1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã ở huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên

131 2,4K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  NGUYỄN THỊ THANH GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN MỸ HÀO, TỈNH HƯNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  NGUYỄN THỊ THANH GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN MỸ HÀO, TỈNH HƯNG YÊN CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ : 60 34 01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. BÙI BẰNG ĐOÀN HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi (ngoài phần đã trích dẫn). Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Với tình cảm chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Lời đầu tiên, tôi bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy, cô giáo đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt khoá học. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Bùi Bằng Đoàn, người đã tận tình giúp đỡ, đầy trách nhiệm để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam; các khoa, phòng chức năng, Ban quản lý đào tạo đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các ban, ngành trong huyện, xã, các đồng nghiệp và bạn bè đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp những tư liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong luận văn không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế. Tôi kính mong quý thầy, cô giáo, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục giúp đỡ, đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả người thân, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii PHẦN I MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 5 2.1 Lý luận chung về CBCC cấp xã 5 2.1.1 Khái niệm về CBCC 5 2.1.2 Yêu cầu, trách nhiệm, tiêu chuẩn, nghĩa vụ và quyền lợi của CBCC cấp xã 6 2.1.3 Công tác tuyển dụng, quản lý CBCC cấp xã 10 2.2 Khái niệm về năng lực và nâng cao năng lực CBCC cấp xã 11 2.2.1 Khái niệm năng lực CBCC cấp xã 11 2.2.2 Các tiêu chí phản ánh năng lực CBCC cấp xã 20 2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực CBCC cấp xã 34 2.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực CBCC cấp xã 37 2.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài nhiên cứu 39 2.3.1 Kinh nghiệm của các nước trong khu vực trong việc nâng cao năng lực CBCC cấp cơ sở 39 2.3.2 Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam trong việc nâng cao năng lực CBCC cấp xã 42 2.3.3 Các công trình nghiên cứu liên quan 45 PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 47 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iv 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 47 3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên 49 3.2 Phương pháp nghiên cứu 55 3.2.1 Khung phân tích của đề tài 55 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 56 3.2.3 Phương pháp điều tra 56 3.2.4 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 57 3.2.5 Phương pháp phân tích số liệu 57 3.3 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài 57 3.3.1. Tiêu chí đánh giá năng lực CBCC cấp xã 57 3.3.2. Chỉ tiêu đánh giá năng lực CBCC cấp xã 57 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 59 4.1 Thực trạng đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên 59 4.1.1 Thực trạng năng lực và chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã ở nước ta hiện nay 59 4.1.2 Số lượng CBCC cấp xã huyện Mỹ Hào 62 4.1.3 Chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã huyện Mỹ Hào 63 4.2 Thực trạng năng lực CBCC cấp xã của huyện qua điều tra 80 4.2.1 Năng lực CBCC cấp xã qua phẩm chất chính trị 80 4.2.2 Năng lực CBCC qua phẩm chất đạo đức 81 4.2.3 Trình độ năng lực của CBCC cấp xã 82 4.2.4 Năng lực CBCC cấp xã qua khả năng tổ chức, tập hợp, vận động quần chúng 86 4.2.5 Chất lượng CBCC cấp xã qua hiệu lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ 87 4.2.6 Năng lực CBCC cấp xã thể hiện qua khả năng hoàn thành nhiệm vụ 90 4.2.7 Năng lực CBCC cấp xã thể hiện qua tình hình phát triển kinh tế xã hội ở huyện Mỹ Hào 91 4.2.8 Nhận xét về năng lực đội ngũ CBCC cấp xã huyện Mỹ Hào 95 4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực CBCC cấp xã huyện Mỹ Hào 96 4.3.1 Công tác quy hoạch 96 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page v 4.3.2 Công tác tuyển dụng, bố trí CBCC 97 4.3.3 Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC 98 4.4 Giải pháp nâng cao năng lực CBCC cấp xã huyện Mỹ Hào đến 2020 99 4.4.1 Chuẩn hóa các chức danh và cơ cấu lại đội ngũ CBCC cấp xã 99 4.4.2 Đổi mới công tác quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý, kiểm tra đội ngũ CBCC 103 4.4.3 Đổi mới nội dung chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã 106 4.4.4 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBCC cấp xã 108 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 111 5.1 Kết luận 111 5.2 Kiến nghị 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBCC HĐND UBND MTTQ CNH HĐH CNXH HCNN QLNN THPT Cán bộ công chức Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân Mặt trận Tổ quốc Công nghiệp hóa Hiện đại hóa Chủ nghĩa xã hội Hành chính nhà nước Quản lý nhà nước Trung học phổ thông Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1 Tình hình dân số và lao động huyện Mỹ Hào giai đoạn 2011 - 2013 50 3.2 Kết quả phát triển kinh tế huyện Mỹ Hào giai đoạn 2011 - 2013 54 4.1 Số lượng CBCC cấp xã huyện Mỹ Hào qua 3 năm 62 4.2 Chất lượng CBCC cấp xã huyện Mỹ Hào 64 4.3 Tổng hợp số lượng và chất lượng cán bộ cấp xã 67 4.4 Tổng hợp số lượng và chất lượng cán bộ cấp xã 69 4.5 Tổng hợp số lượng và chất lượng cán bộ cấp xã 72 4.6 Tổng hợp số lượng và chất lượng cán bộ cấp xã 74 4.7 Tổng hợp số lượng và chất lượng công chức cấp xã 77 4.8 Tổng hợp số lượng và chất lượng công chức cấp xã 79 4.9 Phẩm chất chính trị của CBCC cấp xã 81 4.10 Phẩm chất đạo đức của CBCC cấp xã 82 4.11 Năng lực của CBCC cấp xã 83 4.12 Chất lượng CBCC cấp xã thể hiện qua trình độ chuyên môn 84 4.13 Khả năng tổ chức, tập hợp, vận động quần chúng của CBCC cấp xã 87 4.14 Triển khai văn bản chỉ đạo của cơ quan Quản lý Nhà nước 90 4.15 Khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của CBCC cấp xã 91 4.16 Năng lực CBCC cấp xã về tình hình phát triển kinh tế xã hội 92 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bộ máy hành chính cấp xã có vị trí hết sức quan trọng trong bộ máy hành chính Nhà nước. Đây là cấp hành chính có quan hệ trực tiếp, gắn bó mật thiết với người dân, là mắt xích, cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân. Để đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, trở thành hành động của nhân dân, phải từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã trong sáng về phẩm chất đạo đức, nắm chắc được chuyên môn, nghiệp vụ, hiểu biết về pháp luật, có năng lực lãnh đạo đáp ứng với yêu cầu trong thực thi công vụ của chính quyền cơ sở xã, thị trấn trong giai đoạn hiện nay. Cán bộ theo nghĩa cơ bản nhất, đó là những người lãnh đạo, dẫn dắt quần chúng, tổ chức điều hành công việc, là hạt nhân của một tổ chức, là nòng cốt của một phong trào. Cán bộ không chỉ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng mà còn là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng ta, là nhân tố quyết định sự thành công của cách mạng. Vì: “Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ. Cán bộ là cái gốc của mọi công việc nên huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” (Hồ Chí Minh toàn tập, 1995, tr. 269). Bước vào thế kỷ 21, đất nước ta đứng trước bối cảnh có nhiều vận hội, thời cơ lớn phải kịp thời phát hiện, nắm bắt và vận dụng; song cũng có nhiều khó khăn, nguy cơ thách thức cần phải tỉnh táo, phán đoán xử lý kịp thời. Do vậy, đòi hỏi Đảng ta phải xây dựng cho được một đội ngũ chủ chốt cho cả hệ thống chính trị và toàn xã hội từ Trung Ương đến cơ sở có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực trí tuệ, năng lực thực tiễn đáp ứng tình hình thực tế và mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX đề ra: “Xây dựng đội ngũ cán bộ trước hết là [...]... Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên Làm nội dung nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực đội ngũ CBCC cấp xã của huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên thời gian qua, đề xuất các giải pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực đối với CBCC cấp xã theo hướng chuẩn hóa cán. .. xuất định hướng và các giải pháp nâng cao năng lực đối với CBCC cấp xã của huyện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương trong những năm tới 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Là cán bộ, công chức cấp xã; các tiêu chí phản ánh năng lực cán bộ, công chức cấp xã và giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện... hưởng tới năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã Năng lực cũng là yếu tố rất quan trọng đối với người cán bộ, công chức Chính năng lực quyết định hiệu quả công việc của người cán bộ, công chức Năng lực của chủ thể bao gồm nhiều yếu tố nhưng trong đó có hai yếu tố quan trọng cơ bản tạo thành hai điều kiện cần và đủ cho chủ thể đó là: Năng lực pháp luật và năng lực hành vi Năng. .. và kỹ năng quản lý nhà nước, để qua đó nâng cao năng lực quản lý nhà nước Hiện nay, hạn chế lớn nhất của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là trình độ quản lý nhà nước, để nâng cao năng lực quản lý nhà nước thì cần phải nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã Kỹ năng quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là khả năng vận... quyền cấp xã, kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý nhà nước ở cấp xã Nếu kỹ năng quản lý nhà nước trong cán bộ, công chức chính quyền cấp xã không tốt thì giải quyết công việc mất rất nhiều thời gian và hiệu quả quản lý nhà nước thấp; nếu kỹ năng quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã tốt thì họ sẽ giải quyết công việc nhanh chóng và hiệu quả quản lý nhà nước sẽ cao Phương... hóa cán bộ phục vụ công tác quản lý hành chính nhà nước của chính quyền cơ sở và phát Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3 triển kinh tế xã hội của địa phương 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về năng lực CBCC cấp xã và nâng cao năng lực CBCC cấp xã; - Đánh giá thực trạng năng lực CBCC cấp xã huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên trong những năm... đây: - Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực CBCC cấp xã trong việc triển khai và tổ chức các hoạt động của đơn vị mình; - Các tiêu chí phản ánh năng lực của CBCC cấp xã; - Định hướng giải pháp nâng cao năng lực CBCC cấp xã trong điều kiện và tình hình mới 1.3.2.2 Phạm vi không gian Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên 1.3.2.3 Phạm vi thời gian Dự kiến đề tài... Phương pháp quản lý nhà nước: Phương pháp quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là cách thức mà cán bộ, công chức chính quyền cấp xã sử dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực ở cơ sở có hiệu quả cao Các phương pháp quản lý nhà nước được chia làm 2 nhóm: Nhóm thứ nhất: Các phương pháp chủ yếu của khoa học quản lý gồm: Phương pháp giáo dục tư tưởng,... Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, huyện trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) , ở huyện, quận, thị xã, huyện thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) , trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (Luật công chức, 2008) (2) Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng... tính chuyên môn; năng lực để đảm nhận vị trí lãnh đạo, quản lý Năng lực CBCC (năng lực thực thi công việc được giao) luôn gắn với các yếu tố: Loại công việc; quy trình thực thi công việc; kết quả Nói đến năng lực của đội ngũ CBCC là nói đến năng lực chung, năng lực tổng quát và năng lực cụ thể theo từng nhóm năng lực chung Năng lực tổng quát thường có thể chung cho nhiều loại tổ chức; chung cho từng . tượng nghiên cứu Là cán bộ, công chức cấp xã; các tiêu chí phản ánh năng lực cán bộ, công chức cấp xã và giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện. cáo của công dân ở cơ sở. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên NGHIỆP VIỆT NAM  NGUYỄN THỊ THANH GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN MỸ HÀO, TỈNH HƯNG YÊN CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ : 60 34

Ngày đăng: 05/07/2015, 16:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w