Mục tiêu nghiên cứu - Lựa chọn được 2-3 giống cà chua có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt; năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sản xuất và điều kiện sinh thái tại tỉnh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
- -
PHẠM THỊ LAN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG CÀ CHUA TẠI HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Thái Nguyên, 2016
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
- -
PHẠM THỊ LAN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG CÀ CHUA
TẠI HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA
Ngành : Khoa học cây trồng
Mã số: 62.62.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS Nguyễn Viết Hưng
2 PGS.TS Lê Tất Khương
Thái Nguyên, 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ bất cứ một học vị nào Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Phạm Thị Lan
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô công tác tại khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các đồng nghiệp nơi tôi công tác
Để bày tỏ lòng biết ơn, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã cho tôi cơ hội tham gia khoá đào tạo thạc sỹ khoá K22 khoa học cây trồng của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Viết Hưng và PGS.TS Lê Tất Khương đã luôn quan tâm giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm và công tâm trong suốt quá trình tôi tiến hành nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo công tác tại Khoa Nông học, phòng quản lý đào tạo sau Đại học đã giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài; Trung tâm Rau thế giới đã giúp đỡ, tạo điều kiện tôi thực hiện nghiên cứu đề tài
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp, anh em bè bạn và gia đình đã tạo điều kiện về thời gian, vật chất và tinh thần cho tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2016
Tác giả
Phạm Thị Lan
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Yêu cầu nghiên cứu 3
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
4.1 Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học: 3
4.2 Ý nghĩa trong sản xuất: 3
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5.1 Đối tượng nghiên cứu 3
5.2 Phạm vi nghiên cứu 3
Chương I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1.Cơ sở khoa học nghiên cứu về giống 4
1.2 Cơ sở thực tiễn 5
1.3 Tình hình sản xuất cà chua ở thế giới và Việt Nam 6
1.3.1 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới 6
1.3.2 Tình hình sản xuất cà chua tại Việt Nam 8
1.3.3 Tình hình sản xuất cà chua tỉnh Sơn La 10
1.3.4 Tình hình sản xuất cà chua huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La 11
1.4 Tình hình nghiên cứu chọn tạo cà chua trên thế giới và ở Việt Nam 12
1.4.1 Tình hình chọn tạo cà chua trên thế giới 12
1.4.2 Tình hình nghiên cứu và chọn tạo cà chua ở Việt Nam 18
Trang 6Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1 Đối tượng 25
2.1.1 Đặc tính của cà chua giống tham gia nghiên cứu 25
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 26
2.2.1 Thời gian nghiên cứu 26
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu 26
2.3 Nội dung nghiên cứu 27
2.4 Các phương pháp nghiên cứu 27
2.4.1 Công thức thí nghiệm 27
2.4.2 Bố trí thí nghiệm 28
2.4.3 Kỹ thuật, chăm sóc, thu hoạch cà chua, 29
2.5 Các chỉ tiêu theo dõi 31
2.5.1 Kiểu sinh trưởng: 32
2.5.2 Các giai đoạn sinh trưởng trên đồng ruộng 32
2.5.3 Động thái tăng trưởng chiều cao và số lá của các giống 32
2.5.4 Một số chỉ tiêu sinh trưởng và đặc điểm hình thái 32
2.5.5 Một số chỉ tiêu về chất lượng quả: 33
2.5.6 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: 33
2.5.7 Một số chỉ tiêu về hình thái quả và độ chắc của quả 34
2.5.8 Tình hình nhiễm sâu bệnh trên đồng ruộng 35
2.5.9 Phương pháp xử lý số liệu 35
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
3.1 Các giai đoạn sinh trưởng, đặc điểm cấu trúc, hình thái cây của các giống cà chua 36
3.1.1 Các giai đoạn sinh trưởng của các giống cà chua 36
3.1.2 Động thái tăng trưởng chiều cao và số lá của các giống cà chua 39
3.1.3 Động thái tăng trưởng số lá của các giống cà chua 41
3.1.4 Một số đặc điểm về cấu trúc của các giống cà chua 43
Trang 73.1.5 Một số tính trạng hình thái và đặc điểm nở hoa 45
3.2 Mức độ nhiễm một số loại sâu, bệnh của các giống cà chua 46
3.2.1 Mức độ nhiễm một số loại bệnh của các giống cà chua 46
3.2.1 Mức độ nhiễm một số loại của các giống cà chua 48
3.3 Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng quả của các giống cà chua 49
3.3.1 Các yếu tố cấu thành năng suất 49
3.3.2 Năng suất của các giống cà chua tham gia nghiên cứu 54
3.3.3 Kết quả nghiên cứu hình thái, chất lượng quả các giống cà chua 56
3.4 Sơ bộ hạch toán kinh tế của 9 giống cà chua 61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 63
1 Kết luận 63
2 Đề nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
Trang 8KLTB : Khối lượng trung bình
FAVRI : Viện Nghiên cứu rau quả
TG : Thời gian
TLĐQ : Tỷ lệ đậu quả
TLQN : Tỷ lệ quả nứt
VCLTCTP : Viện cây lương thực và thực phẩm
VKHKTNNVNN : Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam VDTNN : Viện Di truyền Nông Nghiệp
SĐ : Số đốt
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới 7
Bảng 2.2 Diện tích, sản lượng, năng suất cà chua của các châu lục 7
năm 2013 7
Bảng 2.3 Những nước có sản lượng cà chua cao trên thế giới năm 2013 8
Bảng 2.4 Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua củaViệt Nam 9
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất và sản lượng cà của tỉnh Sơn La giai đoạn từ năm 2010 - 2015 10
Bảng 2.6: Diện tích, năng suất và sản lượng cà của huyện Mai Sơn giai đoạn từ năm 2010 - 2015 11
Bảng 3.1: Thời gian sinh trưởng của các giống cà chua tham gia nghiên cứu trong vụ Thu Đông 2015 tại xã Mường Bon huyện Mai Sơn, Sơn La 36
Bảng 3.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống cà chua trong vụ Thu Đông 2015 tại xã Mường Bon, Mai Sơn, Sơn La 39
Bảng 3.3: Động thái tăng trưởng số lá của các giống cà chua trong vụ Thu Đông 2015 tại xã Mường Bon, Mai Sơn, Sơn La 41
Bảng 3.4 Một số đặc điểm cấu trúc cây của các giống cà chua trong vụ Thu Đông 2015 tại xã Mường Bon, Mai Sơn, Sơn La 43
Bảng 3.5: Một số tính trạng hình thái và đặc điểm nở hoa của các giống cà chua trong vụ Thu Đông 2015 tại xã Mường Bon, Mai Sơn, Sơn La 45
Bảng 3.6 Mức độ nhiễm một số loại bệnh của các giống cà chua trong vụ Thu Đông 2015 tại xã Mường Bon, Mai Sơn, Sơn La 47
Bảng 3.7 Mức độ nhiễm một số loại sâu của các giống cà chua trong vụ Thu Đông 2015 tại xã Mường Bon, Mai Sơn, Sơn La 48
Bảng 3.8: Tỷ lệ đậu quả của các giống cà chua trong vụ Thu Đông 2015 tại xã Mường Bon, Mai Sơn, Sơn La 50
Trang 10Bảng 3.9 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống cà chua trong vụ Thu Đông 2015 tại xã Mường Bon, Mai Sơn, Sơn La 51Bảng 3.10 Năng suất của các giống cà chua tham gia nghiên cứu trong vụ Thu Đông 2015 tại xã Mường Bon, Mai Sơn, Sơn La 55Bảng 3.11 Một số đặc điểm hình thái quả các giống cà chua trong vụ Thu Đông 2015 tại xã Mường Bon, Mai Sơn, Sơn La 57Bảng 3.12 Một số chỉ tiêu về hình thái và phẩm chất quả của các giống cà chua trong vụ Thu Đông 2015 tại xã Mường Bon, Mai Sơn, Sơn La 59Bảng 3.13 Sơ bộ hạch toán kinh tế của 9 giống cà trong vụ Thu Đông 2015 tại xã Mường Bon, Mai Sơn, Sơn La 61
Trang 11MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill ) là một loại rau ăn quả có giá
trị kinh tế và dinh dưỡng cao, là một trong những loại cây trồng được ưu tiên,
có chiều hướng phát triển mạnh cả về chất và lượng Chính vì vậy, sản lượng
cà chua trên thế giới luôn tăng mạnh đạt 164,492 triệu tấn vào năm 2013
Cà chua đã trở thành món ăn thông dụng của nhiều nước trên thế giới trên 150 năm qua, không chỉ là món ăn được dùng trực tiếp trong những bữa
ăn hàng ngày mà cà chua còn được bảo quản lâu qua các dạng khác nhau nhưng vẫn giữ được hương vị đặc trưng, phẩm chất tốt Với đặc tính đó, cây
cà chua đã góp phần tích cực trong việc cân đối nguồn thực phẩm giữa các tháng trong năm, cũng như giữa các vùng khác nhau để không ngừng nâng cao đời sống của con người
Mặt khác, cà chua còn là một mặt hàng rau tươi có giá trị xuất khẩu vào loại lớn trên thị trường thế giới Châu Á là thị trường đứng đầu về diện tích trồng và sản lượng, Trung Quốc là quốc gia đứng đầu
Ngoài giá trị dinh dưỡng, cà chua còn có các giá trị về mặt y học: thịt quả giúp tiêu hoá, nhuận tràng, thúc đẩy tiết dịch vị của dạ dày và lọc máu, khử trùng đường ruột, loét, đau miệng Nước ép cà chua kích thích gan, giữ cho dạ dày và ruột trong điều kiện tốt Lá non của cà chua giã nhỏ đắp lên mụn nhọt ngày hai lần sẽ khỏi Chất Tomatin chiết suất từ lá cà chua khô có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, diệt một số bệnh hại cây trồng
Bên cạnh giá trị dinh dưỡng và y học, cà chua được biết đến như một loại cây trồng xoá đói giảm nghèo, mang lại hiệu quả kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới
Ở Việt Nam, hàng năm diện tích trồng cà chua lên đến chục ngàn ha, tập trung chủ yếu ở đồng bằng và trung du phía Bắc được trồng ở nhiều vùng như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Nam Định…Còn ở miền Nam, cà chua được trồng chủ yếu ở Đà Lạt – Lâm Đồng
Trang 12Sơn La là tỉnh thuộc vùng núi Tây Bắc Việt Nam, độ cao trung bình từ 600-700m so với mặt nước biển Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.417.444 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 247.684 ha, chiếm 30,09% diện tích đất nông nghiệp, đa số đất đai còn màu mỡ, tầng canh tác dày thuận lợi để thâm canh tăng năng suất cây trồng; khí hậu Sơn La mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa; mùa Hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa Đông lạnh và khô hanh Địa hình chia cắt sâu và mạnh, giao thông đi lại khó khăn ảnh hưởng lớn đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Hiện nay, sản xuất cà chua ở tỉnh Sơn La diện tích còn ít, đạt khoảng 150 ha/năm; năng suất đạt trung bình đạt 11,0-12,0 tấn/ha, bằng 1/2 năng suất bình quân của cả nước (25,8tạ/ha), sản lượng còn thấp (1842 tấn) chỉ cung cấp được nhu cầu cà chua trong tỉnh và một phần rất nhỏ cho các tỉnh lân cận chưa có giá trị xuất khẩu
Sản xuất cà chua ở Sơn La có một số tồn tại chủ yếu: Chưa có bộ giống tốt cho, từng vụ; đầu tư cho sản xuất còn thấp, nhất là phân hữu cơ; chưa có quy trình canh tác và giống thích hợp cho mỗi vùng; việc sản xuất còn manh mún, chưa có sản phẩm hàng hóa lớn để chế biến công nghiệp Do vậy cần phải nhanh chóng đưa các giống mới năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất đại trà Nhưng trước khi đưa vào sản xuất, các giống này cần được nghiên cứu, khảo nghiệm để lựa chọn được giống phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng Xuất phát từ nhu cầu thực tế và công tác nghiên cứu chúng tôi thực hiện đề tài:“Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống
cà chua tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La." là hết sức cần thiết
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Lựa chọn được 2-3 giống cà chua có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt; năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sản xuất và điều kiện sinh thái tại tỉnh Sơn La
Trang 133 Yêu cầu nghiên cứu
- Theo dõi về sự sinh trưởng, phát triển của các giống cà chua tham gia nghiên cứu vụ Thu Đông năm 2015 tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
- Nghiên cứu diến biến tình hình sâu, bệnh trên các giống cà chua tham gia nghiên cứu
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng của các giống cà chua tham gia nghiên cứu
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1 Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học:
- Từ kết quả nghiên cứu của đề tài chúng tôi đưa ra một số giống cà chua trồng phù hợp với điều kiện của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
4.2 Ý nghĩa trong sản xuất:
- Qua kết quả của việc nghiên cứu sẽ lựa chọn ra được một số giống cà chua tốt, năng suất cao, phù hợp với vụ Thu Đông tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La từ đó khuyến cáo cho nông dân sản xuất nhằm đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số giống cà chua trong nước, giống nhập khẩu từ Pháp
và các giống cà chua từ Trung tâm Rau thế giới
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu về các giống cà chua thuần, cà chua lai F1 trong vụ Thu Đông năm 2015 trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Trang 14Chương I TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Cơ sở khoa học nghiên cứu về giống
Giống là một trong những nhân tố quan trọng quyết định năng suất, chất lượng sản phẩm của ngành trồng trọt nói chung và cây cà chua nói riêng Việc nghiên cứu, xác định các giống cà chua có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao phù hợp với điều kiện tự nhiên, phương thức sản xuất cho các
hộ trồng cà chua trên địa bàn tỉnh Sơn La
Chọn giống có hiệu quả là giải quyết tốt mối quan hệ phức tạp giữa các tính trạng trong cơ thể cây trồng và mối quan hệ giữa cây trồng và môi trường
để đảm bảo cho giống có năng suất cao và ổn định, chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp với yêu cầu thâm canh và điều kiện sản xuất của địa phương
Các đặc tính của giống cây trồng được quyết định không những bởi môi trường và sự chọn lọc (tự nhiên và nhân tạo) đã tác động lên thành phần di truyền, mà còn được quyết định bởi tính chất phong phú hay nghèo nàn của thành phần di truyền giống đó Muốn khẳng định giống mới có ưu thế hơn các giống khác thì phải qua khảo nghiệm và đánh giá một cách cụ thể và chi tiết các loại giống Mặt khác, mỗi loại giống cây trồng nói chung và cà chua nói riêng phù hợp với một điều kiện đất đai, thời tiết và điều kiện ngoại cảnh nhất định Trong sản xuất cần nắm vững các đặc trưng và đặc tính của giống
để từ đó có biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất
Sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở áp dụng một cách khoa học giữa
các yếu tố giống, phân bón, nước, kĩ thuật thâm canh, đồng thời bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tránh ô nhiễm môi trường Trong đó, giống là yếu tố quan trọng hàng đầu, sử dụng giống tốt có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với điều kiện bất thuận và sâu, bệnh hại, có khả năng cải tạo và bảo vệ đất, hạn chế ô nhiễm môi trường là mục tiêu quan trọng của việc phát triển
Trang 15một nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến, có tính bền vững cao Vì vậy để phát huy được hiệu quả của giống cần phải sử dụng chúng hợp lí, phù hợp với điều kiện sinh thái, khí hậu đất đai, kinh tế xã hội Để có những giống có năng suất cao, chất lượng cao, có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh tốt thì công tác chọn giống đóng một vai trò vô cùng quan trọng
Chọn tạo giống cây trồng nói chung và cây cà chua nói riêng theo hướng phù thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai của từng vùng, kỹ thuật canh hay nhu cầu chế biến ăn tươi mà xác định sự đa dạng trong công tác chọn tạo loại cây trồng
Công tác khảo nghiệm giống là một cuộc thí nghiệm nhằm đánh giá sự thích ứng của giống nói chung, giống cà chua nói riêng tại địa phương trên các loại đất, điều kiện khí hậu và các biện pháp kĩ thuật khác nhau Nếu các giống mới chưa được khảo nghiệm kĩ lưỡng và chưa được công nhận là đạt tiêu chuẩn mà đã đưa ra sản xuất ở diện rộng thì sẽ gây hiện tượng rối loạn giống, gây thiệt hại cho việc sản xuất, thâm canh tăng năng suất cây trồng
1.2 Cơ sở thực tiễn
Tuy Sơn La có địa hình cao dốc nhưng lại có 2 cao nguyên tương đối bằng phẳng là cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Nà Sản có những lợi thế nhất định để phát huy nguồn lực, tiềm năng trong phát triển kinh tế nói chung và một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá nói riêng với đặc thù riêng chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa Khí hậu Sơn La mang tính chất nhiệt đới gió mùa có pha trộn khí hậu ôn đới hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu thích hợp để phát triển tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng phát huy lợi thế vùng sinh thái
Những năm qua sản xuất cà trong tỉnh đã phát triển mạnh về cả quy mô diện tích và sản lượng cung cấp ra thị trường, đặc biệt là phát triển cà chua trái vụ ở trên địa bàn một số huyện của tỉnh… Tuy nhiên thực tế hiện nay sản xuất cà chua trong tỉnh năng suất bình quân vẫn còn thấp 11-12 tấn/ha, chỉ bằng 1/2 năng suất bình quân của các tỉnh đồng bằng sông Hồng Việc lựa
Trang 16chọn đưa giống cà chua mới vẫn chưa được các hộ dân quan tâm dẫn đến năng suất bình quân cà chua tỉnh đạt thấp
Cơ sở chọn 2 bản làm đề tài: Đất sản xuất nông nghiệp tại tỉnh cũng chia thành hai vùng tương đối rõ nét vùng cao có điều kiện thuận lợi để quy hoạch phát triển, cây ăn quả, rau, hoa đặc biệt là cây ăn quả và rau hoa có nguồn gốc ôn đới; vùng thấp phát triển các loại cây hàng năm, rau, đậu Vì vậy lựa chọn 1 điểm nghiên cứu đại diện cho vùng cao có địa hình cao, dốc, đất canh tác chủ yếu là đất đồi, bãi và 1 điểm đại diện cho vùng thấp, địa hình thấp, đất canh tác bằng phẳng, đất ruộng Thực tế cho thấy mỗi vùng phải có
bộ giống thích hợp với điều kiện sinh thái của vùng đó mới cho năng suất cao, chất lượng tốt để sản xuất có hiệu quả Vậy lựa chon 2 điểm nghiên cứu với mong muốn chọn được giống cà chua có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao phù hợp điều kiện tự nhiên của từng vùng, luân canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo định hướng phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh Sơn La
Nước ta đã có bộ giống cà chua khá phong phú, đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước Đây chính là cơ sở khoa học cho những chương trình nghiên cứu tiếp, đồng thời cũng là hướng đi tiếp cho các nghiên cứu, chọn tạo ra các giống cà chua có năng suất cao thích hợp trồng ở nhiều vùng khác nhau Tuy nhiên việc đưa các giống mới vào các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh Sơn La vẫn chưa có nhiều giống cà chua mới được đưa vào sản xuất do đó chúng tôi đã tiến hành đề tài
1.3 Tình hình sản xuất cà chua ở thế giới và Việt Nam
1.3.1 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
Cà chua đã và đang trở thành một loại cây thế mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho 178 nước trên thế giới (theo FAO 2015)[36] Trên thế giới đã
có nhiều giống cà chua mới được ra đời nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người cả về số lượng và chất lượng
Trang 17Ba ̉ ng 2.1: Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
( 1000ha)
Năngsuất (tấn/ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
Năm 2013 tổng diện tích cà chua thế giới là 4.762.457 ha so với năm
2004 tăng 6,7% (tăng 299.898ha); sản lượng cà chua năm 2013 là 164.492,97
nghìn tấn, tăng so với năm 2004 là 28,9% (tăng 36.929,0 nghìn tấn); Năng
suất năm 2013 là 34,539 tấn/ha, tăng so với năm 2004 là 20,8% (tăng 5,94
tấn/ha) Trong vòng từ 2004 đến 2013 năng suất và sản lượng cà chua thế giới
tăng khá nhưng diện tích trồng có sự thay đổi nhưng không đáng kể
Bảng 2.2 Diện tích, sản lượng, năng suất cà chua của các châu lục
năm 2013
(1000 ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (1000tấn)
Trang 18Qua bảng 2.2: Năm 2013, Châu Á có diện tích trồng cà chua 2.821,820 nghìn ha, sản lượng là 99.205,498 nghìn tấn lớn nhất, nhưng về năng suất Châu đại dương đạt cao nhất 72,667 tấn/ha, sau đó là Châu Mỹ 53,943 tấn/ha
Bảng 2.3 Những nước có sản lượng cà chua cao trên thế giới năm 2013
1.3.2 Tình hình sản xuất cà chua tại Việt Nam
Cà chua là cây được du nhập vào Việt Nam mới được hơn 100 năm nhưng đã trở thành một loại rau phổ biến và được sử dụng ngày càng rộng rãi Cà chua ở nước ta được trồng chủ yếu vào vụ đông (chính vụ), có thời gian cung cấp sản phẩm ngắn Từ năm 1997-2000, cuộc “cách mạng” lần thứ nhất trong sản xuất cà chua trong nước xảy ra với sự ra đời của các giống cà chua lai chịu nóng trồng được nhiều thời vụ trong năm, với diện tích khoảng 6.800-7.300 ha và thường tập trung ở các tỉnh thuộc đồng bằng và trung du Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc…), còn ở Miền Nam tập trung ở các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Lâm Đồng…
Từ đó tới nay sản xuất cà chua ở miền Bắc được triển khai ở các thời
vụ hè thu, thu đông (các vụ sớm), vụ đông (chính vụ), vụ xuân hè (vụ muộn)
Trang 19Sản phẩm cà chua tươi cung cấp cho thị trường kéo dài từ đầu tháng 10 dương lịch tới đầu tháng 7 năm sau, đó là một tiến bộ rất lớn
Bảng 2.4 Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua củaViệt Nam Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng(tấn)
Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2013[22]
Trong giai đoạn 2004- 2012, diện tích cà chua nước ta giảm nhẹ từ 24.644 xuống còn 23.918 ha, nhưng năng suất năm 2004 đạt 172 tạ/ha, đến năm
2012 tăng lên 258 tạ/ha, tăng (86tạ/ha) và sản lượng lại tăng 192.764 tấn
Trong sản xuất cà chua nước ta từ năm 2008 - 2011 đã đánh dấu sự ra đời cuộc cách mạng lần thứ hai, cà chua chất lượng cao Với những thành tựu
về tạo ra các bộ giống cà chua lai chất lượng cao và các quy trình công nghệ phát triển sản xuất đã và đang ra đời và tiếp tục phát triển, hoàn thiện, chúng
ta hoàn toàn có thể đưa nền sản xuất cà chua nhỏ lẻ, chủ yếu là cây gia vị thành nền sản xuất lớn với đa dạng về các chủng loại sản phẩm, có mức tiêu thụ lớn, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đem lại kim ngạch vượt hơn nhiều so với xuất khẩu gạo
Ở các tỉnh miền Bắc (chủ yếu vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ), khi
sử dụng các bộ giống cà chua lai chất lượng cao tạo ra trong nước và các quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến đạt được ở các mùa vụ, chúng ta có thể cung cấp khối lượng sản phẩm lớn cho chế biến và tiêu dùng quả tươi từ khoảng 15/11 tới hết tháng 6 năm sau (7,5 tháng cung cấp sản phẩm trong chu kỳ 1 năm)
Trang 20Đồng bằng và trung du Bắc Bộ nước ta là vùng đất nổi tiếng sản xuất ra các loại rau chất lượng cao, ăn ngon hơn hẳn các vùng khác Thế mạnh của chúng ta về sản xuất ra khối lượng lớn cà chua chất lượng cao với thời gian cung cấp sản phẩm như nêu trên trùng với giai đoạn miền Bắc khan hiếm hơn
về các loại quả, giúp cho tiêu thụ cà chua chất lượng cao tăng mạnh
Sản xuất cà chua có lợi thế rõ rệt do khí hậu thời tiết, đất đai của nước
ta, đặc biệt các tỉnh phía Bắc phù hợp cho sinh trưởng, phát triển của cà chua nếu được đầu tư tốt, năng suất cà chua sẽ rất cao Diện tích cho phát triển cà chua còn rất lớn vì trồng trong vụ đông, không ảnh hưởng đến hai vụ lúa nhưng sản phẩm lại là trái vụ so với Trung Quốc, nước có khối lượng cà chua lớn nhất thế giới Các vùng trồng cà chua đều có nguồn lao động lớn, nông dân có kinh nghiệm canh tác nên nếu có thị trường sẽ thu hút nhiều lao động
do giá công nhân rẻ nên giá thành có thể cạnh tranh cao Chính vì vậy có thể nói triển vọng phát triển cà chua ở nước ta là rất lớn
1.3.3 Tình hình sản xuất cà chua tỉnh Sơn La
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất và sản lượng cà của tỉnh Sơn La giai đoạn
từ năm 2010 - 2015 Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
Trang 21Tổng diện tích trồng cà chua của tỉnh Sơn La năm 2004 là 125,1 ha đến năm 2015 diện tích trồng cà chua tăng lên đạt 173,7 ha Sản lượng cà chua năm 2004 đạt 1120 tấn, năm 2015 tăng lên 2221,63 tấn
Cơ cấu giống trồng cây cà chua gồm các giống VR2, chiếm tỷ lệ khoảng 10-15%, giống XH5 chiếm khoảng 15-20 %, CN3500 chiếm tỷ lệ 25-35%, một số giống cà chua địa phương (cà chua hồng, cà chua múi, cà chua nhót) chiếm khoảng 30%, còn lại một số giống cà chua khác theo Sở Nông nghiệp và PTNT Sơn La, 2015 [28]
1.3.4 Tình hình sản xuất cà chua huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Bảng 2.6: Diện tích, năng suất và sản lượng cà của huyện Mai Sơn giai
đoạn từ năm 2010 - 2015 Năm Diện tích ( ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng ( tấn)
Nguồn: Cục Thống kê Sơn La năm 2015[4]
Tổng diện tích trồng cà chua của tỉnh Sơn La năm 2010 là 21,5 ha đến năm 2015 diện tích trồng cà chua tăng lên đạt 40,6 ha Sản lượng cà chua năm 2010 đạt 226,2 tấn, năm 2015 tăng lên 542,0tấn
Mai Sơn là một trong những huyện thuộc tỉnh Sơn La có diện tích trồng nhiều hơn so với 11 huyện, thành phố trong tỉnh; tuy nhiên diện tích, năng suất cà chua còn thấp, các hộ dân trồng chưa quan tâm nhiều đến cơ cấu giống, cũng như quy trình canh tác
Trang 221.4 Tình hình nghiên cứu chọn tạo cà chua trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1 Tình hình chọn tạo cà chua trên thế giới
1.4.1.1 Nghiên cứu, chọn tạo giống cà chua chịu nóng
Một trong các xu hướng của nhà nghiên cứu khoa học hiện nay là tạo ra các giống cà chua chịu nhiệt Chọn tạo giống cà chua có khả năng sinh trưởng bình thường và ra hoa đậu quả ở trong điều kiện nhiệt độ cao có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc đảm bảo cung cấp cà chua tươi quanh năm Một trong những mục tiêu của dự án phát triển cà chua của Trung tâm rau thế giới (AVRDC, 1986) đối với giống cà chua đó là: Chọn giống năng suất cao, thịt quả dày, màu sắc thích hợp, khẩu vị ngon, chất lượng cao, chống nứt quả, đậu quả tốt ở điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, tiến hành chọn giống chống chịu Nhiều nghiên cứu về chọn lọc các giống cà chua chịu nóng đã được tiến hành ở Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc và Mỹ cũng như ở nhiều quốc gia khác trên thế giới Để chọn tạo giống cà chua chịu nhiệt các nhà chọn giống trên thế giới đã sử dụng nguồn gen của các loài hoang dại làm nguồn gen chống chịu với các điều kiện bất thuận bằng nhiều con đường khác nhau như lai tạo, chọn lọc hợp tử (phôi non), đột biến nhân tạo…bước đầu đã thu được những thành công nhất định
Công ty giống rau quả Technisem của Pháp năm 1992 đã đưa nhiều giống cà chua tốt như: Roma VF, Rossol VFA, Rio Gramde, Tropimech VF1-
2, Heinz, 1370, F1 campa…Các giống này đều có đặc điểm là chịu nhiệt, năng suất cao, quả chắc, hàm lượng chất khô cao, chịu vận chuyển và bảo quản lâu, chất lượng cảm quan tốt, chống chịu sâu bệnh (Trần Thị Minh Hằng, 1999)[7]
Nhiều công trình nghiên cứu của AVRDC cho thấy những giống cà chua được chọn tạo trong điều kiện ôn đới không thích hợp với điều kiện nóng ẩm vì sẽ tạo những quả kém chất lượng như quả chín có màu đỏ nhạt, nứt quả, vị nhạt hoặc chua (Kuo và cs, 1998) [34]
Trang 23Trung tâm rau thế giới còn phát triển chương trình về các dòng tự phối hữu hạn và vô hạn có khả năng cho đậu quả ở giới hạn nhiệt độ cực đại 32 -
340 C và cực tiểu 22 - 240 C đã đưa ra nhiều giống lai có triển vọng được phát triển ở một số nước nhiệt đới như CLN161L, CLN2001C, CL5915-204DH, CL143….(Morris, 1998) [31]
1.4.1.2 Nghiên cứu, chọn tạo giống cà chua chất lượng
Việc chọn tạo giống cà chua đã có nhiều tiến bộ trong khoảng 200 năm trở lại đây và bắt đầu ở Châu Âu Italia là một trong những nước đầu tiên phát triển các giống cà chua mới Họ chọn các giống có sự khác nhau về tính trạng quả, chủ yếu là màu sắc quả
Năm 1863, 23 giống cà chua được giới thiệu trong đó giống Trophy được coi là giống có chất lượng tốt nhất Chương trình thử nghiệm của Liberti Hyde Bailey ở trường Nông nghiệp Michigan (Mỹ) bắt đầu từ năm 1886 đã tiến hành chọn lọc phân loại giống cà chua trồng trọt A.W.Livingston là người Mỹ đầu tiên nhận thức được việc phải chọn tạo giống cà chua Từ năm
1870 đến năm 1893 ông đã giới thiệu 13 giống được chọn lọc theo phương pháp chọn lọc cá thể Năm 1900, Moore và Simon đã chọn tạo được giống cà chua “Xẻ Khoan” Tiếp đó vào năm 1908, G.W Midleton chọn được mẫu giống cà chua “Chân thiện Mỹ” từ giống “Xẻ Khoan” Năm 1914, B Goeft
chọn được mẫu giống Cooper Specisl có loại hình sinh trưởng vô hạn, thích
hợp cho việc trồng dày và sử dụng máy khi thu hoạch (Tạ Thu Cúc ,1985) [5] Nhiều công trình nghiên cứu của Trung tâm rau thế giới (AVRDC) cho thấy những giống cà chua chọn tạo trong điều kiện ôn đới không thích hợp với điều kiện nóng ẩm vì sẽ tạo quả kém chất lượng như có màu đỏ nhạt, nứt quả, vị nhạt hoặc chua…(Kuo và cs, 1998) [34] Theo ý kiến của Anpachev (1978), Iorganov (1971), Phiên Kì Mạnh (1961) (dẫn theo Kiều Thị Thư, 1998) [25] thì xu hướng chọn tạo giống cà chua mới là:
+ Tạo giống chín sớm phục vụ cho sản xuất vụ sớm;
Trang 24+ Tạo giống cho sản lượng cao, giá trị sinh học cao, dùng làm rau tươi và nguyên liệu cho chế biến đồ hộp;
+ Tạo giống chín đồng loạt thích hợp cho cơ giới hóa;
+ Tạo giống chống chịu sâu bệnh
Các nhà chọn tạo giống trên thế giới đã sử dụng nguồn gen của các loài hoang dại làm nguồn gen chống chịu với các điều kiện bất thuận bằng nhiều con đường khác nhau như lai tạo, chọn lọc giao tử, hợp tử, đột biến nhân tạo…bước đầu đã thu được những thành công nhất định
Các giống cà chua lai của công ty lai Ấn – Mỹ ở Bangalore Ấn Độ như Naveen, IA HS-88-2, Krnatak, Ijaani và Vaishali có năng suất cao, chất lượng tốt, quả tròn, to trung bình, màu sắc đẹp thích hợp cả cho ăn tươi lẫn chế biến (Phạm Thị Ân, 2006) [1]
Trong quá trình nghiên cứu chọn tạo các giống cà chua chất lượng các nhà khoa học đã đưa ra kết luận khác nhau Hương vị cà chua có thể ảnh hưởng đến chất lượng và chịu ảnh hưởng lớn với sự tác động giữa việc giảm hàm lượng đường (Glucoza, Fructoza) và axit hữu cơ (axit Citric và axit Malic) (P Bucheli et al, 1999) [33]
Ngày nay các nhà chọn giống đã ứng dụng những thành tựu công nghệ sinh học hiện đại trong công tác chọn tạo giống cà chua như nuôi cấy bao phấn để tạo dòng thuần, chuyển nạp gen năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh và đã tạo ra được những giống cà chua chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu khác nhau Bằng kỹ thuật biến đổi gen, Trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Trung quốc sau hơn 10 năm đã cho ra đời một giống cà chua có khả năng chống lại sự xâm nhập của virus gây bệnh viêm gan B vào cơ thể con người (Trương Văn Nghiệp, 2006) [9]
Cà chua còn là chủ thể khá tốt để sản xuất các vacxin và dược phẩm Các nhà nghiên cứu ở Novosibirsk đang phát triển loại vacxin chống AIDS ăn được trên cơ sở cà chua biến đổi gen Các protein tổng hợp từ cây biến đổi
Trang 25gen an toàn hơn rất nhiều so với các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật do mầm gây bệnh ở động vật và người như là virus hoặc prion không sản sinh trong tế bào thực vật (http://www.avrdc.org/pdf/mtp2003.pdf)[27]
Trung tâm Rau thế giới từ những ngày đầu thành lập (1972) đã bắt đầu chương trình chọn tạo nhằm tăng cường khả năng thích ứng của cà chua với vùng điều kiện nóng ẩm và hầu hết các giống AVRDC lai tạo và các giống đã được cải thiện trong tập đoàn từ năm 1974 đến nay đều có khả năng chịu nhiệt cũng như chống chịu sâu bệnh tốt Viện nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Malaysia (MARDI) đã phối hợp với AVRDC và trung tâm nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới (TARC) ở Nhật Bản để xúc tiến chương trình cải tiến giống
cà chua triển vọng Đã chọn được 6 dòng có khả năng chịu nhiệt và chống chịu vi khuẩn: MT1, MT2, MT3, MT4, MT5, MT6, MT10 (Melor R, 1986) [30] Nhiều thử nghiệm về các giống cà chua được tiến hành ở AVRDC- TOP, trường đại học Kasestart, phân viện Kamphaeng Thái Lan chọn tạo nhiều giống được đánh giá là chất lượng tốt kết hợp với tính chịu nóng, năng suất cao và chống bệnh: CHT104, CHT92, CHT105 có năng suất cao, chống chịu bệnh tốt, màu sắc quả đẹp, hương vị ngon, quả chắc Các giống PT225, PT3027, PT4165, PT446, PT4121 cho năng suất cao, chất lượng tốt, chống bệnh và chống nứt quả (Chu Jinping,1994) [29]
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á còn phát triển chương trình về các dòng tự phối hữu hạn và vô hạn có khả năng đậu quả cho phép ở giới hạn nhiệt độ cực đại 32-340C và cực tiểu 22-240C đã đưa được nhiều giống lai có triển vọng, được phát triển ở một số nước nhiệt đới như CLN 161L, CLN 2001C, CL5915-204DH, CL143…( Morris, 1998) [32]
Trong chọn tạo giống cà chua, người ta chú ý nhiều đến ưu thế lai Ở Nhật Bản ưu thế lai được sử dụng rộng rãi trên cà chua từ năm 1930 Khi lai thử giữa giống Rutgres với 5 giống khác nhau cho thấy ưu thế lai về tổng trọng lượng quả cao hơn bố mẹ nhưng về số quả trên cây và trọng lượng quả
Trang 26phần lớn là trung gian giữa bố và mẹ (Kiều Thị Thư, 1998)[25]
Gần đây, nhiều nước trên thế giới đặc biệt là Mỹ, các nhà khoa học đã tạo ra những giống cây trồng biến đổi gen trong đó có cà chua Những giống cây trồng này ngoài khả năng chống chịu được sâu bệnh, tuyến trùng, khô hạn, sương muối mà còn có khả năng cất giữ bảo quản lâu, chất lượng cao, mang nhiều dược tính, năng suất cao Các nhà nghiên cứu tại đại học bang Oregon (Mỹ) đang hoàn thiện một giống cà chua tím, đây là một sự kết hợp giữa màu sắc và chất dinh dưỡng Màu tím trong quả cà chua do có chứa chất Phytochemical, có khả năng giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim Loại cà chua này có nguồn gốc từ dạng dại ở Nam Mỹ Hàng trăm năm trước các nhà khoa học đã phát hiện cà chua màu tím trong thiên nhiên nhưng loài cây này nhỏ và
có độc Vào thập niên 1960 -1970, các nhà khoa học đã thu nhặt hạt giống từ
cà chua tím và lai với loài hiện đại để cho ra loại quả an toàn với mọi người hơn dạng ban đầu
Các giống cà chua lai của công ty lai Ấn – Mỹ ở Bangalore Ấn Độ như Naveen, IA HS-88-2, Krnatak, Ijaani và Vaishali có năng suất cao, chất lượng tốt, quả tròn, to trung bình, màu sắc đẹp thích hợp cả cho ăn tươi lẫn chế biến (Phạm Thị Ân, 2006)[1]
Tại Trung tâm rau Bắc Kinh (BVRC), trong thập kỷ 80-90 thế kỷ trước
đã tạo được 5 giống cà chua lai (Fl): giống Jiafen Nol (1980), Jiafen No2 (1982), Jiafen NolO, Jiafen Nol5 (1990), Shuang Kang No2 (1989) Các giống này đang giữ vai trò chủ lực trồng cho trên 20 tỉnh với quy mô 24.000 ha/năm, năng suất 60-90 tấn/ha, quả to tròn, chín đỏ, đẹp có khả năng chống bệnh virus (TMV, CMV) khá
Trung tâm rau thế giới (AVRDC) tại Đài Loan, trong 2 năm 2002, 2003
đã nghiên cứu đánh giá 8 giống cà chua quả nhỏ (cherry tomato), như: CLN2545, CLN254DC năng suất 15 tạ/ha, 20 giống cà chua chất lượng cao phục vụ chế biến (Processing tomato) như: CLN2498-68, CLN2498-78 ,
Trang 27năng suất đạt >55 tấn/ha và 9 giống cà chua phục vụ ăn tươi, nấu chín như: Taoyuan, Changhua, Hsinchu2 năng suất đạt trên 70 tấn/ha Tất cả các giống cà chua triển vọng trên đều là giống lai (hybrid)
1.4.1.3 Nghiên cứu, chọn tạo giống cà chua chống chịu với sâu bệnh hại
Ớ các nước vùng nhiệt đới, năm 2001 AVRDC đã tiến hành một số thí nghiệm đối với giống lai và giống thuần cà chua song một vấn đề lớn gây trở ngại với cà chua vùng nhiệt đới là chính là bệnh héo xanh vi khuẩn
(Pseudomonas solanacearum) (AVRDC report 2001) Họ đã tiến hành 2 thí
nghiệm: Thí nghiệm 1 gồm các giống thuần có khả năng kháng bệnh héo xanh
vi khuẩn và thí nghiệm 2 là các giống lai kháng héo xanh vi khuẩn và virus
xoăn lá để từ đó tìm ra được một số giống có khả năng phát triển tốt cho vùng nhiệt đới như: CLN2396B, CLN2396C, CLN2396D, CLN2400A, CLN2400B
và các giống: PT4755, PT4767, PT4733 được khuyến cáo là các giống có bố
mẹ kháng Virus xoăn lá, giống CLN 2443 DC-B-7 là giống chịu được vius xoăn lá và héo xanh vi khuẩn, năng suất của nó đạt 101-118 tấn/ha
Tháng 8/2005, AVRDC giới thiệu 3 giống cà chua triển vọng là CLN2026D, CLN2116B, CLN2123A Cả 3 giống này đều sinh trưởng hữu hạn, có khả năng chịu nhiều loại bệnh như héo xanh vi khuẩn, héo rũ do nấm, virus, virus xoăn lá, khảm lá cà chua, đốm lá.…trong đó giống CLN2026D quả có thể dùng ăn tươi hoặc chế biến; giống CLN2116B có quả tròn, chịu nóng tốt, thích hợp trồng nửa cuối mùa khô; giống CLN2123A là giống có khả năng chịu nóng cao, quả thuôn dài phục vụ cho cả ăn tươi và chế biến (http://www.avrdc.org/pdf/mtp2003.pdf;
http://www.vst.vista.gov.vn/nongthondoimoi/2006) [27]
Tháng 1/2006 AVRDC đưa ra giống cà chua CLN2498 có khả năng chống chịu đặc biệt được với virus xoăn lá cà chua Giống cà chua CLN2498
là giống có thời gian sinh trưởng bán hữu hạn, có chưa alen Ty-2 ( được lấy
từ giống cà chua HT24 ở Ấn Độ) chống chịu được với loại vius này ở nhiều
Trang 28vùng trên thế giới; giống này có năng suất quả cao, đạt 50 tấn/ha (Nguyễn Văn Hữu, 2011) [8]
1.4.2 Tình hình nghiên cứu và chọn tạo cà chua ở Việt Nam
Ở nước ta, công tác nghiên cứu chọn tạo giống cà chua được thực hiện bởi các Viện, Trường, Trung tâm Trong đó có một số đơn vị chủ lực như Học viện Nông nghiệp Việt Nam mà đại diện là Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống rau chất lượng cao, Viện Nghiên cứu rau quả, Viện cây lương thực và cây thực phẩm, Viện di truyền nông nghiệp
Theo Nguyễn Hồng Minh, 2007 [18] công tác nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ở nước ta có thể được chia thành các giai đoạn sau:
1 Giai đoạn trước năm 1985:
Giai đoạn này công tác chọn tạo giống chủ yếu là thu thập nguồn vật liệu (nhập nội), chọn lọc, lai tạo, đánh giá từ các nguồn vật liệu này như các giống: Ba Lan, Dazuma, Nozumi, Sản xuất cà chua trong giai đoạn này còn nhỏ lẻ, sử dụng chủ yếu các giống cà chua múi và sản xuất chủ yếu trong vụ thu đông Những năm cuối 1970 đầu 1980 các nghiên cứu về thời vụ đề xuất,
ở miền Bắc có thể trồng được vụ cà chua xuân hè mở rộng thời gian cung cấp sản phẩm
Trang 29nước ta Năm 1995 đã chọn tạo ra giống MV1 có khả năng chịu nóng và đáp ứng được các yêu cầu về năng suất, chất lượng thương phẩm Tới năm 1997, giống MV1 được công nhận là giống quốc gia, được phát triển trên diện tích đại trà (Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư, 1999) [11]
3 Giai đoạn 1996-2005
Giai đoạn này công tác nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ưu thế lai được đẩy mạnh với mục tiêu là tạo các giống lai có nhiều ưu điểm về năng suất, chất lượng, trồng chính vụ và trái vụ, đồng thời phục vụ cho chế biến công nghiệp Kết quả đã tạo ra các giống cà chua ưu thế lai như giống cà chua lai số 1, VT3, HT21 , HT42, FM20, FM21
Năm 1997, trong số các tổ hợp ưu tú đã tuyển chọn ra tổ hợp nổi trội đáp ứng được mục tiêu đặt ra, đặt tên là HT7 Năm 2000, giống HT7 đã phát triển sản xuất đại trà 150 ha chủ yếu ở trái vụ (sớm, muộn) trên địa bàn các tỉnh miền Bắc Tháng 9/2000 tại Hội nghị khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT, HT7 được công nhận là giống quốc gia (Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư 2006a) [15]
+ Giống HT21 được tạo ra theo hướng chất lượng cao Đầu năm 2004, HT21 được công nhận khu vực hoá và phát triển sản xuất đại trà HT21 phục
vụ trồng ở vụ đông sớm và đông chính, năng suất 50-65 tấn/ha, có hàm lượng đường cao, độ Brix cao (5,18%), chất lượng thịt quả tốt, có hương thơm, khẩu vị ngọt dịu (Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư, 2006) [16]
Bên cạnh đó, ở giai đoạn này một số giống cà chua tự thụ chọn lọc cũng được nghiên cứu đưa ra như VR2, XH5, PT18 (VNCRQ), C95 (VCLTCTP),
4 Giai đoạn từ 2005 đến nay
Giai đoạn này sản xuất cà chua quả nhỏ đã có sự phát triển về diện tích (phục vụ chủ yếu cho đóng hộp xuất khẩu) Năm 2004-2005 đã hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hạt giống cà chua quả nhỏ ra đại trà, đã tạo ra
Trang 30bộ giống cà chua quả nhỏ chất lượng cao trong đó tiêu biểu là giống HT144 Ngoài ra, sau nhiều năm phát triển sản xuất cà chua ở nước ta và sự phát triển ồ ạt của các giống ngoại nhập, nguy cơ bùng phát dịch bệnh hại ngày càng cao đặc biệt hiện nay là bệnh virus (TYLC) Do đó, vấn đề chọn tạo giống cà chua có khả năng kháng sâu bệnh nhất là bệnh virus đang được triển khai và đẩy mạnh
Yêu cầu sản xuất luôn đòi hỏi cần có giống cà chua mới năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng thích ứng rộng Vì vậy, sử dụng ưu thế lai như một phương pháp chọn giống có hiệu quả và là hướng đi tốt nhất, cơ bản nhất Nghiên cứu tạo giống cà chua ưu thế lai được triển khai nghiên cứu một cách
hệ thống và nhiều hơn cả là Học viện Nông nghiệp Việt Nam Chương trình nghiên cứu của trường được chính thức bắt đầu từ năm 1994 và liên tục tiến hành cho tới nay Các công việc nghiên cứu thường niên đó là: chọn tạo, phân lập, đánh giá các dòng; chọn lọc duy trì, phân lập đánh giá các bố mẹ ở các mùa vụ Bên cạnh đó, hàng năm còn thực hiện số lượng lớn các tổ hợp thử đánh giá khả năng kết hợp; đánh giá, sàng lọc các con lai ở các vụ (xuân hè, thu đông, đông); đánh giá, thẩm định các tổ họp lai ưu tú ở các mùa vụ, tuyển chọn tổ họp lai để thử nghiệm sinh thái và thử nghiệm sản xuất ở các vùng, các mùa vụ trên các tỉnh miền Bắc nước ta (Nguyễn Hồng Minh, 2006) [19] Một số thành tựu chính mà Trung tâm Nghiên cứu Giống rau Chất lượng cao – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đạt được:
- Giống HT7 phối hợp nhiều tính trạng quý: khả năng chịu nóng cao, ngắn ngày, quả nhanh chín và chín đỏ đẹp, phối họp được nhiều đặc điểm độc đáo về cấu trúc thịt quả và vỏ đảm bảo chất lượng tiêu dùng, chất lượng bảo quản và vận chuyển (Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư, 2006a) [15]
+ Giống HT42 được thử nghiệm rộng năm 2005 bắt đầu cho phát triển sản xuất và mở rộng rất nhanh diện tích sản xuất đại trà HT42 đáp ứng được mục tiêu cà chua trồng trái vụ và cà chua chất lượng cao
Trang 31+ Giống cà chua HT160 có chất lượng tiêu dùng cao, thịt quả dày, chắc mịn, có hương, vận chuyển và cất giữ tốt; trồng được ở các vụ: thu đông, đông chính, xuân hè sớm Năm 2004 - 2005 giống được thử nghiệm và phát triển sản xuất đại trà với năng suất, chất lượng cao (Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư, và cs, 2011) [21]
Giai đoạn này cà chua quả nhỏ đã có được sự phát triển khởi sắc về diện tích Năm 2006, 2007 giống cà chua quả nhỏ HT144 do Trung tâm tạo ra
đã mở rộng diện tích sản xuất lớn, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu HT144 có tiềm năng năng suất từ 40-45 tấn/ha; chống chịu bệnh xoăn lá, chết héo cây; đặc biệt chịu nóng cao nên có khả năng trồng trái vụ (vụ xuân hè) HT144 là giống cà chua lai quả nhỏ đầu tiên của Việt Nam cạnh tranh thành công với các giống thế giới để phát triển sản xuất lớn
Ngoài ra, Trung tâm đã tạo ra nhiều giống cà chua lai khác phát triển sản xuất đại trà và sản xuất thử nghiệm như: HT152, HT9, HT46 (nhóm quả lớn), HT135 (nhóm quả nhỏ)
Bên cạnh Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các Viện như: Viện Nghiên cứu rau quả, Viện Cây lương thực và cây thực phẩm cũng đã nghiên cứu và đưa ra nhiều giống cà chua ưu thế lai đáp ứng được yêu cầu cho sản xuất và tiêu dùng
Nhóm nghiên cứu Trần Văn Lài và cs (2005) [10] đã chọn tạo giống cà chua chịu nhiệt XH5 từ CLN 1621J Giống cà chua XH 5 đã được Hội đồng Khoa học của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống khu vực hoá
Đặc biệt là giống cà chua anh đào AHT267 và CHT268 là 2 giống cà chua mini có hàm lượng chất hoà tan cao, hàm lượng đường cao, hương vị ngon và rất ngọt, thích hợp cho ăn tươi Trong chương trình hợp tác và nghiên cứu và phát triển rau giữa Viện nghiên cứu Rau quả Việt Nam với AVRDC, đã tạo được ra giống CHI52 là giống cà chua mini cho năng suất
Trang 32cao, màu sắc đẹp, dùng làm salat hoặc món ăn tươi
Giống cà chua PT-18 có năng suất cao, chất lượng phù hợp cho chế biến công nghiệp và thích hợp với điều kiện sinh thái ở các vùng trồng cà chua nguyên liệu miền Bắc Việt Nam do Dương Kim Thoa và cộng sự, 2005 [23] tại Viện Nghiên cứu Rau quả chọn tạo, nghiên cứu Từ dòng cà chua CLN 2026D có nguồn gốc từ Trung tâm rau thế giới (AVRDC), bằng phương pháp chọn lọc cá thể qua nhiều thế hệ đã chọn ra được dòng PT 18 có nhiều triển vọng, năng suất và chất lượng phù hợp cho chế biến Giống được Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống quốc gia tháng 4 năm 2004
Từ kết quả nghiên cứu đạt được của các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước và cấp Bộ trong giai đoạn 2001 - 2005 và giai đoạn tiếp theo 2006 -
2010, Viện Nghiên cứu Rau quả đã chọn tạo thành công và giới thiệu cho sản xuất một số giống có năng suất cao và chất lượng tốt Trong đó, một số giống
cà chua lai đang được mở rộng diện tích trồng ở một số vùng trồng rau tập trung của các tỉnh phía Bắc: Giống cà chua Lai số 9: theo kết quả chọn tạo giống cà chua ưu thế lai phục vụ chế biến của Dương Kim Thoa, Trần Khắc Thi cho thấy giống cà chua lai số 9 có biểu hiện ưu thế lai cao, khả năng sinh trưởng phát triển ổn định ở các thời vụ trồng, chống chịu sâu bệnh tốt, Giống được Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là giống tạm thời để mở rộng sản xuất tháng 12/2005
Giống cà chua lai HPT10: giống có dạng hình sinh trưởng bán hữu hạn, cây sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao ở cả hai thời vụ thu đông và
vụ đông xuân, có khả năng chống chịu bệnh khá Thời gian sinh trưởng
102-130 ngày, năng suất cao 40-50 tấn/ha vụ thu đông, 60-65 tấn/ha vụ đông
xuân, quả có chất lượng cao, Brix 5%, thích hợp cho cả ăn tươi và chế biến
Giống đã được trồng thử nghiệm tại một số tỉnh như Bắc Ninh, Hải Phòng và một số điểm trồng rau an toàn khu vực Hà Nội
Trang 33Giống cà chua lai FM20: giống có dạng hình sinh trưởng hữu hạn, thời gian sinh trưởng 110-120 ngày, thích hợp trồng vụ thu đông và đông xuân Năng suất cao 50- 55 tấn/ha, khả năng chịu bệnh virut khá, thích hợp trồng vụ đông xuân và xuân hè ở các tỉnh thuộc khu vực đồng bắng sông Hồng FM20 được công nhận là giống tạm thời năm 2005
Giống cà chua lai FM29: giống có dạng hình sinh trưởng vô hạn, thời gian sinh trưởng 130-160 ngày thời thích hợp trồng vụ thu đông và đông xuân, năng suất cao 70-75 tấn/ha, chất lượng quả cao, nhiều bột rất thích hợp cho ăn tươi FM29 được công nhận là giống tạm thời năm 2005
Như vậy, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Giống rau chất lượng cao – Học viện Nông nghiệp Việt Nam là nơi hàng đầu của nước ta về nghiên cứu tạo ra các bộ giống cà chua lai có khả năng cạnh tranh với các tập đoàn tư bản về bộ giống cà chua và các công nghệ phát triển giống Các bộ giống của trung tâm tạo ra ngày càng nhiều và phù hợp với điều kiện thực tế nước ta và
có khả năng canh tranh với các giống nhập nội cả về thời gian sinh trưởng, năng suất, sản lượng ,chất lượng cũng như khả năng thâm canh, mở rộng diện tích
Do nhu cầu về phát triển sản xuất và tiêu dùng cà chua ngày càng cao
và tính chất cạnh tranh với các giống ngoại nhập ngày càng khốc liệt, các nghiên cứu về tạo giống cà chua lai trong nước cần được đẩy mạnh để tiếp tục đưa ra các giống mới phục vụ sản xuất
Mới đây, Viện Nghiên cứu rau quả đã hoàn thiện công nghệ ghép cà chua lên gốc cà tím để cung cấp giống cà chua ghép trồng trái vụ với nghiên cứu kết hợp sử dụng gốc ghép cà tím giống EG203 ghép với 3 giống cà chua Savior, Emural, TN267 trồng trái vụ trồng từ tháng 5 đến cuối tháng 8 góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất cây cà chua
Tóm lại: Cà chua là một loại rau ăn quả có giá trị kinh tế và giá trị
dinh dưỡng cao ở trên thế giới và Việt Nam Năng suất và sản lượng cà chua tăng khá nhưng diện tích trồng tương đối ổn định Những năm qua đã có
Trang 34nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển cây cà chua, đặc biệt là nghiên cứu về giống Hiện nay hướng chọn tạo giống cà chua phụ thuộc vào điều kiện khí hậu đất đai của từng vùng, kỹ thuật canh tác hay nhu cầu chế biến, ăn tươi mà xác định sự đa dạng trong công tác chọn tạo loại cây trồng này Tuy vậy trong thực tế sản xuất ở nước ta nói chúng và tỉnh Sơn La nói riêng các hộ dân chưa thực sự lựa chọn được giống phù hợp với điều kiện của địa phương Vì vậy việc khảo nghiệm một số giống cà chua mới trên địa bàn tỉnh Sơn La là những vấn đề chính trong việc thực hiện nghiên cứu đề tài này
Trang 35Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng
Thí nghiệm tiến hành 09 giống cà chua, bao gồm:
2.1.1 Đặc tính của cà chua giống tham gia nghiên cứu
1 Giống CLN3078C: Là giống thuần của Trung tâm Rau thế giới,
giống cà chua có đặc điểm sinh trưởng bán hữu hạn cây cao trung bình, màu
lá xanh, khối lượng quả trung bình từ 80 – 100 gam/quả, dạng quả tròn quả chín có màu đỏ, chất lượng tốt
2 Giống CLN3125A: Là giống thuần của Trung tâm Rau thế giới,
giống cà chua có đặc điểm sinh trưởng hữu hạn cây cao trung bình, thời gian sinh trưởng 100-130 ngày, màu lá xanh, khối lượng quả trung bình từ 80 –
100 gam/quả, dạng quả tròn quả chín có màu đỏ, chất lượng tốt
3 Giống PT-18: Chiều cao 60-100cm, dạng cây gọn, màu lá xanh nhạt,
sinh trưởng hữu hạn (100-130 ngày), kháng bệnh khá, nhất là bệnh héo xanh
vi khuẩn, có độ brix bằng 4,8-5,8% độ pH<4,5, dạng quả tròn dài, màu sắc quả đỏ đậm, trồng được rải vụ trong khoảng tháng 8 tới tháng 3 năm sau
4 Giống French tomato: Là lai F1 nhập khẩu từ nước Pháp, giống cà
chua có đặc điểm sinh trưởng hữu hạn cây cao trung bình, khối lượng quả
Trang 36trung bình từ 80 – 100 gam/quả, dạng quả tròn, quả chín có màu đỏ đậm chất
lượng tốt, màu sắc đẹp được thị trường ưa chuộng
5 Giống FM1080: Là giống lai F1 của Viện Nghiên cứu Rau quả chọn
tạo, giống cà chua FM1080 có đặc điểm sinh trưởng bán hữu hạn cây cao trung bình, khối lượng quả trung bình từ 80 – 100 gam/quả, dạng quả tròn,
quả chín có màu đỏ đậm chất lượng tốt, màu sắc đẹp được thị trường ưa chuộng
6 Giống TH55: Là giống lai F1, giống cà chua có đặc điểm sinh
trưởng hữu hạn cây cao trung bình, màu lá xanh, khối lượng quả trung bình từ
80 – 100 gam/quả, dạng quả tròn dài, quả chín có màu đỏ, chất lượng tốt
7 Giống Savior: Là giống cà chua có đặc điểm sinh trưởng bán hữu
hạn cây cao trung bình, kháng bệnh soăn vàng lá do virus gây hại, khối lượng quả trung bình từ 80 – 100 gam/quả, dạng quả tròn dài, quả chín cho chất lượng tốt, màu sắc đẹp được thị trường ưa chuộng, được trồng nhiều ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng
8 Giống TH33: Là giống lai F1, giống có dạng sinh trưởng bán hữu
hạn cây cao trung bình, dạng quả tròn, quả chín có màu đỏ, cho chất lượng tốt
9 Giống CN 3500 (VL 3500) (làm giống đối chứng): Là giống lai F1
giống có dạng sinh trưởng bán hữu hạn, giống cà chua chống bệnh virut, có khả năng ra hoa đậu quả tốt trong điều kiện nhiệt độ cao, năng suất đạt 20-25 tấn quả/ha, khi chín có màu đỏ Giống đã được trồng phổ biến trên địa bàn tỉnh Sơn La, tập trung nhiều ở huyện Mai Sơn, Mộc Châu
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu
Được triển khai thực hiê ̣n tại 2 địa điểm đại diện cho hai loại đất, địa hình và sản xuất nông nghiệp của địa phương (Bản Mé và bản Đoàn Kết, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) cụ thể như sau:
Trang 37STT Đặc điểm Bản Đoàn Kết Bản Mé
1 Địa hình Đại diện cho sản xuất
nông nghiệp khu vực vùng cao, có địa hình cao, tương đối dốc
Đại diện cho sản xuất nông nghiệp khu vực vùng thấp, địa hình thấp, tương đối bằng phẳng;
3 Cơ cấu cây trồng Cây ngô, đậu đỗ, rau
màu, cây ăn quả
Lúa ruộng, rau, đậu, ngô
5 Đất bố trí thí
nghiệm
Trên nền đất đồi, bãi Trên nền đất ruộng
6 Cơ cấu cây trồng
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển và chống chịu của các giống cà chua tham gia nghiên cứu
- Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại trên các giống cà chua tham gia nghiên cứu
- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng của các giống cà chua tham gia nghiên cứu
2.4 Các phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được thực hiện theo yêu cầu nghiên cứu của cụ thể như sau:
2.4.1 Công thức thí nghiệm
Mỗi giống là 1 công thức với 3 lần nhắc lại (09 công thức với 3 lần
nhắc lại)
Công thức 1: Giống CLN3078C
Trang 38Công thức 2: Giống CLN3125A
Trang 39- Quy trình kỹ thuật : Áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống cà chua (QCVN01-63: 2011/BNNPTNT)
2.4.3 Kỹ thuật, chăm sóc, thu hoạch cà chua,
2.4.3.1 Thời vụ
- Vụ thu đông (sớm): gieo cuối tháng 8, trồng tháng 9
2.4.3.2 Gieo ươm
Trước khi gieo xử lý hạt bằng nước ấm 35 -400C
Gieo hạt sử dụng khay nhựa để gieo Thành phần bầu gồm: 40% đất, 30 phân chuồng, 25% mùn mục, 5% lân và vôi Giá thể được đưa vào bầu, sau
đó tiến hành gieo hạt, mỗi hốc chỉ gieo 1 đến 2 hạt
Lượng hạt cần gieo trồng cho 1 ha: 300-350 g
Cây con được 1 - 2 lá thật tiến hành tỉa bỏ cây xấu Cây giống có 5 - 6
lá thật thì đem trồng (sau 23 ngày sau gieo)
Tiêu chuẩn cây giống: Thân cứng, mập, khoảng cách các lá ngắn, không bị sâu bệnh hại
2.4.3.3 Làm đất, bón lót, trồng
Chọn chân đất luân canh với cây trồng nước, giàu dinh dưỡng, độ pH 6
- 6,5 đất trồng không bị ô nhiễm và phải đảm bảo tưới tiêu chủ động và thoát nước tốt Phơi ải đất, làm đất kỹ, lên luống rộng 1,4m, cao 25 cm, rãnh 30cm
để trồng 2 hàng
- Đất làm thí nghiệm phải đại diện cho vùng sinh thái, có độ phì đồng đều, bằng phẳng và chủ động tưới tiêu
- Đất phải được cày sâu, bừa kỹ, sạch cỏ dại Lên luống rộng 1,5m kể
cả rãnh, cao 25cm Đất làm thí nghiệm vụ trước không trồng các cây trồng thuộc họ cà (Solanaceae)
- Trồng hàng đôi trên luống, phân nhóm theo đặc tính sinh trưởng như sau:
Trang 40+ Giống hữu hạn và bán hữu hạn: Khoảng cách giữa 2 hàng từ 60cm đến 65cm, cây cách cây 40cm Mỗi ô thí nghiệm trồng 50 cây, mật độ khoảng 3,3 vạn cây/ha
- Lượng phân bón cho 1 ha: Phân chuồng 15 với lượng 120kg Urê, 120kg Supelân và 140kg kaliclorua
- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + toàn bộ supelân + 1/3 phân đạm + 1/3 kaly Lượng đạm và kaly còn lại chia đều bón thúc vào 3 lần xới vun
2.4.3.4 Xới vun, chăm sóc
- Xới vun kết hợp bón thúc 3 lần như sau: Lần 1: Sau trồng 30 ngày (ra lứa hoa đầu), Lần 2: Sau trồng 60 ngày (thu lứa quả đầu), Lần 3: Sau trồng 80 ngày
2.4.3.5 Tưới nước
Tưới theo rãnh hoặc mặt luống Giữ độ ẩm đất thường xuyên khoảng 75% độ ẩm tối đa đồng ruộng ( mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng hoặc chiều tối)
Dùng nước không bị ô nhiễm để tưới Trước khi bón thúc, làm cỏ, xới xáo, vun gốc kết hợp tưới nước Vào các thời kỳ nụ, hoa, quả rộ và quả đang lớn cần đảm bảo đủ nước
2.4.3.6 Làm giàn, bấm ngọn, tỉa cành
Bấm ngọn, tỉa cành:
Với các giống cà chua hữu hạn cây bé ít phân cành có thể không nhất thiết phải tỉa cành trong vụ Thu Đông đảm bảo độ thông thoáng, hạn chế sâu bệnh