1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay

90 1,2K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 594 KB

Nội dung

lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đã xác định rất rõ về mục tiêu là:“Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp từ trung ương đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu, có phẩm chất và

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ VĂN SƠN

NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ, THỊ TRẤN Ở HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC

Mã số: 60.31.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Người hường dẫn khoa học: TS Đinh Trung Thành

Nghệ An - 2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đề tài này được thực hiện dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của Tiến sỹ Đinh Trung Thành cùng với sự góp ý của các Giáo sư, Phó giáo sư - Tiến sỹ phản biện và các bạn đồng nghiệp Chúng tôi xin chân thành cảm ơn

sự giúp đỡ chân tình và quý báu đó.

Quá trình nghiên cứu đề tài cũng là quá trình vận dụng giữa lý luận

và thực tiễn trong công tác cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch

Hà, tỉnh Hà Tĩnh Đây là kết quả học tập nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng song bản thân vẫn còn nhiều băn khoăn về nhiều vấn đề trong công tác cán bộ chủ chốt chưa đi sâu nghiên cứu được Do vậy trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và hội đồng bảo vệ luận văn để bản thân bổ cứu, hoàn chỉnh đề tài được tốt hơn nhằm vận dụng vào thực tiến công tác cán bộ chủ chốt ở địa phương công tác.

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

trấn của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay 38

Chương 3: Mục tiêu, quan điểm và một số giải pháp nâng cao

năng lực cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh

Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay

52

3.1 Mục tiêu, quan điểm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chủ chốt

cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn hiện nay 523.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cán bộ chủ chốt

cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh 57

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 4

ĐTN Đoàn Thanh niên

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong hệ thống chính quyền bốn cấp của nước ta hiện nay xã, phường, thịtrấn (gọi chung là cấp xã, thị trấn) có vị trí rất quan trọng được ghi nhận tại Điều

Trang 5

110 - Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 Cấp xã,thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, là nơi trực tiếp thực hiện cácchủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm

vụ cấp trên giao, chăm lo mọi sinh hoạt và đời sống hàng ngày của nhân dân ởđịa phương Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn là người trực tiếp tiếp xúcvới nhân dân, làm cầu nối giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước Họ có vai trò rấtquan trọng trong việc quyết định hiệu quả của hệ thống chính trị cấp cơ sở nóiriêng và hệ thống chính trị nói chung

Thực tiễn cho thấy, nơi đâu có đội ngũ nói nói CBCC, nhất là đội ngũCBCC cấp xã, thị trấn vững mạnh thì nơi đó tình hình chính trị, xã hội ổn định;kinh tế, văn hóa phát triển; quốc phòng, an ninh được giữ vững Ngược lại,những địa phương cơ sở nào đội ngũ CBCC không được đào tạo, không đủ phẩmchất, năng lực và uy tín, thì địa phương đó sẽ gặp khó khăn, kinh tế - xã hộichậm phát triển

Trong những năm qua huyện Thạch Hà có sự điều chỉnh về địa giới hànhchính (trước đây, huyện Thạch Hà có 48 xã, thị trấn nay đã cắt chuyển 11 xãnhập về thành phố Hà Tĩnh và 6 xã vùng biển cửa thành lập huyện mới Lộc Hà),

vì vậy, mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội có nhiều biến động, đặc biệt làcông tác cán bộ Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện có nhiều dự án, công trìnhtrọng điểm của tỉnh và quốc gia đang đồng thời được triển khai thực hiện Đểthực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị và ổn định, phát triển kinh tế - xã hộithì vai trò của đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn là hết sức quan trọng Thạch Hàphải có một đội ngũ CBCC, nhất là đội ngũ CBCC của hệ thống chính trị cấp xã,thị trấn vững mạnh, có phẩm chất, năng lực, phương pháp, phong cách công táctốt, nhạy bén, năng động, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của tình hìnhmới Tuy nhiên, hiện nay do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, độingũ CBCC cấp xã, thị trấn của huyện còn có những hạn chế, bất cập: tỷ lệ đượcđào tạo cơ bản còn ít; chất lượng, năng lực điều hành chưa đồng đều, còn một số

Trang 6

CBCC chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổimới, sự nghiệp CNH, HĐH, hội nhập và phát triển; cơ cấu giới tính, độ tuổi…còn có những bất hợp lý Thực tiễn đòi hỏi đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn củahuyện Thạch Hà cần phải được xây dựng, phát triển cả về chất lượng và cơ cấunhằm góp phần trực tiếp thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địaphương, xây dựng quê hương Thạch Hà ngày càng giàu, mạnh, văn minh Xuất

phát từ những khía cạnh vừa nêu, tác giả chọn vấn đề: “Nâng cao năng lực cán

bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong giai

đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Chính trị học.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Vấn đề cán bộ nói chung, năng lực CBCC cấp xã, thị trấn nói riêng lànội dung được nhiều nhà lãnh đạo, các cấp ủy đảng và các nhà khoa học quantâm nghiên cứu Trong số các bài viết đã đăng trên các tạp chí, các đề tài,công trình nghiên cứu, các luận văn, luận án đã công bố, liên quan đến cácvấn đề cán bộ có nhiều công trình, bài viết đã với những đóng góp, kiến nghịhết sức sâu sắc, có giá trị thực tiễn cao như:

- Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (Đồng chủ biên) (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Cuốn sách đã phân tích, lý giải, hệ

thống hóa các căn cứ khoa học cho việc nâng cao đội ngũ CBCC các cấp, từ đóđưa ra những kiến nghị về phương hướng, giải pháp nhằm củng cố, phát triển độingũ này cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu cho phù hợp với yêu cầu của sựnghiệp CNH, HĐH đất nước

- Cao Khoa Bảng (2008) Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của

hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố Cuốn sách đã trình bày những kinh

nghiệm trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụquản lý, thực trạng, kinh nghiệm và những yêu cầu đặt ra

Trang 7

- Hoàng Chí Bảo (Chủ biên) (2005), Hệ thống chính trị nông thôn nước ta hiện nay Các tác giả đã nghiên cứu vấn đề từ quan điểm lý luận đến thực tiễn,

đồng thời cũng đưa ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu tiếp tục đổimới và nâng cao chất lượng HTCT ở cơ sở nông thôn nước ta

- Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông (Chủ biên) (2005), Thể chế dân chủ và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay Đây là công trình tập thể với sự tham

gia của các GS,TS Hoàng Chí Bảo; PGS, TS Lưu Đạt Thuyết; PGS, TS NguyễnVăn Mạnh; PGS,TS Nguyễn Quốc Phẩm bàn về dân chủ, hệ thống chính trị,đặc biệt là hệ thống chính trị cấp cơ sở Trong cuốn sách này có bàn đến đội ngũcán bộ cấp cơ sở ở các vùng nông thôn Việt Nam

- Đào Duy Quát (2005), Về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam Cuốn sách đã tập hợp các bài viết của tác giả về công tác tư tưởng và vấn

đề nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tư tưởng; kiên định những quanđiểm có tính nguyên tắc trong công tác tư tưởng với việc thực hiện nhiệm vụchính trị trong thời kỳ mới

Các luận văn, luận án:

- Phạm Công Khâm (2001), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay Luận án Tiến sĩ Chính trị

học, chuyên ngành Xây dựng Đảng Luận án đã làm rõ cơ sở khoa học về vai tròđội ngũ CBCC và công tác xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã; đánh giá thực trạng

và những vấn đề đặt ra cho việc xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã vùng nông thônđồng bằng sông Cửu Long; Chỉ ra mục tiêu, quan điểm và đề xuất những giảipháp để xây dựng đội ngũ CBCC theo yêu cầu mới trong điều kiện hiện nay

- Lê Hanh Thông (2003), Đổi mới giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã các tỉnh khu vực Nam Bộ Luận án đã

nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống về công tác giáo dục lý luận chính trịcho cán bộ chủ chốt trong HTCT cấp xã các tỉnh khu vực Nam Bộ; trên cơ sở đó

đề xuất một hệ thống các giải pháp tác động phù hợp và kiến nghị những đổi mới

Trang 8

nội dung, chương trình, phương thức giáo dục lý luận chính trị, góp phần nângcao vai trò, phẩm chất và năng lực của cán bộ chủ chốt cấp xã ở nước ta trongquá trình đổi mới theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa.

- Giao Thị Châu (2005), Chất lượng Bí thư đảng ủy xã ở tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay Đây là một luận văn thạc sĩ về công tác xây dựng Đảng

rất cần tham khảo, kế thừa thành quả nghiên cứu về việc đào tạo, bồi dưỡng nângcao chất lượng đội ngũ Bí thư đảng ủy xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

- Mai Đức Ngọc (2007), Vai trò của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay (qua

thực tế vùng đồng bằng sông Hồng) Luận án được bảo vệ thành công năm 2007tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Đây là một côngtrình giúp tham khảo những khía cạnh lý luận và thực tiễn về vai trò của cán bộlãnh đạo chủ chốt cấp xã trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nôngthôn trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, …

- Trần Duy Hưng (2009), Chất lượng bí thư đảng ủy xã vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay Luận án này cũng được bảo vệ thành công năm

2009 ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Nội dung cơbản luận án đã phân tích, luận giải về chất lượng bí thư đảng ủy xã vùng đồngbằng Sông Hồng; những kết quả, hạn chế, yếu kém trong đào tạo bồi dưỡng tạonguồn, bí thư đảng ủy xã trên địa bàn vùng đồng bằng sông Hồng trước yêu cầucủa đẩy mạnh CNH, HĐH

- Thành Từ Dũ (2006) Báo chí với việc giáo dục ý thức chính trị cho các

bộ cấp cơ sở ở tỉnh Tây Ninh hiện nay Luận văn thạc sĩ triết học này tìm hiểu

thực trạng vai trò báo chí với việc giáo dục ý thức chính trị cho cán bộ cấp cơ sở

ở tỉnh Tây Ninh và đưa ra những giải pháp chủ yếu nâng cao vai trò báo chítrong giáo dục ý thức chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở Tây Ninh

- Nguyễn Thị Huệ (2007), Thông tin việc hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thanh Hóa Luận văn đã phân tích làm rõ vai

Trang 9

trò của thông tin với hoạt động lãnh đạo, quản lý của các bộ chủ chốt cấp cơ sở ởtỉnh Thanh Hóa trong điều kiện hiện nay Đây là một luận văn rất cấp thiết thamkhảo khi triển khai đề tài nghiên cứu của học viên.

- Lường Thị Mến (2008) Bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Bắc Cạn hiện nay Luận văn Thạc sĩ chuyên

nghành triết học này đã đi sâu phân tích về bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộlãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Bắc Cạn song đã cho thấy nhiều điểmhạn chế chung ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã ở các địa bànnông thôn Việt Nam nước ta Đây cũng là một nguồn tài liệu tham khảo đángquý cho quá trình thực hiện luận văn

- Tống Phước Trường (2008), Nâng cao ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa cho đội ngũ cán bộ cấp xã ở tỉnh Kiên Giang hiện nay Đây là một luận văn thạc

sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, đã đi sâu nghiên cứu làm rõ tầmquan trọng của ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo,quản lý cấp cơ sở

- Nguyễn Văn Vũ (2008), Kiện toàn hệ thống chính trị cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học này đã

phân tích luận giải về việc kiện toàn hệ thống chính trị cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu ,trong đó có việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủchốt cấp cơ sở…

- Trần Ngọc Danh (2005), Chính sách đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở tỉnh Nghệ An Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính trị

học này đã đi sâu bàn về chính sách đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chínhtrị ở cơ sở ở tỉnh Nghệ An giúp tham khảo khi bàn về chính sách, đãi ngộ với độingũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở ở Thạch Hà, Hà Tĩnh

- Trần Trung Trực (2005), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã ở huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học cũng đã phân tích thực trạng,

Trang 10

phương hướng, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trịcấp xã ở huyện Bình Chánh Đây cũng là một tài liệu tham khảo giúp triển khai

- Nguyễn Phi Long (2007), Quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp

xã ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay Luận văn này đã đi sâu nghiên cứu

về quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở tỉnh Ninh Bình, giúp làmtài liệu tham khảo để nghiên cứu về quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ởhuyện Thạch Hà, Hà Tĩnh

- Trịnh Thăng Sự (2008), Xây dựng phong cách người Bí thư Đảng ủy xã

ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay Luận văn là tài liệu

tham khảo tốt khi nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủchốt cấp cơ sở nói chung

Các công trình khoa học như tổng thuật đã cung cấp nhiều luận cứ, luậnchứng cả về lý luận và thực tiễn cho việc triển khai đề tài Tuy nhiên vấn đề nângcao năng lực lãnh đạo cho đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh

Hà Tĩnh chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống Đề tàinghiên cứu của tác giả không trùng lắp với các công trình khoa học đã đượccông bố và có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Nâng cao năng lực của đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà,tỉnh Hà Tĩnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở cơ sở trong tình hình hiện nay

Trang 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng năng lực đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà,tỉnh Hà Tĩnh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng năng lực đội ngũ CBCC ở xã

và thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (bao gồm 30 xã và 1 thịtrấn)

- Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2009 đến nay (sau khi tách 6 xã vùngbiển cửa của huyện Thạch Hà để lập huyện mới Lộc Hà)

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin

và Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề CBCC, quan điểm của Đảng Cộng sản ViệtNam, chính sách Nhà nước về bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ CBCC cấp

xã, thị trấn

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duyvật biện chứng và duy vật lịch sử; sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp;

Trang 12

phương pháp lôgíc và lịch sử kết hợp với phương pháp điều tra xã hội học, đặcbiệt coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn

6 Đóng góp của luận văn

- Luận văn góp phần làm rõ thêm cơ sở khoa học của việc năng cao nănglực đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đáp ứng yêucầu nhiệm vụ trong tình hình mới

- Luận văn còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiêncứu, giảng dạy và học tập về công tác cán bộ, công tác xây dựng Đảng và xâydựng hệ thống chính trị cấp xã, thị trấn ở trường Chính trị tỉnh và các Trung tâmbồi dưỡng chính trị các huyện

7 Kết cấu của luận văn

Kết cấu của luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệutham khảo, Phụ lục , nội dung luận văn gồm 6 tiết, 3 chương:

xã, thị trấn

Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiệnnay

B NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC

CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ, THỊ TRẤN 1.1 Một số khái niệm liên quan đến nội dung về nâng cao năng lực cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn

Trang 13

1.1.1 Khái niệm về cán bộ, cán bộ chủ chốt và cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn

1.1.1.1 Cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa về cán bộ hết sức khái quát,giản dị và dễ hiểu Theo Người: "Cán bộ là người đem chính sách của Đảng,Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hìnhdân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng"[31; 33]

Theo cuốn Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên thì: "Cán bộ:dt.1 Người làm việc trong cơ quan nhà nước - cán bộ nhà nước 2 Người giữchức vụ, phân biệt với người bình thường, không giữ chức vụ trong các cơ quan,

tổ chức nhà nước" [22; 249] Theo Điều 4 Luật cán bộ công chức của Quốc hộiban hành ngày 13/11/2008: "Cán bộ xã, phường, thị trấn là công dân Việt Nam,được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân,

Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị

-xã hội trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách" [28; 1]

Từ những định nghĩa nêu trên, chúng ta có thể hiểu cán bộ là khái niệmdùng để chỉ những người ở trong cơ cấu của một tổ chức nhất định, có trọngtrách hoàn thành nhiệm vụ theo chức năng được tổ chức đó phân công

Như vậy, có nhiều quan niệm về cán bộ, nhưng tựu trung lại, có hai cáchhiểu cơ bản:

Một là, cán bộ bao gồm những người trong biên chế nhà nước, làm việc

trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị xã hội, các doanh nghiệpnhà nước và các lực lượng vũ trang nhân dân từ Trung ương đến địa phương và

cơ sở

Hai là, cán bộ là những người giữ chức vụ trong một cơ quan hay một tổ

chức để phân biệt với người không có chức vụ

Trang 14

Như vậy, hiểu theo nghĩa chung nhất, cán bộ là người lãnh đạo, quản lýhoặc người làm chuyên môn, nhà khoa học hay công chức, viên chức làm việc,hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc từ các nguồn khác Họ được hìnhthành từ tuyển dụng, phân công công tác sau khi tốt nghiệp ra trường, từ bổnhiệm, đề bạt hoặc bầu cử.

1.1.1.2 Cán bộ chủ chốt

- Chủ chốt: Theo Từ điển tiếng Việt - 2000 của Nhà xuất bản Đà Nẵng, từ

"chủ chốt" là "quan trọng nhất, có tác dụng làm nòng cốt Cán bộ chủ chốt củaphong trào" [49; 174]

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoáIX) ngày 18/3/2002 về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ

sở xã, phường, thị trấn” đã khẳng định “Cán bộ giữ chức vụ qua bầu cử gồm: các

bộ chủ chốt của cấp uỷ đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, những người

đứng đầu Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội” [15; 174].

Từ những nội dung trình bày nêu trên, chúng ta có thể hiểu CBCC làngười có chức vụ, nắm giữ các vị trí quan trọng, có tác dụng làm nòng cốt trongcác tổ chức thuộc hệ thống bộ máy của một cấp nhất định; người được giao đảmđương các nhiệm vụ quan trọng để lãnh đạo, quản lý, điều hành bộ máy thựchiện chức năng, nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấpmình về lĩnh vực công tác được giao Cán bộ chủ chốt là người có vị trí quantrọng, giữ vai trò quyết định trong việc xác định phương hướng, mục tiêu,phương pháp công tác; đề ra các quyết định và tổ chức thực hiện tốt các quyếtđịnh của cấp mình hoặc cấp trên giao Kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh, uốnnắn những biểu hiện lệch lạc; bổ sung, điều chỉnh kịp thời những giải pháp mới khicần thiết; đúc rút kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn chỉnh lý luận.Đồng thời, CBCC còn là người giữ vai trò đoàn kết, tập hợp, phát huy sức mạnhcủa quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị và xây dựng nội bộ tổ chứcvững mạnh Cán bộ chủ chốt là những người đại diện một tổ chức, một tập thể

Trang 15

chủ yếu do bổ nhiệm hoặc bầu cử, giữ một chức vụ trọng yếu trong cơ quanĐảng, Chính quyền (cấp trưởng, cấp phó); trưởng các đoàn thể và là nhữngngười chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp mình về mọi hoạt động của địaphương, đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được đảm nhận.

1.1.1.3 Cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn

Căn cứ các khái niệm trên, chúng ta thấy CBCC cấp xã, thị trấn là người

có chức vụ, nắm giữ các vị trí quan trọng, có tác dụng làm nòng cốt trong các tổ

chức thuộc hệ thống bộ máy của HTCT cấp xã, thị trấn

Theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượngHTCT ở cơ sở xã, phường, thị trấn; Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Quyết định04/2004/QĐ-BNV ngày 16/1/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn đốivới cán bộ công chức xã, phường, thị trấn; Điều 61 Luật Cán bộ, Công chức thìCBCC cấp xã, thị trấn gồm:

a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND;

c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND;

d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

e) Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam;

g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn

có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân ViệtNam);

h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam [28; 3]

Với đề tài này, tác giả luận văn đề cập đến đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn

ở huyện Thạch Hà bao gồm các chức danh: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch,Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận

Trang 16

Tổ quốc; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Bí thư Đoàn Thanh niên; Chủ tịch HộiNông dân; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã.

1.1.2 Năng lực và nâng cao năng lực

- Năng lực: Năng lực không mang tính chung chung mà khi nói đến năng

lực, bao giờ người ta cũng nói đến năng lực thuộc về một hoạt động cụ thể nào

đó như năng lực Toán học của hoạt động học tập hay nghiên cứu Toán học, nănglực hoạt động Chính trị của hoạt động Chính trị, năng lực Quản lý của hoạt độngQuản lý Nhà nước…

Theo Từ điển tiếng Việt thì “năng lực là khả năng đủ để làm một côngviệc nào đó hay “năng lực” là những điều kiện được tạo ra hoặc vốn có để thựchiện một hoạt động nào đó” [49; 238]

- Nâng cao năng lực: Theo Từ điển Tiếng Việt thì “Nâng cao là làm tăng

thêm” [49; 968]

Như vậy, căn cứ các khái niệm trên chúng ta thấy rõ nâng cao năng lực là

“làm tăng thêm khả năng đủ để làm một công việc nào đó hay “năng lực” lànhững điều kiện được tạo ra hoặc vốn có để thực hiện một hoạt động nào đó”.Nâng cao năng lực là những phương hướng, giải pháp trong công tác đào tạo, bồidưỡng, quy hoạch, sử dụng và bố trí cán bộ nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu vềnăng lực, trình độ, phẩm chất và những tố chất cần thiết của người cán bộ trongquá trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao

1.2 Yêu cầu về năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn

1.2.1 Mục tiêu của việc nâng cao năng lực cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn

Năng lực CBCC cấp xã, thị trấn là hệ thống những chuẩn mực bao gồm cảphẩm chất chính trị, đạo đức; kiến thức, năng lực, trình độ; phong cách làmviệc , là sự thống nhất giữa đức và tài của người cán bộ trên cơ sở các tiêuchuẩn chung của đội ngũ cán bộ và tiêu chuẩn riêng của cán bộ lãnh đạo Đảng,Nhà nước, đoàn thể nhân dân do Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về chiến

Trang 17

lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đã xác định rất rõ về mục tiêu là:

“Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp từ trung ương đến cơ sở, đặc biệt

là cán bộ đứng đầu, có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàngtrên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu,đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ nhằm thựchiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ vững độc lập tự chủ,

đi lên chủ nghĩa xã hội” [15; 168]

Từ mục tiêu đó Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về chiến lược cán bộthời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đã tập trung xác định các tiêu chuẩn đối với cán

bộ nói chung trong đó có đội ngũ CBCC trong thời kỳ mới bao gồm:

Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mụctiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lốicủa Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước

Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư Không tham nhũng và kiên quyếtđấu tranh chống tham nhũng Có ý thức tổ chức kỷ luật Trung thực, không cơhội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm

Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng,chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ nănglực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao

Các tiêu chuẩn đó, có quan hệ mật thiết với nhau Coi trọng cả đức và tài,đức là gốc

Ngoài các tiêu chuẩn chung nói trên, cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước,đoàn thể nhân dân còn phải: Có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lậptrường giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủnghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Có năng lực dự báo và định hướng

sự phát triển, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp

Trang 18

luật; thuyết phục và tổ chức nhân dân thực hiện Có ý thức và khả năng đấu tranhbảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Gương mẫu về đạo đức, lối sống Có tác phong dân chủ, khoa học, có khảnăng tập hợp quần chúng, đoàn kết cán bộ

Có kiến thức về khoa học lãnh đạo và quản lý Đã học tập có hệ thống ởcác trường của Đảng, Nhà nước và đoàn thể nhân dân; trải qua hoạt động thựctiễn có hiệu quả” [15; 177, 178]

Như vậy, từ những mục tiêu, tiêu chuẩn mà Nghị quyết trung ương 3 khóaVIII đã xác định, chúng ta thấy rõ sự đòi hỏi của thực tế khách quan là phải xâydựng một đội ngũ CBCC có số lượng và cơ cấu phù hợp với các yêu cầu cụ thểnhư:

Một là, tạo ra một đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn có số lượng và cơ cấu

hợp lý Tính hợp lý trong việc xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã biểu hiện ở việctinh giản biên chế một cách tối ưu, đảm bảo gọn nhẹ, hoạt động có chất lượng.Trong đó, mỗi cá nhân CBCC phát huy được hết năng lực, sở trường của mình;

có thể đảm đương tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo cho bộ máy hoạt động thôngsuốt và có hiệu quả

Xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn sẽ tạo ra một đội ngũ CBCC có

cơ cấu hợp lý Đó là sự cân đối giữa các thành phần, giới tính, độ tuổi Sự hợp

lý đó sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp, tính năng động, nhịp nhàng, hài hòa và có

Trang 19

giới Có ý thức giữ vững và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhànước Kiên quyết đấu tranh chống lại những quan điểm lệch lạc, sai trái của cácthế lực thù địch

Có đạo đức cách mạng thì CBCC mới có khả năng hoàn thành tốt mọinhiệm vụ được giao, mới được nhân dân tin yêu và giúp đỡ Tuy nhiên, trongthời gian qua, tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận khôngnhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả CBCC diễn ra nghiêm trọng, làm giảm sútlòng tin của nhân dân Vì vậy, xây dựng đội ngũ CBCC không thể không chú ý

về đạo đức, lối sống

Ba là, tạo ra một đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn có trình độ và năng lực

chuyên môn

CBCC có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt mà không có năng lực thì trong

quá trình thực hiện nhiệm vụ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí thất bại: “Chỉ dựa vào tinh thần xung kích, và tinh thần phấn khởi và nhiệt tình không thôi, thì không thể làm được cái gì cả” [27; 253].

Vì vậy, bên cạnh những yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống,xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn phải tạo ra được đội ngũ CBCC có trình

độ, năng lực tư duy lý luận và năng lực thực tiễn, đó là:

- Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ; lý luận chính trị và các kiếnthức bổ trợ khác

- Năng lực tư duy lý luận: biết phát hiện, nhận thức đúng, nhanh nhạy cácvấn đề thực tiễn ở cơ sở dưới góc độ lý luận Đồng thời có những đề xuất, kiếnnghị sắc bén, khả năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo, xử lý dứt điểm, có hiệu quảtích cực

- Năng lực tổ chức thực tiễn: Hiểu biết về chức năng, nhiệm vụ và vị trímình đang đảm nhiệm; hiểu biết sâu sắc, cụ thể về chủ trương, đường lối, chínhsách của Đảng và Nhà nước; về tình hình địa phương; về khoa học quản lý Bêncạnh đó, phải có kỹ năng (cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách, pháp

Trang 20

luật của Đảng và Nhà nước, kỹ năng phổ biến, tuyên truyền, kỹ năng quan sát,linh hoạt mềm dẻo, khéo thuyết phục lôi kéo quần chúng, quyết đoán…).

Trước yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đặc biệt là yêu cầucủa đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đội ngũ CBCC ở cấp xã, thịtrấn hơn lúc nào hết phải được đào tạo bài bản đáp ứng các cương vị công tácđược giao (công tác lãnh đạo Đảng; công tác quản lý của Nhà nước; công tác tậphợp vận động quần chúng trong các tổ chức chính trị - xã hội ở cở sở)

Tiêu chuẩn CBCC là nội dung quan trọng hàng đầu ảnh hưởng tới việcxây dựng đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn; là sự biểu hiện về phẩm chất và nănglực để hoàn thành tốt nhiệm vụ; là căn cứ để lựa chọn, bố trí, sử dụng, đánh giá,quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC Có tiêu chuẩn phù hợp mới có cơ sở ràsoát, đánh giá khách quan đội ngũ CBCC hiện có; loại bỏ những CBCC cơ hội,thoái hóa, biến chất Mặt khác, căn cứ vào tiêu chuẩn, từng CBCC sẽ phấn đấuhoàn thiện bản thân mình

1.2.2 Năng lực của cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng và các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước

Đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã, thị trấn là hoạt động của tổ chức nhằmđào tạo, bồi dưỡng những người có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực theo tiêu chuẩnnhất định để bố trí hoặc dự nguồn sử dụng cho một tổ chức nào đó nhằm đáp ứngyêu cầu và nhiệm vụ của tổ chức đó, cũng như để củng cố, xây dựng tổ chức vữngmạnh toàn diện

Quyết định số 1374/QĐ-TTg, ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ “về

việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2015” quy định về mục tiêu chung là: “Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ có đủ năng lựcxây dựng hệ thống chính trị, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiên tiến,hiện đại” [46; 2, 3] Với các mục tiêu và nội dung cụ thể như sau:

2011-“- 90% cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định;

Trang 21

+ 100% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản

lý, điều hành theo vị trí công việc;

+ 70 đến 80% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tốithiểu hàng năm;

- Đưa khoảng 3.000 lượt cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng tại cácnước phát triển và đang phát triển;

- 100% đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được bồi dưỡng trang bịkiến thức, kỹ năng hoạt động;

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng:

- Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước:

+ Trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo chương trình quyđịnh cho công chức các ngạch và theo chức vụ lãnh đạo, quản lý;

+ Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý chuyên ngành và vị trí việc làmtheo chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm;

+ Bồi dưỡng văn hóa công sở;

- Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học cho cán bộ,công chức:

+ Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học theo tiêu chuẩn cho cán

Trang 22

Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX)

“về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã khẳng định mục đích của công tác quy hoạch cán

bộ là: “Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức danhlãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị vững vàng về chính trị, trongsáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực,nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đápứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [17; 3]

Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) đãxác định quan điểm: “Lấy việc phục vụ nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳcách mạng để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, phải thông qua thựctiễn của sự nghiệp đổi mới, phong trào thi đua yêu nước của quần chúng nhândân để phát hiện những người có phẩm chất và năng lực, nhất là năng lực chỉ đạothực tiễn tốt, làm việc năng động, sáng tạo, có hiệu quả, cũng như các nhân tốmới có nhiều triển vọng phát triển để đưa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quảnlý” [17; 3] Và thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo các phương châm:

“Quy hoạch cán bộ phải thực sự gắn kết với các khâu khác trong công táccán bộ như: nhận xét, đánh giá cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; luân chuyển,sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ Đánh giá đúng cán bộ là khâu quan trọng nhất, làtiền đề cho việc bố trí cán bộ và cho quy hoạch cán bộ; đồng thời quy hoạch cán

bộ là cơ sở để thực hiện luân chuyển, đào tạo cán bộ cho nhu cầu trước mắt vàlâu dài

Thực hiện quy hoạch “động” và “mở”: một chức danh có thể quy hoạchnhiều người và một người có thể quy hoạch nhiều chức danh; quy hoạch phảiluôn được xem xét, đánh giá để bổ sung, điều chỉnh hàng năm, đưa ra khỏi quy

Trang 23

hoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện, bổ sung vào quyhoạch những nhân tố mới có triển vọng.

Quy hoạch cán bộ phải đồng bộ từ trên xuống dưới; cấp trên chỉ đạo,hướng dẫn cấp dưới quy hoạch cán bộ, lấy quy hoạch cán bộ cấp dưới làm cơ sởcho quy hoạch cán bộ cấp trên; quy hoạch cấp trên thúc đẩy quy hoạch cấp dưới

Quy hoạch cán bộ phải mang tính khoa học và thực tiễn, vừa tạo nguồncho việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, vừa tạo động lực thúc đẩy,phát huy nhân tố chủ quan, phấn đấu vươn lên của cán bộ, bảo đảm sự đoàn kếttrong sự phát triển của toàn đội ngũ cán bộ, đề phòng tư tưởng cơ hội, chạy theoquy hoạch; không cứng nhắc, máy móc trong xây dựng và thực hiện quy hoạch

Thực hiện công khai trong công tác quy hoạch cán bộ; cơ quan có thẩmquyền quyết định quy hoạch thì quyết định phạm vi, đối tượng, thời điểm, mức

độ và cách thức công khai quy hoạch” [17; 4, 5]

Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) đãxác định tiêu chuẩn cán bộ đưa vào quy hoạch bao gồm:

“Năng lực thực tiễn, thể hiện ở kết quả và hiệu quả công việc, tinh thầnchủ động, sáng tạo, mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; khảnăng đoàn kết, tập hợp, quy tụ cán bộ; năng lực tổ chức, điều hành để thúc đẩy

sự phát triển của lĩnh vực công tác được phân công phụ trách

Đạo đức, lối sống trong sạch, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng,chống chủ nghĩa cá nhân; bản thân cán bộ và gia đình phải gương mẫu chấp hànhđúng pháp luật, không lợi dụng chức quyền để mưu cầu lợi ích riêng

Ham học hỏi, cầu tiến bộ, qua thực tế cho thấy là cán bộ có triển vọngvươn lên đảm nhận nhiệm vụ cao hơn; chú ý phát hiện, xem xét đưa vào quyhoạch những nhân tố mới, cán bộ trẻ; được đào tạo cơ bản; đã kinh qua công tác

Trang 24

thực tế ở địa phương, cơ sở; năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu tráchnhiệm, có nhiều triển vọng phát triển” [17; 5].

Quy hoạch phải gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng đồng thời phải hếtsức quan tâm đến việc bố trí, sử dụng cán bộ vào vị trí CBCC đã được quy hoạchmột cách kịp thời, hợp lý và thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách theo các chủtrương của Đảng, quy định của Nhà nước sẽ góp phần quan trọng vào việc nângcao và phát huy tốt nhất năng lực của đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn

Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đòi hỏi phải xây dựng độingũ CBCC vừa “hồng” vừa “chuyên”, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã xác định:

“Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thựchiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụyvới dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóađội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính

sách đối với cán bộ cơ sở” [16; 156]

1.3 Vai trò của đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn trong hệ thống chính trị cơ sở

Luận bàn về vị trí, vai trò của cán bộ lãnh đạo đối với sự nghiệp cáchmạng, C.Mác và Ph Ăngghen là người đầu tiên nêu ra quan điểm khoa học vềcán bộ Hai ông khẳng định: "Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những conngười sử dụng lực lượng thực tiễn" [29;184]

Theo quan điểm của hai ông, cán bộ là những người tiêu biểu cho phongtrào cách mạng; có tri thức và trình độ nhận thức cao, biết kết hợp vận dụng lýluận cách mạng với thực tiễn để tổ chức phong trào cách mạng của quần chúng,lãnh đạo quần chúng thực hiện các cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng Họ phải

là những người tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dânlao động, có trách nhiệm cao và được quần chúng noi theo

Trang 25

Kế thừa và phát triển sáng tạo tư tưởng của Mác và Ăngghen về Đảng của giaicấp công nhân, V.I Lênin đã đề ra những quan điểm quan trọng về cán bộ trong quátrình xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân Theo V.I Lênin, vai trò quantrọng của đội ngũ cán bộ trước hết là ở chỗ đảm bảo tổ chức thực hiện thắng lợiđường lối chính trị của Đảng Bởi vì họ vừa là người xây dựng đường lối, vừa tiếnhành lựa chọn phương pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra quá trình vậnđộng cách mạng, hướng tới mục tiêu đã đề ra Vì thế, Người nhấn mạnh: "Mấu chốt

là vấn đề người, vấn đề lựa chọn người" [27; 132] và "trong lịch sử, chưa hề có mộtgiai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được, trong hàngngũ của mình, những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có khả năng tổchức và lãnh đạo phong trào" [24; 473]

V.I Lênin, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân, nhân dân lao độngNga, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã tổ chức và lãnh đạo Cáchmạng tháng Mười Nga giành thắng lợi to lớn Khi giành được chính quyền, Đảngkiểu mới của V.I Lênin trở thành Đảng cầm quyền Lúc này, vấn đề cán bộ càngtrở nên quan trọng và cấp bách hơn Ở giai đoạn này, nhiệm vụ mới vô cùng khókhăn của Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân là quản lý nhà nước, quản lýkinh tế, xã hội nhằm xây dựng thành công xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa.V.I Lênin yêu cầu đội ngũ cán bộ phải nỗ lực cao hơn thời nội chiến để hoànthành sứ mệnh mới là quản lý nhà nước, quản lý xã hội Người khẳng định:

"Nghiên cứu con người, tìm ra cán bộ có bản lĩnh; hiện nay đó là then chốt, nếukhông thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn" [26; 449]

Để có được đội ngũ cán bộ am hiểu nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vựcquản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng chủnghĩa xã hội, một nhiệm vụ lâu dài, khó khăn và phức tạp, V.I Lênin đã coitrọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, đề bạt cán bộ vào các cương vị côngtác, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của họ, chú ý giáo dục, rèn

Trang 26

luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng và năng lực công tác cho cán bộ,chống bệnh quan liêu, xa dân, kiêu ngạo, thoái hóa biến chất.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, trongsuốt quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, luôn coi trọng công tác cán bộ nhằmxây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên, đủ sức đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lênchủ nghĩa xã hội Người coi: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc" [33; 269].Vai trò của người cán bộ, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, được thể hiện trong bốn mốiquan hệ chủ yếu: cán bộ với đường lối chính sách, cán bộ với tổ chức bộ máy,cán bộ với công việc và cán bộ với quần chúng Trong quan niệm của Người, cán

bộ không chỉ là người vạch ra đường lối mà còn có vai trò quyết định trong việc

tổ chức thực hiện đường lối Người nói: "Cán bộ là người đem chính sách củaChính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sáchhay cũng không thể thực hiện được"; "Cán bộ là dây chuyền của bộ máy Nếu dâychuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy, toàn bộ máy cũng têliệt" [33; 54]

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn yêu cầu cán bộ phải sâu sát quần chúng, nắmbắt kịp thời và phản ánh tình hình đời sống, tâm tư, nguyện vọng của nhân dânvới Đảng và Nhà nước để quyết định đường lối, chủ trương, chính sách hợp lòngdân Đối với cơ sở, điều này càng đặc biệt quan trọng Người chỉ rõ: "Sự lãnhđạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần chúng mà ra vàtrở lại nơi quần chúng" [33; 290] Và Người kết luận: "Muôn việc thành cônghay thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém" [33; 273] Chủ tịch Hồ Chí Minh yêucầu mỗi cán bộ phải là người lãnh đạo, dẫn dắt quần chúng nhân dân thực hiệnmục tiêu, lý tưởng của Đảng, là người tận tụy phục vụ nhân dân, đem lại cuộcsống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân Trong Di chúc, Người căn dặn toànĐảng ta rằng: "Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cáchmạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Phải giữ gìn Đảng ta trong

Trang 27

sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành củanhân dân" [31; 131].

Thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đềcán bộ, trong suốt gần 85 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn chútrọng và đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm với đòi hỏi củatừng thời kỳ cách mạng, đó chính là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cáchmạng Việt Nam Đảng ta xác định phải "có một đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất vànăng lực xây dựng đường lối chính trị đúng đắn và tổ chức thực hiện thắng lợiđường lối, đó là vấn đề cốt tử của lãnh đạo, là sinh mệnh của Đảng cầm quyền"[15; 27] Trong công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH,Đảng ta nhấn mạnh vai trò của cán bộ trong chiến lược cán bộ: "Cán bộ là nhân tốquyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đấtnước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng" [15; 66] Theoquan điểm của Đảng, trong khi phải xây dựng đội ngũ cán bộ một cách đồng bộ, đápứng với yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng, cần đặc biệt chú trọng xây dựngđội ngũ CBCC các cấp, nhất là cấp chiến lược và cấp cơ sở

Bất kỳ lúc nào và ở đâu, vai trò của đội ngũ CBCC cũng rất quan trọngđối với sự nghiệp cách mạng Trong giai đoạn hiện nay, vai trò của CBCC lạicàng đặc biệt quan trọng hơn Vai trò, vị trí của đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn ởhuyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh được thể hiện ở những điểm sau:

- Đội ngũ CBCC xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh giữ vai tròquyết định trong việc triển khai tổ chức thực hiện thắng lợi các chủ trương, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại cơ sở Là những người giữ vai trò trụcột, có tác dụng chi phối mọi hoạt động tại cơ sở, CBCC cấp xã, thị trấn khôngnhững là phải nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của các tổ chức Đảng,Nhà nước, đoàn thể cấp trên để tuyên truyền, phổ biến, dẫn dắt, tổ chức cho quầnchúng thực hiện mà còn phải am hiểu sâu sắc đặc điểm, tình hình của địa phương

Trang 28

để đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể hóa đường lối, chủ trương chính sách

ấy cho phù hợp với điều kiện đặc thù của cơ sở

- Đội ngũ CBCC xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh là nhữngngười trực tiếp gần gũi, gắn bó với nhân dân, sống, làm việc và hàng ngày cómối quan hệ chặt chẽ với dân Họ thường xuyên lắng nghe, tham khảo ý kiến củanhân dân Trong quá trình triển khai, vận động, dẫn dắt nhân dân thực hiện đườnglối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, họ tạo ra cầu nốigiữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Thông qua họ mà ý Đảng, lòng dân tạo thànhmột khối thống nhất, làm cho Đảng, Nhà nước "ăn sâu, bám rễ" trong quần chúng,tạo nên quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dânđối với Đảng, Nhà nước và chế độ Như vậy, đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước có đi vào cuộc sống, trở thành hiện thực sinhđộng hay không, tùy thuộc phần lớn vào sự tuyên truyền và tổ chức vận độngnhân dân thực hiện của đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn

- Đội ngũ CBCC xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh có vai tròquyết định trong việc xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy của hệ thống chính trịcấp xã, thị trấn vững mạnh và phát động, lãnh đạo, phát triển phong trào cáchmạng của quần chúng ở cơ sở Thực tế cho thấy sự mạnh, yếu của hệ thống chínhtrị và phong trào cách mạng của quần chúng gắn liền với vai trò của đội ngũCBCC Họ là trụ cột, tổ chức sắp xếp, tập hợp lực lượng, là linh hồn của các tổchức trong hệ thống chính trị cấp xã, thị trấn, là trung tâm đoàn kết, tập hợp mọitiềm năng, nguồn lực ở địa phương, động viên mọi tầng lớp nhân dân ra sức thiđua hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của cơ sở Đội ngũ CBCC cấp

xã, thị trấn ở Thạch Hà có vai trò quan trọng đối với năng lực lãnh đạo và sứcchiến đấu của đảng bộ, năng lực và hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền

và mọi hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng ở các xã, thịtrấn Đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn là người dẫn dắt, định hướng các phong tràoquần chúng ở cơ sở, tổng kết rút kinh nghiệm, biểu dương và nhân rộng các điển

Trang 29

hình tiên tiến trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng đời sống vănhóa, phòng chống các tệ nạn xã hội tại cơ sở Qua đó, họ đóng góp tích cực vàoviệc xây dựng, hoàn thiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước cũng như những chủ trương, chính sách của huyện Thạch Hà và các địaphương cơ sở.

- Đội ngũ CBCC xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh còn là mộttrong những nguồn quan trọng cung cấp cán bộ cho huyện Qua thực tế, cho thấy

ở xã, thị trấn là môi trường rèn luyện, giáo dục, tạo điều kiện cho cán bộ phấnđấu, tu dưỡng và trưởng thành Thông qua hoạt động ở đây cán bộ tích lũy đượcnhiều kinh nghiệm thực tiễn, kiến thức không ngừng được bổ sung, năng lựclãnh đạo, quản lý, phương pháp, phong cách công tác được nâng lên rõ rệt

Những cán bộ đã kinh qua công tác ở các xã, thị trấn khi được luânchuyển về huyện, được phân công, đảm nhiệm các vị trí công tác cao hơn thườngvững vàng, có bản lĩnh, thích ứng nhanh với nhiệm vụ mới và có khả năng hoànthành tốt nhiệm vụ mới được giao Khi đề cập đến vấn đề này, Chủ tịch Hồ ChíMinh cho rằng, CBCC cơ sở "không những là cái khâu liên hệ, mà còn là cái khodồi dào cho Đảng lấy thêm lực lượng mới Nếu đội ngũ này phát triển và củng cốthì Đảng sẽ phát triển và củng cố, bằng không, Đảng sẽ khô héo" [31; 273]

Với ý nghĩa đó, có thể nói xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã, phường, thịtrấn nói chung và cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng là mộtmắt xích quan trọng thúc đẩy quá trình đổi mới, CNH, HĐH của quê hương, đấtnước Nâng cao năng lực và xây dựng đội ngũ CBCC xã, thị trấn ở huyện Thạch

Hà, tỉnh Hà Tĩnh có tầm quan trọng đặc biệt về nhiều mặt, góp phần hoàn thànhthắng lợi nhiệm vụ chính trị của các xã, thị trấn và đóng góp cơ bản vào việc hoànthành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninhquốc phòng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của huyện Thạch Hà

Trang 30

Để thực hiện tốt vai trò, vị trí của mình, đội ngũ CBCC xã, thị trấn ởhuyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh phải thường xuyên nghiên cứu, học tập, nâng caotrình độ, kiến thức về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực lãnhđạo, quản lý và kinh nghiệm thực tiễn; luôn tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chínhtrị, đạo đức, lối sống trong sạch; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, quanliêu, lãng phí; thực hành tiết kiệm; nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu trướcnhân dân; đoàn kết gắn bó và có mối quan hệ mật thiết với nhân dân.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã tập trung làm rõ về cơ sở lý luận của việc nâng cao năng lực

cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn với các nội dung:

1 Một số khái niệm liên quan đến nội dung về nâng cao năng lực cán bộchủ chốt cấp xã, thị trấn

Bao gồm: các khái niệm về cán bộ; cán bộ chủ chốt; cán bộ chủ chốt cấp

xã, thị trấn; năng lực và nâng cao năng lực

2 Yêu cầu về năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn với

các nội dung cụ thể như:

- Mục tiêu của việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp

Trang 31

về năng lực thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt từng địa phương cơ sở để đề ranhững chủ trương, giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấnphù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới

Chương 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ, THỊ TRẤN Ở HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH

Trang 32

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà , tỉnh Hà Tĩnh

Thạch Hà là một huyện duyên hải nằm ở trung tâm của tỉnh Hà Tĩnh, trêntọa độ 18,10,’03 đến 18,29’ độ vĩ bắc, và 105,38’đến 106,02’ độ kinh đông, phíatây bắc giáp huyện Can Lộc, phía bắc giáp huyện Lộc Hà nam giáp huyện CẩmXuyên, tây giáp huyện Hương Khê, đông giáp biển Đông

Địa hình huyện Thạch Hà có xu hướng thấp dần từ Tây Nam sang Đông, bịchia cắt thành bởi 3 hệ thống sông: Nghèn, Rào Cái và sông Cày nên hình thành

ba vùng địa hình khá rõ rệt: vùng đồng bằng, vùng bán sơn địa và vùng ven biển

Vị trí địa lý và hệ thống giao thông cho phép Thạch Hà giao lưu và traođổi hàng hóa thuận lợi với bên ngoài; có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tếbiển, công nghiệp, dịch vụ - thương mại, du lịch sinh thái, các sản phẩm nôngnghiệp chất lượng cao; có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, nguồnkhoáng sản dồi dào tạo điều kiện thuận lợi trong việc hình thành khu công nghiệptập trung như Thạch Khê, phát triển một số khu - cụm công nghiệp dọc theoQuốc lộ 1A từ cầu Nghèn đến cầu Cày (theo hướng từ Bắc vào Nam); hình thànhcác xí nghiệp vừa và nhỏ dọc đường tỉnh lộ 2, tỉnh lộ 3, tỉnh lộ 7, tỉnh lộ 17 vàtỉnh lộ 19/5

Thạch Hà có khí hậu đặc trưng của khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu sựảnh hưởng trực tiếp của loại khí hậu giao thoa, chuyển tiếp giữa hai miền Bắc

- Nam, có gió mùa Tây Nam vào mùa khô và gió mùa Đông Bắc về mùa mưa

Trang 33

cao nhất vào tháng 6,7,8; thấp nhất vào tháng 12, tháng 1 và 2 của năm sau.Lượng mưa phân bố khá đồng đều giữa các vùng trong các mùa, tuy nhiên lạikhông đồng đều giữa các mùa nên dễ gây hạn hán về mùa khô và gây ngập úng

về mùa mưa Đặc điểm khí hậu này cũng gây không ít khó khăn trong việc pháttriển nông nghiệp

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội

Huyện Thạch Hà có 31 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 30 xã và 1thị trấn huyện lị với diện tích tự nhiên 313,924 km2, dân số 130.282 người(số liệu điều tra năm 2009)

Thạch Hà là huyện có tiềm năng khá đa dạng của ba vùng sinh thái: vùngnúi, đồng bằng và biển Bải biển dài, cát mịn, nước trong, nhiều danh lam thắngcảnh trong lòng đất có mỏ sắt Thạch Khê với trữ lượng hơn 540 triệu tấn; có đágranít, cát thuỷ tinh, hàm lượng SiO2 hơn 87% và Oxittytan Thạch Hà có lợi thế

là vùng ven tỉnh lị Hà Tĩnh, trong tương lai không xa có thể là thành phố côngnghiệp khi mỏ sắt Thạch Khê đi vào khai thác có hiệu quả

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015 và những nămtiếp theo, Thạch Hà xác định tập trung xây dựng Huyện có thương mại, dịch vụ,công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, xứng đáng với truyền thống lịch sử,cách mạng và văn hóa của quê hương Thạch Hà anh hùng Đây là cơ sở quyếtđịnh sự phát triển nhanh và bền vững của Thạch Hà thời kỳ CNH, HĐH Hiệnnay, Thạch Hà đang tiếp tục dồn sức xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng,xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng đảng và các tổ chức trong hệ thống chínhtrị trong sạch vững mạnh theo các tiêu chí thuộc chương trình mục tiêu quốcgia xây dựng nông thôn mới bằng nội lực trong dân và cơ sở kết hợp với cácchương trình dự án đầu tư của nhà nước và các tổ chức quốc tế Trong quá trìnhphát triển, Thạch Hà chú trọng cả yếu tố vật chất và yếu tố con người, đặc biệt làngười cán bộ biết quản lý, khai thác tiềm năng và lợi thế, phát huy các giá trịVăn hoá - Lịch sử, có tư duy nhạy cảm trước trước cơ chế mới, biến huyền thoại

Trang 34

"Long ngâm" xưa thành một Thạch Hà năng động của thời kỳ đổi mới, thực sựxứng tầm với nơi "Rồng vươn ra biển".

Những năm gần đây, huyện Thạch Hà đã đạt được những kết quả khá toàndiện Nền kinh tế luôn có bước tăng trưởng và phát triển bền vững, sản lượnglương thực tăng nhanh, bảo đảm tốt an ninh lương lương thực trên địa bàn, bộmặt nông nghiệp, nông thôn khởi sắc cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cườngnhất là thuỷ lợi, hệ thống giao thông nông thôn, điện, đường, trường, trạm được

ưu tiên đầu tư xây dựng Cơ cấu kinh tế (tính theo tổng giá trị sản xuất theo giáhiện hành) đã chuyển dịch đúng hướng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyệnkhóa XXVIII đã đề ra, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọngnông nghiệp trong nền kinh tế của huyện

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định và có chiều hướng phát triển

tăng lên Theo Báo cáo Tình hình kinh tế, xã hội của huyện, năm 2009 tốc độ

tăng trưởng kinh tế bình quân/năm đạt 11,8%, thu nhập bình quân đầu người là5,5 triệu/người Đến năm 2013, dù chịu sự tác động của tình hình suy thoái kinh

tế của thế giới và đất nước nhưng mức tăng trưởng kinh tế vẫn đạt hơn 14%,thu nhập bình quân đầu người đạt 18,5 triệu đồng/người; sản xuất nông nghiệpđược mùa toàn diện, chương trình xây dựng nông thôn mới đã được tập trungchỉ đạo từ huyện đến cơ sở; công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản có nhiềutiến bộ, các công trình trọng điểm tiếp tục triển khai thực hiện; các hoạt độnggiáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, y tế, văn hóa, xã hội có chuyển biếntiến bộ

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường, trướchết là nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu của tổ chức Đảng,đảng viên Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng tăngcường về cơ sở tập trung giải quyết các vấn đề mới và khó, giải quyết nhữngtồn đọng, những tổ chức cơ sở Đảng và chi bộ trực thuộc Đảng uỷ yếu kém lâu

dài với phương châm "Tăng khó - xóa yếu" để các tổ chức cơ sở Đảng thực sự là

Trang 35

nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị, lãnh đạo ở cơ sở và cầu nối giữa Đảng

và chính quyền nhân dân

Bên cạnh những thuận lợi của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vànhững thành tựu đã đạt được trong những năm qua, các xã, thị trấn ở Thạch Hàđang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức:

Là huyện có diện tích lớn, địa hình đa dạng, phức tạp, cách trở (có 10 xãnằm chia tách, cách biệt bởi thành phố Hà Tĩnh và huyện mới Lộc Hà); thiênnhiên khắc nghiệt, hậu quả chiến tranh nặng nề, điểm xuất phát kinh tế thấp, mứctăng trưởng còn dưới tiềm năng, chuyển dịch cơ cấu ở huyện Thạch Hà đã cóbước phát triển nhưng còn chậm, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp cònthấp, thu nhập bình quân chưa cao Tỷ lệ hộ nghèo đói nhất là vùng nông thôn còncao, cá biệt có một số xã ở huyện (như Thạch Bàn, Nam Hương) tỷ lệ hộ nghèolên đến 17-18% (theo chuẩn mới); lao động thiếu việc làm còn nhiều, nhiều vấn đề

xã hội còn nổi cộm như: tệ nạn ma tuý, tội phạm, tai nạn giao thông còn diễn biếnphức tạp; đời sống của một bộ phận nhân dân còn rất nhiều khó khăn

Nguồn lực kinh tế, xã hội không đồng đều do tác động của điều kiện tựnhiên, một số địa phương có điều kiện phát huy lợi thế (như Thạch Tân, ThạchLong, Tượng Sơn, Phù Việt, thị trấn Thạch Hà ), nhưng cũng rất nhiều địaphương có một số lợi thế nhưng không phát huy được, do ở quá xa trung tâm củatỉnh và xa các trục giao thông chính của Quốc gia, nên rất khó có điều kiện pháthuy các nguồn lực để phát triển kinh tế (Thạch Điền, Thạch Bàn, Thạch Trị ).Kinh tế kém phát triển, tất yếu dẫn đến đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn,chất lượng các hoạt động xã hội đạt hiểu quả thấp, nhu cầu hỗ trợ an sinh cao,hiểu quả hoạt động quản lý xã hội gặp nhiều khó khăn, phát sinh nhiều hạn chế,yếu kém

Những điều kiện, đặc điểm nêu trên cũng cho thấy các xã, thị trấn ở huyệnThạch Hà có nhiều thuận lợi, ảnh hưởng đến chất lượng cũng như vấn đề nângcao chất lượng của đội ngũ CBCC cấp xã, đó là:

Trang 36

Thứ nhất, huyện Thạch Hà có vị trí thuận lợi, tạo điều kiện cho giao lưu

kinh tế, văn hóa, xã hội Đây là điều kiện để huyện học hỏi kinh nghiệm, gópphần nâng cao nhận thức, hiểu biết của đội ngũ CBCC về tình hình địa phươngkhác, qua đó học tập trao đổi và vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào địa phươngmình công tác

Thứ hai, là huyện giàu truyền thống văn hóa và cách mạng, được Nhà

nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, đơn vị Anh hùng lực lượng vũtrang, có 15 xã trong huyện là đơn vị cấp xã được phong tặng anh hùng lựclượng vũ trang Điều đó chứng minh rằng nhân dân Thạch Hà có truyền thốngyêu nước, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp cách mạng… Đó là niềm tự hào, đồngthời vừa là trách nhiệm của đội ngũ CBCC

Thứ ba, dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động tương đối cao

(60-65%), tạo nguồn nhân lực dồi dào và đây chính là nguồn bổ sung CBCC cấp xã,thị trấn của huyện

Thứ tư, tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội khá ổn định, tạo

môi trường thuận lợi cho huyện phát triển kinh tế, từ đó có điều kiện đầu tư kinhphí, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho CBCC cấp xã, thị trấn Đồng thờiđây cũng là điều kiện để có thể xây dựng chính sách đối với CBCC cấp xã, thịtrấn tốt hơn, nhất là chính sách đào tạo, bồi dưỡng

Thứ năm, đặc điểm tình hình văn hóa, xã hội góp phần nâng cao mặt bằng

dân trí, tạo nguồn CBCC cấp xã, thị trấn Đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn sẽ rấtthuận lợi trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chỉ tiêu củaNhà nước thông qua việc đăng ký xây dựng gia đình, thôn văn hóa Đồng thời,với tinh thần được nâng cao, người dân sẽ có nhiều ý kiến đóng góp xác thực đểCBCC sửa chữa khuyết điểm, đánh giá công tác của mình một cách đúng mực,

đề ra các giải pháp trát triển hiệu quả địa phương

Thứ sáu, các đặc điểm, tình hình trên sẽ tạo thuận lợi cho công tác lãnh

đạo, chỉ đạo của huyện; đảm bảo các phát sinh, vướng mắc tại các xã, thị trấn

Trang 37

được phát hiện và giải quyết nhanh chóng, hiệu quả Qua đó theo dõi, nắm chắcđược tình hình thực thi nhiệm vụ của CBCC cấp xã, thị trấn và bảo đảm banhành các chế độ, chính sách phù hợp, khen thưởng kịp thời cho những CBCC cóthành tích, xử nghiêm những CBCC có hành vi vi phạm.

Tuy vậy, đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Thạch

Hà đã phân tích trên cũng gây nhiều khó khăn cho việc phát triển và xây dựngđội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn của huyện, đó là:

- Là một huyện có diện tích rộng, địa hình phức tạp, cách trở, đất đaikhông màu mỡ, khí hậu khắc nghiệt nên cũng ảnh hưởng đến điều kiện pháttriển kinh tế và việc làm Điều đó cũng gây khó khăn trong việc đánh giá CBCCcấp xã, thị trấn khi các nhiệm vụ của họ bị điều kiện khách quan chi phối

- Dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn, song chất lượng lao độngthấp, nhiều vấn đề văn hóa - xã hội cần được tập trung giải quyết như, việc làm,đói nghèo…, do đó sự tập trung của huyện trong công tác xây dựng đội ngũCBCC cấp xã, thị trấn nhiều lúc cũng chưa thực sự sâu sát, cụ thể, chính xác

- Huyện đang trong điều kiện phát triển, từ một huyện thuần nông sangchuyển đổi theo hướng công nghiệp, dịch vụ, nhiều vấn đề cần được giải quyếtđồng bộ như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trườngvốn, công nghệ, quy hoạch, GPMB… Trong khi đó những kiến thức về các mặtcông tác này của đa số CBCC cấp xã, thị trấn còn hạn chế, gây ra những khókhăn nhất định trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấncủa huyện

- Kinh tế huyện tuy có bước phát triển quan trọng, nhưng điểm xuất phátthấp, vì vậy giá trị tăng lên chưa đủ điều kiện để ban hành các chế độ, chính sáchmới, tương xứng cho đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn, do đó khó có thể tạo khâuđột phá trong công tác cán bộ

Như vậy, đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội là những căn cứ để góp phầnxem xét đánh giá khách quan thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã, thị

Trang 38

trấn của huyện Thạch Hà, trên cơ sở đó đề xuất kiến nghị những giải pháp phùhợp vừa đảm bảo được chế độ chính sách đồng thời đảm bảo được tính đổi mới

và tính kế thừa để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ công chức xã đáp ứngyêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay

2.2 Thực trạng về năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay

2.2.1 Năng lực cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh xét về cơ cấu, trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý

Theo số liệu cung cấp của Ban tổ chức Huyện ủy, phòng nội vụ UBNDhuyện Thạch Hà và kết quả điều tra, khảo sát thực tế của tác giả luận văn, tổng

số CBCC cấp xã toàn huyện là 344 người Trong đó:

- Về cơ cấu đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn của huyện Thạch

Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Theo số liệu điều tra, khảo sát thực tế của tác giả luận văn)

+ Cơ cấu độ tuổi: Đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn ở Thạch Hà độ tuổi từ

45 đến 59 là 206 người, chiếm 59,9%; dưới 35 là 54 người, chiếm 15,7% Như

vậy, độ tuổi của đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn của huyện Thạch Hà rất cao.

+ Cơ cấu về giới tính: Tỷ lệ CBCC là nữ là 54 người chiếm 15,7% Nhưvậy, tỷ lệ CBCC cấp xã là nữ chiếm tỷ lệ còn thấp

- Về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Bảng 2.1: Tổng hợp về trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC cấp xã, thị

trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay

Trang 39

TT Chức danh Tổng số

Trình độ chuyên môn

Chưa qua đào

Trung cấp

Cao đẳng, Đại học

Trên Đại học

Trang 40

đề rất đáng quan tâm đối với trình độ chính trị của đội ngũ CBCC ở Thạch Hàtrong tình hình hiện nay.

+ Về trình độ quản lý nhà nước: Tỷ lệ CBCC cấp xã, thị trấn đã quađào tạo là 36 người, chiếm 10,4 % (số lượng rất hạn chế)

+ Trình độ quản lý kinh tế: Có 18 CBCC cấp xã, thị trấn tốt nghiệp Đạihọc, Cao đẳng; Trung cấp chiếm 5,2% (số lượng rất hạn chế)

+ Về trình độ tin học: Theo số liệu điều tra cho thấy, đội ngũ CBCC cấp

xã, thị trấn có: chứng chỉ A trở lên 124 người chiếm 36%; số có biết sử dụng

Ngày đăng: 20/07/2015, 10:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w