Nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong những năm tới là: Tiếp tụctăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố mở rộng tổ chức và hoạt động,đồng thời đổi mới và nâng cao chất lư
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
……… ***………
HOÀNG THỊ THU HOÀI
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH NGHỆ AN TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
NGHỆ AN - 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
……… ***………
HOÀNG THỊ THU HOÀI
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH NGHỆ AN TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC
MÃ SỐ: 06310201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học
TS Nguyễn Thị Lan
NGHỆ AN - 2014
Trang 3MỤC LỤC
Trang
A MỞ ĐẦU 3
B NỘI DUNG 12
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 12
1.1 Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị 12
1.2 Một số vấn đề cơ bản về chương trình xây dựng nông thôn mới 15
1.3 Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31
Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 32
2.1 Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Nghệ An hiện nay 32
2.2 Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An trong quá trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2013 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 68
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH NGHỆ AN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 69
3.1 Phương hướng phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An trong xây dựng nông thôn mới 69
3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An trong xây dựng nông thôn mới 76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 92
C KẾT KUẬN 94
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC
Trang 4A MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông thôn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế
-xã hội của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam Là một nước nông nghiệp, dân
số sống ở khu vực nông thôn chiếm gần 70% dân số cả nước, vì vậy phát triểnnông nghiệp, nông thôn đối với Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng trong quátrình phát triển kinh tế - xã hội Nhận thức được vấn đề đó, ngày 5/8/2008 Hộinghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết
số 26 - NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Để triển khai nghị quyết, với chủ trương đưa nông thôn tiến kịp với thànhthị, xây dựng mục tiêu hiện đại hoá nông thôn Việt Nam vào cuối năm 2020,ngày 14 tháng 6 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới Bộ tiêuchí này là cơ sở để các địa phương làm căn cứ để xây dựng, phát triển nôngthôn Ngày 2 tháng 2 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới Ngày 4tháng 6 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 800/QĐ-TTg về phêduyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -
2020, với mục tiêu đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới,đến năm 2015 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn cũng ban hành Thông tư số 54/2009/BNNPTNT ngày 21tháng 8 năm 2009 về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựngnông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới được tích cực triển khai và “cả nước chung tay
xây dựng nông thôn mới” đã trở thành phong trào rộng khắp
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới;Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An ban hành Nghị quyết 03-NQ/TU về đẩy mạnh
Trang 5thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới và Quyết định số UBND ngày 31/8/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về kế hoạch thực hiện Chươngtrình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 Căn cứhướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy banMặt trận Tổ quốc tỉnh đã kịp thời xây dựng chương trình, kế hoạch, hướng dẫnMặt trận Tổ quốc các huyện, thành, thị quán triệt triển khai Nghị quyết một cáchđầy đủ, kịp thời
3875/QĐ-Ngày 10/2/1011 Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An
đã ban hành kế hoạch số 67KH/MT.NA và ngày 25/2/2011 đã tổ chức lễ phátđộng phong trào thi đua để thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựngnông thôn mới giai đoạn 2011-2020 Sau hơn 2 năm thực hiện, Mặt trận và cácđoàn thể trong tỉnh đã chủ động phối hợp với Ban chỉ đạo xây dựng nông thônmới và các tổ chức trong hệ thống chính trị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận
động nhân dân tích cực hưởng ứng thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với phong trào xây
dựng nông thôn mới Đến nay cơ bản các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã nhậnthức đầy đủ, đúng đắn nội dung, ý nghĩa chương trình xây dựng nông thôn mớiđối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Mặt trận và các đoànthể nhiều địa phương đã có những cánh làm hay, sáng tạo trong thực hiệnchương trình xây dựng nông thôn mới Hệ thống chính trị ở các cấp được củng
cố và tăng cường, vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc các cấp được thể hiện rõtrong đời sống xã hội
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại Việctriển khai thực hiện các nội dung trọng tâm về xây dựng nông thôn mới của Mặttrận ở nhiều địa phương còn hạn chế; một số mục tiêu, kế hoạch xây dựng nôngthôn mới đề ra nhưng chưa đảm bảo về nguồn lực, chưa có nhiều giải pháp hay,sáng tạo trong tổ chức thực hiện Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân pháttriển sản xuất, nâng cao thu nhập ở nhiều địa phương chưa được quan tâm đúng
Trang 6mức, kết quả chưa cao Một số mô hình chưa thực sự có hiệu quả, việc nhânrộng mô hình còn hạn chế Việc thực hiện lồng ghép các chương trình, dự ántrong xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.Công tác tham mưu, phối hợp hướng dẫn, chỉ đạo của Mặt trận một số huyện và
cơ sở trong việc thực hiện các nội dung, tiêu chí thuộc lĩnh vực được phân công,phụ trách chưa quyết liệt, chưa được quan tâm đúng mức, việc thực hiện chế độbáo cáo chưa nghiêm túc
Để phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An trong xâydựng nông thôn mới, cần có sự nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này để từ đó tìm
ra những giải pháp có tính khả thi Đáp ứng yêu cầu đó, tôi đã chọn vấn đề “Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An trong xây dựng nông thôn mới” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Phát triển nông nghiệp, nông thôn là vấn đề không mới Trong mỗi giaiđoạn khác nhau của cách mạng, vấn đề này lại được đặt ra một cách khác nhau,mặc dù chúng đều có những mục tiêu chung là làm thay đổi diện mạo nôngthôn, thúc đẩy nông nghiệp phát triển, đưa lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, vănminh cho người nông dân Vì thế đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu vềnông thôn và vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong xây dựng nông thôn mới:
- Trên thế giới, trước hết phải kể đến công trình khoa học: “Chính sách
nông nghiệp trong các nước đang phát triển” của tác giả Frans Ellits do Nhà
xuất bản Nông nghiệp xuất bản năm 1994 Trong tác phẩm này, tác giả đã nêulên những vấn đề cơ bản của chính sách nông nghiệp ở các nước đang phát triểnthông qua việc nghiên cứu lý thuyết và khảo cứu thực tiễn ở nhiều nước châu Á,châu Phi và châu Mỹ La Tinh Cuốn sách đã đề cập những vấn đề chính sáchphát triển vùng, chính sách hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp,chính sách thương mại nông sản, những vấn đề phát sinh trong quá trình đô thịhoá Điều đặc biệt cần lưu ý là công trình này đã xem xét nền nông nghiệp của
Trang 7các nước đang phát triển trong quá trình chuyển sang sản xuất hàng hoá gắn liềnvới thương mại nông sản trên thế giới, đồng thời cũng nêu lên những mô hìnhthành công và thất bại trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyếtvấn đề nông dân
Công trình khoa học: “Một số vấn đề về nông nghiệp, nông dân ở các nước
và Việt Nam” của các tác giả Benedict J.tria kerrkvliet, Jamesscott, Nguyễn Ngọc
và Đỗ Đức Định sưu tầm và giới thiệu, Nhà xuất bản Hà Nội xuất bản năm 2000.Các tác giả đã nghiên cứu về vai trò, đặc điểm của nông dân, thiết chế nông thôn ởmột số nước trên thế giới và những kết quả bước đầu trong nghiên cứu làng nghềtruyền thống ở Việt Nam Công trình này có giá trị tham khảo cho việc giải quyếtnhững vấn đề của chính sách phát triển nông thôn nước ta hiện nay như tương laicủa các trang trại nhà, nông dân với khoa học
- Nhóm những công trình nghiên cứu trong nước:
+ Nhóm các văn bản của Trung ương và của các Bộ, ngành liên quan đếnvấn đề xây dựng nông thôn mới:
Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ươngĐảng khoá X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 4/11/2009 của Thủ tướng Chínhphủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêuquốc gia
Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Chính phủ về việc banhành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới và Quyết định số 342/QĐ-TTgngày 20/2/2013 của Thủ tướng chính phủ về việc sửa đổi một số tiêu chí Quốcgia về nông thôn mới
Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ vềchương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020
+ Nhóm các văn bản, chỉ thị của Tỉnh uỷ, Uỷ bân nhân dân Tỉnh Nghệ An
và Mặt trận Tổ quốc tỉnh về xây dựng nông thôn mới: Nghị quyết 03-NQ/TU về
Trang 8Đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của Ban thường vụ
Tỉnh uỷ và Quyết định số 3875/QDUBND ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh về “Phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình Mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2020” Ban
thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam số 70/HD-MTTW-BTV ngày20/8/2012 hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng nông thônmới Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An số 132/HD-MTNA-BTV ngày 17/9/2012 hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnhNghệ An tham gia xây dựng nông thôn mới
+ Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu về nông nghiệp, nông thônnói chung
Những nghiên cứu chuyên sâu về chính sách phát triển kinh tế xã hội nóichung và chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng được rất nhiều
người quan tâm Công trình nghiên cứu: Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời
kỳ đổi mới của PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc, Nhà xuất bản Thống kê, năm 2003.
Công trình này nghiên cứu về quá trình đổi mới nông nghiệp Việt Nam sau gần
20 năm Công trình còn cung cấp hệ thống tư liệu về phát triển nông nghiệp,nông thôn nước ta như một niên giám thu nhỏ Tác giả này đã luận giả rõ quátrình đổi mới, hoàn thiện chính sách nông nghiệp, nông thôn nước ta trongnhững năm đổi mới, những thành tựu và những vấn đề đặt ra trong quá trìnhphát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam Những gợi mở về những vấn đềcần giải quyết của phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta được tác giả lý giảivới nhiều luận cứ có tính thuyết phục
Công trình nghiên cứu: Chính sách nông nghiệp, nông thôn sau Nghị
quyết X của Bộ chính trị do PGS.TSKH Lê Đình Thắng chủ biên, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia ấn hành năm 1998 đã đề cập nhiều nội dung quan trọng liênquan đến quá trình phát triển nông nghiệp của Việt Nam dưới sự tác động của hệ
Trang 9thống chính sách, đi sâu phân tích một số chính sách cụ thể như chính sách đấtđai, chính sách phân phối trong phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
Đề tài khoa học cấp nhà nước do GS.TS Hoàng Chí Bảo (chủ nhiệm đề
tài): Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay, đề tài khoa học cấp
nhà nước, Hà Nội, 1992.
Vũ Oanh: Nông nghiệp và nông thôn trên con đường công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và hợp tác hoá, dân chủ hoá, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 1998
Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc: Quản lý xã hội nông thôn nước
ta hiện nay - Một số vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
Hà Nội 2001
+ Nhóm công trình nghiên cứu về vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc
thực hiện các nhiệm vụ khác như Tác giả Phan Xuân Sơn (chủ biên), Vai trò của
các đoàn thể nhân dân trong việc đảm bảo dân chủ ở cơ sở, Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2002 Cuốn sách là một công trình góp phần trình bàytương đối hệ thống quá trình hình thành, phát triển, nội dung, phương thức hoạtđộng của các đoàn thể nhân dân nhằm thực hiện chức năng chính trị là cầu nốigiữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; bảo vệ lợi ích và thực hiện quyền dân chủ củanhân dân, đặc biệt là việc bảo đảm dân chủ ở cấp xã trong điều kiện xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
Tác giả Nguyễn Thị Lan đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vai
trò của Mặt trận trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam xây dựng sự đồng thuận xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012 Tăng cường hoạt động giám sát
của Mặt trận Tổ quốc với việc thực thi quyền lực chính trị, Tạp chí Dân vận số 5,
năm 2012; Tăng cường hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể nhân dân, Tạp chí Lý luận chính trị số 12, năm 2011…
+ Sau khi Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 800/ QĐ - TTg, đã
có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong
Trang 10xây dựng nông thôn mới như: Bùi Văn Nho (2010), “Cuộc vận động “toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” góp phần xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên”, Tạp chí Mặt trận số 83; Hoàng Thị Làng (2010), “Cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” góp phần xây dựng nông thôn mới ở Yên Bái, Tạp chí Mặt trận số 84; Vũ Trọng Kim
(2011), “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với phong trào thi đua “cả nước chung tay
xây dựng nông thôn mới””, Tạp chí Mặt trận số 93.
Nguyễn Hồng Chương (2012), "Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc
tham gia xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình", Tạp chí Mặt trận, số 107 Bùi
Nhân Sâm và Lê Thanh Nghị (2012), "Mặt trận các cấp ở Hà Tĩnh với việc xây
dựng nông thôn mới”, Tạp chí Mặt trận số 106, “Vai trò Mặt trận và các đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Vũ Quang”, số 109; Nguyễn Thu
Hương (2013), “Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư gắn với chương trình
xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Thọ”, Tạp chí Mặt trận số 111; Xuân Huy,
Phương Thúc (2013), “Xây dựng nông thôn mới cần bổ sung những quan điểm
phát triển cộng đồng”, Tạp chí Mặt trận số 112, 113; Nguyễn Văn Hùng (2013),
“Góp phần xây dựng nông thôn mới trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh”,
Tạp chí Mặt trận số 115; Hồng Chương (2013), Lồng ghép phong trào xây dựng
nông thôn mới với cuộc vận động "toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư", Tạp chí Mặt trận, số 117, 118; Trần Vương Việt (2013), “Mặt trận và các đoàn thể phối hợp xây dựng nông thôn mới”, Tạp chí Mặt trận số 121,122;
Nguyễn Thị Lan (2014), “Sự đồng thuận của nhân dân - bài học từ quá trình xây
dựng nông thôn mới ở xã Sơn Thành”, Tạp chí Mặt trận số 129, 130 v.v…
Những công trình đó cung cấp những luận cứ, luận chứng, những dữ liệurất quan trọng cho việc hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn
và giải quyết vấn đề nông dân trong thời kỳ mới ở nước ta Cho đến nay chưa cócông trình nghiên cứu khoa học nào trực tiếp nghiên cứu về vai trò của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An trong xây dựng nông thôn mới Những công
Trang 11trình khoa học nói trên là tài liệu tham khảo quý báu cho bản thân khi thực hiệnluận văn này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Trên cơ sở đánh giá vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ Antrong xây dựng nông thôn mới thời gian từ 2011 - 2013, từ đó đề xuất một sốphương hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc ViệtNam tỉnh Nghệ An trong xây dựng nông thôn mới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
trong xây dựng nông thôn mới
- Đánh giá thực trạng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnhNghệ An trong xây dựng nông thôn mới từ 2011 - 2013
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai tròcủa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An trong xây dựng nông thôn mới
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnhNghệ An trong xây dựng nông thôn mới hiện nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong xây dựng nông thônmới trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2011 - 2013, bao gồm Ủy banMặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội (Hội Cựu chiến binh, HộiNông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) (gọichung là Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An) Còn những tổ chức khác là thành viêncủa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An như: Liên đoàn lao động tỉnh, HộiNgười cao tuổi… ít liên quan đến thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia vềxây dựng nông thôn mới nên không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này
Trang 125 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phươngpháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp đánhgiá, so sánh, phương pháp phân tích điều tra, khảo sát, phương pháp thu thập số liệu, xử lý thông tin…
6 Đóng góp của đề tài
- Đề tài góp phần làm sáng tỏ vai trò của Mặt trận Tổ quốc, đánh giá thựctrạng và đề ra được các giải pháp nhằm phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam tỉnh Nghệ An trong xây dựng nông thôn mới
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể vận dụng vào việc phát huy vai tròcủa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An trong xây dựng nông thôn mới ởNghệ An và các địa phương khác, làm tài liệu tham khảo trong việc hoạch địnhcác chính sách liên quan đến xây dựng nông thôn mới, làm tài liệu tham khảocho những người làm công tác học tập, nghiên cứu Chính trị học hiện nay
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương; 7 tiết
Trang 13B NỘI DUNGChương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN
TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1 Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, ngày 12/6/1999 Quốc hội nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Luật Mặttrận Tổ quốc Việt Nam, trong đó đã khẳng định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làmột bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyềnnhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân,phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhấthành động của các thành viên, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền
Trang 14quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”(Khoản 2, Điều 1) [41; 9].
Như vậy, vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do chính nhândân, chính lịch sử xác định và thừa nhận
Thực tiễn của cách mạng Việt Nam càng khẳng định vị trí, vai trò của Mặttrận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị nước ta từ trước đến nay
Thắng lợi của Cách mạng tháng 8/1945 gắn liền với sự nghiệp của Mặttrận Việt Minh Thành tích của Mặt trận Việt Minh chính là sự kế tục sự nghiệpcách mạng đã được chuẩn bị từ trước của Hội phản đế đồng minh (1930 -1936)
và của Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 - 1939)
Tiếp theo Mặt trận Việt Minh là Mặt trận Liên Việt đã góp phần đưa cuộckháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi
Kế tục Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời (1955) đãđoàn kết tập hợp các tầng lớp nhân dân tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ởmiền Bắc, làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
đã cùng với Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và liên minh các lựclượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam đoàn kết nhân dân cả nước làm tròn
sứ mệnh lịch sử vẻ vang, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc XHCN, hoànthành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước
Từ khi đất nước thống nhất, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữ vai trò quantrọng trong việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ cách mạng mới
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình lâu dài,trải qua nhiều chặng đường và tồn tại lâu dài nhiều thành phần kinh tế Trongquá trình đó còn có sự khác nhau giữa các giai cấp, các dân tộc, các tầng lớp xãhội, các tôn giáo… Những biến đổi về cơ cấu giai cấp và thành phần xã hội đang
Trang 15đặt ra cho công tác vận động quần chúng nói chung và công tác Mặt trận nóiriêng những vấn đề mới Nhu cầu liên minh, mở rộng việc tập hợp các lực lượngyêu nước đặt ra một cách bức bách Mặt khác các thế lực thù địch đang thựchiện chiến lược diễn biến hoà bình và nhiều âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kếtdân tộc, hòng phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Trong bối cảnh đó, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, một
sự nghiệp đầy khó khăn gian khổ, càng đòi hỏi phải tăng cường khối đại đoànkết dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân Do vậy vai trò của Mặt trận
và các đoàn thể càng quan trọng Nâng cao vai trò, tác dụng của Mặt trận trong
hệ thống chính trị và đời sống xã hội là một yêu cầu của công cuộc đổi mới xâydựng và bảo vệ Tổ quốc
Nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định trong Điều 2 LuậtMặt trận Tổ quốc Việt Nam là:
- Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí vềchính trị và tinh thần trong nhân dân;
- Tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiệnđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp
và pháp luật
- Giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, côngchức nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị vớiĐảng và Nhà nước Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc
Trang 16- Tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân.
- Cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng củanhân dân
- Tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhândân các nước trong khu vực và trên thế giới
Từ nhiệm vụ chung của Mặt trận Tổ quốc nêu trên, Ủy ban Mặt trận Tổquốc từng cấp căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ và tìnhhình cụ thể của mỗi địa phương để đề ra chương trình hành động cho Mặt trận cấpmình trong mỗi kỳ đại hội, hay chương trình phối hợp thống nhất hành động từngnăm một cách phù hợp và có tính khả thi
Nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong những năm tới là: Tiếp tụctăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố mở rộng tổ chức và hoạt động,đồng thời đổi mới và nâng cao chất lượng mọi hoạt động của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, tích cực, chủ động, sáng tạo, tập hợp ngày càng rộng rãi mọi tầng lớpnhân dân, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường và quyền làm chủcủa nhân dân, giữ vững kỷ cương và ổn định xã hội, huy động tối đa các nguồnlực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm tốt vai trò là cơ
sở chính trị của chính quyền nhân dân, cầu nối vững chắc giữa nhân dân với Đảng
Trang 17Ở Việt Nam, nông nghiệp là ngành kinh tế có tầm quan trọng sống còn, có
vị trí trọng yếu trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, đảm bảo an ninh lương thựccho quốc gia, cung cấp cho xã hội nguồn lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầutiêu dùng trong nước và xuất khẩu, cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất côngnghiệp, đồng thời là thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và dịch vụ
- Nông dân:
Theo Bách khoa tri thức toàn thư Việt Nam: Nông dân là những người lao
động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp Nông dân sống chủ yếubằng ruộngvườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đấtđai Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch sử, người nông dân có quyền sở hữukhác nhau về ruộng đất Họ hình thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trònhất định trong xã hội
Ở Việt Nam, nông dân là lực lượng xã hội đông đảo, trực tiếp thực hiện vaitrò quan trọng của nông nghiệp Lao động nông thôn không chỉ là nguồn nhân lựcchủ yếu và quyết định trong phát triển sản xuất và kinh tế nông thôn mà còn cóđóng góp quan trọng trong hoạt động kinh tế - xã hội khác của cả nước
Là một lực lượng xã hội đông đảo, giai cấp nông dân Việt Nam cùng vớigiai cấp công nhân và tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa là những lực lượng cơ bảncủa cách mạng Giai cấp nông dân như Nghị quyết Trung ương 7 khoá X xác định
là chủ thể của quá trình phát triển Do vậy một trong những vấn đề cần đặc biệtquan tâm trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựngnông thôn mới là thực sự tôn trọng, phát huy tối đa vai trò vị thế chủ thể của nôngdân về chính trị, kinh tế và văn hóa Đây là nhóm dân số đông nhất ở nước ta hiệnnay, là giai cấp cách mạng, đồng hành cùng với giai cấp công nhân trong suốt chiềudài lịch sử cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng lại gặp nhiều khó khăntrong đời sống và ít được hưởng lợi nhất của thành quả cách mạng Nhìn chung,trình độ học vấn của nông dân nước ta hiện nay còn thấp, nặng về kinh nghiệm, nêncần kiên trì, lâu dài hỗ trợ nông dân về khoa học kỹ thuật, đưa tiến bộ khoa học kỹthuật vào nông nghiệp, nông thôn
Trang 18Giai cấp nông dân là một bộ phận rất quan trọng trong cơ cấu xã hội,trong khối liên minh giai cấp, dân tộc và xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kếtdân tộc, thúc đẩy và thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới.
- Nông thôn:
Nông thôn được coi là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồng gắn bó, cóquan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiênnhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp
Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nông thôn và còn có nhiềuquan điểm khác nhau
Khi bàn về khái niệm về nông thôn mới người ta thường so sánh nôngthôn với đô thị Có ý kiến cho rằng, khi xem xét nông thôn dùng chỉ tiêu mật độdân số, số lượng dân cư ở nông thôn thấp hơn so với thành thị Có quan điểm lạicho rằng dựa vào tiêu chí trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa là vùngnông thôn có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng thành thị
Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào tiêu chí trình độ tiếp cận thịtrường, phát triển hàng hoá để xác định vùng nông thôn vì cho rằng vùng nôngthôn có trình độ sản xuất hàng hoá và khả năng tiếp cận thị trường thấp hơn sovới đô thị
Một quan điểm khác lại cho rằng, vùng nông thôn là vùng có dân cư làmnông nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của cư dân nông thôn trongvùng là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp Những ý kiến này chỉ đúng trongtừng khía cạnh cụ thể và từng nước nhất định, phụ thuộc vào trình độ phát triển,
cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụng cho từng nền kinh tế Như vậy, khái niệm nôngthôn mới chỉ có tính chất tương đối, nó có thể thay đổi theo thời gian và theotiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới Trong điềukiện hiện nay ở Việt Nam chúng ta có thể hiểu:
“Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá - xã
Trang 19hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác” [18; 11].
Như vậy, nông thôn được hiểu là một hệ thống xã hội, một cộng đồng xãhội có những đặc trưng riêng biệt như một xã hội nhỏ, trong đó có đầy đủ cácyếu tố, các vấn đề xã hội và các thiết chế xã hội Nông thôn được xem xét nhưmột cơ cấu xã hội, trong đó có hàng loạt các yếu tố, các lĩnh vực nằm trong mốiquan hệ chặt chẽ với nhau
Nông thôn nước ta là khu vực rộng lớn và đông dân nhất, đa dạng vềthành phần tộc người, về văn hóa là nơi bảo tồn, lưu giữ các phong tục, tậpquán của cộng đồng
Hệ thống xã hội nông thôn được xác định theo ba đặc trưng cơ bản sau:+ Về các nhóm giai cấp, tầng lớp xã hội: Ở nông thôn, đặc trưng chủ yếu
ở đây là nông dân, ngoài ra ở từng xã hội còn có các nhóm thợ thủ công nghiệp,buôn bán nhỏ, v.v
+ Về lĩnh vực sản xuất: Đặc trưng rõ nét nhất của nông thôn là sản xuấtnông nghiệp; ngoài ra, còn có thể kể đến cấu trúc phi nông nghiệp bao gồm:dịch vụ, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp mà có vai trò rất lớn đối với lĩnh vựcsản xuất nông nghiệp
+ Về lối sống, văn hóa của từng loại cộng đồng: Nông thôn thường rất đặctrưng với lối sống văn hóa của cộng đồng làng xã Đặc trưng này bao gồm rấtnhiều khía cạnh như từ hệ thống dịch vụ, sự giao tiếp, đời sống tinh thần, phongtục, tập quán, hệ giá trị, chuẩn mực cho hành vi, đến khía cạnh dân số, lối sốnggia đình, sinh hoạt kinh tế, ngay cả đến hệ thống đường xá, năng lượng, nhà ở
Đó là những đặc trưng cơ bản nhất về mặt xã hội học để nhận diện nôngthôn Chính đặc trưng thứ ba đã tạo ra bản sắc riêng, diện mạo riêng cho hệthống xã hội nông thôn
- Nông thôn mới:
Đã có một số diễn giải và phân tích về khái niệm thế nào là nông thônmới Thông tư số 54/TT- NNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và
Trang 20Phát triển nông thôn quy định: “Vùng/khu vực nông thôn mới Việt NamXHCN là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã,thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã” Nhưvậy, nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn chứ không phải là thị tứ; đó lànông thôn mới chứ không phải là nông thôn truyền thống Nếu so sánh giữanông thôn mới và nông thôn truyền thống phải bao hàm cơ cấu và chức năngmới Nông thôn mới bao hàm chức năng lịch sử vốn có của nông thôn là vùngnông dân quần tụ trong đơn vị làng xã và chủ yếu làm nông nghiệp, vừa cóthuộc tính khác với nông thôn truyền thống
Hiện nay có nhiều quan niệm, cách hiểu khác nhau xung quanh khái niệmNông thôn mới Theo tinh thần Nghị quyết 26 - NQ/T.Ư ngày 5/8/2008 củaTrung ương Đảng, nông thôn mới là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuấthợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn pháttriển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định,giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tựđược giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng đượcnâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Với tinh thần đó, nông thôn mới có năm nội dung cơ bản Thứ nhất là nông thôn có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại Hai là sản xuất bền vững, theo hướng hàng hóa Ba là đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao Bốn là bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển Năm là
xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ
Nông thôn mới còn thực hiện chức năng rất quan trọng - chức năng sinhthái Nếu sản xuất công nghiệp phát triển phá vỡ mối quan hệ tự nhiên vốn cógiữa con người và thiên nhiên, thì sản xuất nông nghiệp lại có chức năng phục
vụ hệ thống sinh thái, luôn luôn làm cho con người gần gũi, gắn chặt với thiênnhiên và dung dưỡng thiên nhiên Vì vậy, xây dựng nông thôn cần hạn chế việcgạch hóa, bê tông hóa, phố hóa các làng quê truyền thống
Trang 21Để xây dựng nông thôn với năm nội dung nông thôn mới, Thủ tướngChính phủ cũng đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chíquốc gia về nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí.
Mô hình tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới hiện nay là nông thôncông nghiệp hoá, hiện đại hoá Do vậy, Hội nghị TW5 (khoá IX) của Đảng đề ramục tiêu, nội dung tổng quát và những giải pháp để đẩy nhanh công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Nghị quyết khẳng định: Công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọnghàng đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- Xây dựng nông thôn mới:
Có thể nói, xây dựng nông thôn cũng đã có từ lâu tại Việt Nam Trước đây,
có thời điểm chúng ta xây dựng mô hình nông thôn ở cấp huyện, cấp thôn, naychúng ta xây dựng nông thôn mới ở cấp xã Sự khác biệt giữa xây dựng nông thôntrước đây với xây dựng nông thôn mới chính là ở những điểm sau:
- Thứ nhất, xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn theo tiêu chíchung cả nước được định trước
- Thứ hai, xây dựng nông thôn địa bàn cấp xã và trong phạm vi cả nước,không thí điểm, nơi làm nơi không, 9111 xã cùng làm
- Thứ ba, cộng đồng dân cư là chủ thể của xây dựng nông thôn mới,không phải ai làm hộ, người nông dân tự xây dựng
- Thứ tư, đây là một chương trình khung, bao gồm 11 chương trình mụctiêu quốc gia và 13 chương trình có tính chất mục tiêu đang diễn ra tại nông thôn
1.2.2 Tiêu chí nông thôn mới
Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009
về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, bao gồm 19 tiêu chí vàđược chia thành 5 nhóm cụ thể
- Nhóm I: Quy hoạch (có 1 tiêu chí)
- Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - xã hội (có 08 tiêu chí)
Trang 22- Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 04 tiêu chí).
- Nhóm IV: Văn hóa - xã hội - môi trường (có 04 tiêu chí)
- Nhóm V: Hệ thống chính trị (có 02 tiêu chí)
Theo đó Bộ tiêu chí đưa ra chỉ tiêu chung cả nước và các chỉ tiêu cụ thể theotừng vùng: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ,Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông CửuLong, phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi vùng
19 tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới bao gồm: Quy hoạch vàthực hiện quy hoạch; giao thông; thủy lợi; điện; trường học; cơ sở vật chất vănhóa; chợ nông thôn; bưu điện; nhà ở dân cư; thu nhập bình quân đầu người/ năm;tỷ lệ hộ nghèo; cơ cấu lao động; hình thức tổ chức sản xuất; giáo dục; y tế; vănhóa; môi trường; hệ thống chính trị vững mạnh; an ninh, trật tự xã hội
Mỗi tiêu chí đều được quy định mức chỉ tiêu cụ thể đối với từng xã đểđược công nhận đạt xã nông thôn mới Cụ thể, về tiêu chí giao thông, 1 xã thuộcĐồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ phải đạt 100% đường trục thôn, xómđược cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông vận tải, tiêu chínày đối với xã vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là70% còn đối với xã vùng Trung du miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông CửuLong chỉ là 50%
Bộ tiêu chí cũng quy định, tất cả các xã nông thôn mới đều phải có hệthống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh, có nhà văn hóa vàkhu thể thao đạt chuẩn của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; có điểm phục vụbưu chính viễn thông, có Internet đến thôn, có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạtđộng có hiệu quả và không có nhà tạm, đột nát
Để công nhận là huyện nông thôn mới, phải có 75% số xã trong huyện đạtnông thôn mới; với tỉnh, phải có 80% số huyện nông thôn mới thì sẽ đạt tỉnhnông thôn mới
Trang 231.2.3 Nội dung chủ yếu của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
- Về quy hoạch nông thôn mới: Đây là nội dung phải được triển khai thựchiện trước một bước để làm căn cứ thực hiện các nội dung khác Khi triển khaiquy hoạch phải rà soát, kế thừa, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch đã có, xâydựng các quy hoạch theo yêu cầu của Chương trình xây dựng nông thôn mới(quy hoạch chung, quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, quy hoạch các khu dân
cư, quy hoạch sản xuất )
- Về xây dựng cơ sở hạ tầng: Đây là nội dung quan trọng để thúc đẩy sảnxuất, cải thiện điều kiện sống của nhân dân Để chuẩn bị thực hiện nội dung này,trước hết phải khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có vàdựa trên các tiêu chí về cơ sở hạ tầng của xã nông thôn mới để xác định nhữngviệc cần làm, những công trình cần xây dựng, đưa ra nhân dân thảo luận, lựachọn cách làm và thứ tự ưu tiên làm trước, làm sau theo hướng với những côngtrình đã có thì tập trung cải tạo, nâng cấp để đạt chuẩn, chỉ xây dựng mới nhữngcông trình chưa có; chỉ những công trình có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, vốn lớn,mới lập dự án đầu tư và đấu thầu thi công, còn chủ yếu chỉ lập báo cáo kinh tế
kỹ thuật rồi tổ chức để nhân dân trong xã tự làm, có sự giám sát của cộng đồng.Việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đòi hỏi một lượng vốn lớn, theo quanđiểm phát huy nội lực, vì vậy, cần tuyên truyền vận động, huy động sự tham giađóng góp của nhân dân với nhiều hình thức đa dạng, như đóng góp bằng tiền,bằng công sức, vật liệu và hiến đất cho xây dựng các công trình (mở rộngđường, làm kênh mương, làm trường học, trạm xá ), kêu gọi sự hỗ trợ của cácdoanh nghiệp, các tổ chức xã hội, sự đóng góp xây dựng quê hương của con emtrong xã công tác ở các vùng trong cả nước Đồng thời, sự hỗ trợ ban đầu củangân sách Nhà nước Trung ương và địa phương có ý nghĩa rất quan trọng để tạolòng tin và tạo đà cho việc thực hiện Chương trình
- Về phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân Đây làmột trong những nội dung chủ yếu, quan trọng nhất của Chương trình, yếu tố
Trang 24quyết định sự phát triển bền vững, lâu dài của mô hình, nhưng cũng là nội dungkhó nhất nên đòi hỏi các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo
Cùng với phát triển sản xuất, các tổ chức kinh tế tập thể được củng cố vàphát triển thêm, gắn liền với mô hình sản xuất mới, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, làcầu nối giữa hộ nông dân với các đơn vị khoa học, doanh nghiệp và thị trường
- Về văn hóa, xã hội, môi trường: Quan tâm hơn đến phát triển giáo dục, y
tế, nước sạch và vệ sinh môi trường; cải tạo nhà ở (xóa nhà tạm), xây dựng bacông trình vệ sinh ở hộ gia đình, phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thểdục thể thao, khôi phục các lễ hội văn hóa truyền thống, góp phần nâng cao chấtlượng cuộc sống và làm phong phú thêm đời sống tinh thần ở nông thôn
- Về xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh vừa là mục tiêu, vừa là cơ sởbảo đảm việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới Chươngtrình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trước hết đòi hỏi phải nâng caovai trò làm chủ và sự tham gia chủ động, tích cực của mọi người dân, của tất cảcác tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở; đồng thời, thông qua đó củng cố,xây dựng được hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, hoạt động có hiệu quả
1.3 Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020
1.3.1 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với chính quyền tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực xây dựng nông thôn mới
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hànhTrung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Chương trìnhmục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Chươngtrình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai trên địa bàncác xã trong phạm vi cả nước, nhằm phát triển nông thôn toàn diện, với nhiềunội dung liên quan đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường,
hệ thống chính trị cơ sở
Trang 25Xây dựng nông thôn mới là một chương trình mới, với nhiều mục tiêu đề
ra, gây khó khăn cho các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện chươngtrình Do vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xác định công tác tuyên truyền, giáodục nâng cao nhận thức của người dân về chương trình giữ một vị trí quan trọng.Tuyên truyền xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của Mặt trận các cấp Vìvậy, cần phải thống nhất xây dựng nội dung tuyên truyền và tập trung tuyêntruyền sâu rộng, thường xuyên, liên tục trên cơ sở bám sát mục tiêu, nhiệm vụ,nguyên tắc, nội dung xây dựng nông thôn mới
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần quan tâm, chú trọng làm tốt công táctuyên truyền, giáo dục một cách thường xuyên để các tầng lớp nhân dân nhậnthức sâu sắc về tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xâydựng nông thôn mới, hiểu được nội dung, phương pháp, cách làm, nghĩa vụ vàtrách nhiệm trong việc xây dựng nông thôn mới để tạo ra phong trào thi đua sâurộng, sôi nổi trong xã hội, giúp cho cộng đồng chủ động hơn trong việc tham giathực hiện Chương trình
Mặt trận Tổ quốc các cấp có vai trò tuyên truyền, phổ biến trong cáctầng lớp nhân dân nắm vững về nguyên tắc, tiêu chí, nội dung của Chươngtrình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, phương pháp huy độngnguồn lực, cơ chế chính sách trong xây dựng nông thôn mới Đồng thời cầntuyên truyền để nhân dân nhận thức đúng về ý nghĩa, tầm quan trọng củaChương trình xây dựng nông thôn mới; nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi
người dân và trong cộng đồng dân cư về thực hiện cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với chính quyền tuyên truyền để ngườinông dân thấy rõ vai trò chủ thể của mình và phát huy nội lực của cộng đồng để xâydựng nông thôn mới Tuyên truyền, biểu dương những thành quả của nông nghiệp,nông dân, nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội Tuỳ theo điều kiện
Trang 26thực tế của địa phương để Mặt trận Tổ quốc các cấp tổ chức hoạt động truyền thôngthiết thực và hiệu quả
Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc các cấp phối hợp với Ban Chỉ đạochương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới cùng cấp để bố trí kinh phítuyên truyền vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới của Mặt trận
Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể
Trong những năm qua, các ban công tác mặt trận đã tổ chức hàng nghìncuộc họp dân cư để thảo luận, bàn bạc đóng góp ý kiến vào dự thảo các đề án,quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương; tuyên truyền, vận độngnhân dân tự nguyện hiến đất, hiến ngày công lao động để xây dựng công trình hạtầng, phúc lợi công cộng, làm đường giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng,phá vỡ tường giậu, chỉnh trang nhà ở, xây dựng khu vui chơi thể thao, nhà vănhóa thôn, xây dựng mô hình cánh đồng mẫu Trong khi tuyên truyền vận độngnhân dân thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, cán bộ mặt trận đãgiải thích rõ cho người dân hiểu về vai trò chủ thể và đối tượng được thụ hưởng
từ mục tiêu này, từ đó tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại mà cùng đóng góp tiềncủa, chung sức xây dựng, duy trì
1.3.2 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với chính quyền triển khai, xây dựng kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới
Để triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nôngthôn mới, thực sự trở thành phong trào mạnh mẽ trong quần chúng nhân dân, pháthuy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và năng lực sáng tạo củanhân dân, đòi hỏi sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, vai trò quản lý điều hành củachính quyền, chủ động, tích cực phối hợp của Mặt trận các tổ chức thành viên vớicác ban ngành, đoàn thể và sự tham mưu tích cực, có hiệu quả của các cơ quanchức năng liên quan đến các lĩnh vực của đời sống xã hội Mặt trận Tổ quốc cầnchủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các đoàn thể tổ chức học tập quán
Trang 27triệt Nghị quyết của Đảng, cụ thể là Nghị quyết Trung ương VII (khóa X) về nôngnghiệp, nông dân và nông thôn; chủ trương và đề án của tỉnh, huyện và cơ sở, làmcho cán bộ và nhân dân hiểu sâu sắc đây là chủ trương đứng đắn của Đảng và Nhànước, với mục tiêu chung là xây dựng nông thôn có kinh tế - xã hội phát triển, đờisống nhân dân được nâng lên, xã hội nông thôn ổn định, văn minh, hiện đại Trên
cơ sở đó tạo được sự đồng thuận và huy động đóng góp tích cực của nhân dântrong triển khai thực hiện
Trên cơ sở kế hoạch chung của Ban Chỉ đạo Chương trình nông thôn mới,căn cứ nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tình hình thực tiễn của địaphương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tham mưu với cấp uỷ Đảng, phốihợp với chính quyền và Ban Chỉ đạo chương trình phát triển nông nghiệp và xâydựng nông thôn mới chọn nội dung phù hợp, thiết thực để phối hợp xây dựng và
nhân rộng các mô hình về “Vận động toàn dân chung sức xây dựng nông thôn
mới” Mỗi điểm cần gắn với những nội dung cụ thể của Mặt trận tham gia, có
mục tiêu, có sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình,điển hình tạo niềm tin trong nhân dân
1.3.3 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lồng ghép việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” với phong trào xây dựng nông thôn mới
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân
cư” triển khai thực hiện trong thời gian qua đã không ngừng phát triển và có ý nghĩa
chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc; mang tính toàn dân, toàn diện, toàn quốc; gópphần quan trọng cùng Đảng, Nhà nước thực hiện công cuộc đổi mới Phát huynhững kết quả đã đạt được của Cuộc vận động, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triểncủa đất nước trong giai đoạn mới, ngày 10/10/2011 Ban Thường trực Ủy banTrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Thông tri Hướng dẫn tiếp
tục nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư” trong giai đoạn mới Trên cơ sở 06 nội dung trước đây của
Trang 28Cuộc vận động, có điều chỉnh, bổ sung một số nội dung nhằm thực hiện mục tiêuxây dựng nông thôn mới thành 5 nội dung cụ thể sau:
- Đoàn kết xây dựng đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển, chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh: Thực hiện có hiệu quả
cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, giúp nhau phát triển kinh tế, giải quyếtviệc làm, phấn đấu không còn hộ đói, giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàuhợp pháp Vận động các nguồn lực đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng; tíchcực chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng cơ giới hoá nông nghiệp, phát triểnsản xuất kinh doanh dịch vụ, đa dạng hoá ngành nghề, bảo tồn và phát triểnngành nghề, làng nghề truyền thống
- Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; chăm lo sự nghiệp giáo dục; chăm sóc sức khỏe, thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình: Mọi người, mọi nhà tích cực
thực hiện nếp sống văn hoá; ứng xử văn minh; giữ gìn và phát huy bản sắc vănhoá của các vùng, miền; thực hiện theo quy ước, hương ước về việc cưới, việctang và lễ hội; bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan Vận động nhân dân thamgia xây dựng, bảo vệ các công trình văn hoá lịch sử, thể thao, vui chơi, giải trí,từng bước nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa của mỗi người dân Thườngxuyên chăm lo sức khoẻ, thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình
- Đoàn kết xây dựng môi trường cảnh quan sạch đẹp: Đảm bảo vệ sinh môi
trường, cùng nhà nước xây dựng, bảo vệ, cải tạo nâng cấp hệ thống cấp thoát nước,các điểm thu gom, xử lý rác thải, trồng cây xanh; không lấn chiếm lòng đường, vỉahè; không đổ rác phế thải sai quy định; duy trì các hoạt động giữ gìn vệ sinh làm
sạch đẹp khang trang phố phường, đường làng, ngõ xóm
- Đoàn kết phát huy dân chủ, chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh: Thực hiện
tốt Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn; giữ gìn kỷ cương, mọi người sống
và làm việc theo pháp luật, theo quy ước, hương ước của cộng đồng; phòng
Trang 29chống tội phạm, các tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, an toàn giaothông Phát huy vai trò giám sát của Mặt trận và cộng đồng ở khu dân cư Gópsức xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể vững mạnh, gắn bómật thiết với nhân dân; kịp thời phản ánh những kiến nghị, đề xuất chính đángcủa nhân dân để cấp có thẩm quyền giải quyết.
- Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng; phát huy truyền thống
“Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Tương thân, tương ái”: Tiếp tục
đẩy mạnh các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, chăm sóccác gia đình chính sách, người có công Thực hiện tốt công tác nhân đạo, từ thiện,giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, người bị nhiễm chất độc da cam-đioxin, người giàyếu không nơi nương tựa, người có hoàn cảnh khó khăn
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc phối hợpvới các tổ chức thành viên tập trung thực hiện tốt gắn kết chặt chẽ giữa nhiệm
vụ xây dựng nông thôn mới với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá ở khu dân cư”, chú ý kết hợp hài hoà giữa việc xây dựng kết
cấu hạ tầng kinh tế với xã hội, phát triển sản xuất với việc chăm lo xây dựngđời sống văn hoá tinh thần, thực hiện tốt các chính sách xã hội, y tế, giáo dục,văn hoá, thể thao, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, khaithác, phát huy những truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp củanhân dân
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tập trung vào những mô hình, những cuộc
vận động có nội dung thiết thực, cụ thể như: "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư"; "Ngày vì người nghèo" tạo sức lan tỏa rộng khắp
làm cho mọi người hiểu rõ thấm nhuần về mục đích, ý nghĩa của chương trìnhmục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khôngchỉ giữ vai trò tiên phong trong tuyên truyền vận động mà cần chủ động, tíchcực triển khai các hoạt động có tính chiều sâu để tập hợp được đông đảo quầnchúng nhân dân cùng tham gia
Trang 301.3.4 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát quá trình triển khai và thực hiện xây dựng nông thôn mới
Trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới,theo quyết định số 800 QĐ/TTg ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng chínhphủ, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng và Ban Thanh tra nhân dân là mộttrong những tiểu ban ở cơ sở giám sát việc thực hiện chương trình này Việc BanGiám sát đầu tư của cộng đồng và Ban Thanh tra nhân dân tham gia chươngtrình xây dựng Nông thôn mới là sự thể hiện dân chủ của nhân dân trong thamgia quản lý, điều hành xã hội
Hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng và Ban Thanh tra nhândân trong xây dựng nông thôn mới trên các mặt sau: Giám sát hoạt động tuyêntruyền có thực hiện không và thực hiện như thế nào Việc đóng góp để xây dựngkết cấu hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới, nhân dân có thông về tư tưởngkhông, mức đóng góp có phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của địaphương không
Giám sát quá trình xây dựng các công trình văn hóa, trường học, trạm xá,đường sá, cầu cống trên địa bàn xã thực hiện có đúng tiêu chuẩn kỹ thuật không,
có bớt xén nguyên liệu không, nguyên vật liệu có đảm bảo chất lượng không,tiến độ thi công có kịp thời như kế hoạch hay không
Giám sát trách nhiệm của cán bộ chính quyền, cán bộ thôn xóm có tráchnhiệm cao không, có gương mẫu đi đầu trong phong trào xây dựng nông thônmới hay không Giám sát việc sử dụng nguồn vốn ngân sách phục vụ cho xâydựng nông thôn mới Giám sát việc giữ gìn vệ sinh môi trường trong thôn xóm
và trên địa bàn xã
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Mặt trận Tổ quốc trong việcthực hiện quy hoạch xây dựng, vấn đề thu chi tài chính, đền bù giải phóng mặtbằng, sự đóng góp của nhân dân, bảo đảm công khai minh bạch Coi trọng việcgiám sát của cộng đồng nhân dân, thanh tra nhân dân, phát hiện những sai sót đểchấn chỉnh kịp thời
Trang 31Mặt trận Tổ quốc các cấp hướng dẫn để nhân dân thực hiện quyền giám sátđối với các dự án, các nguồn vốn đầu tư, tranh thủ ý kiến, kinh nghiệm của nhândân trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình để tăng hiệu quả,chất lượng, tránh lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực, các nguồn vốn củaChương trình Phát huy vai trò hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giámsát đầu tư cộng đồng, tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền giám sát, tham giađóng góp ý kiến vào việc đầu tư, triển khai các chương trình, dự án ở địa phương
Thông qua hoạt động giám sát, các Ban Thanh tra nhân dân phát hiện nhữngthiếu sót, nhất là sai phạm trong quá trình lập thủ tục đầu tư thi công công trình; viphạm về tiến độ đầu tư; vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật, chủng loại vật tư gâythất thoát tài sản của Nhà nước và nhân dân đóng góp; cần phản ánh kịp thời với đơn
vị thi công và chủ đầu tư để khắc phục sửa chữa, bảo đảm tiến độ, tránh lãng phí, thấtthoát, đem lại niềm tin cho nhân dân và đặc biệt là tránh được tình trạng “cha chungkhông ai khóc” của các công trình công cộng Đối với những công trình lớn, ngoàinhững cam kết trong hợp đồng với đơn vị giám sát có tư cách pháp nhân thì địaphương còn phát huy vai trò giám sát của cộng đồng Việc giám sát được thực hiệnchặt chẽ qua ghi chép nhật ký công trình cụ thể từng ngày Cộng đồng sẽ thườngxuyên theo dõi, đôn đốc tiến độ thi công, bảo đảm chất lượng, kỹ thuật và mỹ thuậtcủa công trình Do vậy, công trình thi công tại địa phương luôn bảo đảm tiến độ đề ra Đối với những gói thầu quy mô nhỏ, địa phương thực hiện chỉ định thầu,còn những gói thầu quy mô lớn thực hiện đấu thầu rộng rãi Quá trình sử dụnglao động cho thấy, việc nhà thầu sử dụng nhân công tại chỗ là rất hiệu quả, vừabảo đảm chất lượng công trình, vừa có giá nhân công rẻ, vì chính họ là ngườiđược hưởng lợi từ công trình đó Hơn nữa hình thức giao thầu cho cộng đồngdân cư, tổ nhóm thợ tại địa phương triển khai gói thầu như quy định trong LuậtĐấu thầu năm 2013 sẽ mang lại hiệu quả lớn Vừa chi phí thấp, vừa yên tâm vềchất lượng, vì người dân tự làm và tự hưởng lợi từ công trình; lại vừa tận dụngđược nguồn lao động tại chỗ, tạo công ăn việc làm cho người dân trong lúc nôngnhàn, không phải làm mùa vụ
Trang 32KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước Mụctiêu xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước là xây dựng cộng đồng xãhội văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện; cơ cấukinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến; gắn nông nghiệp vớiphát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và du lịch; gắn phát triển nông thôn với
đô thị theo quy hoạch; từng bước thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nôngnghiệp, nông thôn Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắcvăn hóa dân tộc; trình độ dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảovệ; hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; an ninh trật tự được giữ vững; đời nângcao Để định hướng việc xây dựng nông thôn mới, chính phủ đã ban hành 19tiêu chí trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới Phải khẳng định rằng 19 tiêuchí trong bộ tiêu chí Nông thôn mới là điểm định hướng, làm mốc để nhữngngười dân tự xem ở địa phương mình khi xây dựng nông thôn mới nên bắt đầu
từ đâu, đã đi được bao xa, lĩnh vực nào đạt, nhanh chậm ra sao…
Trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới thì chủ thểcủa công cuộc này là nông dân Chương trình nông thôn mới chỉ thực sự có ý nghĩakhi nó đi vào từng cộng đồng, từng chòm xóm, từng dòng họ, từng gia đình và mỗingười nông dân Nông thôn mới chính là sự thay đổi trong tư duy của mỗi ngườidân, họ tự làm chủ cuộc sống hiện đại, tham gia quá trình phát triển của toàn xã hộivới nếp sống mới, sức sản xuất nông nghiệp mới với xã hội đậm đà bản sắc dân tộc
Trước yêu cầu nhiệm vụ mới trong phong trào xây dựng nông thôn mới, đặt
ra cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên một trách nhiệm vôcùng to lớn, đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng phải thựcthực sự vững vàng, không ngừng nỗ lực, quyết tâm thi đua và tăng cường phối hợpchặt chẽ trong hoạt động, tạo ra động lực mới trong phong trào quần chúng, đónggóp tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và giữ vững ổn định chính trị - xã hội
Trang 33Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC
VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở NGHỆ AN
GIAI ĐOẠN 2011 - 2013
2.1 Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Nghệ An hiện nay
2.1.1 Khái quát đặc điểm kinh tế- xã hội của tỉnh Nghệ An
Tỉnh Nghệ An nằm trong tọa độ 18035’00 đến 20000’10’’ vĩ độ Bắc và từ
103050’25’’ Với diện tích 16.490,25 km2, đứng thứ ba cả nước sau Đắc Lắc vàLai Châu Địa hình Nghệ An rất đa dạng, trong đó núi đồi trung du chiếm 70%diện tích Sản xuất nông nghiệp có độ màu mỡ thấp, một số bị nhiễm mặn Nghệ
An nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa và khắc nghiệt hơn các vùngkhác Mùa hè nắng và gió Lào khô nóng, mùa đông rét và mưa dầm lũ lụt,giông bão, hạn hán thường xảy ra
Dân số Nghệ An hơn 3,1 triệu người (tính đến năm 2010), đứng thứ tư cảnước; Ở Nghệ An người Kinh chiếm đa số còn các dân tộc Thái, Thổ, H’Mông,Khơ Mú, Ơ Đu với khoảng 350.000 người sinh sống
Nghệ An là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, giáp tỉnh Thanh Hóa ởphía Bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây với 419 km đường biên giới trên bộ; bờ biển ở phía Đông dài 82 km Vị trínày tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế - xã hội Bắc
- Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tácquốc tế Nghệ An nằm trên các tuyến đường quốc lộ Bắc - Nam (tuyến quốc lộ 1Adài 91 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
và thành phố Vinh; đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 1A dài 132
km đi qua các huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương vàthị xã Thái Hòa; quốc lộ 15 ở phía Tây dài 149 km chạy xuyên suốt tỉnh); các tuyến quốc lộ chạy từ phía Đông lên phía Tây, nối với nước bạn Lào thông
Trang 34qua các cửa khẩu (Qquốc lộ 7 dài 225 km, Quốc lộ 46 dài 90 km, Quốc lộ 48 dàitrên 160 km) Tỉnh có tuyến đường sắt Bắc - Nam dài 94 km chạy qua.
Từ năm 1976 đến năm 1991 Nghệ An và Hà Tĩnh được sát nhập thành tỉnhNghệ Tĩnh Từ tháng 8 - 1991 Nghệ An lại được tách riêng thành một tỉnh
Tỉnh Nghệ An có 1 thành phố loại I (TP Vinh), 3 thị xã (Cửa Lò, TháiHòa, Hoàng Mai) và 17 huyện: 10 huyện miền núi (Thanh Chương, Kỳ Sơn,Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, QuỳHợp, Nghĩa Đàn) và 7 huyện đồng bằng (Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành)
Với vị trí như vậy, Nghệ An đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh
tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hóa với cả nước và các nước kháctrong khu vực, nhất là các nước Lào, Thái Lan và Trung Quốc, là điều kiệnthuận lợi để kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
Về tôn giáo ở Nghệ An chủ yếu là đạo Công giáo Đồng bào công giáo cưtrú ở 13/19 huyện, thành thị và sinh sống ở 183 xã Trong tiến trình lịch sử đồngbào theo và không theo tôn giáo và các dân tộc ở Nghệ An có truyền thống cùngnhau đoàn kết đấu tranh để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước
Trên lĩnh vực kinh tế trong những năm gần đây, tỉnh Nghệ An đã đạt đượcnhiều thành tựu đáng khích lệ
Trước hết, về tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự chuyển dịch đúng hướng trong các ngành, các lĩnh vực.
Trong 5 năm 2005 - 2010, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh đạt bình
quân 9,75%/năm, trong khi đó, bình quân GDP cả nước đạt 6,9% ; bình quânGDP đầu người năm 2010 đạt 14,16 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 2,5 lần so
với năm 2005 Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa: tỷ trọng
công nghiệp - xây dựng tăng từ 29,30% năm 2005 lên 33,47% năm 2010; tỷ
trọng nông nghiệp từ 34,41% năm 2005 xuống còn 28,87% năm 2010 Tỷ trọng
ngành dịch vụ tăng từ 36,29% lên 37,66% năm 2010 [52;2].
Trang 35Thứ hai, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không ngừng được tăng cừng.
Về giao thông: Tuyến Quốc lộ số 1, Quốc lộ 48, Quốc lộ 7, Quốc lộ 46,
Quốc lộ 15, cảng Cửa Lò, sân bay Vinh, cầu Bến Thuỷ 2, đường nối Quốc lộ 7 Quốc lộ 48, đường Quốc lộ 1 - Đông Hồi, đường ven Sông Lam, đường phíaTây Nghệ An, Châu Thôn - Tân Xuân và 18 tuyến vào các xã chưa có đường ôtôđều được đầu tư xây dựng và nâng cấp
-Về thuỷ lợi: Nhiều công trình thuỷ lợi lớn được đầu tư xây dựng và cải
tạo, nâng cấp các cụm hồ đập lớn ở Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn, YênThành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, hồ Sông Sào, hệ thống Thuỷ nông Bắc, Thuỷ lợiNam… Kiên cố hoá 4.420 km kênh mương, đưa tổng diện tích tưới lên225.000ha, trong đó diện tích tưới ổn định 175.000 ha
Về nước sạch: Nhà máy nước Vinh đã được đầu tư nâng cấp lên 6 vạn m3/ngày đêm, xây dựng 10 nhà máy nước (ở thị xã Cửa Lò và các thị trấn huyện).Tỷ lệ số dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh 85%
Về điện: Tập trung đầu tư xây dựng một số công trình lớn, như trạm
110KV Thanh Cương, Diễn Châu, cải tạo lưới điện thành phố Vinh, khu côngnghiệp Nam Cấm, xây dựng thêm 78 công trình, trong đó đưa điện về xã 16công trình, 642 km đường dây hạ thế và trạm biến áp Đến nay có 20/20 huyện,thành, thị và 460 xã có điện lưới quốc gia
Thứ ba, văn hóa xã hội được chăm lo và có nhiều chuyển biến tích cực,
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện.
Trong giáo dục đào tạo đã có sự chuyển biến rõ rệt: Thực hiện cuộc vận
động “hai không” trong giáo dục và đào tạo bước đầu có hiệu quả; chất lượnggiáo dục mũi nhọn và toàn diện được nâng lên; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp cáccấp, đỗ cao đẳng, đại học, số học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh giỏi quốc gia nămsau cao hơn năm trước; đạt mục tiêu 20/20 huyện, thành, thị được công nhậnphổ cập Trung học cơ sở, 100% xã có trường mầm non
Trang 36Hoạt động khoa học và công nghệ đã hướng vào mục tiêu đưa tiến bộ
khoc học và công nghệ vào phục vụ sản xuất và đời sống, nhất là các lĩnh vựcnông, lâm, ngư nghiệp Một số đề tài khoa học xã hội và nhân văn được triểnkhai đã góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp.Thực hiện có hiệu quả 9 chương trình khoa học công nghệ và các nhiệm vụ khoahọc công nghệ trọng tâm giai đoạn 2006 - 2010, góp phần thúc đẩy kinh tế, xãhội phát triển
Hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao từng bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân Công tác quản lý Nhà nước về hoạt động văn hoá, thể thao
được tăng cường Đẩy mạng và nâng cao phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá” và cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” Ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả các hủ tục, tệ nạn xã
hội, các hoạt động vi phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hoá Tăng cường cơ sởvật chất, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ đáp ứng được các yêu cầu phục vụ, giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hoá xứ Nghệ
Tuy vậy vào thời điểm này, so với cả nước, Nghệ An vẫn còn là tỉnhnghèo, mức tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và chưa bềnvững, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn rất thấp; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theohướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá chậm; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranhthấp; một số vấn đề bức xúc thuộc lĩnh vực văn hóa xã hội chưa được giải quyếtnhư lao động thiếu việc làm lớn, tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp, số ngườinghiện ma túy và nhiễm HIV vẫn tiếp tục tăng; tai nạn giao thông còn nhiều; đờisống của một bộ phận nhân dân nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn,nguy cơ tái đói nghèo ở vùng này còn cao; chất lượng giáo dục toàn diện chưacao, chênh lệch giữa miền núi và miền xuôi còn lớn; các cơ sở khám, chữa bệnh,nhất là tuyến huyện chưa đáp ứng được yêu cầu
Tiến độ xây dựng nông thôn mới còn chậm; nhiều chỉ tiêu, sản phẩmtrọng điểm không đạt mục tiêu đề ra như: Xi măng; đá trắng xuất khẩu; chăn
Trang 37nuôi và chế biến sữa ; công tác quản lý trên một số lĩnh vực còn hạn chế như:tiến độ giải phóng mặt bằng còn chậm, nợ xây dựng cơ bản còn lớn, chất lượngmột số công trình chưa đảm bảo
Đặc điểm kinh tế xã hội nói trên đã tạo nhiều thuận lợi song cũng gâykhông ít khó khăn cho sự nghiệp xây dựng kinh tế - xã hội của tỉnh nhà Nhìnchung, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự điều hành quản lý của Ủy ban nhân dântỉnh, các mặt kinh tế - xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực Điều đó đã tạođiều kiện cho Mặt trận và các đoàn thể nhân dân hăng hái thực hiện mọi chủtrương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước nói chung và chương trìnhmục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nói riêng
2.1.2 Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An
Những đặc điểm kinh tế - xã hội, truyền thống yêu nước, cách mạng đã đúckết cho con người Nghệ An ngoài tính cách chung của người Việt Nam còn mangđậm nét tính cách đặc thù của người xứ Nghệ: Kiên nhẫn trong lao động, quyếtthắng trong tự vệ, cần khổ trong học tập, đoàn kết trong cuộc sống Họ là mộtcộng đồng có đủ nhân, nghĩa, trí, tín, dũng, có mưu lược, biết chắt chiu dành dụm
và cũng biết hào phóng khi cần thiết, biết thủ thế nhưng cũng dám xả thân, dámđấu tranh với những gì bất công trong xã hội Tất cả những điều đó đã ảnh hưởngđến từng con người ở mảnh đất này qua các thế hệ Điều kiện kinh tế - xã hội đókhông những đã ảnh hưởng đến sự ra đời của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân
mà còn quy định tính đặc thù trong hoạt động của nó
Khi thực dân Pháp tiến hành khai thác tài nguyên khoáng sản, xây dựngcác nhà máy, xí nghiệp ở Nghệ An thì giai cấp công nhân ở đây cũng được hìnhthành Công việc nặng nhọc, tiền công thấp nên cuộc sống của họ hết sức khốnkhó Vì thế họ gắn bó với nhau bằng cách lập các tổ tương tế ái hữu Rồi Hộitương tế ái hữu ra đời Tình yêu giai cấp, ý thức đấu tranh cho quyền lợi của giaicấp ngày càng được nâng cao trong đội ngũ công nhân
Trang 38Trong nông thôn Nghệ An từ rất lâu đời đã hình thành các phường hội theosinh hoạt và nghề nghiệp như nhóm nuôi tằm, phường vải, phường nón, phườngđốn củi, phường săn thú, phường lợp nhà… Mỗi phường hội có những quy định
về quyền lợi và nghĩa vụ đối với các thành viên của tổ chức mình Các phườnghội cổ truyền đã góp phần tạo nên những giềng mối để cho các cộng đồng trongtừng hương thôn tồn tại và phát triển Khi đội ngũ thợ thuyền trưởng thành, tìnhđoàn kết, sống chết có nhau của họ đã thúc đẩy ý thức hợp quần ở hương thôn.Nhiều hình thức phường hội từ lâu tưởng như đã mai một, lãng quên thì đến lúcnày bỗng bật trỗi dậy với khí thế mạnh mẽ hơn
Tháng 6 - 1929 Đông Dương Cộng Sản Đảng ra đời ở Bắc kỳ và cử cán
bộ vào xây dựng cơ sở ở Nghệ Tĩnh, hình thành mạng lưới tổ chức quần chúngkhá rộng lớn Đến cuối năm 1929 đã thành lập được các tổ chức quần chúng:Công hội, Nông hội, Hội phụ nữ, Hội cứu tế, Thanh niên cộng sản Đoàn…Những hội quần chúng ở Nghệ An ra đời từ trong quá trình đấu tranh đòi tănglương, giảm giờ làm, đòi giảm thuế, đòi các quyền tự do và góp phần quan trọngtrong cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Đảng: cao trào cách mạng 1930 - 1931
Dưới tên gọi là Hội phản đế đồng minh, Mặt trân dân tộc thống nhất tỉnhNghệ An ra đời và hoạt động ngay trong máu lửa của cao trào cách mạng 1930 -
1931 Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế tỉnh Nghệ An là tổ chức Mặt trận rađời sớm nhất trong cả nước Từ nền móng của cao trào 1930 - 1931, ở các thời
kỳ sau, Mặt trận dân tộc thống nhất Nghệ An và các đoàn thể nhân dân luônluôn phát huy được truyền thống vẻ vang của mình
Tiếp đó ở Nghệ An, Mặt trận Dân tộc Thống nhất qua các thời kỳ đã tậptrung đông đảo các tầng lớp nhân dân tiến hành nổi dậy khởi nghĩa giành chínhquyền trong Cách mạng tháng Tám 1945, tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp (1946 - 1954); Đoàn kết và tập hợp các tầng lớp nhân dântrong tỉnh nhà cùng nhau đóng góp công sức, tài năng, trí tuệ để vừa xây dựng,củng cố hậu phương lớn, vừa tích cực chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến
Trang 39lớn, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giảiphóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (1955 - 1975).
Từ năm 1976 đến nay, đặc biệt là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đấtnước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ
An đã kế thừa và phát huy những thành quả to lớn của Mặt trận qua các thời kỳcách mạng, tiếp tục giữ vai trò tập hợp, đoàn kết, động viên các tầng lớp nhândân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, giũ vũng ổnđịnh chính trị, mở rộng dân chủ, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựngđời sống văn hóa, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch,vững mạnh
Cho đến nay, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân ở Nghệ An đã trưởngthành với đội ngũ lớn mạnh, có tổ chức chặt chẽ
Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An có 18 thành viên, nhưng Mặt trận Tổ quốc
ở xã thường có các thành viên: Đảng ủy, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Người caotuổi, Hội Chữ thập đỏ… Các tổ chức chính trị - xã hội trong Mặt trận Tổ quốc
có chức năng tham gia giám sát hoạt động của Đảng ủy và chính quyền, đề rachương trình hoạt động theo tôn chỉ, mục đích của tổ chức, tuyên truyền giáodục các hội viên thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tuyên truyền động viên nhân dântham gia quản lý Nhà nước, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội
ở địa phương
Đội ngũ cán bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã thường có 19 - 23 thành viêngồm đầy đủ các thành phần do đại hội đại biểu Mặt trận hiệp thương cử ra: đảngviên, người ngoài đảng, trưởng các đoàn thể và các cá nhân tiêu biểu ở địaphương Ở xóm, bản có Ban công tác Mặt trận do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã
cử ra Ban này có vai trò hết sức quan trọng vì là nơi trực tiếp tổ chức, vận động
Trang 40toàn dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nhiệm
vụ kinh tế - xã hội của địa phương Mặt trận là trung tâm của khối đoàn kết để
động viên nhân dân thực hiện lồng ghép cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” với phong trào xây dựng nông thôn mới,
“Ngày vì người nghèo”; “Đền ơn đáp nghĩa” và các phong trào, các cuộc vận
động khác
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ngày càng lớn mạnh và pháttriển Để lãnh đạo phong trào Đoàn cơ sở, Ban chấp hành đoàn xã được đại hội
bầu ra từ 11 - 13 ủy viên Hưởng ứng các phong trào “Xung kích, tình nguyện
phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc” và phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” Đẩy mạnh phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Tuổi trẻ tham gia xây dựng văn minh đô thị”, “Thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, vì an sinh xã hội” Đoàn Thanh niên đã
có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Nghệ An đã và đang thực hiện có hiệu quả
phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia
đình hạnh phúc” Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Xây dựng mái ấm tình thương” Các Hội
phụ nữ xã thành lập được hàng nghìn câu lạc bộ được chị em tích cực tham gianhư câu lạc bộ bà nội, bà ngoại, câu lạc bộ vợ cựu chiến binh gương mẫu… Hội
phụ nữ đang thực hiện nhiều chương trình “Phụ nữ giúp nhau xóa đói giảm
nghèo”, “Vì sự tiến bộ của phụ nữ” và nhiều chương trình khác để nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ
Hội nông dân Hội nông dân tỉnh Nghệ An đã chú trọng đẩy mạnh cácphong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau vượt qua đói nghèo,làm giàu chính đáng, phong trào xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, phong tràonông dân thi đua phát triển văn hóa xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng…Những phong trào đó bước đầu đã góp phần nâng cao đời sống của nông dân,