GS.TS Hoàng Chí Bảo 2011, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chính thể dân chủ và nhà nước pháp quyền để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân”, Tạp chí Cộng sản điện tử, 05/01/2011 Vai t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-Lê Đình Phi
MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VỚI VIỆC PHÁT HUY QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN LAO ĐỘNG
Ở HUYỆN CẨM XUYÊN - TỈNH HÀ TĨNH TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Ở HUYỆN CẨM XUYÊN - TỈNH HÀ TĨNH TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC
Mã số: 60.31.02.01
Người hướng dẫn khoa học: TS ĐINH THẾ ĐỊNH
Nghệ An - 2014
Trang 2Tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc đến TS Đinh Thế Định, Trưởng khoaGiáo dục Chính trị - Trường Đại học Vinh đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Huyện ủy, MTTQ, các đoàn thểnhân dân huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đãđộng viên tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luậnvăn này
Hà Tĩnh, tháng 9 năm 2014
Tác giả
Lê Đình Phi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 3MỤC LỤC
Trang 42 B NỘI DUNG
13
3 Chương 1 Vị trí, vai trò của của Mặt trận tổ quốc Việt Nam
trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động 13
4 1.1 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị nước ta
12 1.3.1 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là khối thống nhất về tư tưởng,
hành động của khối đại đoàn kết toàn dân 25
13
1.3.2 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội đại
biểu cho lợi ích của toàn dân, thực hiện quyền lực của nhân dân 2914
1.3.3 MTTQ Việt Nam là tổ chức hiệp thương chính trị, giới thiệu
đại biểu dân cử, tham gia triển khai quy chế dân chủ cơ sở 33
15 1.3.4 MTTQ Việt Nam trong thực hiện chức năng giám sát hoạt
động của chính quyền, đại biểu dân cử và viên chức Nhà nước 34
Chương 2 Thực trạng vai trò của MTTQ huyện Cẩm Xuyên,
tỉnh Hà Tĩnh trong việc phát huy quyền làm chủ ………. 44
Trang 52.1.2 Hoạt động của MTTQ huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh
4422
2.2 Vai trò của MTTQ huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh trong
việc phát huy vai trò làm chủ của nhân dân lao động hiện nay 5723
2.2.1 Vai trò của MTTQ trong công tác tuyên truyền, giáo dục
chính trị, vận động nhân dân thực hiện các chương trình kinh tế… 5824
2.2.2 Mặt trận Tổ quốc huyện Cẩm Xuyên trong vai trò tổ chức
hiệp thương chính trị, giới thiệu đại biểu dân cử, tham gia ……… 60
25
2.2.3 Vai trò của MTTQ huyện Cẩm Xuyên trong thực hiện chức
năng giám sát hoạt động của chính quyền…… 6326
2.2.4 Vai trò của Mặt trận Tổ quốc huyện Cẩm Xuyên trong việc
thực hiện chức năng phản biện xã hội 66
27
Kết luận chương 2
6728
Chương 3 Phương hướng và giải pháp tăng cường vai trò
MTTQ VN trong việc phát huy quyền làm chủ ……… 69
29
3.1 Phương hướng tăng cương vai trò của MTTQ huyện Cẩm
Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh trong việc phát huy quyền làm chủ ………… 6930
3.1.1 Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ huyện
6931
3.1.2 Thực hiện đúng vai trò, nhiệm vụ của MTTQ trong HTCT
71
32 3.1.3 Đổi mới phương thức hoạt động của MTTQ từ huyện đến cơ
33 3.2 Một số giải pháp tăng cường vai trò MTTQ huyện Cẩm
Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh trong việc phát huy quyền……… 78
34 3.2.1 Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc nâng cao
đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của nhân dân 78
35 3.2.2 Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc tham gia
xây dựng, bảo vệ Nhà nước pháp quyền ………. 87
36 3.2.3 Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong quá trình dân
chủ hóa đời sống xã hội trên địa bàn dân cư 89
Trang 637 3.2.4 Phát huy vai trò của MTTQ huyện Cẩm Xuyên trong việc
thực hiện chức năng phản biện xã hội với việc hoạch định………… 94
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự hình thành chế độ dân chủ là kết quả của quá trình phát triển kinh tế
và chính trị, có tác động to lớn đến diện mạo chung của xã hội, đến sự tăngtrưởng kinh tế và giải phóng năng lực sáng tạo của con người Song, hiệu quảtác động của dân chủ lại phụ thuộc vào sự hoàn thiện của HTCT với tư cách là
hệ thống các thiết chế chính trị và cơ chế thực hiện quyền lực chính trị
Đại hội IX, X và XI của Đảng đã đặc biệt quan tâm đến đổi mới HTCTtrong thời kỳ quá độ lên CNXH nhằm từng bước xây dựng và hoàn thiện nềndân chủ XHCN, coi đó là một trong những nhiệm vụ cơ bản và cấp bách củaquá trình đổi mới
Mặt trận Tổ quốc vừa là phương thức, vừa là môi trường để nhân dânthực hiện quyền lực chính trị của mình Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vàphát huy vai trò quyền làm chủ của nhân dân thông qua MTTQ là vấn đề có ýnghĩa chiến lược để tập hợp lực lượng, phát huy sức mạnh có tổ chức, huy độngtiềm lực to lớn, sáng tạo của nhân dân trong suốt tiến trình của cách mạng ViệtNam và thực hiện quyền lực của nhân dân lao động trong sự nghiệp đổi mới,đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Văn kiện Đai hội X của Đảng chỉ rõ: "Đối với MTTQ, các đoàn thể nhândân, tăng cường và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong việc xây
Trang 7dựng, ban hành cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho các tổ chức này hoạt độngđúng định hướng chính trị, đúng pháp luật và có hiệu quả Phát huy tinh thần tựchủ, sáng tạo của MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong việc kiện toàn tổ chức
và đổi mới hoạt động của mình Có cơ chế, chính sách lãnh đạo và quản lý phùhợp với từng loại hội Tiếp tục luật hóa các hoạt động của đoàn thể nhân dân vàcác hội” [10; 310]
Trong khi đánh giá cao thành tựu đổi mới hệ thống chính trị nói chung vàMTTQ nói riêng, Đảng cũng nhận thấy rằng, MTTQ và các đoàn thể nhân dâncòn có sự hạn chế về nhận thức; việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn, còn chưa rõ ràng; nội dung và phương thức hoạt động còn lúng túng; tìnhtrạng dân chủ hình thức trong các tổ chức đó còn nặng nề đã làm hạn chế đáng
kể việc phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong quá trìnhđổi mới Do vậy, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của MTTQ các cấp vẫn
là một đòi hỏi bức thiết ở nước ta hiện nay
Để thực hiện mục tiêu chung, cần thiết phải mở rộng dân chủ, phát huyđầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, coi đó vừa là mục đích vừa là động lực củađổi mới về chính trị Tăng cường vai trò của MTTQ Việt Nam trong thời kỳphát triển mới không chỉ là trách nhiệm của MTTQ mà còn là trách nhiệm của
cả HTCT Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ, tiếp tục đổi mới tổchức và hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQ ở tất cả các cấp làyêu cầu quan trọng để MTTQ phát huy quyền làm chủ của nhân dân
MTTQ huyện Cẩm Xuyên trong hoạt động thực tiễn trong những nămqua cho thấy, công cuộc đổi mới ở Cẩm Xuyên có những thành tựu của việcxây dựng và phát huy nền dân chủ XHCN ở nhiều mức độ khác nhau, nhiềuhình nhiều vẻ, được tích lũy từ thực tiễn cách mạng phong phú của nhân dântoàn huyện Kinh tế phát triển với tốc độ cao, chính trị ổn định, quốc phòng anninh được giữ vững, công tác xây dựng Đảng và hoạt động của MTTQ và các
Trang 8đoàn thể nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất tinh thầncủa nhân dân ngày càng được nâng cao, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.Những kết quả nêu trên, đã khẳng định MTTQ và các đoàn thể nhân dân giữ vaitrò nòng cốt, đi đầu trong các phong trào thi đua Điều đó ngày càng cho thấyMTTQ huyện Cẩm Xuyên đã và đang thật sự là một nhân tố quan trọng trong
cơ chế hiện thực hóa quyền lực chính trị của nhân dân Cẩm Xuyên hiện nay
Nhận thức được vấn đề này, Chúng tôi chọn đề tài: "Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn Thạc sĩ.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở nước ta, việc củng cố và hoàn thiện HTCT nói chung và với từng thành
tố cấu trúc nên HTCT, cũng như với MTTQ nói riêng, luôn là vấn đề đặc biệt,thu hút sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhiều nhà khoa học
Trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt các Văn kiệnĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X, XI và các Nghị quyết Hộinghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương (khóa IX), Nghị quyết Hội nghịlần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương (khóa IX), Nghị quyết Hội nghị lần thứbảy Ban chấp hành Trung ương (khóa X), Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Banchấp hành Trung ương (khóa XI), Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấphành Trung ương (khóa XI) Kết luận số 65-KL/TW, ngày 04/3/2010 của Ban
Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII)
… đều đề cập đến vấn đề xây dựng và thực hiện QCDC cơ sở
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bổ sung sửa đổi
năm 2013; Nghị định 29/CP, Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, ngày 11/5/1998;
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị
trấn, ngày 20/4/2007 (Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11)
Trang 9Nghị quyết số 14 NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về
phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; Nghị quyết số 09 NQ/HU, ngày
31/01/2008 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXIX về Tăng cường sức
mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu: "Quan điểm, lý luận và phương
pháp nghiên cứu về dân chủ và cơ chế thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta" của GS.TS Hoàng Chí Bảo (2010), “Dân chủ xã hội chủ nghĩa – Bản
chất của chế độ, mục tiêu và động lực phát triển đất nước”, báo Nhân Dân số ra
ngày 29 tháng 2 năm 2010 GS.TS Hoàng Chí Bảo (2011), “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng chính thể dân chủ và nhà nước pháp quyền để thực
hiện quyền làm chủ của nhân dân”, Tạp chí Cộng sản điện tử, 05/01/2011
Vai trò các đoàn thể chính trị xã hội trong việc phát huy quyền làm chủcủa nhân dân lao động luôn được các nhà khoa học nghiên cứu gắn liền với vấn
đề củng cố hệ thống quyền lực và xây dựng nền dân chủ
Có nhiều công trình nghiên cứu cấp Nhà nước và cấp Bộ xung quanh vấn
đề này, đáng chú ý là: Chương trình KX-05 về "Hệ thống chính trị trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta", do GS Nguyễn Đức Bình làm chủ
nhiệm, có các nhánh đề tài liên quan: "Cơ chế thực hiện dân chủ trong hệ thống
chính trị ở nước ta hiện nay", mã số KX-05.05; "Vị trí và tính chất hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị",
mã số KX-05.10 Đề tài khoa học cấp Bộ: "Quyền lực chính trị của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động", 1995, do GS.TS Phạm Ngọc Quang làm chủ
nhiệm; về "Mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân cấp
xã ở nước ta hiện nay", 1997, do PGS.TS Dương Xuân Ngọc làm chủ nhiệm;
về "Quá trình hình thành và phát triển thể chế chính trị Việt Nam kể từ 1945
đến nay", 1999, do TS Đặng Đình Tân làm chủ nhiệm, trong đó có hai vấn đề:
Trang 10Nhân dân lao động thực thi quyền lực chính trị thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức công đoàn trong hệ thống chính trị Việt Nam từ 1945 đến nay; về "Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nhằm thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở tại các vùng nông thôn miền núi phía Bắc nước ta",
1999, do TS Nguyễn Quốc Phẩm làm chủ nhiệm Đổi mới phương thức lãnhđạo của Đảng đối với MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong thời kỳ mới, do
Đỗ Quang Tuấn chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006
Xét về góc độ nghiên cứu vai trò của các đoàn thể chính trị xã hội trongviệc phát huy quyền dân chủ của nhân dân, nhìn chung các công trình nghiêncứu trên đã lồng ghép vấn đề đoàn thể nhân dân vào trong các công trình khoahọc mang tính tổng thể và mới chỉ được đề cập như một yếu tố cấu thành trongmối quan hệ giữa các thành tố của HTCT nhằm thực hiện quyền lực của nhândân nói chung, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, riêng biệt vềthực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao động thông qua MTTQ và đặc biệt
là MTTQ cấp huyện và cấp tỉnh, ở nước ta hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam trong việc phát huy quyền làm chủcủa nhân dân lao động ở huyện Cẩm Xuyên trong giai đoạn hiện nay
3.2 Nhiệm vụ
Một là: Làm rõ cơ sở lý luận về vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam trong
việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động
Hai là: Khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của
MTTQ huyện Cẩm Xuyên trong việc phát huy quyền làm chủ về chính trị củanhân dân
Trang 11Ba là: xây dựng hệ thống những giải pháp nhằm tăng cường vai trò của
MTTQ Việt Nam trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động ởhuyên Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, kết quả hoạt động, nhiệm vụ và giảipháp của MTTQ huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh trong việc phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân lao động ở huyện Cẩm Xuyên
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu MTTQ Việt Nam với việc phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân lao động ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh trong giaiđoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020
5 Phương pháp nghiên cứu
- Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin, Tư tưởng HồChí Minh và quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Điều tra và khảo sát thực trạng qua mẩu phiếu in sẵn
- Điều tra qua phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ lãnh đạo và tham mưu
- Toạ đàm lấy ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự hội nghị
- Thống kê tổng hợp số liệu, tư liệu, phân tích đánh giá các dữ kiện đã có
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về quyền làm chủ củanhân dân lao động thông qua MTTQ Việt Nam nói chung và MTTQ huyệnCẩm Xuyên nói riêng
- Về mặt lý luận, luận văn góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai tròcủa MTTQ Việt Nam trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao độngtrong tiến trình đổi mới ở nước ta
Trang 12- Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tácMTTQ huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh; có thể dùng tham khảo nghiên cứuphục vụ giảng dạy ở các trường Chính trị, các trường đoàn thể và các trườngđào tạo khác có liên quan
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm bachương
Chương 1 Vị trí, vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong việc pháthuy quyền làm chủ của nhân dân lao động
Chương 2 Thực trạng, vai trò của Mặt trận tổ quốc huyện Cẩm Xuyên,tỉnh Hà Tĩnh trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động
Chương 3 Phương hướng và những giải pháp tăng cường vai trò Mặttrận tổ quốc trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động ở huyệnCẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh
Trang 13B NỘI DUNG CHƯƠNG I
VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÁT HUY QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ CỦA NHÂN DÂN LAO ĐỘNG
1.1 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị
1.1.1 Khái niệm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Khái niệm Mặt trận, theo cách hiểu chung nhất: Mặt trận là một tập hợpcác lực lượng, các tổ chức, các cá nhân cùng theo đuổi một mục tiêu, một địnhhướng, một lý tưởng
Mặt trận cũng được hiểu theo nghĩa là một liên minh chính trị rộng rãi.Tại Điều 9 của Hiến pháp năm 2013 đã hiến định "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị, các
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giaicấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài"[18; 11]
Nói một cách khác, MTTQ là một liên minh chính trị của mọi người ViệtNam yêu nước, là một liên minh chính trị của các giai cấp, các đảng phái, các
Trang 14dân tộc, các tôn giáo, các nhân sĩ yêu nước và tiến bộ của dân tộc để hướng vàomục tiêu giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng xã hội dân giàu, nướcmạnh, công bằng, dân chủ, văn minh Tại Điều 1.1 của Luật Mặt trận Tổ quốcViệt Nam có quy định: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chínhtrị, liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các
cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôngiáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài" [22; 5]
Với ý nghĩa MTTQ Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị rộng rãi nhưtrên thì MTTQ cũng là tổ chức tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân, đạiđoàn kết dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam lập ra và lãnh đạo
Chức năng của liên minh chính trị là hoạt động tham chính, tham gia vàocông việc của chính quyền Nhà nước, tham gia tổ chức thi hành đường lối,chính sách và xây dựng cuộc sống, chăm lo lợi ích của các cộng đồng dân cư.Tùy theo hoàn cảnh và nhiệm vụ cụ thể, chức năng cụ thể của Mặt trận có thểthay đổi
Tại Điều 9.1 Hiến pháp 2013, MTTQ được ghi nhận là cơ sở chính trị của nướcCộng hòa XHCN Việt Nam “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị củachính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đángcủa nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc” [18; 11]
Một trong những mục tiêu cơ bản của cả HTCT trong thời kỳ quá độ lênCNXH ở nước ta là xây dựng nền dân chủ XHCN, nền dân chủ với quảng đạiquần chúng, vì lợi ích của nhân dân Nền dân chủ ấy có sự thống nhất về cơ bảngiữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân, tính dân tộc và tính nhânloại Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: "Tiếp tục xây dựng
và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tất cả quyền lực Nhà nướcthuộc về nhân dân" [12; 238]
Trang 15MTTQ đóng vai trò là một liên minh chính trị, là khối đại đoàn kết dântộc thể hiện trên mấy vấn đề sau: MTTQ thật sự là nơi hiệp thương bầu cử các
cơ quan quyền lực Nhà nước ở Trung ương và ở địa phương MTTQ thật sựthực hiện được chức năng tư vấn và giám sát, phản biện xã hội đối với Nhànước và cả đối với Đảng Cộng sản
MTTQ Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong công tác vận độngquần chúng của Đảng, giữ vai trò to lớn trong việc củng cố và tăng cường khốiđại đoàn kết dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Có thành tích đó là nhờ: HồChí Minh và Đảng ta có ý thức sâu sắc về sức mạnh của khối đại đoàn kết toàndân Bởi vì Bác Hồ và Đảng ta luôn nhìn thấy ở mỗi người Việt Nam một ngườiyêu nước và MTTQ là sự tập hợp và nhân lên gấp bội nhiệt tình yêu nước ấy
Đại hội XI của Đảng khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng ta là:
"Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục tăng cường tổ chức, đổimới nội dung, phương thức hoạt động, khắc phục tình trạng hành chính hóa,phát huy vai trò nòng cốt tập hợp, đoàn kết nhân dân xây dựng cơ sở chính trịcủa chính quyền nhân dân; thực hiện dân chủ, giám sát và phản biện xã hội;tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; tổ chức các phongtrào thi đua yêu nước, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các nhiệm vụphát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại" [12; 246]
1.1.2 Bản chất của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Trong lịch sử cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay không có thời
kỳ nào vắng bóng tổ chức MTTQ MTTQ Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giảiphóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòabình Việt Nam đã đoàn kết quân dân cả nước làm tròn nhiệm vụ lịch sử vẻ vanggiải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cuộc cáchmạng dân tộc dân chủ nhân dân, đưa cả nước tiến lên CNXH Bản chất của Mặttrận Tổ quốc Việt Nam được thể hiện:
Trang 16- MTTQ Việt Nam kết hợp nhuần nhuyễn tính dân tộc và tính giai cấp.
Tính dân tộc luôn rộng rãi và nổi trội, tính giai cấp là cơ sở, là định hướng để
giữ vững và phát huy tính dân tộc Tính dân tộc rộng rãi biểu hiện từ mục tiêuđến cơ cấu, thành phần của MTTQ MTTQ không có hội viên chỉ có thành viênnên hoạt động của MTTQ thực chất là hoạt động của từng thành viên
- Tính thống nhất về tư tưởng và hành động của MTTQ
Tất cả các thành viên của MTTQ đều do Đảng Cộng sản lập ra, đều gắnvới Đảng và lịch sử hào hùng của dân tộc; MTTQ không tổ chức bầu ra các cơquan lãnh đạo cao nhất mà chỉ hiệp thương thống nhất cử ra cơ quan phối hợpthống nhất hành động chung, đó là UBMTTQ các cấp Các tổ chức thành viên,tập thể cá nhân hiệp thương thống nhất chương trình hành động chung, trên cơ
sở đó, các thành viên tiến hành vận động hội viên, đoàn viên của mình thựchiện Mục tiêu cao nhất của mọi thành viên là bảo vệ và thực hiện quyền lựccủa nhân dân lao động, phấn đấu cho một nước Việt Nam hòa bình, dân chủ vàgiàu mạnh
- Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam dựa trên cơsở: tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động; quan hệgiữa các tổ chức thành viên trong MTTQ dựa trên cơ sở thỏa thuận, hợp tác,bình đẳng, đoàn kết chân thành, tôn trọng lẫn nhau Tất cả những điều đó khẳngđịnh bản chất nhân dân của MTTQ
Nhờ đoàn kết trong nước chúng ta đã mở rộng và phát triển đoàn kếtquốc tế, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và hợp tác của bạn bè khắp năm châu Từkhi ra đời cho đến nay, MTTQ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vàothắng lợi vĩ đại của dân tộc, trở thành một trong những nhân tố góp phần quyếtđịnh vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam
MTTQ Việt Nam là một thành quả nổi bật của cách mạng Việt Nam.MTTQ đã được xây dựng thành một khối liên minh rộng lớn, kết hợp sự đa
Trang 17dạng trong một thể thống nhất, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, lấy khốiliên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làmnền tảng để tập hợp đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân Sự lãnh đạo củaĐảng đối với MTTQ là vấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo cho MTTQ khôngngừng được củng cố và mở rộng Tại Điều 1.2 của Luật Mặt trận Tổ quốc ViệtNam đã ghi rõ “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trịcủa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Namlãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân” [22; 5].
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội(bổ sung, phát triển năm 2011) đã ghi đầy đủ hơn: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kếttoàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp, chính đáng của nhân dân " [5; 96]
MTTQ Việt Nam đã làm tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chonhân dân trong các lĩnh vực như tham gia xây dựng chính sách, pháp luật; bầu
cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HÐND; giám sát đại biểu dân cử, cán bộ, côngchức Nhà nước; giám sát công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; tổ chức các cuộcvận động, các phong trào thi đua yêu nước của nhân dân, tham gia thực hiện cácchương trình kinh tế - xã hội của Nhà nước; tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cửtri và nhân dân để phản ánh với cơ quan có thẩm quyền
Hiến pháp đã hiến định những nhiệm vụ cơ bản của MTTQ Việt Nam đó
là "tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ,tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựngÐảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc "[18; 11-12]
Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng, tại mục X về Phát huy sức mạnh đạiđoàn kết toàn dân tộc có ghi: "MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có
Trang 18vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầnglớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; đưa các chủtrương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hóa, xãhội, quốc phòng, an ninh vào cuộc sống, góp phần xây dựng sự đồng thuậntrong xã hội" [10; 124].
Cùng với việc phát triển các hình thức tổ chức, các tổ chức thành viên
đã đổi mới hình thức vận động để thu hút ngày càng rộng rãi các nhân sĩ, tríthức, chuyên gia, người tiêu biểu trong các dân tộc thiểu số, các chức sắc tôngiáo, người có uy tín trong cộng đồng tham gia công tác MTTQ, làm choMTTQ ngày càng mang tính chất quần chúng sâu sắc và thể hiện rõ hình ảnhcủa khối đại đoàn kết toàn dân
Trong thực tiễn nhiều năm qua, hệ thống MTTQ Việt Nam đã thực hiệnnhững nhiệm vụ trên một cách thường xuyên, có nhiều kết quả rất thiết thực,nhất là hoạt động tham gia xây dựng chính quyền; tổ chức các cuộc vận động,các phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân nhằm hưởng ứng
và thực hiện các chương trình, mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị
Chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thốngchính trị thể hiện trong chức năng, nhiệm vụ các thành viên MTTQ Việt Namhiện nay gồm có sáu thành viên quan trọng là:
+ Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (thành lập 7/1929), là tổ chức chínhtrị của giai cấp công nhân Việt Nam, giai cấp tiêu biểu cho lực lượng sản xuấttiến bộ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Hiện có 6,4 triệucông nhân, chiếm khoảng 16% lao động xã hội, sinh hoạt trong 32.375 tổ chứccông đoàn cơ sở, 68 công đoàn liên hiệp xí nghiệp, 240 công đoàn ngành và địa
Trang 19phương, 520 liên đoàn lao động cấp huyện, 63 liên đoàn cấp tỉnh và thành phố,
24 công đoàn ngành nghề
+ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (thành lập 3/1931), với 2,05triệu đoàn viên (trong tổng số 20,5 triệu thanh niên), là tổ chức đại biểu cho trên30% dân số, gần 50% lao động xã hội, là tổ chức chính trị của thế hệ trẻ, thế hệtràn đầy nhựa sống sẽ tiếp nối sự nghiệp cha ông, thế hệ đã từng "Xẻ dọcTrường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai"
+ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (thành lập tháng 10/1931), có trên 10triệu hội viên, sinh hoạt trong hơn 19 930 tổ chức hội cơ sở; đại diện cho 52%
lao động xã hội, là tổ chức chính trị, xã hội của một nửa thế giới, có nhiệm vụ
thực hiện quyền làm chủ của các chị, các mẹ trong các phong trào "Ba đảm
đang", "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" và trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
+ Hội Nông dân Việt Nam (Công hội đỏ, thành lập 10/1931), là tổ chứcchính trị - xã hội với 7,685 triệu hội viên, chiếm trên 42% nông dân từ 18 tuổitrở lên Họ là những người đang lao động hết mình trên mặt trận sản xuất nôngnghiệp, lĩnh vực trung tâm, nhân tố quyết định của sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước Hiện có 63 tỉnh thành hội nông dân, trên 540 huyện quậnhội, trên 9.330 hội nông dân xã phường, gần vạn chi hội nông dân thôn, bản, ấp
+ Hội Cựu chiến binh Việt Nam (thành lập 12/1989), có 80 vạn hội viênđại biểu cho khoảng 4,5 triệu cựu chiến binh (chiếm khoảng 15% dân số, trong
đó có trên 13% tham gia cấp ủy địa phương, 14% tham gia công tác trong cáccấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, 48% đang lao động trong nôngnghiệp, sinh hoạt trong hơn 9.530 tổ chức hội cơ sở Đây là tổ chức chính trị -
xã hội tiêu biểu của các "Anh bộ đội cụ Hồ" đã từng vào sinh, ra tử, chiến đấu,
hy sinh một phần xương máu cho sự nghiệp giành, giữ và bảo vệ nền độc lậpcho Tổ quốc Họ là những người lính đã chuyển ngành, hoặc nghỉ hưu, có mặt
Trang 20trên mọi lĩnh vực, có vai trò đặc biệt quan trọng trong động viên toàn dân thamgia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Đảng Cộng sản Việt Nam (thành lập 2/1930), có hơn 2,3 triệu đảngviên, là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểucho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, Đảng Cộngsản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất hệ thống chính trị Việt Nam, vừa làthành viên, vừa là người lãnh đạo MTTQ
Ngoài ra, còn có tới 160 đoàn thể và hội quần chúng, bao gồm: Liên hiệpcác hội khoa học kỹ thuật, Hội liên hiệp văn học nghệ thuật, Liên hiệp các tổchức hữu nghị, Hội phật giáo, Ủy ban đoàn kết công giáo, Hội luật gia
Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam vàChủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, được thành lập ngày 18 tháng 11 năm
1930 Trải qua các thời kỳ hoạt động với những tên gọi khác nhau, MTTQkhông ngừng phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc ViệtNam là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp giành độc lập dân tộc, thốngnhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Kế tục và phát huy vai trò lịch sửcủa Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam các thời kỳ, MTTQ Việt Nam ngàynay là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổchức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các cá nhân tiêu biểu trong các giai tầng
xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài
Tóm lại chức năng của MTTQ Việt Nam là phát huy truyền thống yêunước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết mọi người Việt Nam
ở trong và ngoài nước, không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo, tínngưỡng, quá khứ, ý thức hệ và chính kiến, miễn là tán thành công cuộc đổi mới,nhằm mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất chủ quyền quốc gia và toàn vẹnlãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Trang 21MTTQ Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sởchính trị của chính quyền nhân dân, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp,chính đáng của nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đạiđoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phốihợp và thống nhất hành động của các thành viên
MTTQ Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàndân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyêntruyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ
trương của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật; giám sát hoạt
động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức Nhà nước;tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhànước; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhândân; tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam vớinhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới
1.2 Dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động
1.2.1 Khái niệm dân chủ
Dân chủ là một vấn đề vô cùng quan trọng và bức thiết từ xưa đến nay,
đó là nội dung vừa mang tính chính trị, vừa mang tính nhân văn của con người.Trải qua các thời kì lịch sử, do bối cảnh cụ thể mà khái niệm “dân chủ” cónhững hình thức và tên gọi khác nhau như: Dân chủ chủ nô; Dân chủ quân sự;Dân chủ lập hiến; Dân chủ tư sản; Dân chủ nhân dân; Dân chủ XHCN Dù cócác trạng thái khác nhau, song khái niệm "dân chủ" được dùng để chỉ tính chấtchế độ xã hội mà trong đó người dân được thể hiện quyền làm chủ của mình
Các học thuyết chính trị, dân chủ dùng để mô tả cho hình thức nhà nước
và cũng là một loại triết học chính trị Mặc dù chưa có một định nghĩa thốngnhất về dân chủ, nhưng có hai nguyên tắc mà bất kỳ một định nghĩa dân chủ
Trang 22nào cũng đưa vào: thứ nhất là tất cả mọi thành viên của xã hội (công dân) đều
có quyền tiếp cận đến quyền lực một cách bình đẳng; thứ hai là tất cả mọi thànhviên (công dân) đều được hưởng các quyền tự do được công nhận rộng rãi
Với C.Mác và Ph.Ăngghen thì cách mạng XHCN lấy việc giải phóng conngười khỏi mọi sự tha hoá, bất công, giành trở lại cho con người cái bản chấtvốn có của nó - lao động và hoà bình - làm mục tiêu cơ bản của mình Muốnvậy, trong giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng đó, giai cấp vô sản phải trởthành giai cấp thống trị, phải "giành lấy dân chủ" Tư tưởng này nói lên bảnchất dân chủ của xã hội mới mà giai cấp công nhân và nhân dân lao động đanghướng tới
Phát triển những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về dân chủ,V.I.Lênin đã khẳng định sự cần thiết phải kết hợp giữa cuộc đấu tranh cho dânchủ với thắng lợi của CNXH Đấu tranh cho dân chủ, theo các ông, cũng khôngthể dừng lại ở dân chủ tư sản Sau khi thiết lập chính quyền, việc phát triển triệt
để nền dân chủ XHCN là tiền đề để thực hiện thắng lợi hoàn toàn và triệt đểmục tiêu của CNXH Bởi vậy, khi làm rõ nội dung quan điểm về sự thống nhấthữu cơ giữa dân chủ và CNXH, V.I.Lênin chỉ ra rằng, mối quan hệ đó phảiđược hiểu trên hai phương diện: một là, giai cấp vô sản không thể hoàn thànhcuộc cách mạng XHCN, nếu họ không được chuẩn bị để tiến tới cuộc cáchmạng đó thông qua cuộc đấu tranh cho chế độ dân chủ,; hai là, CNXH sẽ khôngduy trì được thắng lợi, nếu không thực hiện đầy đủ chế độ dân chủ Như vậy,dân chủ không chỉ là mục tiêu, mà còn là động lực của quá trình xây dựngCNXH
Kế thừa và phát triển những tư tưởng nêu trên của chủ nghĩa Mác-Lênin,trong quan niệm của Hồ Chí Minh, dân chủ không tách rời quan niệm “Dân làgốc”, “Dân là chủ”, “Dân làm chủ”, “Nước ta là nước dân chủ” Ngay từ khitiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, rồi truyền bá vào Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã
Trang 23khẳng định: các cuộc cách mạng xã hội theo khuynh hướng tư sản như của Anh,
Mỹ, Pháp đều chưa triệt để, vì nhân dân lao động chưa thực sự được giải phóng;
áp bức bất công vẫn tồn tại, quyền lợi vẫn tập trung vào tay giai cấp tư sản.Chính vì thế, Người đã lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi theo con đườngcách mạng mà giai cấp vô sản Nga đã tiến hành
Những yêu cầu dân chủ của nhân dân được thể chế hoá thành các chuẩnmực mang tính Nhà nước và pháp quyền, thành nguyên tắc tổ chức và vận hànhcủa Nhà nước cũng như các thiết chế chính trị khác, tạo thành chế độ dân chủ.Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng ta xác định: “Tiếp tục xâydựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tất cả quyền lực Nhànước thuộc về nhân dân” [12; 238]
Qua gần 30 năm đổi mới, Đảng ta đã có những phát triển mới, quan trọngtrong nhận thức về dân chủ Quan niệm về dân chủ được mở rộng; dân chủ trêntất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Dân chủ phản ánh mộtbước chuyển từ thể chế chính trị dựa trên áp lực, tuân thủ mệnh lệnh sang thểchế hợp tác, đồng thuận đầy trách nhiệm
Dân chủ là một quá trình phát triển lâu dài, là kết quả của giáo dục ý thứcdân chủ và nâng cao năng lực thực hành dân chủ, phụ thuộc quá trình phát triểncủa cả kinh tế, xã hội, con người và cả sự phát triển văn hóa dân chủ Đây làmột quá trình không nóng vội, không thoát ly thực tiễn chính trị nước ta Phảidân chủ trong tất cả các cấp độ, từ cơ quan lãnh đạo cao nhất đến cấp cơ sở
Từ những quan điểm và tư tưởng của các nhà kinh điển, có thể khẳngđịnh rằng: dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội mangbản chất của giai cấp thống trị, trong đó thừa nhận nhân dân là nguồn gốc củaquyền lực Để có dân chủ, nhân dân phải là chủ thể của quyền lực, nếu ngược
lại sẽ là chuyên chế
Trang 24Dân chủ cơ sở cũng chính là dân chủ, là quyền lực, quyền làm chủ thuộc
về nhân dân trên tất cả các mặt của đời sống xã hội Tuy nhiên, khái niệm dânchủ cơ sở có phạm vi hẹp hơn nhưng lại cụ thể hơn khái niệm dân chủ, đó làquyền làm chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ sở nơi cư trú: xã, phường, thị trấn,…
và cơ quan, đơn vị công tác của từng người dân, đó chính là việc người dânđược quyền tham gia đóng góp ý kiến của mình vào các vấn đề chính trị, kinh
tế, xã hội ở địa phương
1.2.2 Phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động
Có thể thấy rằng dân chủ ở cơ sở và đặc biệt là dân chủ ở cấp xã là vấn
đề lớn của Đảng và Nhà nước ta, đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo như: Chỉthị số 30-CT/TW, ngày 18/02/1998 của Bộ chính trị khóa VIII về xây dựng vàthực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Nghị định số 29/1998/NĐ-CP về việc banhành Quy chế dân chủ ở xã; Nghị định 79/2007/NĐ của Uỷ ban thường vụQuốc hội ban hành Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 về thực hiện dân chủ
ở xã, phường, thị trấn Việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã bên cạnhcác đặc điểm chung của thực hiện pháp luật nói chung còn có những điểm đặctrưng sau đây:
Thứ nhất, thực hiện QCDC cơ sở là hoạt động diễn ra thường xuyên, liêntục gắn liền với các hoạt động trên địa bàn thôn, xóm, tổ dân phố Đâu là nơingười dân có thể cảm nhận thực tế dân chủ ở xã; ngay tại xã, huyện, tỉnh hayphải tận ở Trung ương Con người không chỉ có khát vọng dân chủ mà còn cầncảm nhận thực tế về dân chủ, còn cần đến thực hành dân chủ và thực hành phápluật Nói rằng dân chủ ở xã - tên gọi là thế nhưng kỳ thực mảnh đất hiện sinhcho dân chủ không hẳn tập trung tại trụ sở của chính quyền xã, là thuần tuý xã
mà nó phải đi xuống thôn, xóm, tổ liên gia, khu dân cư - là những đơn vị hànhchính tự nguyện
Trang 25Thứ hai, thực hiện QCDC ở cơ sở được triển khai trên địa bàn rộng lớnnhất so với các loại hình dân chủ khác ở cơ sở Điều này lý giải bởi hệ thốngchính quyền xã là hệ thống quyền lực có địa bàn rộng lớn nhất Chính quyềncấp cơ sở được hình thành trên một cộng đồng dân cư, cộng đồng lãnh thổ bềnvững, dưới cấp này không hình thành một cấp chính quyền nào khác Do đó
“dân chủ ở cơ sở” phải được hiểu là dân chủ ở cấp thấp nhất, là nơi người dânthể hiện trực tiếp nhất quyền làm chủ của mình đó chính là thôn Và suy chocùng, tất cả các tổ chức quyền lực Nhà nước cấp trên, muốn phát huy tác dụngcuối cùng đều phải thông qua vai trò của hệ thống chính quyền xã; dân gắn vớiNhà nước, trước hết và trực tiếp thông qua quan hệ với chính quyền cơ sở
Thứ ba, thực hiện QCDC ở cơ sở được tiến hành bởi nhiều chủ thể khácnhau, trong đó, nhân dân là một chủ thể đặc biệt quan trọng Đó chính là hệthống chính trị ở cơ sở và quan trọng hơn là những người dân sống tại địa bàn
cơ sở Chính họ sẽ quyết định hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện dân chủ ởcấp xã Xét cho cùng, sự nghiệp đổi mới của đất nước nói chung và công cuộccông nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng tùy thuộc lớn vào cơ sở, vào chínhquyền xã, mà sức mạnh của chính quyền là ở nơi dân
Thứ tư, thực hiện pháp luật dân chủ ở cấp xã là thực hiện các quy phạm
cụ thể quy định trong các văn bản do Nhà nước ban hành, cụ thể ở đây là cácquy định trong QCDC ở xã, phường, thị trấn Điều này là hoàn toàn cần thiết đểtránh các trường hợp lợi dụng dân chủ để kích động, lôi kéo, dân chủ quá trớn,
vô chính phủ Dân chủ phải được hiểu là sự tự do trong khuôn khổ pháp lý Dovậy, không thể cho rằng "dân chủ" và "hoàn toàn tự do" là một Dân chủ phảigắn liền với chuyên chính Chuyên chính không phải là mục đích của dân chủ
mà là phương tiện bảo vệ nền dân chủ, bảo vệ những lợi ích của nhân dân,chống lại những kẻ đi ngược lại lợi ích của nhân dân, ngược lại chế độ dân chủ
Trang 26Quyền làm chủ của một cá nhân không được đi ngược lại quyền làm chủcủa các cá nhân khác và của cộng đồng Xã hội dân chủ là một xã hội có trật tự,
kỷ cương, nền nếp Dân chủ đối lập với sự độc đoán, chuyên quyền, đồng thờicũng đối lập với sự hỗn loạn, vô chính phủ Để tránh tình trạng mất dân chủhoặc lợi dụng dân chủ, đòi hỏi phải có các quy định mang tính quyền lực Nhànước cũng như các cơ chế để đảm bảo thực hiện được trên thực tế
1.3 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với việc phát huy quyền làm chủ của
nhân dân lao động
1.3.1 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là khối thống nhất về tư tưởng, hành động của khối đại đoàn kết toàn dân
Mặt trận Tổ quốc với Đảng cộng sản Việt Nam
Quan hệ giữa Đảng và MTTQ vừa là mối quan hệ bình đẳng, vừa là quan
hệ giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo: Đảng cộng sản Việt Nam vừa là thành viên vừa
là người lãnh đạo MTTQ Trong quan hệ bình đẳng, Đảng tham gia MTTQ cónghĩa vụ như mọi thành viên khác Đại diện cấp ủy Đảng tham gia UBMTTQ
có trách nhiệm sinh hoạt đầy đủ, thực hiện hiệp thương dân chủ và phối hợpthống nhất hành động Để Đảng lãnh đạo MTTQ, Đảng phải ở trong MTTQ.Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo bằng cách đề ra đường lối, chủ trương chínhsách đúng đắn, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của cáctầng lớp nhân dân Sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ là vấn đề có tínhnguyên tắc, bảo đảm cho MTTQ không ngừng được củng cố và mở rộng Đảng
có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức cho mỗi đảngviên và các tầng lớp nhân dân thực hiện đại đoàn kết dân tộc, thực hiện thắnglợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, MTTQ Việt Nam đã có vai trò rấtquan trọng đối với sự nghiệp của Đảng: động viên tập hợp nhân dân vào cáccuộc kháng chiến chống ngoại xâm; đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà;
Trang 27đưa cả nước vào thời kỳ quá độ lên CNXH MTTQ Việt Nam là lực lượng tolớn đóng góp vô giá vào việc xây dựng Đảng MTTQ và các đoàn thể làm chocác thành viên (hội viên, đoàn viên) nắm vững và thực hiện đường lối chínhsách của Đảng và Nhà nước; kiểm tra, giám sát hoạt động của đảng viên và tổchức Đảng; góp ý kiến phê bình đảng viên và bổ sung cho Đảng những người
ưu tú; đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc nhằm hạ uy tín của Đảng
MTTQ Việt Nam có vai trò rất to lớn trong công tác vận động nhân dân.Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thắng lợi huy hoàng của Cách mạng tháng Támnăm 1945 gắn liền với sự nghiệp của Mặt trận Việt Minh; thắng lợi vĩ đại củacuộc kháng chiến chống Pháp gắn liền với sự nghiệp của Mặt trận Liên Việt.MTTQ Việt Nam kế tục sự nghiệp của Mặt trận Liên Việt đã góp phần tích cựcvào thắng lợi to lớn của công cuộc cải tạo XHCN và xây dựng CNXH ở miềnBắc, chi viện đắc lực cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Cả về phương diện lý luận và bài học thực tiễn của cách mạng thế giới và ởnước ta đã khẳng định rằng, nguồn gốc chủ yếu sức mạnh của Đảng là ở mốiliên hệ mật thiết với quần chúng, là sự ủng hộ của quần chúng đối với đường lốichính trị do Đảng nêu ra Bởi vậy, V.I Lênin xem một trong những nguy cơ lớnnhất và đáng sợ nhất là Đảng tự cắt đứt mối liên hệ với quần chúng
Tại Đại hội VII MTTQ Việt Nam (28/9/2009), Tổng Bí thư Nông ĐứcMạnh đã phát biểu: “Đoàn kết, yêu nước là truyền thống cực kỳ quý báu củadân tộc ta Kế thừa và phát huy truyền thống đó, từ ngày Đảng ta ra đời cho đếnnay, được dẫn dắt bởi tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh,Đảng ta đã không ngừng chăm lo xây dựng và phát triển Mặt trận dân tộc thốngnhất, coi đại đoàn kết toàn dân tộc là một cội nguồn của sức mạnh, động lựcchủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của sự nghiệpcách mạng và phát triển của đất nước và dân tộc ta…
Trang 28Năm tháng sẽ qua đi nhưng sức mạnh vĩ đại, thành tựu nổi bật của khốiđại đoàn kết toàn dân tộc và vai trò của Mặt trận Dân tộc thống nhất trong cáchmạng dân tộc dân chủ trước đây và cách mạng xã hội chủ nghĩa ngày nay sẽmãi mãi là những trang chói lọi trong lịch sử dân tộc ta ở thời đại Hồ Chí Minh”[35; 82].
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam
- Mặt trận Dân tộc thống nhất góp phần quan trọng vào việc thành lập
Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam
Nhà nước ta trên thực tế ra đời từ các tổ chức Mặt trận Mặt trận ViệtMinh với Đại hội đại biểu quốc dân Tân Trào và Chương trình 10 điểm(10/1944), được coi như tổ chức tiền thân của Quốc hội, đã thông qua Mườichính sách lớn của Việt Minh và Lệnh tổng khởi nghĩa, quyết định Quốc kỳ nền
đỏ sao vàng, chọn bài Tiến quân ca làm Quốc ca và bầu ra Ủy ban Dân tộc giảiphóng Trung ương, tức Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam mới do Nguyễn
Ái Quốc làm Chủ tịch Dưới sự lãnh đạo tài tình của Bác Hồ và Đảng ta, Mặttrận Việt Minh đã tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân đứng lên giành chínhquyền, giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, lập nên nướcViệt Nam dân chủ cộng hòa, mở ra thời kỳ lịch sử mới, thời kỳ toàn bộ quyềnlực Nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể của quyền lực Nhà nước.Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam là tổ chức tiền thân của Chính phủ cáchmạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
- Mặt trận tham gia xây dựng, củng cố chính quyền vững mạnh
Khi chính quyền đã về tay nhân dân, chức năng của chính quyền khác vớiMTTQ Chính quyền Nhà nước từ Trung ương xuống địa phương là cơ quanquyền lực của dân, thực hiện chức năng tổ chức, quản lý xã hội, quan hệ đốingoại và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ theo Hiến pháp, pháp luật Trái lại, MTTQkhông phải là cơ quan quyền lực nhà nước, MTTQ có vai trò là cơ sở vững
Trang 29mạnh của chính quyền nhân dân MTTQ các cấp tham gia xây dựng và củng cốchính quyền thể hiện ở các mặt sau:MTTQ tham gia xây dựng Hiến pháp, phápluật, chủ trương chính sách của Nhà nước từ Trung ương đến các cấp chínhquyền địa phương; UBMTTQ các cấp làm tốt công tác bầu cử Đại biểu Quốchội và HĐND các cấp
UBMTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên các cấp giúp đỡ đại biểuHĐND cùng cấp làm nhiệm vụ đại biểu, tạo điều kiện cho đại biểu tiếp xúc với
cử tri, thu thập ý kiến, nguyện vọng và kiến nghị của nhân dân với HĐND Chủtịch UBMTTQ các cấp và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân được mờitham dự các kỳ họp của HĐND, các phiên họp của UBND cùng cấp bàn vềnhững vấn đề có liên quan, góp ý kiến vào các vấn đề được đưa ra thảo luận vànắm nội dung nghị quyết của kỳ họp, các quyết định, chỉ thị của phiên họp đểtuyên truyền vận động nhân dân thi hành.UBMTTQ các cấp giám sát hoạt độngcác cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ viên chức Nhà nước
Trong các kỳ họp thường lệ của HĐND, UBMTTQ báo cáo về hoạt độngcủa MTTQ tham gia xây dựng chính quyền, về những ý kiến, kiến nghị củaUBMTTQ đối với HĐND, UBND và đại biểu HĐND cùng cấp Tại các kỳ họpcủa HĐND, các phiên họp của UBND, UBMTTQ các cấp và những người đứngđầu các đoàn thể nhân dân phải phản ánh với HĐND, UBND tâm tư, nguyệnvọng, quyền lợi chính đáng của các tầng lớp nhân dân để các quyết định củachính quyền gắn được nghĩa vụ với quyền lợi và lợi ích chính đáng của mỗi tổchức thành viên với lợi ích chung
UBMTTQ các cấp tham gia quản lý sản xuất và văn hóa - xã hội phù hợpvới luật pháp và điều lệ của từng tổ chức; cùng chính quyền cùng cấp chăm lo
và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên thành viên và nhân dânthực hiện tốt mọi chính sách đúng đắn của Nhà nước Tổ chức MTTQ các cấp
Trang 30đã góp phần tích cực hòa giải các tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dânnhằm tạo ra môi trường, không khí bình ổn, đoàn kết trong nhân dân.
Tổ chức Nhà nước, tổ chức MTTQ đều là đại diện cho các tầng lớp nhândân rộng rãi, thông qua đó nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình Nhànước quản lý xã hội theo pháp luật, MTTQ là chỗ dựa của chính quyền, độngviên nhân dân tham gia xây dựng chính quyền và thực hiện các chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Hoạt động của Nhà nước mangtính quyền lực từ trên xuống Hoạt động của MTTQ mang tính chất vận độngquần chúng từ cơ sở MTTQ chẳng những là chỗ dựa của chính quyền mà cònsớm giúp chính quyền phát hiện và khắc phục những hiện tượng quan liêu Nhànước là quyền lực, MTTQ là lòng dân
1.3.2 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội đại biểu cho lợi ích của toàn dân, thực hiện quyền lực của nhân dân
MTTQ vừa là môi trường, vừa là phương thức tổ chức qua đó nhân dânthực hiện quyền lực chính trị của mình
Trong chế độ ta, nhân dân lao động thực thi quyền lực chính trị của mìnhthông qua hai hình thức: dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện) và dân chủ trựctiếp Đây là định hướng hoạt động của UBMTTQ các cấp nhằm góp phần xâydựng nền dân chủ XHCN MTTQ là tổ chức tham chính, tham gia xây dựng và
củng cố chính quyền nhân dân, nhất là tham gia tổ chức các cuộc bầu cử các cơquan dân cử ở các cấp, tạo điều kiện để cử tri có cơ hội lựa chọn, giới thiệunhững người có tài, đức, và ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp
Luật pháp đã quy định MTTQ giám sát cơ quan Nhà nước, các tổ chức xãhội thực hiện nghiêm chỉnh bầu cử, MTTQ kiểm tra xem nơi nào làm khôngđúng quy trình hiệp thương, không làm đúng quy định của luật pháp về bầu cử,MTTQ có thể kiến nghị với cơ quan chỉ đạo uốn nắn lại Như vậy trách nhiệmcủa MTTQ là hết sức to lớn.MTTQ, với tư cách là tổ chức đại biểu cho ý chí và
Trang 31nguyện vọng của toàn dân có đủ tư cách tham gia xây dựng các chủ trương,chính sách, pháp luật Nhà nước, như: tham gia xây dựng Hiến pháp, Luật dân
sự, Luật lao động, Luật hình sự và tham gia xây dựng nhiều pháp lệnh, vănbản pháp quy thuộc nhiều lĩnh vực liên quan đến lợi ích của các thành viên
trong MTTQ.
Một số hoạt động của MTTQ đã được luật hóa và được tiến hành có nềnếp như tham gia tố tụng, tuyển chọn thẩm phán, giới thiệu hội thẩm nhân dân,tham gia xây dựng pháp luật Đến nay, hầu hết UBMTTQ các huyện ở tỉnh HàTĩnh đã xây dựng đươc quy chế phối hợp công tác giữa MTTQ với HĐND vàUBND cùng cấp Qua một số hoạt động trên, mối quan hệ giữa MTTQ và chínhquyền được tăng cường và dần đi vào nề nếp; nhiều nơi chính quyền đã quantâm, phối hợp, tạo điều kiện để MTTQ hoạt động có hiệu quả
MTTQ các cấp chỉ đạo hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, tiến hànhkiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc sử dụng đất đai, nhàcửa, công quỹ của Nhà nước và vốn do dân đóng góp để xây dựng các côngtrình, góp phần tăng cường công tác quản lý kinh tế xã hội MTTQ đã tham gia
có kết quả vào việc giám sát thực hiện các chính sách xã hội, các chương trình,
kế hoạch dự án về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
UBMTTQ và các tổ chức thành viên các cấp đã phối hợp với chínhquyền cải tiến nội dung và quy trình tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo vàphối hợp với chính quyền triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở, nhằm thực hiệndân chủ trực tiếp của dân theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dânkiểm tra" Thông qua phương tiện thông tin đại chúng của MTTQ như báo Đạiđoàn kết, báo của các tổ chức thành viên và các phương tiện khác, MTTQ nêunhững gương tốt, việc tốt, thẳng thắn tố cáo những việc làm vi phạm nghiêmtrọng quyền dân chủ đồng thời thông qua UBMTTQ các cấp để kiến nghị với
Trang 32Nhà nước xử lý nghiêm những hành vi vi phạm đó, góp phần đấu tranh chốngnhững hiện tượng tiêu cực, bảo vệ quyền làm chủ của dân, nhất là ở cơ sở.
Những nhiệm vụ như tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quyềnlàm chủ, thi hành chính sách pháp luật, tham gia tuyên truyền, động viên nhândân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước; phối hợp tham gia với cơ quan Nhà nước tổ chức các cuộc vận động nhândân đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa,giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, giữ gìn anninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
MTTQ là công cụ hiệu quả trong việc tham gia công tác hòa giải ở địabàn dân cư; góp phần cùng Đảng và chính quyền giải quyết, triệt phá các ngòi
nổ có thể dẫn tới các "điểm nóng" chính trị hiện nay, tổng hợp, nghiên cứu ýkiến, nguyện vọng của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước
Quyền làm chủ của nhân dân qua kênh MTTQ được Luật Mặt trận Tổquốc Việt Nam xác định tại Điều 2 "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụtập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chínhtrị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huyquyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêmchỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan Nhànước, tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng
và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhànước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia pháttriển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước
trong khu vực và trên thế giới" [22; 5-6 ]
MTTQ là tổ chức tập hợp, phối hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, thểhiện ý chí nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, tham gia với chính quyền đểgiải quyết các mâu thuẫn nội bộ nhân dân, thực hiện dân chủ, bảo vệ lợi ích hợp
Trang 33pháp của dân, xây dựng và giám sát chính quyền, động viên phong trào rộnglớn trong nhân dân để thực hiện các mục tiêu, các nhiệm vụ về kinh tế, văn hóa,
xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại Do đó, MTTQ là cầu nối giữa nhân dânvới Đảng và Nhà nước, là cái cốt vật chất đầy sức hút để chuyển hóa tinh thần
và truyền thống đại đoàn kết dân tộc thành sức mạnh vật chất hiện thực của cảdân tộc để thực hiện các nhiệm vụ cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam đề
ra Chính vì vậy, MTTQ đã thắt chặt mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân
dân, được hiến định tại Điều 9 của Hiến pháp năm 2013 "Mặt trận Tổ quốcViệt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân" [18; 11]
MTTQ Việt Nam là thành viên chiến lược của hệ thống chính trị
Đặc trưng cơ bản của HTCT ở nước ta là HTCT mang tính giai cấp sâusắc, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính giai cấp và tính dân tộc, nhân văn Tínhdân tộc có lúc nổi trội nhưng tính giai cấp vẫn là cơ sở, là định hướng Sự quyđịnh MTTQ là thành viên trong HTCT là do yêu cầu khách quan của sự nghiệpcách mạng, là xuất phát từ bản chất của thể chế chính trị dân chủ, mọi quyềnlực thuộc về nhân dân Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên CNXH có xác định, "liên minh chính trị của các đoàn thể nhân dân và cánhân tiêu biểu của các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, là
cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân Đảng Cộng sản Việt Nam vừa làthành viên vừa là người lãnh đạo MTTQ MTTQ hoạt động theo phương thứcdân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên theo chươngtrình hành động chung" [5; 20]
Để phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan quyền lực Nhà nước do dân
cử cũng cần xác định lại cho đúng vị trí, vai trò của tổ chức MTTQ Nhân dânthực hiện quyền làm chủ không chỉ thông qua tổ chức Nhà nước mà còn thôngqua tổ chức xã hội Hướng phát triển của nền dân chủ XHCN và ngày càng pháthuy vai trò của các tổ chức xã hội thì MTTQ có vai trò quan trọng Đó là một
Trang 34nét khá độc đáo trong quá trình cách mạng Việt Nam Một trong những nguyênnhân thành công của Đảng ta là "lấy dân làm gốc" và khéo vận dụng các hìnhthức tổ chức thích hợp của MTTQ để đoàn kết và động viên các tầng lớp nhândân rộng rãi Có thể nói một cách hình ảnh, MTTQ là một của ba chân kiềngtrong cơ chế Đảng, Chính quyền và MTTQ MTTQ phát huy được vai trò củamình càng làm vững thêm các thế kiềng ba chân của cách mạng.
1.3.3 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức hiệp thương chính trị, giới thiệu đại biểu dân cử
Qua các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp UBMTTQ cáccấp đã tổ chức hội nghị hiệp thương, giới thiệu đầy đủ các ứng cử viên, bảođảm dân chủ, đúng luật; phối hợp trong tổ chức bầu cử, giám sát công tác bầu
cử, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND Ủy banMTTQ còn chủ động hướng dẫn UBMTTQ các cấp tổ chức đại biểu dân cử tiếpxúc với cử tri, qua đó tạo được sự phấn khởi, nâng thêm tầm hiểu biết và niềmtin trong dân Cuộc bầu cử HĐND khóa 2011- 2016, hệ thống MTTQ các cấp
đã tham gia cuộc bầu cử một cách chủ động, tích cực
MTTQ đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức hội nghị tập huấncho cán bộ MTTQ, các tổ chức thành viên, các cơ quan có liên quan; quán triệtnội dung công tác bầu cử, luật bầu cử, các bước của quy trình hiệp thương; đảmbảo cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, đúng luật, tiết kiệm, an toàn và thắnglợi MTTQ phối hợp với thường trực HĐND, UBND cùng cấp thành lập các tổchức bầu cử theo luật định bao gồm hội đồng bầu cử, ban bầu cử, tổ bầu cử vàhướng dẫn tổ chức hiệp thương theo quy định Sau hội nghị hiệp thương lần 3,UBMTTQ các cấp lập danh sách chính thức những người được giới thiệu đạibiểu HĐND, tổ chức bàn giao hồ sơ, danh sách các ứng cử viên cho hội đồngbầu cử cùng cấp và triển khai kế hoạch tổ chức tiếp xúc cử tri với ứng cử viên
để vận động bầu cử
Trang 35Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, theo quy định
thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND; tham gia các tổchức phụ trách bầu cử; phối hợp với cơ quan Nhà nước hữu quan tổ chức hộinghị cử tri ở nơi cư trú, các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với những người ứng cử;tham gia tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện pháp luật về bầu cử; tham giagiám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân.Tham gia tố tụng, tuyển chọn thẩm phán, giới thiệu hội thẩm tòa án nhân dân
MTTQ Việt Nam có quyền và trách nhiệm tham gia tố tụng, tham gia Hội đồngtuyển chọn thẩm phán, giới thiệu người đủ tiêu chuẩn để bầu, cử làm hội thẩmtòa án nhân dân theo quy định của pháp luât
1.3.4 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thực hiện chức năng giám sát hoạt động của chính quyền, đại biểu dân cử và viên chức Nhà nước
dân, hỗ trợ cho công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của Nhà nước, nhằm gópphần xây dựng và bảo vệ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trongsạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích
Tổ quốc Việt Nam giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử,cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật” [22; 11]
thức sau đây:
Động viên nhân dân thực hiện quyền giám sát; tham gia hoạt động giámsát với cơ quan quyền lực Nhà nước; thông qua hoạt động của mình, tổng hợp ý
nước có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng người tốt, việc tốt, xem xét, giảiquyết, xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật Người đứng đầu cơ quan, tổ
Trang 36chức có trách nhiệm tạo điều kiện để MTTQ Việt Nam thực hiện nhiệm vụ
chức có trách nhiệm xem xét, trả lời trong thời hạn theo quy định của pháp luật
Để MTTQ thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội, vừa qua
Bộ Chính trị đã ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ ViệtNam và các đoàn thể chính trị xã hội, ban hành kèm theo Quyết định số 217-
QĐ/TW, ngày 12-12-2013 Để thực hiện tốt chức năng quan trọng này, cần sự
đổi mới căn bản về nhận thức và phương thức hoạt động của MTTQ và cácđoàn thể các cấp Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã banhành quy chế phối hợp trong việc giám sát hoạt động của cơ quan chính quyền
và của cán bộ, công chức nhưng trên thực tế chủ trương này chưa đi vào cuộcsống, chưa đủ những điều kiện cần thiết để MTTQ các cấp triển khai thực hiện.Một số địa phương đề ra chủ trương và ban hành các quyết định không được sựđồng thuận cao của nhân dân, trước hết là do không tạo điều kiện để nhân dântham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của nhân dân là MTTQ
và các đoàn thể chính trị xã hội
Trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân, MTTQ cũngmới là cơ quan chuyển đơn thư của người dân đến các cơ quan chức năng xemxét, chưa có hình thức giám sát thích hợp và chế tài cụ thể về trách nhiệm của
cơ quan, tổ chức phải giải quyết và trả lời cho cơ quan MTTQ Quy chế giámsát và phản biện xã hội là những quy định cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảnglần thứ XI và Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tư, Ban chấp hành Trung ương Đảng(khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về công tác xây dựng Đảng hiện nay”; làbước tiến mới trong phương thức lãnh đạo của Đảng, theo hướng tạo điều kiệncho nhân dân bày tỏ chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền làm chủ củamình, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh
Trang 37MTTQ là liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị,các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và xã hội - nghề nghiệp, đại diệncho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không những có quyền mà còn có tráchnhiệm tham gia hoạch định và động viên nhân dân thực hiện các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước Giám sát và phản biện xã hội là nhu cầu cầnthiết và đòi hỏi tất yếu của quá trình lãnh đạo, điều hành đất nước nhằm khắcphục tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, những tệ nạn mà từ lâu Chủ tịch HồChí Minh đã coi là “căn bệnh nguy hiểm”, một thứ “giặc nội xâm”, là “kẻ thùcủa nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ”
Giám sát và phản biện xã hội không phải là “bới lông tìm vết” để phảnkháng, bác bỏ mà bản chất của hoạt động này mang tính xây dựng, làm cho cácquyết định của cơ quan Đảng, chính quyền được hoàn thiện hơn, đúng đắn hơn,phù hợp với ý chí và nguyện vọng chính đáng của nhân dân và có tính khả thicao; giúp cho đảng viên, cán bộ thấy được những khiếm khuyết, góp phần đấutranh, ngăn chặn sự suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên
Để MTTQ làm tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội, tổ chức Đảng,chính quyền, cơ quan Nhà nước các cấp, trước hết là người đứng đầu, cần đổimới nhận thức, coi giám sát và phản biện xã hội là một khâu trong quy trình xâydựng đề án, dự án trước khi trình cơ quan có thẩm quyền quyết định Mặt khác,Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, quản lý và điều hành đất nướctheo Hiến pháp và pháp luật, vì vậy trên cơ sở thực hiện quy chế của Bộ Chínhtrị, từng bước rút kinh nghiệm, tiến tới cần có Luật về giám sát và phản biện xãhội Hằng năm, MTTQ lựa chọn những vấn đề có quan hệ trực tiếp đến quyền
và lợi ích hợp pháp của nhân dân, những vấn đề mà các thành viên của MTTQ
và dư luận xã hội quan tâm…, để xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát vàphản biện xã hội
Trang 38Đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của UBMTTQ vàThường trực MTTQ các cấp Gần đây, Trung ương và nhiều địa phương đã “trẻhóa” cán bộ MTTQ và bố trí những cán bộ chủ chốt (Ủy viên Bộ Chính trị, Ủyviên Ban Thường vụ cấp ủy) trực tiếp đảm nhận chức danh người đứng đầuUBMTTQ, đó là chủ trương đúng đắn và cần thiết góp phần nâng cao vị thếchính trị và vai trò của MTTQ Điều quan trọng là, lựa chọn, bố trí những cán
bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, liêm chính, có uy tín cao trong cộng đồng,trung thực, thẳng thắn, có tư duy độc lập và năng lực tổng hợp, phản biện
Đối tượng giám sát của MTTQ là các cơ quan, tổ chức từ Trung ươngđến cơ sở và đảng viên, cán bộ, công chức Để hoạt động giám sát bảo đảm thật
sự dân chủ, công khai, khách quan, xây dựng cần củng cố và phát huy vai tròcủa ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố có đại diện của các cụm dân cư, tổdân phố, đây là những người trực tiếp sống với dân, gần dân, lắng nghe đượcnhiều ý kiến nguyện vọng của dân Để khắc phục tình trạng hình thức trongthực hiện Quy định 76-QĐ/TW ngày 15-6-2000 của Bộ Chính trị (khóa VIII),hằng năm cấp ủy nơi đảng viên, cán bộ, công chức cư trú, căn cứ vào kết quảgiám sát, gửi nhận xét đến cấp ủy nơi công tác hoặc gửi đến cơ quan quản lýcán bộ, đảng viên
UBMTTQ cần quy định chế độ thông tin, báo cáo về giám sát và phảnbiện trong hệ thống MTTQ, đồng thời xây dựng quy chế phối hợp giữa MTTQvới các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể trong việc cung cấp thông tin, bảođảm cho UBMTTQ có đầy đủ thông tin kịp thời, chính xác làm căn cứ để giámsát và phản biện Thường trực MTTQ các cấp cần tổ chức tốt việc tiếp nhận và
xử lý thông tin, thông qua báo cáo của MTTQ cấp dưới, của các tổ chức thànhviên, thông tin từ các cơ quan Đảng, Nhà nước, các cơ quan truyền thông đạichúng và các đơn thư, ý kiến phản ánh trực tiếp của các tầng lớp nhân dân
Trang 39Cấp uỷ và chính quyền các cấp tôn trọng và tiếp thu những góp ý đúngđắn trong quá trình giám sát và phản biện của MTTQ, thực hiện đúng quy chếgiám sát và phản biện là biểu hiện cụ thể về phong cách trọng dân, gần dân và
có trách nhiệm với dân, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triểntheo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng xã hội dân giàu, nướcmạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
1.3.5 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện chức năng phản biện xã hội
Hoạt động phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam góp phần bảo đảm tínhđúng đắn, phù hợp với thực tiễn trong việc xây dựng chính sách, pháp luật củaNhà nước, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng và lợi ích hợp pháp, chính đáng củanhân dân; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận trong xã hội Hoạt độngphản biện xã hội được thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch, khách quantheo Hiến pháp và pháp luật.Dự thảo văn bản pháp luật, chương trình, dự án, đề
án của cơ quan Nhà nước cùng cấp trên một số lĩnh vực cần thiết liên quan đếnquyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền và trách nhiệm của MTTQ ViệtNam Tổ chức hội nghị phản biện; gửi văn bản góp ý, kiến nghị; các hình thứckhác phù hợp với quy định của pháp luật
Trách nhiệm của MTTQ Việt Nam: xây dựng kế hoạch phản biện xã hội;yêu cầu cơ quan, tổ chức gửi dự thảo văn bản và thông tin cần thiết Tổ chứcphản biện, gửi văn bản kiến nghị đến cơ quan, tổ chức dự thảo văn bản Yêucầu cơ quan soạn thảo trả lời bằng văn bản đối với kiến nghị của mình; trườnghợp cơ quan dự thảo văn bản không tiếp thu thì yêu cầu có giải trình; tổ chứcđối thoại khi cần thiết
Đối với cơ quan, tổ chức được phản biện Gửi dự thảo văn bản cần phảnbiện đến MTTQ Việt Nam trong thời hạn ít nhất là ba mươi ngày trước khi trình
cơ quan có thẩm quyền quyết định; cung cấp thông tin cần thiết Cử người có
Trang 40trách nhiệm tham dự hội nghị phản biện hoặc tham gia đối thoại khiMTTQ Việt Nam có yêu cầu Trả lời bằng văn bản về việc tiếp thu ý kiến phảnbiện đến MTTQ Việt Nam; báo cáo ý kiến phản biện của MTTQ Việt Nam với
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành
Phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam, các đoàn thể nhân dân trong thời
kỳ đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước, Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã
đề ra nhiệm vụ mới cho MTTQ và các đoàn thể nhân dân là: “Nhà nước banhành cơ chế để MTTQ và các đoàn thể thực hiện tốt vai trò giám sát và phảnbiện xã hội” Quan điểm của Đảng về vai trò giám sát của MTTQ Việt Namđược thể chế hóa tại Điều 9, Hiến pháp 2013, Luật MTTQ Việt Nam và một sốvăn bản pháp luật khác và thực tiễn hoạt động giám sát của MTTQ Việt Namnhững năm qua đã có một số kết quả nhất định
Còn phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, các đoàn thể nhân dân làmột nhiệm vụ mới, khó và cũng rất nhạy cảm Tra cứu trên các từ điển tiếngViệt, chưa có từ điển nào đưa ra khái niệm phản biện xã hội mà chỉ có kháiniệm "phản biện" là: "đánh giá đúng chất lượng một công trình khoa học khicông trình được đưa ra bảo vệ để lấy học vị trước hội đồng chấm thi" Như vậy,phản biện là sự nhận xét, đánh giá chất lượng về lý luận, thực tiễn và giá trịkhoa học của một nhóm nhà khoa học đối với công trình nghiên cứu của mộtngười hoặc một nhóm người khác
Xuất phát từ quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm của ĐảngCộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về sự nghiệp cách mạng là của nhândân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân và thựctiễn hoạt động của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, nay là MTTQ Việt
Nam hơn tám thập kỷ qua, phải chăng Đảng ta đề ra nhiệm vụ "phản biện xã
hội" của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân là sự nhận xét, đánh giácủa nhân dân về tính khoa học (phù hợp với qui luật khách quan); tính nhân dân