghiệp không phải là một thế mạnh, nhưng vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng vấn đề đảm bảo an ninh lương thực và đóng góp một phần không nhỏ khoảng 20% GDP (2011) trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh Tuy nhiên trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh phải hứng chịu rất nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra Theo Chi cục Quản lý đê điều
và Phòng chống lụt bão của tỉnh công bố hàng năm, tại tỉnh Thái Nguyên trung bình xảy ra 4 cơn lũ; chỉ tính riêng một cơn bão đi vào địa bàn tỉnh năm 2008 đã gây ra thiệt hại lên đến 46,5 tỉ đồng, trong đó ngành nông nghiệp chịu thiệt hại nặng nề với trên 800 ha lúa và hoa màu bị mất trắng, hơn 2000 con gia súc gia cầm
bị chết và cuốn trôi; Năm 2009 với sự hoạt động mạnh mẽ của hiện tượng El Nino dẫn đến lượng mưa thấp gây thiếu hụt trầm trọng lượng nước phụ vụ nông nghiệp, gây ra hạn hán ảnh hưởng không nhỏ đến vụ Đông – Xuân (2009 – 2010) của tỉnh; ngoài ra do ảnh hưởng của các đợt rét đậm rét hại bất thường hàng năm cũng gây thiệt hại lớn cho trồng trọt và chăn nuôi gia súc gia cầm
Trang 88
Đứng trước quan ngại về điều kiện tự nhiên trong tương lai sẽ diễn ra phức tạp hơn, việc xây dựng công tác ứng phó với BĐKH cho các ngành nói chung và đặc biệt là ngành nông nghiệp nói riêng của tỉnh Thái Nguyên đang chở nên cấp bách Vấn đề đặt ra trong công tác xây dựng kế hoạch ứng phó cho một địa phương (cấp tỉnh thành) hiện nay chính là việc đánh giá được một cách chi tiết tác động của BĐKH đến một ngành một lĩnh vực cụ thể của địa phương đó, đối với sản xuất nông nghiệp lại phải thật chi tiết hơn, do sản xuất nông nghiệp hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên
Đề tài “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên” được lựa chọn nhằm cung cấp một phần
thông tin cụ thể về tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, cụ thể
là đến lĩnh vực trồng trọt tại tỉnh Thái Nguyên Thông qua kết quả của đề tài sẽ góp phần nhỏ vào việc xây dựng những phương án thích ứng với BĐKH trong tương lai
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Nông nghiệp là một đề tài rất rộng, theo quan niệm của Tổ chức Nông lương quốc tế FAO thì nông nghiệp bao gồm 3 lĩnh vực: Trồng trọt; chăn nuôi và thủy sản Nông nghiệp lại có mối quan hệ phức tạp với điều kiện tự nhiên, do vậy việc đánh giá được tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp là một việc cực kỳ khó khăn và đòi hỏi rất nhiều yếu tố về khoa học Chính vì vậy, mục tiêu nghiên cứu trong luận văn này không thể bao quát được tất cả các lĩnh vực trong nông nghiệp mà chỉ giới hạn trong việc đánh giá tác động của BĐKH đến lĩnh vực trồng trọt thông qua phương pháp mô hình hóa, sử dụng mô hình mô phỏng quá trình sinh trưởng của các loại cây trồng trong điều kiện biến đổi khí hậu (các kịch bản BĐKH) Kết quả mô phỏng này, sẽ cho thấy được sự biến đổi của các yếu tố cây trồng trong điều kiện khí hậu tương lai Thông qua đó sẽ giúp các nhà quản lý
Trang 99
và các chuyên gia có cơ sở đưa ra những giải pháp thích hợp như cải tiến, thay đổi hoặc nghiên cứu các loại giống mới phù hợp với điều kiện tự nhiên trong tương lai nhằm thích ứng với sự phức tạp của BĐKH sẽ diễn ra
Mục tiêu cụ thể
Đánh giá tác động của BĐKH đến lĩnh vực trồng trọt, cụ thể là đánh giá tác động đến năng suất và quá trình sinh trưởng của bốn loại cây trồng chủ yếu của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm: Lúa (vụ xuân, vụ mùa); Ngô (vụ đông); Lạc xuân và cây Chè Các mô phỏng sẽ được thực hiện dựa trên ba kịch bản BĐKH bao gồm: Kịch bản phát thải cao A2; kịch bản phát thải trung bình B2 và kịch bản phát thải thấp B1
3 Cơ sở khoa học của đề tài
Cơ sở khoa học trong nghiên cứu này là dựa trên cơ sở sinh thái học của cây trồng, đó là sự phụ thuộc chặt chẽ của quá trình sinh trưởng cây trồng vào sự biến đổi của điều kiện thời tiết khí hậu như: Nhiệt độ, lượng mưa, thời gian nắng, điều kiện thổ nhưỡng vv Dựa vào cơ sở này, chúng tôi sử dụng phương pháp mô mình
mô phỏng các yếu tố năng suất và thời gian sinh trưởng của các loại cây trồng, trong điều kiện thời tiết, khí hậu tương lai Qua đó, sẽ thấy được sự tác động của sự biến đổi các điều kiện như nhiệt độ, lượng mưa ảnh hưởng đến năng suất và thời gian sinh trưởng của các loại cây trồng tại khu vực nghiên cứu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là lĩnh vực trồng trọt cụ thể là với bốn loại cây trồng chính tại địa phương gồm: Lúa, Ngô, Lạc và chè
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, nghiên cứu được thực hiện tại hai khu vực là trạm khí tượng Định Hóa đại diện cho vùng núi cao; trạm khí tượng TP Thái Nguyên đại diện cho khu vực đồi núi thấp và đồng bằng
Trang 1010
Về thời gian, nghiên cứu tính toán trong hai năm là 2020 và 2040
5 Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài
Kết quả của đề tài sẽ cung cấp thông tin về sự biến động của năng suất và thời gian sinh trưởng các loại cây trồng chính, trong điều kiện BĐKH xảy ra theo các kịch bản trong tương lai, Thông qua kết quả luận văn này, các cấp quản lý tại địa phương sẽ có kế hoạch cụ thể đối với lĩnh vực trồng trọt, như việc nghiên cứu các loại giống mới thích hợp với điều kiện tương lai, hoặc có kế hoạch thay đổi mùa vụ nhằm tăng cường khả năng thích ứng trong nông nghiệp trước biến đổi khí hậu
6 Bố cục luận văn
Nội dung chính của luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1 Tổng quan – tài liệu: Nội dung chương này nói về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hôi, tình hình phát triển ngành nông nghiệp và tình hình biến đổi khí hậu xảy ra ở tỉnh Thái Nguyên
Chương 2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Chương này nêu lên
phương các phương pháp nghiên cứu, hiệu chỉnh và kiểm tra độ tin cậy của các mô hình được sử dụng trong nghiên cứu
Chương 3 Kết quả và thảo luận: Nội dung chương này là phân tích, thảo
luận kết quả sự tác động của biến đổi khí hậu đến các loại cây trồng
Trang 1111
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN - TÀI LIỆU 1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi thuộc khu vực trung du miền núi Bắc Bộ, diện tích tự nhiên vào khoảng 3.562,82 km2, dân số khoảng 1.2 triệu người trong
đó có 8 dân tộc chủ yếu bao gồm: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H’Mông, Sán Cháy, Hoa và Dao Về mặt hành chính có 9 đơn vị bao gồm: Thành phố Thái Nguyên, Thị
xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại
Từ, Phú Lương Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Việt – Trung 200 km, Thái nguyên trở thành trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, mà còn là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ [36]
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
a) Đặc điểm địa hình
Địa hình tỉnh Thái Nguyên không phức tạp so với các tỉnh vùng trung du khác, kiểu địa hình đặc trưng nhất là ruộng thấp xen kẽ với đồi núi có thể chia ra các kiểu địa hình như sau:
- Địa hình đồng bằng phân bố phía Nam phần rìa đồng bằng Bắc Bộ với diện
tích không lớn, với độ cao chủ yếu từ 10 – 15 m Kiểu đi ̣a hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải da ̣ng bâ ̣c có diê ̣n tích lớn hơn , đô ̣ cao đi ̣a hình vào kho ảng 20-30m, phân bố dọc hai con sông lớn là sông Cầu và sông C ông thuô ̣c huyê ̣n Phổ Yên và Phú Bình
- Địa hình gò đồi với độ cao 50 - 70 m bao gồm các gò, đồi thấp hoặc trung
bình phân bố chủ yếu ở hai huyện Phú Bình và Phổ Yên Kiểu đồi núi có độ cao từ 100 – 125 m chủ yếu phân bố ở phía Bắc của tỉnh, kéo dài từ Đại Từ
Trang 1212
đến Định Hóa Kiểu đi ̣a hình đồi cao sườn lồi , thẳng, đỉnh nho ̣n, hẹp, kéo dài dạng dãy độ cao phổ biến từ 100-150m, phân bố ở phía Bắc của tỉnh trong lưu vực sông Cầu, từ Đồng Hỷ, Phú Lương đến Định Hoá
- Địa hình núi thấp có tỷ lê ̣ lớn , hầu như chiếm tro ̣n vùng Đông Bắc của tỉnh , phân bố do ̣c ranh giới gi ữa Thái Nguyên với các tỉnh Bắc Giang , Lạng Sơn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc Các kiểu cảnh quan địa hình núi thấp được cấu tạo bởi năm loa ̣i đ á chính là đá vôi , đá trầm tích biến chất , đá bazơ và siêu bazơ , đá trầm tích phun trào và đá xâm nhâ ̣p axít Nhiều cảnh quan có cấu ta ̣o xen
kẽ các loại đá trên Trước đây, phần lớn diê ̣n tích đi ̣a hình núi thấp có lớp p hủ rừng, nhưng hiê ̣n nay lớp phủ rừng đang bi ̣ suy giảm
- Địa hình nhân tác ở Thái Nguyên chỉ có một kiểu là các hồ chứa nhân tạo , trong đó các hồ lớn nhất là hồ Núi Cốc , Khe La ̣nh, Bảo Linh, Cây Si, Ghềnh Chè Hiê ̣n ta ̣i, trên đi ̣a bàn toàn tỉnh có khoảng trên 200 hồ chứa các loa ̣i với tổng diê ̣n tích mă ̣t nước gần 6.000 ha Đây là điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi lớn cho tỉnh trong viê ̣c phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngo ̣t Mô ̣t số hồ lớn như hồ Núi Cốc, Khe La ̣nh, Ghềnh Chè, Bảo Linh, đồng thời là những đi ̣a điểm hấp dẫn đối với du li ̣ch sinh thái
Như vâ ̣y , có thể thấy cảnh quan địa hình Thái Nguyên khá phong phú , đa dạng Do đó, muốn khai thác, sử du ̣ng tốt lãnh thổ phả i tính đến đă ̣c tính của từng kiểu địa hình, đă ̣c biê ̣t là các kiểu đồi núi, chiếm phần lớn diê ̣n tích của tỉnh [36]
b) Điều kiện khí hậu
Khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuộc kiểu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, theo chế độ mưa được chia làm hai mùa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 4 đến tháng 11 năm sau, tổng lượng mưa năm khá lớn từ 1500 đến 2500 mm tập trung khoảng 87% vào mùa mưa, 30% lượng mưa cả năm tập trung vào tháng 8 Theo không gian mưa tập trung chủ yếu ở Thành phố Thái Nguyên, Huyện Đại Từ,
Trang 13Với địa hình phân bố thấp dần từ Bắc xuống Nam khí hậu của tỉnh Thái Nguyên có thể chia làm 3 tiểu vùng rõ rệt, bao gồm:
- Vùng lạnh nhiều: Phía Bắc Huyện Võ Nhai
- Vùng lạnh vừa: Các huyện Định Hóa, Phú Lương, Nam Võ Nhai
- Vùng ấm gồm: Các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình, Thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên
Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên tương đối thuận lợi về các mặt cho việc phát triển các ngành nông, lâm nghiệp Tuy vậy với lượng mưa lớn tập trung vào mùa mưa kết hợp với dạng địa hình đồi núi nên thường xuyên xảy ra các tại biến như lũ lụt, xạt lở ở vùng đồi núi, khu vực sông Cầu và sông Công [36]
c) Tài nguyên đất
Thái nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên 356.282 ha trong đó đất núi chiếm 48,4% diện tích, chủ yếu là đá Macma, trầm tích và đá biến chất thích hợp với trồng rừng; Đất đồi chiếm 31,4% chủ yếu là loại Phe-ra-rit, phù sa cổ thích hợp với cây công nghiệp đặc biệt là cây Chè; Đất ruộng chiếm 12,4% phân bố rải rác chịu nhiều tác động của chế độ thủy văn khắc nghiệt Dựa vào mục đích sử dụng có thể chia tài nguyên đất thành các nhóm như sau [21]:
Trang 1414
Đất nông nghiệp
Đất trồng lúa: Có diện tích khoảng 48.128 ha, trong đó diện tích chuyên trồng lúa chiếm hơn 60% Tuy nhiên diện tích lúa một vụ lên đến 30%, việc sử dụng đất lúa trong những năm gần đây có xu hướng ngày càng hiệu quả thể hiện qua năng suất, luân canh tăng vụ với việc tăng cường các cây vụ đông trên đất lúa
Đất trồng cây hàng năm: Với diện tích là 16.847,48 ha, việc sử dụng loại đất này chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, các loại cây có giá trị kinh
tế cao phát triển chưa nhiều, đặc biệt là cây đậu tương, lạc, rau thực phẩm, nên giá trị sản xuất của đất còn thấp Do đó, cần phải đẩy mạnh đầu tư thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành vùng chuyên canh tập trung để sản xuất sản phẩm hàng hoá
Đất trồng cây lâu năm: Có xu hướng tăng bởi trồng cây công nghiệp lâu năm (chủ yếu là chè), cây ăn quả hiện đang mang lại hiệu quả thu nhập cao cho các hộ gia đình Tuy nhiên khi phát triển thêm phải chú ý đến đầu ra sản phẩm
Đất nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là nuôi cá mang tính chất quảng canh, hiệu quả kinh tế chưa cao
Đất lâm Nghiệp
Toàn tỉnh có 180.639,32 ha đất lâm nghiệp, trong đó có 38.086,9 ha đất rừng sản xuất, 34.840,37 ha đất rừng phòng hộ, 34.962,2 ha đất rừng đặc dụng Rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nghèo và trung bình Cần phải bảo vệ được vốn rừng hiện có, đẩy mạnh phát triển vốn rừng đảm bảo cân bằng sinh thái, chuyển đổi một
số diện tích rừng sang trồng chè và cây ăn quả theo phương thức nông - lâm kết hợp
Trang 1515
Đất ở và đất chuyên dụng
Bình quân diện tích đất để ở tính trên đầu người của tỉnh là cao, ở thành thị bình quân 64.9m2/người, ở nông thôn tỉ lệ này còn cao hơn.Tuy nhiên do mật độ dân số không đồng đều, dân số thấp nên tỉ lệ đất ở còn nhiều ở vùng nông thôn,
miền núi
Đối với loại hình đất chuyên dụng diện tích khoảng 19.186,07 ha, đất công cộng là chủ yếu (chiếm 66,07%), còn diện tích các loại đất khác thấp Nhìn chung các loại đất chuyên dùng vẫn còn thiếu so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đất sản xuất kinh doanh, đất khu công nghiệp Vì vậy, trong tương lai cần phải dành quỹ đất thích hợp cho mục đích chuyên dùng, nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, các công trình phục vụ đời sống dân sinh, khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội
Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 3.288,03 ha, với một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển các khu công nghiệp, các khu sản xuất kinh doanh, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng thì diện tích đất này chiếm tỷ lệ thấp Cần chú ý đến việc dành quỹ đất trên cơ sở hợp lý và tiết kiệm cho mục đích này để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh
Trang 1616
Sông Công có diện tích lưu vực 951 km2
, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện
Đi ̣nh Hoá cha ̣y do ̣c theo chân núi Tam Đảo , nằm trong vùng mưa lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành Hồ Núi Cốc có mặt nước rô ̣ng khoảng 25 km2
dung tích 175 triệu m3
Hồ này có thể chủ đô ̣ng điều hoà dòng chảy, chủ động tưới tiêu cho 12 nghìn ha lúa hai vụ màu , cây công nghiê ̣p và cung cấp nước sinh hoa ̣t cho thành phố Thái Nguyên và thi ̣ xã Sông Công
Sông Cầu nằm trong hê ̣ thống sông Thái Bình, có diện tích lưu vực 3.480 km2bắt nguồn từ Chợ Đồn chảy theo hướng Bắc - Đông Nam Tổng lượng nước sông Cầu khoảng 4,5 tỷ m3
Trên sông Cầu đã xây dựng 1 hệ thống thuỷ nông có khả năng tưới cho 24 nghìn ha lúa hai vụ của huyê ̣n Phú Bình và các huyê ̣n Hiê ̣p Hoà , Tân Yên của tỉnh Bắc Giang
Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên còn nhiều sông nhỏ khác thuộc hệ thống sông Kỳ Cùng và hệ thống sông Lô Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn thì trên các con sông nhánh chảy trên đi ̣a bàn tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng thuỷ điê ̣n kết hợp với thuỷ lợi quy mô nhỏ
Ngoài nguồn nước mặt là chủ yếu thì trữ lượng nước ngầm ở Thái Nguyên cũng khá lớn theo ước tính kế hoạchoảng 3 tỷ m3
, nhưng việc khai thác sử du ̣ng còn hạn chế
e) Tài nguyên khoáng sản
Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam , thuô ̣c vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương Hiê ̣n đã phát hiê ̣n 177 điểm quă ̣ng và mỏ khoáng sản với hơn 30 loại hình khoáng sản khác nhau phân bố tập trung ở các huyê ̣n Đa ̣i Từ , Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai…Tài nguyên khoáng sản gồm 4 nhóm chính:
Nguyên liệu cháy gồm: Than đá và than mỡ với trữ lượng khoảng 100 triệu tấn (hiện tại còn 64 triệu tấn) trữ lượng đứng thứ hai cả nước, chất lượng tương đối
Trang 1717
tốt Khoáng sản kim loại: Gồm kim loại đen như sắt , mangan, titan và kim loại màu loại như chì, kẽm, đồng, niken, nhôm, thiếc, vonfram, altimoan, thuỷ ngân, vàng… Khoáng sản phi kim gồm: Pyrit, barit, phốt-pho-rít, graphit…, trong đó đáng chú ý nhất là phốt-pho-rít với tổng trữ lượng khoảng 89.500 tấn
Khoáng sản làm vật liệu xây dựng : Thái Nguyên có nhiều khoáng sản làm vật liê ̣u xây dựng như đá xây dựng , đất sét, đá vu ̣n, cát sỏi… trong đó sét xi măng có trữ lượng khoảng 84,6 triê ̣u tấn Sét có hàm lượng SiO2 từ 51,9 đến 65,9%, Al2O3 khoảng từ 7 – 8 %, Fe2O3 kế hoạchoảng 7 – 8 % Đáng chú ý nhất trong nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng là đá carbonat bao gồm đá vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m3
, đá vôi phục vụ công nghiệp chế biến xi măng ở Núi Voi, La Giang, La Hiên có trữ lượng 194,7 triê ̣u tấn
Khoáng sản kim loại là một trong những ưu thế của Thái Nguyên không chỉ so với các tỉnh trong vùng mà còn có ý nghĩa đối với cả nước
f) Tài nguyên rừng
Thái Nguyên có trên 165,1 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó diê ̣n tích rừng tự nhiên khoảng 160,3 nghìn ha và rừng trồng có trên 73 nghìn ha Rừng phòng hô ̣ có diê ̣n tích gần 55,6 nghìn ha, rừng đă ̣c du ̣ng gần 28,2 nghìn ha và rừng kinh tế gần 81,4 nghìn ha Tổng diện tích đất chưa sử du ̣ng có trên 49 nghìn ha (phần lớn là diê ̣n tích rừng tự nhiên trước kia bi ̣ tà n phá), trong số này trên 39 nghìn ha có khả năng phu ̣c vu ̣ mu ̣c đích lâm nghiê ̣p
1.1.2 Kinh tế của tỉnh Thái Nguyên
Trong những năm cải cách kinh tế, với sự ưu đãi về điều kiện tự nhiên và giao thông vận tải, kinh tế tỉnh Thái Nguyên không ngừng phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và được xem là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của vùng trung du miền núi phía Bắc
Trang 1818
Hình 1.1 Tăng trưởng GDP của tỉnh Thái Nguyên
Trong giai đoạn 10 năm từ 2001 đến 2010 tốc độ tăng trưởng trung bình của tỉnh đạt 10,12%, với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh, với tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm dần Cơ cấu nền kinh tế của tỉnh gồm 3 thành phần chính là [21]:
a) Công nghiệp – Xây dựng – Năng lượng
Hình 1.2 Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
Các ngành công nghiệp – xây dựng – năng lượng giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, trong giai đoạn 5 năm từ 2006 đến 2010 tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 11,12%, trong đó khu vực Công nghiệp – Xây dựng đạt 14,91%; dịch vụ đạt 11,86% Cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên cũng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng của ngành nông
107 108 109 110 111 112 113
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000
114,8 115,2 115,0
113,0
132,1
100 105 110 115 120 125 130 135
0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000
Trang 1919
lâm nghiệp trong GDP Tính đến năm 2011, cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên có tỉ
lệ công nghiệp và xây dựng chiếm 41,77%; dịch vụ chiếm 36,95% còn lại là các
lĩnh vực khác Ngành công nghiệp của tỉnh Thái nguyên bao gồm các thành ph ần:
- Công nghiệp nặng: Gồm cơ khí chế tạo chủ yếu là máy nông nghiệp, máy công nghiệp, phụ tùng các phương tiện giao thông; khai thác và chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất linh kiện điện tử, tin học
- Công nghiệp nhẹ: Chủ yếu là chế biến nông sản, đặc biệt là cây chè và một số loại nông sản khác, ngoài ra công nghiệp nhẹ của tỉnh còn sản xuất các mặt hàng như giầy da, tơ tằm, bao bì…
Điểm nổi bật đối với lĩnh vực công nghiệp của tỉnh là khai thác và chế biến khoáng sản, năm 1959 Thái Nguyên là nơi đầu tiên và duy nhất tại Việt nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép Khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh là Khu công nghiệp Sông Công và hiện nay đang hình thành 6 khu công nghiệp bao gồm: KCN Sông Công I (220 ha); KCN Sông Công II (250 ha) thuộc huyện Sông Công; KCN Phổ Yên (200 ha); KCN Tây Phổ Yên (200 ha) thuộc huyện Phổ Yên; KCN Điềm Thụy (350 ha) thuộc huyện Phú Bình và KCN Quyết Thắng thuộc thành phố Thái Nguyên Ngoài
ra, tỉnh Thái Nguyên cũng quy hoạch một số cụm công nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Đến hết năm 2010 đã có 18 cụm công nghiệp được phê duyệt qui hoạch chi tiết với diện tích 620 ha (6,2 km²), trong đó diện tích đất công nghiệp là 407,6 ha (4,076 km²) Tuy nhiên giải pháp công nghệ, nhân lực chất lượng cao và các vấn đề về môi trường đang là những vấn đề nan giải đối với phát triển đối với nhóm ngành công nghiệp – xây dựng – năng lượng của tỉnh
Trang 2020
Hình 1.3 Phần trăm cơ cấu các thành phần kinh tế tỉnh Thái Nguyên
b) Nông nghiệp – Lâm nghiệp
Nông nhiệp – Lâm nghiệp hàng năm đóng góp khoảng 20 – 25 % GDP của tỉnh, là lĩnh vực có đóng góp cao thứ 3 đứng sau công nghiệp và dịch vụ nhưng Nông nghiệp có một vai trò hết sức quan trọng đối với vấn đề an ninh lương thực của tỉnh
Hình 1.4 Cơ cấu các thành phần trong nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên
65,45 31,00
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
Trang 2121
c) Thương mại và Dịch vụ
Ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP cũng tăng nhanh trong giai đoạn 1996-2000 Tuy nhiên, trong giai đoạn 2001-2005 hầu như không được cải thiện, nguyên nhân chủ yếu là các ngành dịch vụ giá trị cao của tỉnh chưa có đủ các điều kiện cần thiết
về thị trường, kinh nghiệm hoạt động, cơ chế chính sách, để phát triển Tỷ trọng khu vực này năm 2005 chiếm 35,08%, năm 2008 tăng lên 36,24%
Hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ trên địa bàn đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội; các mặt hàng chính sách phục vụ nhân dân miền núi, vùng cao đảm bảo chất lượng và cung ứng kịp thời Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được duy trì thường xuyên Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2009 ước đạt 7.637 tỷ đồng, tăng 19,7% so với năm trước Trong đó, ngành thương nghiệp đạt 6.817 tỷ đồng, tăng 19,6%; ngành khách sạn nhà hàng đạt 538 tỷ đồng, tăng 20,7%, dịch vụ (không bao gồm vận tải và bưu chính viễn thông và lưu trú ăn uống) đạt 265 tỷ đồng, tăng 20%; du lịch đạt 17 tỷ đồng, tăng 13,3% so với năm trước
Trên địa bàn tỉnh có 115 cơ sở lưu trú du lịch (tăng 12% so với năm 2008) với tổng số gần 2000 phòng, trong đó có 650 phòng nghỉ cao cấp, 48 khách sạn đã được thẩm định, xếp hạng 46 khách sạn đạt tiêu chuẩn theo qui định của Tổng cục
Du lịch Lượng khách du lịch năm 2009 đạt 1.200 nghìn lượt người; trong đó có khoảng trên 30 nghìn khách quốc tế đến thăm quan, du lịch
1.1.3 Dân số, lao động và việc làm
Theo điều tra dân số năm 2009 dân số tỉnh Thái Nguyên khoảng gần 1,2 triệu người trong đó tỉ lệ nam chiếm 49,71%, nữ 50,29% Dân cư của tỉnh phân bố không đồng đều, ở vùng cao và vùng núi mật độ số thấp, trong khi đó ở vùng thành thị, đồng bằng lại có mật độ cao Chất lượng dân số tỉnh ngày càng được cải thiện, trí lực của dân số đạt cao hơn mức bình quân của vùng Năm 2009, tổng số lao
Trang 2222
động đang làm việc trong các ngành kinh tế của Tỉnh là 665.652 người, trong đó số lao động hoạt động trong lĩnh vực nông lâm; thủy sản chiếm 454.840 người; lĩnh công nghiệp là 96.637 người và lĩnh vực dịch vụ chiếm 114.175 người Số lao động qua đào tạo chiếm 27,63%, trong đó số lao động đã qua đào tạo nghề chiếm 14,43% Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn về trình độ lao động giữa khu vực nông thôn và thành thị Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong toàn tỉnh chiếm 4,46% trong
đó tỷ lệ nam thất nghiệp nhiều hơn nữ [21]
Bảng 1.1 Lao động đang làm việc theo các lĩnh vực kinh tế
(Người)
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh
1.1.4 Quy hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2011 - 2020
Với mục tiêu xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế (công nghiệp, thương mại, du lịch), văn hoá, giáo dục, y tế của Vùng trung
du và miền núi Bắc Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại và đồng bộ;
có nền văn hoá lành mạnh và đậm đà bản sắc dân tộc; quốc phòng – an ninh vững mạnh; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao Những nhiệm vụ cụ thể được đặt ra như sau [21]:
Trang 2323
1) Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt 12% - 13%/năm, thời kỳ 2011 - 2015 đạt 12,0 - 12,5%/năm và thời kỳ 2016 - 2020 đạt 11 - 12%/năm; trong đó, tăng trưởng bình quân của các ngành trong cả thời kỳ 2006 - 2020: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 5 - 5,5%/năm, công nghiệp – xây dựng đạt 13,5% - 14,5%/năm, dịch vụ đạt 12,5%/năm
2) GDP bình quân đầu người đạt trên 800 USD vào năm 2010, 1.300 – 1.400 USD vào năm 2015 và 2.200 - 2.300 USD vào năm 2020
3) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản), cụ thể: công nghiệp và xây dựng chiếm 45%, dịch vụ chiếm 38 – 39%, nông nghiệp chiếm 16-17% vào năm 2010; tương ứng đạt 46 – 47%, 39 – 40%, 13 – 14% vào năm 2015; đạt 47 – 48%, 42 – 43%, 9 – 10% vào năm 2020
4) Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 65 – 66 triệu USD vào năm 2010, đạt trên
132 triệu USD vào năm 2015 và trên 250 triệu USD vào năm 2020; tốc độ tăng xuất khẩu bình quân trong cả thời kỳ 2006 – 2020 đạt 15 – 16% năm
5) Thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.500 – 1.550 tỷ đồng vào năm 2010, 4.000 – 4.100 tỷ đồng vào năm 2015 và trên 10.000 tỷ đồng vào năm 2020; tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn bình quân trong cả thời kỳ 2006 – 2020 đạt trên 20%/năm 6) Tốc độ tăng dân số trong cả thời kỳ 2006 – 2020 đạt 0,9%/năm; trong đó, tốc
độ tăng dân số tự nhiên đạt 0,8 – 0,82%/năm và tăng cơ học đạt 0,08% - 0,1%/năm 7) Trước năm 2020, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông cho 95% dân số trong độ tuổi đi học ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn (trong đó 15% học nghề, 15% giáo dục chuyên nghiệp, 70% tốt nghiệp phổ thông và bổ túc) và 85% dân
số trong độ tuổi đi học ở khu vực nông thôn; kiên cố hoá toàn bộ trường, lớp học; mỗi huyện có ít nhất 03 trường trung học phổ thông
Trang 2424
8) Bảo đảm đủ cơ sở khám, chữa bệnh và nhân viên y tế; ưu tiên đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở khám, chữa bệnh ở cả ba tuyến: tỉnh, huyện, xã; phấn đấu tăng tuổi thọ trung bình lên 72 tuổi vào năm 2010 và trên 75 tuổi vào năm
2020
9) Giải quyết việc làm bình quân hàng năm cho ít nhất 15.000 lao động trong thời kỳ 2006 – 2010 và cho 12.000 – 13.000 lao động trong thời kỳ 2011 – 2020; bảo đảm trên 95% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2010; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38 – 40% vào năm 2010 và đạt 68 – 70% vào năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ) giảm xuống còn dưới 15% vào năm 2010 và còn 2,5 – 3% vào năm 2020; chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản được thu hẹp; chỉ số phát triển con người (HDI) tăng lên trên 0,7% vào năm 2010 và trên 0,8% vào năm 2020
10) Bảo đảm trên 90% số hộ gia đình được dùng nước sạch vào năm 2010 và nâng tỷ lệ này lên 100% vào trước năm 2020; 100% số hộ có điện sử dụng vào trước năm 2010
11) Tỷ lệ đô thị hoá đạt 35% vào năm 2010 và đạt 45% vào năm 2020
12) Nâng cao chất lượng rừng và tỷ lệ che phủ rừng đạt 50% vào năm 2020 13) Bảo đảm môi trường sạch cho cả khu vực đô thị và nông thôn
14) Tốc độ đổi mới công nghệ bình quân thời kỳ 2006 – 2010 đạt 14 – 16%/năm và thời kỳ 2011 – 2020 đạt 16 – 18%/ năm
1.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên
1.2.1 Tình hình phát triển chung của ngành nông nghiệp
Mặc dù đứng trước rất nhiều khó khăn về kinh tế và sự khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên
Trang 252006 đến 2010 ngành nông nghiệp của tỉnh đã đạt được rất nhiều thành tựu, cụ thể như sau [21]:
Tổng sản phẩm (tính theo giá 1994) năm 2006 nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 1.146,2 tỷ đồng, tăng 4,03% so với năm trước; năm 2007 tăng 4,54 %; năm
2008 tăng 4,55%; năm 2009 đạt 1.291,3 tỷ đồng tăng 3,08% Bình quân giai đoạn
2006 – 2010 tăng 4,05 % đóng góp 4,58% vào tốc độ tăng trưởng của toàn tỉnh
Về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tiếp tục có xu hướng tiến bộ, năm
2006 cơ cấu ngành (nông nghiệp 95,69%; lâm nghiệp 2,19%; thủy sản 2,12%) trong kế hoạc khu vực nông nghiệp (trồng trọt 64,17%; chăn nuôi 28,92%; dịch vụ 6,91%), năm 2009 cơ cấu kinh tế ngành (nông nghiệp 95,88%; lâm nghiệp 1,98%; thuỷ sản 2,14%) trong khu vực nông nghiệp (trồng trọt 60,7%; chăn nuôi 31,59%; dịch vụ 7,71%) Dự báo năm 2010 cơ cấu kinh tế ngành đạt (nông nghiệp 95,56%; lâm nghiệp 2,13%; thuỷ sản 2,3%) trong khu vực nông nghiệp (trồng trọt 58,17%; chăn nuôi 34%; dịch vụ 7,83%)
Đối với trồng trọt
Sản xuất lương thực ổn định, luôn tự đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn toàn tỉnh Năm 2006 sản lượng lương thực có hạt đạt 380.501 tấn (bằng 95,1 % so với kế hoạch, tăng 0,87% so với năm 2005); Năm 2007 đạt 399.275 tấn (bằng 99,8% so với kế hoạch và tăng 4,93% so với năm 2006); Năm 2008 đạt 410.111 tấn
Trang 26Diện tích các loại cây công nghiệp ngắn giảm dần qua các năm như: Đậu tương diện tích năm 2000 đạt 5.492 ha; năm 2009 giảm còn 1.893 ha, cây khoai lang năm 2000 đạt 11.841 ha xuống còn 6.941 ha Diện tích các cây công nghiệp dài ngày như chè tăng dần qua các năm, năm 2005 diện tích chè đạt 15.913 ha, năng suất đạt 80,7 tạ/ha, sản lượng 110.636 tấn; năm 2009 diện tích chè đạt 17.308
ha, năng suất đạt 95,0 tạ/ha Chè là cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiềm năng về cây chè rất lớn cần phải có đầu tư về giống cây và khoa học kĩ thuật để phát triển cây chè trên địa bàn tỉnh
Đối với chăn nuôi
Ngành chăn nuôi của tỉnh trong những năm qua tăng nhanh do sự hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển chăn nuôi tại các cơ sở của tỉnh Giá trị sản xuất năm 2009 đạt 624.985 triệu đồng với hình thức chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi theo
hộ gia đình và trang trại
Trang 2727
Bảng 1.2 Số lượng vật nuôi toàn tỉnh Vật nuôi
Đàn trâu 131.654 114.438 108.612 106.880 96.728 Đàn bò 23.350 43.276 56.975 54.972 43.752 Đàn lợn 404.579 491.289 509.022 529.144 560.015
Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh
Đối với thủy sản
Tiềm năng diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh có 6.925 ha mặt nước, trong đó 2.285 ha ao, 1.140 ha hồ chứa vừa và nhỏ, 2.500 ha hồ chứa lớn, 1.000 ha ruộng lúa có khả năng nuôi cá lúa kết hợp, khoảng 12.000 ha diện tích sông suối có khả năng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản tự nhiên
Năm 2009 diện tích nuôi trồng đạt 4.813 ha, tổng sản lượng thuỷ sản các loại đạt 4.931 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 4.790 tấn, sản lượng khai thác đạt
141 tấn Toàn tỉnh có 43.200 lao động tham gia hoạt động thủy sản, năng suất cá nuôi ao đạt 1,8-2 tấn/ha, hồ chứa vừa và nhỏ đạt 0,3 tấn/ha, cá ruộng đạt 0,45 tấn/ha Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho tiêu thụ trong tỉnh chưa có xuất khẩu
Những năm gần đây công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được quan tâm, các tiến bộ kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản và một số giống mới đã được đưa vào nuôi mang lại hiệu quả tương đối tốt như: cá lóc bông, tôm càng xanh, cá
rô phi đơn tính
Trang 28Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh
Đối với lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp sau rà soát quy hoạch là 179.883,78 ha, diện tích đất lâm nghiệp có rừng năm 2009 171.688,31 ha (Trong đó: Rừng sản xuất 92.181,57
ha, Rừng phòng hộ 50.902,61 ha, Rừng đặc dụng 28.604,13 ha) Diện tích rừng hiện
có năm 2009 171.697 ha (năm 2005 diện tích rừng là 156.524 ha) Sản lƣợng gỗ khai thác năm 2007 đạt 28.990 m3, tăng 1,06% so với năm 2006, năm 2009 đạt 38.250 m3, tăng 2,6% so với năm 2008 và tăng 33,3% so với năm 2006; Năm 2009 khai thác 270.000 m3
củi và 2.340 ngàn cây tre luồng; trong đó cơ cấu sản lƣợng gỗ khai thác chủ yếu gỗ làm nguyên liệu giấy và gỗ làm ván ép
Trong 4 năm 2006 - 2009, bình quân mỗi năm toàn tỉnh trồng 5.281 ha rừng tập trung; trong đó riêng năm 2009 trồng đƣợc 6.684 ha, khoanh nuôi tái sinh đƣợc trên 4.480,58 ha, khoán bảo vệ rừng 20.071,6 ha, diện tích rừng đƣợc chăm sóc 2.025 ha.Đến hết năm 2009 độ che phủ rừng của toàn tỉnh đạt 48,6% (năm 2006 độ che phủ rừng đạt 46,6%), dự ƣớc năm 2010, độ che phủ rừng đƣợc nâng lên đạt 50%
1.2.2 Diện tích và năng suất của một số loại cây trồng chính
Do tính chất đặc thù về thổ nhƣỡng, khí hậu và địa hình mà nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên có một số cấy trồng thế mạnh sau [21]:
Trang 2929
- Lúa: Được trồng hai vụ chính là vụ xuân và vụ mùa, diện tích gieo trồng chủ yếu ở các vùng đồng bằng ven sông, vùng sườn đồi thấp Huyện có diện tích lúa lớn nhất là huyện Đại từ, Phú Bình và Phổ Yên, đây cũng là những huyện
có trình độ thâm canh cao Các đơn vị có diện tích lúa ít là Thị xã sông Công, huyện Võ Nhai và Thành phố Thái Nguyên trong đó huyện Võ Nhai là huyện nghèo, người dân có ít ruộng canh tác, thu nhập cũng thấp hơn rất nhiều so với Thành phố Thái Nguyên và thị xã sông Công Võ Nhai cũng là huyện có diện tích lúa xuân ít hơn hơn nhiều diện tích lúa mùa vì diện tích này không chủ động được tưới tiêu trong vụ
- Ngô: Được trồng chủ yếu vào vụ đông, đây là cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng của tỉnh, với diện tích gieo trồng lớn, năng suất cao, phù hợp với vụ đông nên ngô được xem là cây trồng kinh tế trong nông nghiệp
- Cây họ đậu: Lạc được trồng là chủ yếu ở những vùng đất cao với điều kiện tưới tiêu hạn chế không thể trồng lúa thì cây lạc là một lựa chọn phù hợp cho
vụ xuân
- Cây chè: Đây là loại cây thế mạnh và nổi tiếng của tỉnh, chè được trồng nhiều
ở các vùng đồi núi cao Đại Từ, Phú Lương và Đồng Hỷ là các huyện có diện tích chè nhiều nhất Hiện nay do nhu cầu thị trường ngày càng tăng mà sản xuất chè cũng được đầu tư và mở rộng cả về quy mô diện tích và năng suất Sản lượng chè của tỉnh tăng liên tục từ 70,731 nghìn tấn năm 2000 đến 110,631 nghìn tấn năm 2005 và đến 158,702 nghìn tấn năm 2009 Trong tương lai, sản xuất chè vẫn còn có nhiều nhu cầu để các địa phương trong tỉnh
có thể phát huy tăng quy mô và sản lượng
Trang 30Lúa xuân
Lúa
Chè thu hoạch
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh
Về năng suất, đối với cây Lúa có thể nhận thấy năng suất cao trên 48 tạ/ha ở các huyện Đại Từ, Phổ Yên, Định Hóa, Phú Lương Đây là những huyện có diện tích đấy phù sa ven các con sông, do vậy điều kiện thổ nhưỡng và thủy lợi được đảm bảo, các huyện khác có năng suất kém hơn do không đảm bảo điều kiện sinh trưởng của cây lúa và kỹ thuật thâm canh còn hạn chế; Đối với cây Ngô năng suất bình quân trên 39 tạ/ha, năng suất cao ở các vùng Phú Bình, Võ Nhai, Phú Lương, Thành phố Thái nguyên; Cây Lạc năng suất bình quân 15 tạ/ha năng suất cao ở các vùng đồng bằng ven sông; Cây Chè năng suất cao ở khu vực Thành phố Thái Nguyên, huyện Đông Hỉ, Phú Lương, Đại Từ, Sông Công, những khu vực thuận lợi
về thổ nhưỡng và thủy lợi (Bảng 1.5)
Trang 3131
Bảng 1.5 Năng suất một số cây trồng chủ đạo của tỉnh Thái Nguyên
Đơn vị: tạ/ha Lúa cả năm xuân Lúa mùa Lúa Ngô Lạc Chè
Thành phố Thái Nguyên 44,71 45,73 44,01 38,79 16,70 124,43 Thị xã Sông Công 45,20 47,79 43,70 36,83 13,69 96,37
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh
1.3 Biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam
Một vấn đề môi trường mang tính chất nghiêm trọng và được thế giới quan tâm nhiều nhất hiện nay đó là biến đổi khí hậu, rất nhiều các bằng chứng như nhiệt
độ tăng nhanh trùng mới tốc độ tăng của nồng độ khí nhà kính trong kỷ nguyên công nghiệp; băng tan nhanh ở Greenland và hai cực; số lượng và mức độ khốc liệt của các hiện tượng thời tiết cực đoan đang xảy ra khắp các khu vực trên thế giới, đã đặt ra một thử thách lớn nhất đối với loài người trong thế kỷ 21
1.3.1 Biến đổi khí hậu trên thế giới
Từ khoảng giữa thế kỷ 19, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc đo đạc các trị số về khí hậu chở nên chính xác và có được số liệu định lượng chi tiết về BĐKH trong hơn một thế kỷ qua Những số liệu cho thấy xu thế chung là từ cuối thế kỷ 19 đến nay, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên đáng kể Kết quả nghiên cứu hiện nay cho, thấy nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu trong thế kỷ 20 đã tăng lên 0,74oC ( 0,2oC); trên đất liền, nhiệt độ tăng nhiều hơn trên biển và thập kỷ 1990 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua (IPCC, 2007)
Trang 3232
Hình 1.5 Biến động nhiệt độ toàn cầu và nồng độ CO 2 – Nguồn IPCC
Hiện tượng mưa cũng có những biến động đáng kể, tăng 5 - 10% trong thế kỷ
20 trên lục địa bán cầu Bắc và giảm ở một số nơi, tuy xu thế không rõ rệt như nhiệt
độ Hiện tượng mưa lớn tăng lên ở các vĩ độ trung bình và cao của bán cầu Bắc Cùng với xu thế tăng nhiệt độ toàn cầu là sự phân bố các dị thường của nhiệt độ Trên các đại lục ở bán cầu Bắc, trong những năm gần đây xuất hiện hàng loạt kỷ lục về nhiệt độ cao nhất và thấp nhất Khoảng 20 năm gần đây, người ta đã phát hiện thấy mối quan hệ giữa các dị thường khí hậu với hiện tượng ENSO
Thiên tai (bão, lũ, lụt, hạn hán, tố, lốc ) và các hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, rét đậm, rét hại, mưa lớn v.v ) gia tăng Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) tại Hội nghị các Bên Công ước khí hậu ở Cancun tháng 12/2010, các hiện tượng thời tiết cực đoan lớn nhất trong năm 2010 là: Nắng nóng lịch sử gây cháy rừng, hạn hán ở LB Nga, Ukraina, Bêlarut và một số nước khác ở Châu Âu; Mưa lớn, lũ lụt ở Pakistan, Nêpan, Trung Quốc, các nước vùng Ban căng (châu Âu), Việt Nam…; giá rét ở Canada, Anh, Đông Bắc Trung Quốc…; Hiện tượng Lanina mạnh nhất trong vòng 30 năm qua Trong 6 tháng đầu năm 2011, tố lốc kinh hoàng xảy ra ở Mỹ làm chết hơn 500 người, bị thương 750 người; Hạn hán nặng nhất trong vòng 50 năm qua xảy ra ở miền trung của Trung Quốc, ảnh hưởng đến 34 triệu người, trong khi đó mưa lớn và lũ lụt nghiêm trọng xảy ra ở 2 tỉnh phía
Trang 3333
Nam là Quý Châu và Hồ Nam làm 6 nghìn người phải sơ tán Theo tổ chức Oxfam (Anh), trong 9 tháng đầu năm 2010, 21 nghìn người trên thế giới đã chết vì lũ, lụt
và hạn hán, gấp đôi cùng kỳ năm 2009 [6,7]
1.3.2 Biến đổi khí hậu ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên
a) Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Trong thập kỷ vừa qua, diễn biến thiên tai ở Việt Nam riễn ra rất bất thường các đợt nắng nóng, rét đậm rét hại chưa từng có; mưa lớn, lũ lụt xảy ra thường xuyên; nhiều cơn bão mạnh xuất hiện và có đường đi phức tạp…đã gây thiệt hại về kinh tế và con người rất lớn đối với nước ta Những nghiên cứu gần đây cho thấy các hiên tượng thiên tai bất thường và hiếm xảy ra phù hợp với xu thế của biến đổi khí hậu toàn cầu đang riễn ra phức tạp và ngày một khốc liệt hơn
Về biến đổi khí hậu ở Việt Nam, các nghiên cứu chỉ ra rằng: Về nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng 0,5 – 0,7 o
C trong khoảng 50 năm qua Trong 3 thập kỷ gần đây, 1981 – 2010, số đợt không khí lạnh qua Bắc Bộ giảm rõ rệt, trung bình từ 29 đợt/ năm xuống còn 24 đợt/ năm Trong thời kỷ 1960 – 2007, số cơn bão hoạt động trên Biển Đông tăng lên với tốc độ 0,45 cơn/thập kỷ Số cơn bão ảnh hưởng đến Việt Nam cũng tăng lên trung bình 0,226 cơn/thập kỷ, số bão ảnh hưởng đến khu vực phía Nam tăng lên Số ngày mưa phùn trung bình năm ở phía Bắc giảm rõ rệt,
từ 35,8 ngày trong thập kỷ 1971 - 1980, xuống còn 14,5 ngày/năm trong 10 năm gần đây Biến động của lượng mưa trong 9 thập kỷ vừa qua không nhất quán, có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống.Trên lãnh thổ, xu thế biến động của lượng mưa cũng rất khác nhau giữa các khu vực Vấn đề nước biển dâng trong 50 năm qua, mực nước biển trung bình tăng 2,5 - 3,0cm/1 thập kỷ [6,7]
b) Biến đổi khí hậu ở tỉnh Thái Nguyên
Tuy không phải chịu sự tác động mạnh mẽ của BĐKH như các tỉnh ven biển, nhưng BĐKH ở Thái Nguyên vẫn có biểu hiện rõ rệt thông qua sự tăng của nhiệt
độ và biến động của lượng mưa Thông qua việc khảo sát số liệu số liệu nhiệt độ và
Trang 3434
lƣợng mƣa quan trắc giai đoạn từ 1960 – 2010 tại hai trạm đại diện cho hai kiểu địa
hình chủ yếu là: Trạm Thái Nguyên: đại diện cho vùng trung du miền núi thấp; Trạm Định Hóa đại diện cho kiểu địa hình vùng đồi núi cao Sự biến động về nhiệt
độ và lƣợng mƣa biểu hiện chi tiết nhƣ sau:
Biến động về nhiệt độ
Hình 1.6 Biến động nhiệt độ trung bình năm tại trạm Thái Nguyên và Định Hóa
Xu thế nhiệt độ trung bình năm tăng nhanh một cách rõ rệt trong vòng 50 năm qua, giai đoạn từ 1990 – 2010 là giai đoạn có tốc độ tăng nhanh nhất Trung bình nhiệt độ tăng 0,08oC/ thập kỷ tại trạm Thái Nguyên; trạm Định Hóa cho giá trị tăng cao hơn khoảng 0.18oC/ thâp kỷ Xét theo mùa nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè; xu thế mùa xuân và mùa thu ít biến động hơn
Trang 3535
Hình 1.7 Diễn biến nhiệt độ theo mùa tại trạm Thái Nguyên
Biến động về lượng mưa
Do có địa hình đặc biệt đón gió mùa tây nam nên Thái Nguyên là một tỉnh có lượng mưa khá lớn, luôn dao động từ 1500 đến 2500 mm/ năm, mùa mưa rơi vào tháng 5 đến tháng 10 hàng năm Nhưng lượng mưa trong những năm gần đây có xu hướng giảm đi một cách rất rõ, trước những năm 1980 lượng mưa năm tại Thái Nguyên luôn ở mức lớn, hầu hết đều trên 1500 mm/năm Sau những năm 1980 lượng mưa sụt giảm một cách rất lớn trung bình từ giảm từ 10 – 17 mm/năm, nhiều năm lượng mưa không đạt 1000 mm, đặc biệt các năm 1997, 1998 là những năm có lượng mưa thấp kỷ lục dưới 500 mm ở vùng cao (trạm Định Hóa), dưới 800 mm ở vùng đồng bằng (trạm Thái Nguyên) Nguyên nhân của hiện tượng giảm mưa này
có lẽ liên quan đến hoạt động của hiện tượng El Nino mạnh nhất thế kỷ 20
Trang 3636
(a)
(b)
Hình 1.8 Diễn biến lượng mưa năm trạm Thái Nguyên và Định Hóa
Đối với xu thế của lượng mưa mùa thì phức tạp hơn, lượng mưa có xu hướng giảm mạnh vào mùa mưa (mùa hè, thu), trong khi đó mùa khô (mùa đông, xuân) có
xu hướng tăng Tuy nhiên quan sát biểu đồ diễn biến lượng mưa tại trạm Thái nguyên (Hình 1.8 a) cho thấy trong những năm 2000 trở lại đây, xu thế mưa có vẻ đang tăng trở lại đặc biệt vào mùa hè và xu thể giảm mưa mạnh vào mùa đông Điều này có thể nhận thấy rõ tại địa phương, trong những năm 2000 hầu như rất ít
có hiện tượng mưa phùn vào mùa đông (Hình 1.8 b)
Trang 3737
Hình 1.9 Diễn biến lượng mưa theo mùa tại trạm Thái Nguyên
Bằng việc khảo sát số liệu khí tượng tại hai trạm Thái Nguyên (đại diện cho vùng đồng bằng); trạm Định Hóa (đại diện cho vùng núi cao), trong vòng 50 năm qua cho thấy xu thế tăng nhiệt độ phù hợp với xu thế tăng nhiệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện đại, về lượng mưa xu thế giảm đi rõ rệt, lượng mưa giảm mạnh vào các tháng mùa mưa Những biến động về nhiệt độ và lượng mưa có xu thế chuyển dịch mùa rất lớn quan trọng hơn sự biến động này lại gắn liền với thời điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp tại địa phương Do vậy, chắc chắn rằng hoạt động nông nghiệp tại tỉnh Thái nguyên ít nhiều phải chịu ảnh hưởng biến động của các hiện tượng khí tượng này
Trang 3838
1.3.3 Kịch bản BĐKH ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên
a) Kịch bản khí hậu Việt Nam
Nằm trong khuôn khổ của Chương trình Mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu, năm 2009 Bộ tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và công bố kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam dựa trên kịch bản phát thải khí nhà kính
và kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) Kịch bản là một nhân tố quan trọng của quy trình đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, phục vụ xây dựng và triển khai kế hoạch hành động của các Bộ, ngành, địa phương nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu Tuy nhiên kịch bản năm
2009 chỉ chi tiết đến vùng khí hậu và vùng biển của Việt Nam, trong khi đó yêu cầu thực tiễn cần có kịch bản chi tiết tới cấp tỉnh và nhỏ hơn Kịch bản mới năm 2011 cập nhập bổ sung dữ liệu, kiến thức mới về hệ thống khí hậu và các phương pháp tính toán mới để đưa ra các kịch bản chi tiết hơn, có cơ sở khoa học phù hợp với thực tiễn Các dữ liệu từ các trạm khí tượng, trạm hải văn, dữ liệu vệ tinh, số liệu
mô phỏng của các mô hình được khai thác một cách tối đa để đưa ra kịch bản có mức độ chi tiết đến tỉnh và nhỏ hơn
Kịch bản năm 2011 xây dựng dựa trên phương pháp chi tiết hóa tống kê; mô hình hoàn lưu khí quyển toàn cầu AGCM của Viện nghiên cứu Khí tượng Nhật Bản (MRI); mô hình khí hậu khu vực PRECIS của Vương quốc Anh; các phần mềm thống kê SDSM của Hoa Kỳ; SIMCLIM của New Zealand cũng được dùng làm công cụ xây dựng kịch bản Các kịch bản được xây dựng theo các kịch bản phát thải khí nhà kính toàn cầu bao gồm: Kịch bản phát thải thấp B1; kịch bản phát thải trung bình (B2,A1B); kich bản phát thải cao (A2,A1FI) Kết quả như sau [2]:
Nhiệt độ
- Theo kịch bản phát thải thấp: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm tăng 1,6 – 2,2oC trên phần lớn lãnh thổ Việt Nam Nhìn chung nhiệt độ phía Bắc tăng nhanh hơn phía Nam
Trang 3939
- Theo kịch bản phát thải trung bình: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình tăng 2 – 3oC trên phần lớn lãnh thổ Khu vực Hà Tĩnh đến Quảng Trị tăng nhanh nhất
- Theo kịch bản phát thải cao: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình tăng 2,5 – 3,7o
C
(a) Kịch bản B1 (b) Kịch bản B2 (c) Kịch bản A2
Hình 1.10 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm vào cuối thế kỷ 21
so với giai đoạn 1980 – 1999 theo các kịch bản – Nguồn MONRE
Trang 4040
(a) Kịch bản B1 (b) Kịch bản B2 (c) Kịch bản A2
Hình 1.11 Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào cuối thế kỷ 21
so với giai đoạn 1980 – 1999 theo các kịch bản – Nguồn MONRE
Một số cực trị khí hậu
- Theo kịch bản phát thải trung bình, vào cuối thế lỷ 21, nhiệt độ thấp nhất trung bình tăng 2 – 3,2o
C; nhiệt độ cao nhất trung bình tăng 2 – 3,2oC trên phạm vi
cả nước Nơi tăng nhiều nhất là Đông Bắc và Nam Tây Nguyên
Nước Biển Dâng
- Theo kịch bản phát thải thấp B1: Cuối thế kỷ 21, trung bình toàn dải ven biển Viêt Nam, mực nước biển dâng khoảng 49 – 64 cm
- Theo kịch bản phát thải trung bình B2: Cuối thế kỷ trung bình toàn dải ven biển mực nước dâng 57 – 73 cm, khu vực Ca Mau, Kiên Giang có mức tăng cao hơn so với các khu vực khác
- Theo kịch bản phát thải cao A1FI: Trung bình toàn dải ven biển mực nước dâng tư 78 – 95 cm, khu vực Cà Mau, Kiên Giang có thể tăng tối đa 105 cm