1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

103 853 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xãvững vàng về chính trị, văn hóa, có đạo đức lối sống trong sạch, có trí tuệ, kiến thức vàtrình độ năng lực để thực thi ch

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

PHẠM ANH TUẤN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,

CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN LỆ THỦY,

TỈNH QUẢNG BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

(BÁO CÁO TIẾN ĐỘ)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS BÙI DŨNG THỂ

HUẾ, 2016

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Phương pháp nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Kết cấu luận văn 5

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH QUYỀN VÀ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ 6

1.1 Chính quyền cấp xã và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 6

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của chính quyền cấp xã 6

1.1.2 Đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã 12

1.1.3 Tiêu chuẩn cán bộ, công chức cấp xã 18

1.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã 22

1.2.1 Khái niệm 22

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã 23

1.3 Các nhân tố tác động lên chất lượng cán bộ công chức cấp xã 27

1.3.1 Môi trường làm việc 27

1.3.2 Tuyển dụng 28

1.3.3 Bố trí, sắp xếp và đề bạt cán bộ 29

1.3.4 Đào tạo và bồi dưỡng 29

1.3.5 Chế độ, chính sách 30

1.3.6 Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát 31

1.3.7 Trang thiết bị, cơ sở vật chất 31

1.4 Tác động của chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn lên chất lượng dịch vụ công cấp xã 32

1.4.1 Khái niệm dịch vụ công 32

1.4.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ công cấp xã 34 1.4.3 Tác động của chất lượng đội ngũ công chức lên chất lượng dịch vụ công cấp xã 36

Trang 3

Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

CẤP XÃ HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 38

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Lệ thủy, tỉnh Quảng Bình 38

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 38

2.1.2 Kinh tế - xã hội 43

2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lệ Thủy 46

2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Lệ Thủy 47

2.2.1 Quy mô, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Lệ Thủy 47

2.2.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Huyện Lệ Thủy 51

2.3 Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thông qua đánh giá của các đối tượng điều tra 57

2.3.1 Qui mô và cơ cấu mẫu 57

2.3.2 Thống kê mô tả về đánh giá của các đối tượng điều tra về chất lương cán bộ công chức 57

2.3.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo 59

2.3.4 Đánh giá chất lượng công chức 60

2.3.5 Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của CBCC cấp xã huyện Lệ Thủy 61 2.4 Đánh giá chung về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Huyện Lệ Thủy 64

2.4.1 Mặt được 64

2.4.2 Mặt chưa được 65

2.4.3 Nguyên nhân mặt chưa được 67

Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN LỆ THỦY TRONG THỜI GIAN TỚI 70

3.1 Quan điểm về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã 70

3.1.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phải nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò cấp xã 70

3.1.2 Mục tiêu về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 71

3.1.3 Những định hướng về công tác cán bộ của tỉnh Quảng Bình và Huyện Lệ Thủy 71

3.2 Các giải pháp chủ yếu 72

Trang 4

3.2.1 Rà soát, phân loại đội ngũ cán bộ , công chức xã 72

3.2.2 Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã 73

3.2.3 Tổ chức thi tuyển một số chức danh CBCC; đổi mới việc thực hiện chế độ chính sách thu hút người có bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ cao về công tác cấp xã 75

3.2.4 Cụ thể hóa tiêu chuẩn các chức danh cán bộ, công chức; tiêu chuẩn đánh giá và thực hiện tốt việc đánh giá cán bộ, công chức cấp xã 78

3.2.5 Thực hiện tốt chế độ, chính sách về quyền lợi cán bộ, công chức cấp xã 84

3.2.6 Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn của ngành dọc cấp trên đối với cán bộ, công chức cơ sở thực hiện nhiệm vụ 85

3.2.7 Tiếp tục phát huy vai trò giám sát của nhân dân, đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, công chức 86

3.2.8 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc 87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88

1 Kết luận 88

2 Kiến nghị 88

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ, công chức cấp xã 20

Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất ở huyện Lệ Thủy năm 2010 – 2015 41

Bảng 2.2 Giá trị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện từ năm 2011 – 2015 42

Bảng 2.3 Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành kinh tế của huyện Lệ Thủy giai đoạn 2006 – 2010 43

Bảng 2.4: Biên chế cán bộ, công chức cấp xã huyện Lệ Thủy năm 2015 47

Bảng 2.5: Quy mô và cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 48

Bảng 2.6: Trình độ văn hóa, chuyên môn của cán bộ, công chức năm 2015 52

Bảng 2.7: Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã của Huyện 53

Bảng 2.8: Trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước của CBCC cấp xã ở huyện năm 2014 54

Bảng 2.9: Trình độ ngoại ngữ, tin học của CBCC cấp xã của Huyện 56

Bảng 2.10: Thống kê mô tả về đánh giá của các đối tượng điều tra đối với chất lượng CBCC cấp xã huyện Lệ Thủy 57

Bảng 2.11: Kiểm định độ tin cậy đối với các biến điều tra đánh giá của các đối tượng điều tra về chất lượng CBCC cấp xã huyện Lệ Thủy 60

Bảng 2.12: Đánh giá của đối tượng điều tra về kết quả giải quyết công việc của cán bộ, công chức cấp xã 61

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước bao gồm nhiều cấp (cấp trung ương, cấp tỉnh,cấp huyện, cấp xã); tuy nhiên, cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọichung là cấp xã) lại có tầm quan trọng hàng đầu đối với quá trình phát triển kinh tế ở cácđịa phương; bởi vì: Chính quyền cấp xã, phường, thị trấn (hay còn gọi là chính quyền cấpxã) có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị - hành chính Là cầu nối trực tiếpcủa hệ thống chính quyền nhà nước với nhân dân, thực hiện hoạt động quản lý nhà nướctrên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương theothẩm quyền được phân cấp, đảm bảo cho các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước, được triển khai thực hiện trong cuộc sống

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng vàhoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi hành công vụ Hiệu lực, hiệuquả của bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng và hệ thống chính trị nói chung, xét đếncùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xãvững vàng về chính trị, văn hóa, có đạo đức lối sống trong sạch, có trí tuệ, kiến thức vàtrình độ năng lực để thực thi chức năng, nhiệm hiệm vụ theo đúng pháp luật, bảo vệ lợiích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và phục vụ nhân dân là một trong những nhiệm vụtrọng tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị

Đảng và Nhà nước ta đã xác định công tác cán bộ là khâu quan trọng nhất, có ýnghĩa quyết định tới chất lượng và hiệu quả công việc, là khâu then chốt trong sự nghiệpcách mạng, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào những thành công trong

sự nghiệp đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Lúc sinhthời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Cán bộ là những người đem chính sáchcủa Đảng, của Chính phủ, giải thích cho dân chúng hiểu và thi hành Đồng thời đemtình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sáchcho đúng”

Trang 7

Thực tiễn chỉ ra rằng cán bộ cấp xã, phường luôn phải đối đối diện với một khốilượng công việc rất lớn, đa dạng và phức tạp, liên quan đến tất cả mọi mặt của đời sốngchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng Vì vậy, chất lượng đội ngũ cán

bộ, công chức cấp xã có tác động đến lớn đến hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện các chủtrương chính sách của nhà nước

Nhận thức được vấn đề trên, trong những năm qua, đội ngũ công chức cấp xãphường ở trên cả nước đã được chú trọng phát triển cả về số lượng và chất lượng Nhiềulượt cán bộ công chức cấp xã phường đã được đào tạo và đào tạo lại, nhiều người mới

có năng lực đã được tuyển dụng, đặc biệt là cán bộ trẻ Nhờ những chính sách trên, nănglực cán bộ, công chức cấp xã đã được cải thiện đáng kể, góp phần tích cực vào quá trìnhđổi mới của đất nước, tác động hiệu quả lên quá trình phát triển kinh tế địa phương vàcải thiện cuộc sống cho người dân

Lệ Thủy là huyện phía Nam của tỉnh Quảng Bình, là nơi có địa hình khá đa dạng,

từ miền biển, đồng bằng và miền núi Đây cũng là vựa lúa chính của tỉnh Quảng Bình

Vì thế, phát triển kinh tế ở huyện Lệ Thủy có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến an toànlương thực cũng như quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình

Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, chínhquyền địa phương đã có những giải pháp khác nhau để nâng cao chất lượng cán bộ côngchức, đặc biệt là cán bộ, công chức cấp xã ở địa phương Vì vậy, nhìn chung đội ngũcán bộ, công chức cấp xã ở địa phương đã có những cải thiện đáng kể và đã có nhữngđóng góp quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của huyện Lệ Thủy và tỉnhQuảng Bình trong thời gian qua

Tuy nhiên, với đặc trưng về sự đa dạng trong địa hình, văn hóa, dân tộc và với nhucầu chuyển đổi nền kinh tế địa phương từ một nền kinh tế nông nghiệp, phụ thuộc vàolúa nước, sang nền kinh tế công nghiệp, du lịch và nền kinh tế hàng hóa, yêu cầu về chấtlượng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lệ Thủy gần như vẫn chưa thực sự đáp ứngnhu cầu phát triển của địa phương ở trong điều kiện mới, đặc biệt là đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã ở các xã miền núi, xã đồng bào ít người và các xã bãi ngang, cồn bải

Trang 8

Vì vậy, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở địa phương là đòi hỏi bấc thiếttrong thời gian tới

Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề trên nên tôi chọn nghiên cứu

đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”, làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Là xác định những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứccấp xã ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình; từ đó nâng cao ảnh hưởng của các chínhsách và chủ trương của nhà nước đối với địa phương, thúc đẩy kinh tế địa phương pháttriển, góp phần giải quyết các vấn đề mà nền kinh tế xã hội ở địa phương đang đặt ra

3 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã nêu ở trên, luận văn sử dụng kết hợp cácphương pháp thu thập và phân tích số liệu khác nhau, bao gồm các phương pháp thuthập và phân tích số liệu định tính và định lượng; các phương pháp được áp dụng cụ thểnhư sau:

3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Trang 9

- Số liệu thứ cấp của đề tài: số liệu thứ cấp của đề tài được xác định là đầu vàoquan trọng để có thể phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và nhữngbiến động về đội ngũ cán bộ, công chức cả về số lượng và chất lượng Vì vậy, nguồn sốliệu liên quan đến đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được thu thập từ nguồn số liệu củaPhòng Nội vụ huyện Lệ Thủy, số liệu báo cáo của các xã, phường, niên giám thống kêhuyện Lệ Thủy Các thông tin liên quan đến cơ sở lý luận về cán bộ, công chức xã đượcthu thập từ các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật, Nghị định, Thông tư, quy định,hướng dẫn về cán bộ, công chức cấp xã.

- Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được xác định là nguồn thông tin quan trọng của đềtài để phân tích thực trạng chất lượng cán bộ, công chức và thực trạng nâng cao chấtlượng cán bộ công chức cấp xã thời gian qua Bên cạnh đó, số liệu sơ cấp cũng tìm hiểu

và đánh giá mức độ đáp ứng công việc của cán bộ cấp xã trên quan điểm của các đốitượng liên quan

Việc thu thập nguồn số liệu sơ cấp được thực hiện qua nhiều bước Thứ nhất, dựavào kết quả của phương pháp tổng hợp tài liệu ở phần cơ sở lý luận của luận văn, bảncâu hỏi được thiết kế trước và được điều tra thử Trên cơ sở đó, điều tra thực tế cán bộ,công chức cấp xã, sẽ được thực hiện trên cơ sở phát phiếu điều tra Sau khi điều tra, kếtquả điều tra sẽ được kết hợp với kết quả điều tra sâu để làm sạch số liệu trước khi tiếnhành phân tích

Bên cạnh đó, nghiên cứu sẽ điều tra 100 người dân và doanh nghiệp để lấy ý kiếnđánh giá của họ về mức độ đáp ứng công việc đối với cán bộ, công chức cấp xã ở huyện

Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

3.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:

Phương pháp phân tích được sử dụng trong luận văn này bào gồm phân tích thống

kê mô tả như tính giá trị phần trăm, giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất vàcác kiểm định thống kê phù hợp Phương pháp thống kê kiểm định như t test, ANOVA

để kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng

Trang 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tương nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã của Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

- Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, đề tài không đi sâu vào phân tíchquá trình phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Huyện Lệ Thủy, tỉnh QuảngBình mà tập trung đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xãHuyện Lệ Thủy trong thời gian vừa qua

Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2013 đến năm 2015 và sơ cấpthu thấp vào năm 2016

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luậnvăn có 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cán bộ, công chức cấp xã

Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Huyện Lệ

Thủy, Tỉnh Quảng Bình

Chương 3: Định hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,

công chức cấp xã ở huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015- 2020

Trang 11

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH QUYỀN VÀ CÁN BỘ

CÔNG CHỨC CẤP XÃ

1.1 Chính quyền cấp xã và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của chính quyền cấp xã

1.1.1.1 Khái niệm chung về chính quyền cấp xã

Trong hệ thống hành chính nước ta, chính quyền xã - phường - thị trấn (gọichung là cấp xã) là chính quyền cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền 4 cấp hoànchỉnh: Trung ương, tỉnh, huyện, xã

Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cụ thể quản lý hành chínhnhà nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hóa, xã hội

ở cơ sở, đảm bảo các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vàocuộc sống, nâng cao mọi mặt đời sống của nhân dân Sự trong sạch vững mạnh, hoạtđộng có hiệu lực, hiệu quả của chính quyền cấp xã đóng vai trò rất quan trọng trongtoàn bộ hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công phục vụ nhân dân

Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước, Đảng và nhân dân taluôn dành sự quan tâm đối với chính quyền cấp xã Cùng với việc hoàn thiện thể chế,chính sách đãi ngộ và đầu tư cơ sở vật chất, Đảng và Nhà nước luôn chăm lo xây dựng,đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộchính quyền cấp xã

Chính quyền cấp xã là cấp chính quyền gần dân nhất, là cầu nối trực tiếp giữa

hệ thống chính quyền cấp trên với nhân dân, hàng ngày tiếp xúc, nắm bắt và phản ánhtâm tư nguyện vọng của nhân dân Cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức vàvận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọikhả năng phát triển kinh tế- xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư

Trang 12

Chính quyền được hiểu là bộ máy điều khiển, quản lý công việc của nhà nước

và hoạt động của nó mang tính chất quyền lực của Nhà nước, bằng phương thức tácđộng của Nhà nước Cấp xã là đơn vị cấp dưới cùng, vì thế Chính quyền cấp xã baogồm HĐND và UBND Qua đó có thể hiểu, chính quyền cấp xã là một cấp cuối cùngtrong hệ thống chính quyền 4 cấp của Việt Nam, là nơi trực tiếp thực hiện các chủtrương chính sách của Đảng và Nhà nước, các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninhquốc phòng ở cơ sở, thực hiện việc quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn

Từ những phân tích trên đây, có thể nêu khái quát khái niệm chính quyền cấp xãnhư sau: Chính quyền cấp xã bao gồm HĐND và UBND là cấp thấp nhất trong hệ thốngchính quyền 4 cấp ở Việt Nam, thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương, có chứcnăng thay mặt nhân dân địa phương, căn cứ vào nguyện vọng của nhân dân địa phương,quyết định và tổ chức thực hiện những vấn đề có liên quan đến phát triển kinh tế, vănhóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đời sống của nhân dân địa phương, theo Hiến pháp,pháp luật và các mệnh lệnh, quyết định của cấp trên

1.1.1.2 Đặc điểm của chính quyền cấp xã

Chính quyền cấp xã có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, chính quyền cấp xã có HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa

phương và UBND do HĐND bầu ra là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hànhchính nhà nước ở địa phương Vì thế, chính quyền cấp xã là cấp trực tiếp thực hiệnnhiệm vụ cụ thể về quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xãhội, an ninh quốc phòng ở cơ sở, là cầu nối trực tiếp giữa nhà nước và nhân dân, xử lýtrực tiếp, kịp thời những yêu cầu hàng ngày của nhân dân

Thứ hai, chính quyền cấp xã khác với chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện: Tổ chức

bộ máy chính quyền cấp xã chỉ bao gồm cơ quan quyền lực nhà nước là HĐND là cơquan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân ở địa phương và UBND là cơquan chấp hành của HĐND và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, không cócác cơ quan tư pháp: Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân

Trang 13

Thứ ba, chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp tiếp xúc với nhân dân; cán bộ chính

quyền cấp xã là người hàng ngày trực tiếp giải quyết những vấn đề liên quan đến mọiquyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân đảm bảo theo đúng đường lối, chính sách của Đảng

và pháp luật của Nhà nước, các văn bản pháp luật của cấp trên UBND còn có tráchnhiệm rất nặng nề phải quản lý mọi mặt đời sống của nhân dân địa phương cho nêntrong hoạt động mang nhiều tính chất hành chính địa phương

Thứu tư, trong hoạt động của chính quyền cấp xã, giữa HĐND và UBND khó

tách biệt nhau về các lĩnh vực thẩm quyền và UBND có ưu thế vượt trội: Chính quyềncấp xã được coi là một cấp chính quyền hoàn chỉnh, bao quát toàn diện đời sống kinh tế,văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa bàn cơ sở Nội dung các nghị quyết củaHĐND và quyết định của UBND nhìn chung là giống nhau, chỉ khác ở chỗ: HĐNDquyết định biện pháp, còn UBND tổ chức thực hiện Trong khi đó, tổ chức bộ máy củaHĐND không đủ sức hoạt động độc lập mà chủ yếu dựa vào bộ máy của UBND để soạnthảo các nghị quyết Theo Điều 5, Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi): "Hội đồngnhân dân cấp xã có Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân" [35, tr 7] Đối với cấp tỉnh

và cấp huyện: "Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có Thường trực Hội đồng nhândân và các ban của Hội đồng nhân dân" [35, tr 7] Với cơ cấu tổ chức như trên, các bancủa HĐND cấp tỉnh và cấp huyện có khả năng soạn thảo các nghị quyết, thức hiện chứcnăng quyết định các biện pháp, chủ trương về các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐNDcấp tỉnh, cấp huyện Trong khi đó, ở cấp xã, do không có bộ máy giúp việc, đại biểuHĐND lại kiêm nhiệm, việc chuẩn bị các kỳ họp hoàn toàn dựa vào bộ máy của UBND

và mỗi năm chỉ họp từ 3 - 4 lần Trong điều kiện đó, hoạt động của UBND sẽ có ưu thếvượt trội hơn, dễ lấn át HĐND, dễ lâm vào tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi"

Thứ năm, các đơn vị hành chính cấp xã, được hình thành trên nền tảng những

địa điểm quần cư, nó liên kết dân cư trong một khối liên hoàn thống nhất Mọi vấn đềcủa địa phương đều liên quan chặt chẽ với nhau và cần phải được giải quyết trên cơ sởkết hợp hài hòa các lợi ích: Nhà nước, dân cư và giữa dân cư với nhau Chính quyền ởđây không chỉ là cơ quan cai trị- quản lý mà còn là cơ quan thể hiện lợi ích chung củadân cư

Trang 14

Trong khi tổ chức quyền lực nhà nước ở cấp trung ương có việc phân chia, hoặcphân công phân nhiệm một cách rạch ròi giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp Cấp tỉnh,cấp huyện cũng có cơ quan tư pháp - Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân Riêngcấp xã, trong cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền chỉ có HĐND là cơ quan quyền lựcnhà nước ở địa phương và UBND là cơ quan chấp hành của HĐND và là cơ quan hànhchính nhà nước ở địa phương, thậm chí UBND cấp xã, phường, thị trấn trong nhiềutrường hợp còn phải kiêm nhiệm luôn cả chức năng tư pháp (xét xử, hòa giải).

1.1.1.3 Phân loại các đơn vị hành chính cấp xã

Cấp xã là cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính 4 cấp Tính đến ngày 31tháng 12 năm 2012, nước ta có 11.121 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 1.448phường, 623 thị trấn và 9.050 xã[2]

Qua 25 năm đổi mới chúng ta đã thu được những thành tựu về kinh tế Nó lànền tảng cho việc đổi mới hệ thống chính trị, trong đó có đổi mới tổ chức và hoạt độngcủa chính quyền cơ sở đổi mới hệ thống chính trị trở thành xúc tác, động lực cho đổimới kinh tế thu được kết quả Một trong những yếu tố góp phần nâng cao vai trò củachính quyền cơ sở trong việc quản lý xã hội là Đảng, Nhà nước ta đã xác định được tiêuchí phân loại đơn vị hành chính cấp xã trên cơ sở các điều kiện tự nhiên, xã hội, phongtục, tập quán

Dựa trên các tiêu chí cụ thể, xã, phường, thị trấn được phân làm ba loại đơn vịhành chính Theo nghị định số 159/2005 ngày 27/12/2005 của Chính phủ về phân loạiđơn vị hành chính xã, phường, thị trấn gồm :

Trang 15

+ Về dân số : Xã có dân số dưới 1.000 nhân khẩu được tính 45 điểm; xã có từ1.000 đến 5.000 nhân khẩu, cứ tăng 1.000 nhân khẩu được tính thêm 12 điểm và đượctính từ 46 đến 93 điểm; xã có trên 5.000 nhân khẩu, cứ tăng 1.000 nhân khẩu được tínhthêm 11 điểm và được tính từ 94 đến tối đa không quá 200 điểm.

+ Về diện tích: Xã có diện tích tự nhiên dưới 1.000 ha được tính 30 điểm; xã có

từ 1.000 đến 3.000 ha, cứ tăng 1.000 ha được tính thêm 10 điểm và được tính từ 31 đến

50 điểm; xã có trên 3.000 ha cứ tăng 1.000 ha tính thêm 09 điểm và được tính từ 51 đếntối đa không quá 100 điểm

+ Các yếu tố đặc thù: Xã thuộc khu vực I được tính 10 điểm; xã thuộc khu vực

II được tính 15 điểm; xã thuộc khu vực III được tính 20 điểm; xã đặc biệt khó khăn và

xã an toàn khu (ATK) được tính 20 điểm;

Xã có tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm từ 30% đến 50% dân số được tính 10điểm, chiếm trên 50% dân số được tính 15 điểm;

Xã có tỷ lệ tín đồ tôn giáo chiếm từ 30% đến 50% được tính 10 điểm, chiếmtrên 50% dân số được tính 15 điểm

- Đối với xã đồng bằng:

+ Về dân số: Xã có dân số dưới 2.000 nhân khẩu được tính 45 điểm; xã có từ2.000 đến 8.000 nhân khẩu, cứ tăng 1.000 nhân khẩu được tính thêm 11 điểm và đượctính từ 46 đến 111 điểm; xã có trên 8.000 nhân khẩu, cứ tăng 1.000 nhân khẩu được tínhthêm 10 điểm và được tính từ 112 đến tối đa không quá 200 điểm

+ Về diện tích: Xã có diện tích tự nhiên dưới 500 ha được tính 30 điểm; xã códiện tích từ 500 ha đến 2.500 ha, cứ tăng 1.000 ha được tính thêm 11 điểm và được tính

từ 31 đến 52 điểm; xã có trên 2.500 ha, cứ tăng 1.000 ha được tính thêm 10 điểm vàđược tính từ 53 đến tối đa không quá 100 điểm

+ Các yếu tố đặc thù: Xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và xã ATKđược tính 20 điểm;

Trang 16

Xã có số lao động Nông – lâm – ngư – diêm nghiệp chiếm thấp hơn hoặc bằng45% tổng số lao động toàn xã hội được tính 10 điểm;

Xã có tỷ lệ thu ngân sách bình quân hằng năm trên địa bàn (tính bình quântrong 03 năm đến năm ngân sách gần nhất) đạt 100% kế hoạch được tính 05 điểm, thuđạt thêm 10% được tính thêm 02 điểm đến tối đa không quá 15 điểm;

Xã có tỷ lệ tín đồ tôn giáo chiếm từ 30 đến 50% dân số được tính 10 điểm,chiếm trên 50% dân số được tính 15 điểm

- Đối với phường và thị trấn:

+ Về dân số: Phường và thì trấn có dân số dưới 3.000 nhân khẩu được tính 45điểm; phường và thị trấn có từ 3.000 đến 10.000 nhân khẩu, cứ tăng 1.000 nhân khẩuđược tính thêm 10 điểm và được tính từ 46 đến 115 điểm; phường và thị trấn có trên10.000 nhân khẩu cứ tăng 1.000 nhân khẩu được tính thêm 09 điểm và được tính từ 116đến không quá 200 điểm

+ Về diện tích: Phường và thị trấn có diện tích tự nhiên dưới 500 ha được tính

30 điểm; phường và thị trấn có từ 500 ha đến 2.000 ha, cứ tăng 500 ha được tính thêm

10 điểm và được tính từ 31 đến 60 điểm; phường và thị trấn có trên 2.000 ha, cứ tăng

500 ha được tính thêm 08 điểm và được tính từ 61 đến không quá 100 điểm

+ Các yếu tố đặc thù: Phường và thị trấn miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa

và ATK được tính 20 điểm;

Phường thuộc đô thị loại đặc biệt được tính 20 điểm, phường thuộc đô thị loại Iđược tính 15 điểm; phường thuộc đô thị loại II được tính 10 điểm; phường thuộc đô thịloại III được tính 08 điểm và phường thuộc đô thị loại IV được tính 05 điểm; thị trấn có

vị trí trung tâm huyện lỵ được tính 10 điểm;

Phường và thị trấn có tỷ lệ thu ngân sách bình quân hàng năm trên địa bàn (tínhbình quân trong 03 năm đến năm ngân sách gần nhất) đạt 100% kế hoạch được tính 05điểm, thu đạt thêm 10% được tính thêm 02 điểm đến không quá 15 điểm;

Trang 17

Phường và thị trấn có tỷ lệ tín đồ tôn giáo chiếm từ 30 đến 50% dân số đượctính 10 điểm, chiếm trên 50% dân số được tính 15 điểm.

* Trên cơ sở của việc tính điểm cụ thể cho mỗi khu vực như trên Việc phân loạiđơn vị hành chính cấp xã căn cứ vào khu điểm sau: Xã, phường, thị trấn loại 1 có từ 221điểm trở lên; xã, phường, thị trấn loại 2 có từ 141 đến 220 điểm; xã, phường, thị trấnloại 3 có từ 140 điểm trở xuống

1.1.2 Đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

1.1.2.1 Khái niệm cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

Hiện nay khái niệm cán bộ được quy định tại khoản 1 điều 4 Luật Cán bộ, côngchức và Luật Viên chức của Nhà nước ta bước đầu phân biệt rõ ràng Luật Cán bộ, côngchức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng

01 năm 2010

Khoản 1 Điều 4 quy định về cán bộ:

“ Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,

chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội ở trung ương, ở tỉnh, huyện trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở quận, huyện, thị xã, huyện thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.

Như vậy, thuật ngữ cán bộ nói chung, cán bộ xã - Thị trấn nói riêng theo quy địnhtại khoản 3, điều 4 “Luật cán bộ, công chức” được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng

11 năm 2008 thì “ Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm

kỳ trong thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy,người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội”

Khoản 2 Điều 4 quy định về công chức:

“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức

vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị

-xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong

Trang 18

cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”

Như vậy, thuật ngữ công chức nói chung, công chức xã - thị trấn nói riêng theoquy định tại khoản 3, điều 4 “Luật cán bộ, công chức” được Quốc hội thông qua ngày

13 tháng 11 năm 2008, cụ thể “ Công chức cấp xã là công dân Việt Nam, được tuyểndụng, giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban Nhân dân cấp xã, trongbiên chế và hưởng lương từ Ngân sách nhà nước”

1.1.2.2 Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã

Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc" [39, tr.269]; "công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém"

Quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và qua thực tiễn cách mạng ở cácnước, các Đảng cộng sản và công nhân quốc tế đều chứng minh và khẳng định vai tròquan trọng của cán bộ và công tác cán bộ

Tính đến 19/4/2002, nước ta có 10.579 đơn vị hành chính cấp xã Trong kỳ bầu cửngày 14/11/1999, tổng số đại biểu HĐND xã, phường, thị trấn được bầu là 227.000 đại biểu

Tổng số cán bộ xã, phường, thị trấn được hưởng sinh hoạt phí và phụ cấp hàngtháng từ các nguồn ngân sách và kinh phí khác nhau trong toàn quốc khoảng 2 triệungười, bình quân mỗi xã, phường, thị trấn có khoảng 190 cán bộ Cán bộ chuyên tráchbình quân mỗi xã có 22 người Đại biểu HĐND bình quân mỗi xã có 22 đại biểu; cán bộcấp thôn tổng số có khoảng 480.000 người; cán bộ y tế, giáo dục mầm non khoảng200.000 người Cán bộ không chuyên trách (như cán bộ phụ trách công tác dân số, Hộingười cao tuổi, Hội chữ thập đỏ, cán bộ hoạt động văn hóa - thông tin ) có khoảng780.000 người Có thể thấy, số lượng cán bộ cấp xã là quá lớn, và xu hướng còn mởrộng thêm chứ không tinh giảm được do công việc dồn xuống cấp dưới quá nhiều, vànhiều ngành cũng như cấp tỉnh, huyện đều muốn có cán bộ của mình ở cơ sở cấp xã

Trang 19

Trong hệ thống chính trị ở cơ sở có cán bộ chuyên trách và không chuyên trách:

Cán bộ chuyên trách là những cán bộ phải dành phần lớn thời gian lao động, làm

việc tại công sở để thực hiện chức trách được giao, bao gồm: Cán bộ giữ chức vụ quabầu cử gồm: Cán bộ chủ chốt của cấp ủy đảng, HĐND, UBND, những người đứng đầu

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội Cán bộ chuyên môn đượcUBND tuyển chọn gồm trưởng công an, xã đội trưởng, cán bộ văn phòng, địa chính, tàichính - kế toán, tư pháp, văn hóa - xã hội Số lượng cán bộ chuyên trách do Chính phủquy định Tổng số cán bộ chuyên trách ở một xã, phường, thị trấn tối thiểu là 17 người,tối đa là 25 người (chưa kể kiêm nhiệm)

Cán bộ chuyên trách ở cấp xã có chế độ làm việc và được hưởng chính sách chế

độ về cơ bản như cán bộ, công chức nhà nước; khi không còn là cán bộ chuyên trách màchưa đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí, được tiếp tục tự đóng bảo hiểm xã hội hoặchưởng phụ cấp một lần theo chế độ nghỉ việc Cán bộ, công chức cơ sở có đủ điều kiệnđược thi tuyển vào ngạch công chức ở cấp trên

Theo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức,

có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2003, tại điểm g và h khoản 1, Điều 1 quy định:

Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trựcHĐND, UBND; Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội

xã, phường, thị trấn và những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyênmôn nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã được gọi là cán bộ công chức nhà nước trong biênchế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quyđịnh của pháp luật

Cán bộ chính quyền cấp xã là bộ phận lớn nhất và rất quan trọng trong đội ngũcán bộ của bộ máy chính quyền ở nước ta Họ vừa là người đại diện của nhân dân trongquản lý hành chính nhà nước ở địa phương, vừa là người trực tiếp tổ chức thực hiệnquyền hành pháp và quản lý hành chính nhà nước, cũng như thực hiện các nhiệm vụquản lý và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng ở địaphương Cán bộ chính quyền cấp xã đã có nhiều đóng góp, trưởng thành trong sự

Trang 20

nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc qua các thời kỳ cách mạng trước đây và hiện nay, họvẫn phát huy được những ưu điểm của mình.

Tuy nhiên, đứng trước những nhiệm vụ to lớn của giai đoạn đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, trước những hoàn cảnh và tình thếmới, đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã cũng bộc lộ nhiều điểm bất cập cần phải nghiêncứu khắc phục

Trước hết, đó là mâu thuẫn giữa số lượng ngày một tăng của đội ngũ cán bộchính quyền cấp xã nhưng chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ Đội ngũ cán bộchính quyền cấp xã tuy rất đông về số lượng nhưng không đủ sức đảm đương đượcnhững công việc trong những điều kiện và tình hình mới của đất nước

Theo quy định tại Nghị định số 174/CP của Chính phủ ban hành ngày29/9/1994, cơ cấu của UBND xã, phường, thị trấn gồm có: 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và

5 ủy viên ủy ban Với khoảng 1 vạn đơn vị hành chính cấp xã, đội ngũ cán bộ chínhquyền cấp xã có số lượng khoảng 70.000 người

Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 quy định, ngoài số ủy viên ủy ban đã nêutrên, các chức danh khác được bố trí phù hợp với yêu cầu của từng địa phương theo cácmức sau đây:

- Dưới 5.000 dân: 12 cán bộ

- Từ 5.000 dân đến dưới 10.000 dân: 14 cán bộ

- Từ 10.000 dân đến dưới 15.000 dân: 16 cán bộ

- Từ 15.000 dân đến dưới 20.000 dân: 18 cán bộ

- Trên 20.000 dân trở lên tối đa không quá 20 cán bộ

Trừ số cán bộ làm công tác đoàn thể, số cán bộ chính quyền cấp xã gồm chủ tịchUBND và các thành viên của ủy ban dao động từ 7 đến 13 người tùy theo từng loại xã

Đến Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ban hành ngày 23/01/1998, quy định sốlượng cán bộ chính quyền cấp xã như sau:

Trang 21

Việc quy định số lượng cán bộ chính quyền cấp xã tính theo quy mô dân số làchủ yếu, và quy định mức tối thiểu là 17 người và mức tối đa không quá 25 người làchưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế Cụ thể là đối với xã, phường, thị trấn quá ítdân cư (dưới 1.000 người) thì biên chế cho 17 người là nhiều; còn đối với xã, phường,thị trấn có quá đông dân cư (trên 30.000) mà lại có địa hình tự nhiên và tình hình kinh tế

- xã hội phức tạp thì biên chế tối đa theo quy định là ít Do đó, phát sinh tư tưởng muốnchia tách thêm đơn vị hành chính để giảm nhẹ công việc, lại được tăng thêm biên chếcán bộ Đối với chức danh trưởng thôn, trưởng khu hành chính nếu làm kiêm thêmchức danh bí thư chi bộ thì mức sinh hoạt phí chỉ được tính tăng thêm 1,5 lần (nếu làmnguyên chức danh trưởng thôn, trưởng khu hành chính, bí thư chi bộ thì được hưởngmức phụ cấp là 80.000/tháng Nếu làm kiêm cả hai chức danh thì được hưởng mức phụcấp là 120.000/tháng) Do đó chưa kích thích được họ làm kiêm nhiệm cả hai chứcdanh Hầu hết các xã, phường, thị trấn đều có tình trạng tách riêng hai chức danh trưởngthôn, trưởng khu hành chính và bí thư chi bộ để tăng thêm cán bộ và giảm nhẹ côngviệc

Trang 22

Phần lớn các bộ, ngành đều muốn có chân rết của mình xuống tận cơ sở để tiệncho việc chỉ đạo, liên hệ, và yêu cầu cần có thêm chức danh trong cơ cấu chính quyền

và hợp thức hóa các chức danh đó Ý muốn này bắt gặp sự yếu kém về năng lực của cán

bộ cấp xã, sự lúng túng trong chỉ đạo của bộ máy chính quyền đã dẫn tới sự tăng nhanh

số lượng cán bộ ở cấp xã trong những năm qua, làm cho cơ cấu đội ngũ cán bộ chínhquyền cấp xã phình to, tạo gánh nặng cho ngân sách và làm giảm hiệu quả hoạt độngcủa chính quyền cấp xã Bình quân mỗi xã có khoảng 190 cán bộ, trong đó có 90 cán bộnằm trong diện quy định của Chính phủ, 100 cán bộ do các bộ ngành ở Trung ương vàtỉnh quy định Ở một số xã, số lượng cán bộ được chi trả hàng tháng dưới các hình thứcsinh hoạt phí, hoạt động phí, phụ cấp từ các nguồn ngân sách và kinh phí khác nhau lêntới 250 đến 280 định suất

Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo được nhân dân nhiệt liệthưởng ứng và hăng hái thực hiện, đã thu được những thành tựu rất quan trọng Tại Hộinghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng ta đã chỉ ra 4 nguy cơ lớn của đấtnước: Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và toàn thếgiới; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quanliêu; nguy cơ "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch Đồng thời, Hội nghị nhậnđịnh "Công tác cán bộ vẫn là một khâu yếu Đội ngũ cán bộ nhìn chung chưa ngang tầmđòi hỏi của nhiệm vụ" [13, tr 21]

Cán bộ quyết định mọi công việc Trong hệ thống các cơ quan quản lý hànhchính nhà nước, cán bộ chính quyền cấp xã có vị trí hết sức quan trọng Họ là nhữngngười quán triệt quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nướcđưa vào cuộc sống, biến chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước thànhhiện thực Cán bộ chính quyền cấp xã có vai trò to lớn và trách nhiệm hết sức nặng nềtrong hệ thống quản lý nhà nước Cán bộ chính quyền cấp xã được Nhà nước trao chothẩm quyền quản lý nhà nước ở địa phương Do phải thường xuyên tiếp xúc với nhândân, trực tiếp giáo dục, động viên và tổ chức nhân dân thực hiện pháp luật, thực hiệnquyền và nghĩa vụ công dân Cán bộ chính quyền cấp xã, ngoài phẩm chất chính trị, cần

Trang 23

phải có trình độ, năng lực nhất định và cần nhất là phải tạo dựng được uy tín trong cộngđồng dân cư

1.1.3 Tiêu chuẩn cán bộ, công chức cấp xã.

Hiện nay, tiêu chuẩn đối với CBCC cấp xã được quy định tại nghị định114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 về cán bộ, công chức cấp xã; nghị định112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thịtrấn và Quyết định 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ; Thông tư06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, nhiệm vụ,tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn quy định:

1.1.3.1 Tiêu chuẩn chung

Để được bầu cử, tuyển dụng vào làm việc ở hệ thống chính trị cấp xã, CBCCphải đảm bảo các tiêu chuẩn chung như sau:

Thứ nhât, có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội Có năng lực và tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đườnglối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

Thứ hai, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm, thạo việc, tận tụy vớidân Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng Có ý thức tổ chức

kỷ luật trong công tác Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, đượcnhân dân tín nhiệm

Thứ ba, có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị (LLCT) quan điểm, đường lốicủa Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủnăng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao

1.1.3.2 Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ, công chức cấp xã

- Đối với cán bộ chuyên trách

+ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy: Có học vấn, trình dộ tốt nghiệp trung học phổ

thông(THPT) Về LLCT có trình độ trung cấp chính trị trở lên Về chuyên môn, nghiệpvụ: Ở khu vực đồng bằng và đô thị có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên Ở khu vựcmiền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn (tương đương trình độ sơ cấp trởlên), nếu tham gia giữ chức vụ lần đầu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên

Trang 24

Đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, nghiệp vụ quản lý hành chínhnhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế.

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND: Trình độ học vấn phải tốt nghiệp THPT; cótrình độ trung cấp LLCT đối với khu vực đồng bằng; khu vực miền núi phải được bồidưỡng LLCT tương đương trình độ sơ cấp trở lên Có trình độ trung cấp chuyên môn trởlên Đã qua bồi dưỡng quản lý Hành chính nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tê, kiếnthức và kỹ năng hoạt động đại biểu HĐND cấp xã

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND: Có trình độ học vấn tốt nghiệp THPT; trình độtrung cấp LLCT trở lên đối với khu vực đồng băng; khu vực miền núi phải được bồidưỡng LLCT tương đương Trình độ sơ cấp trở lên Có trình độ trung cấp chuyên môntrở lên(đối với khu vực đồng bằng) Với miền núi phải được bồi dưỡng kiến thứcchuyên môn( tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu giữ chức vụ lần đầu phải cótrình độ trung cấp chuyên môn trở lên Ngành chuyên môn phải phù hợp với đặc điểmkinh tế - xã hội của từng loại hình đơn vị hành chính cấp xã Đã qua bồi dưỡng quản lýHành chính nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế

+ Chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc(UBMTTQ), Bí thư đoàn thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh, Chủ tịch hội Liên hiệp phụ nữ, Chủ tịch hội Nông dân, Chủ tịch hộiCựu chiến binh: Các tiêu chuẩn(do các đoàn thể chính trị - xã hội quy định) của cán bộchuyên trách thuộc UBMTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội được giữnguyên trong nhiệm kỳ hiên tại Các tiêu chuẩn quy định này được áp dụng kể từ đầunhiệm kỳ tới của từng tổ chức đoàn thể Nhưng phải có trình độ học vấn tốt nghiệpTHCS trở lên; LLCT từ trình độ sơ cấp và tương đương trở lên; đã được đào tạo, bồidưỡng chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực công tác mà cán bộ đang đảm nhiệm tươngđương trình độ sơ cấp trở lên

- Đối với công chức chuyên môn cấp xã

Tiêu chuẩn của CCCM cấp xã được Bộ Nội vụ quy định cụ thể tại thông tư06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ Theo đó, độ tuổi : đủ 18 tuổi trở lên;

có trình độ học vấn tốt nghiệp THPT; sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng

Trang 25

LLCT với trình độ tương đương sơ cấp trở lên Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từtrung cấp trở lên(ở vùng đồng bằng).

Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồidưỡng kiến thức chuyên môn; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trungcấp trở lên Phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước sau khi tuyển dụng Ở khuvực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn.Trình độ chuyên môn nghiệp vụ phải phù hợp với chức danh công tác; cụ thể : Côngchức tài chính kế toán phải có chuyên môn về tài chính, kế toán; công chức Tư pháp -

Hộ tịch phải có chuyên môn về ngành luật; công chức Địa chính – Xây dựng phải cóchuyên môn về địa chính hoặc xây dựng; công chức Văn phòng - Thống kê phải cóchuyên môn về văn thư, lưu trữ hoặc hành chính, luật; công chức Văn hóa – Xã hội phải

có chuyên môn về văn hóa nghệ thuật hoặc quản lý văn hóa – thông tin hoặc Lao động –Thương binh và xã hội;

Tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự và và Trưởng Công

an xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với các chức danh này;trường hợp pháp luật chuyên ngành không quy định thì thực hiện theo tiêu chuẩn chung

cụ thể đối với CCCM Văn phòng - Thống kê, Địa chính – Xây dựng – Đô thị và môitrường(đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng và môitrường(đối với xã), Tài chính - Kế toán, Tư pháp - Hộ tịch, Văn hóa – Xã hội

Bảng 1.1: Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ, công chức cấp xã

TT Chức danh Tiêu chuẩn cụ thể

Chứngchỉ

Chứngchỉ

Chứngchỉ

Trang 26

Chứngchỉ

Chứngchỉ

7 Chủ tịch Hội Phụ

Nữ

<50 nữ giữ chức vụ lần đầu

THPT SC trở

lên

SC trở lên

Chứngchỉ

Chứngchỉ

Chứngchỉ

10 Bí thư Đoàn <30 giữ chức

vụ lần đầu

THPT SC trở

lên

SC trở lên

Chứngchỉ

Chứngchỉ

II CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN

1 Văn phòng- thống

<35 khi tuyểndụng

THPT SC trở

lên

TC trở lên

Chứngchỉ

2 Địa chính- xây

dựng

<35 khi tuyểndụng

THPT SC trở

lên

TC trở lên

Chứngchỉ

3 Tư pháp- Hộ tịch <35 khi tuyển

dụng

THPT SC trở

lên

TC trở lên

Chứngchỉ

4 Tài chính- Kế

toán

<35 khi tuyểndụng

THPT SC trở

lên

TC trở lên

Chứngchỉ

5 Văn hóa- xã hội <35 khi tuyển

dụng

THPT SC trở

lên

TC trở lên

Chứngchỉ

6 Trưởng công an <35 khi tuyển THPT SC trở TC trở Chứng

Trang 27

dụng lên lên chỉ

7 Chỉ huy trưởng

quân sự

<35 khi tuyểndụng

THPT SC trở

lên

TC trở lên

Chứngchỉ

Nguồn: Quyết định số 04/ QĐ-BNV của Bộ Nội vụ

1.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã

Chất lượng của đội ngũ cán bộ được thể hiện thông qua hoạt động của bộ máychính quyền cấp xã, ở việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấpxã

Chất lượng của đội ngũ cán bộ được đánh giá dưới góc độ phẩm chất đạo đức,trình độ năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao cũng như hiệu quả côngtác của họ

Chất lượng của đội ngũ cán bộ là chỉ tiêu tổng hợp chất lượng của từng cán bộ.Đối với đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, muốn xác định chất lượng cao hay thấpngoài việc đánh giá phẩm chất đạo đức phải có hàng loạt chỉ tiêu đánh giá trình độ nănglực và sự tín nhiệm của nhân dân địa phương Chẳng hạn, các lớp đào tạo huấn luyện đãqua; bằng cấp (kể cả ngoại ngữ, tin học) về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý nhà nước,pháp luật v.v ; độ tuổi; thâm niên công tác v.v

Chất lượng của đội ngũ cán bộ còn được đánh giá dưới góc độ khả năng thíchứng, xử lý các tình huống phát sinh của người cán bộ, công chức đối với công vụ đượcgiao

Công vụ là một hoạt động gắn liền với công chức, là một loại lao động đặc thù đểthực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước; thi hành pháp luật - đưa pháp luật vào đời sống;

Trang 28

quản lý và sử dụng có hiệu quả công sản và ngân sách Nhà nước phục vụ nhiệm vụchính trị.

Từ những góc độ khác nhau nêu trên, có thể đưa ra khái niệm chất lượng đội ngũ

cán bộ chính quyền cấp xã như sau: Chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã là

chỉ tiêu tổng hợp đánh giá phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực và khả năng thích ứng, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao của họ.

Để đánh giá đúng thực trạng và xác định các giải pháp nâng cao chất lượng độingũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã cần phải xác định rõ những tiêu chí đánh giáchất lượng đội ngũ cán bộ, cũng như hiểu rõ những yếu tố tác động đến chất lượng củađội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã

Chất lượng của đội ngũ cán bộ được xác định trên cơ sở tiêu chí về phẩm chấtđạo đức, trình độ năng lực phù hợp với vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của đội ngũcán bộ, công chức nói chung và của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã nói riêng, về khảnăng hoàn thành nhiệm vụ được giao

*Về phẩm chất đạo đức: Người cán bộ muốn xác lập được uy tín của mình trước

nhân dân, trước hết đó phải là người cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt Xây dựng cáctiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ, công chức và hình thành ở họ các phẩm chất đạođức tương ứng với vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ là việc làm cầnthiết và cấp bách, nhất là trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước hiện nay Trong bốicảnh nền kinh tế thị trường đang có sự chuyển biến nhanh chóng và xã hội xuất hiệnnhiều vấn đề hết sức phức tạp, trong đó phải kể đến trình độ dân trí ngày một nâng cao,

và sự đòi hỏi của xã hội đối với đội ngũ cán bộ cũng ngày một cao hơn Thêm vào đócông tác quản lý xã hội cũng đòi hỏi người cán bộ phải tạo lập cho mình một uy tín nhấtđịnh đối với nhân dân

Việc nâng cao phẩm chất, đạo đức ở người cán bộ, công chức đã được Chủ tịch

Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm Nhất là sau khi cách mạng thành công, ngoài việclãnh đạo, quản lý đất nước, trước những khó khăn phải chống thù trong, giặc ngoài, Bácvẫn chăm lo việc giáo dục đạo đức cho người cán bộ, công chức trong các cơ quan

Trang 29

chính quyền nhà nước non trẻ Người đã xác định: "Cán bộ là cái dây chuyền của bộmáy" và Người nhấn mạnh: "Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, củaĐoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thựchiện được" [39, tr 54] Người cán bộ tốt ở đây phải là người có đủ cả năng lực trình độlẫn đạo đức cách mạng Bác yêu cầu: "Một người cán bộ tốt phải có đạo đức cáchmạng" [39, tr 223] Và muốn có đạo đức cách mạng, mỗi người cán bộ - theo Bác, phải

có được các phẩm chất trí, tín, nhân, dũng, liêm Khi điều kiện và tình hình cách mạng

thay đổi, trong khi nói chuyện với anh, chị em công chức ở Thủ đô, Bác đã nhắc nhở:

"Chúng ta phải cố gắng thực hiện cần, kiệm, liêm, chính".

* Về năng lực:

Năng lực là một khái niệm rộng, tùy thuộc vào môi trường và trách nhiệm, vị thếcủa mỗi người, mỗi cán bộ trong những điều kiện cụ thể

Năng lực là những phẩm chất tâm lý mà nhờ chúng con người tiếp thu tương đối

dễ dàng những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và tiến hành một hoạt động nào đấy một cách

có kết quả

Năng lực là tổng hợp các đặc điểm phẩm chất tâm lý phù hợp với những yêu cầuđặc trưng của một hoạt động nhất định bảo đảm cho hoạt động đó đạt được kết quả.Năng lực hình thành một phần dựa trên cơ sở tư chất tự nhiên của cá nhân, và một phầnlớn dựa trên quá trình đào tạo, giáo dục và hoạt động thực tiễn, cũng như tự rèn luyệncủa cá nhân

Năng lực ở con người có nhiều cấp độ khác nhau, ở cấp độ cao thì đó là tài năng

- thiên tài Cần phân biệt sự kém hiểu biết với sự thiếu năng lực Trong những điều kiệnbên ngoài như nhau, ở những con người khác nhau có thể tiếp thu những kiến thức, kỹnăng và kỹ xảo với nhịp độ khác nhau Có người tiếp thu nhanh chóng; có người phảitốn nhiều thì giờ và sức lực; ở người này có thể ở mức điêu luyện, ở người khác chỉ ởmức trung bình Khi xem xét bản chất của năng lực, cần chú ý ba dấu hiệu cơ bản:

Một là, năng lực là sự khác biệt nhau về phẩm chất tâm lý cá nhân làm cho người

này khác người kia

Trang 30

Hai là, năng lực là những khác biệt có liên quan đến hiệu quả của việc thực hiện

một hoạt động nào đó chứ không phải bất cứ những sự khác biệt chung chung nào

Ba là, năng lực không phải được đo bằng những kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo đã

được hình thành ở một người nào đó Năng lực chỉ làm cho việc tiếp thu các kiến thức,

kỹ năng và kỹ xảo trở nên dễ dàng hơn

Có thể hiểu, năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có đểthực hiện một hoạt động nào đó Năng lực là những phẩm chất tâm lý, sinh lý tạo chocon người có khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao Mỗi conngười có khả năng trong một hoạt động nhất định nào đấy có ích cho xã hội Nghiêncứu năng lực con người là nghiên cứu sức lực dự trữ của con người trong lao động hay

là tiềm năng của con người đối với lao động

Năng lực thể hiện ở chỗ, con người làm việc tốn ít sức lực, ít thời gian, của cải,

mà kết quả lại tốt Việc phát hiện ra năng lực của con người thường căn cứ vào nhữngdấu hiệu sau: Sự hứng thú đối với công việc nào đó; sự dễ dàng tiếp thu kỹ năng nghềnghiệp; hiệu suất lao động trong lĩnh vực đó

Năng lực có năng lực chung và năng lực chuyên môn, giữa chúng có mối quan

hệ ảnh hưởng, tương hỗ lẫn nhau Năng lực chung cho phép con người có thể thực hiện

có kết quả những hoạt động khác nhau như hoạt động học tập, lao động Năng lựcchuyên môn cho phép người ta làm tốt một loại công việc nào đó như âm nhạc, hội họa,văn học, toán học

Năng lực con người thường gắn liền với sở thích của người ấy Con người có sởthích, hứng thú về một hoạt động nào đấy thường nói lên năng lực của người đó về mặthoạt động đó Năng lực không chỉ thể hiện trong những hoạt động lao động trí óc thuầntúy mà thể hiện cả trong hoạt động thể lực Năng lực phát triển trong quá trình hoạtđộng Người lười biếng, trốn tránh hoạt động lao động trí óc cũng như lao động chân taythì năng lực không thể phát triển được

+Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hóa:

Trình độ văn hóa của CBCC là sự hiểu biết của CBCC đối với những kiến thứcphổ thông về tự nhiên và xã hội Trình độ văn hóa được biểu hiện thông qua các chỉ

Trang 31

tiêu: Số người có trình độ tiểu học (TH), trung học cơ sở (THCS) và trung học phổthông (THPT).

Trình độ văn hóa là một chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng củaCBCC và có tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển kinh tế-xã hội Trình độ văn hóacao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹthuật vào thực tiễn Theo quy định, CBCC cấp xã phải có trình độ THPT

+Trình độ chuyên môn của công chức:

Là trình độ được đào tạo qua các trường lớp thuộc hệ thống giáo dục và đào tạo,được cấp văn bằng chứng nhận chuyên môn theo từng cấp độ Trình độ chuyên mônđược đào tạo tương ứng với hệ thống văn bằng được cấp như: sơ cấp; trung cấp, caođẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ Khi xem xét về trình độ chuyên môn của công chức cầnphải xét đến sự phù hợp giữa chuyên môn được đào tạo với yêu cầu thực tế của công việccần đảm nhiệm Do đó trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC được đo bằng: Tỷ lệCBCC có trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học

+Trình độ lý luận chính trị: cũng là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng đội ngũ

CBCC, bao gồm: tỷ lệ CBCC có trình độ LLCT sơ, trung, cao cấp và cử nhân

+ Trình độ QLNN: của đội ngũ CBCC cấp xã đóng vai trò quan trọng trong công

tác tổ chức hoạt động của chính quyền cấp xã, bao gồm các chỉ tiêu: Số lượng CBCC đãqua bồi dưỡng về QLNN; có trình độ sơ cấp, trung cấp, đại học, sau đại học về quản lýnhà nước

Bên cạnh đó thì chỉ tiêu về trình độ tin học, ngoại ngữ góp phần không nhỏ trongviệc nâng cao chất lượng CBCC cấp xã để có thể theo kịp với nhịp độ phát triển của xãhội và của toàn thế giới

Chỉ tiêu về mặt sức khỏe: Sức khỏe của cán bộ công chức củng là nhân tố quan

trọng ảnh hưởng đến khả năng giải quyết công việc Sức khỏe của cán bộ công chứcđược biểu hiện ở hai góc độ thể lực và tâm lực Thể lực chính là trạng thái sinh học củacán bộ công chức còn tâm lực thể hiện trạng thái tâm lý, tinh thần của cán bộ công chức.tuy nhiên, rất khó để có thể đo lường trạng thái tâm lực của cán bộ công chức

Về khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao: Những yếu tố trình độ văn hóa,

trình độ nghiệp vụ quản lý nhà nước, quản lý kinh tếm cũng như những yếu tố sức khỏe,

Trang 32

phẩm chất đạo đức của cán bộ công chức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoànthành nhiệm vụ của họ Xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã có năng lực phẩmchất, đạo đức có khả năng hoàn thành tốt công việc được giao là một trong những mựctiêu quan trọng của cải cách hành chính ở nước ta hiệ nay.

Yêu cầu đặt ra hiện nay là xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã đủ phẩmchất và năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền thực sự của dân, dodân, vì dân Họ phải có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc

và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách vàpháp luật của Nhà nước, tận tụy phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, xâydựng được lòng tin trong nhân dân, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, có ý thức tổchức kỷ luật, trung thực không cơ hội, không tham nhũng quan liêu và kiên quyết đấutranh chống tham nhũng Có sự hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm đường lối củaĐảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ nănglực và sức khỏe để làm việc, đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ mà tổ chức và nhân dângiao phó

1.3 Các nhân tố tác động lên chất lượng cán bộ công chức cấp xã

1.3.1 Môi trường làm việc

Môi trường làm việc chính là nơi để CBCC chuyên môn phát huy khả năng củamình để công hiến cho đơn vị, tổ chức và được xây dựng thành tiêu chuẩn thể hiện sựvăn minh, văn hóa trong cơ quan, đơn vị

Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, công bằng và có cơ hội thăng tiến sẽgiúp CBCC chuyên môn gắn bó và phấn đấu nhiều hơn trong công việc; đồng thời, thuhút được nhân tài vào làm việc tại chính quyền cấp xã Đôi lúc, CBCC chuyên môn nghỉviệc chỉ vì lãnh đạo không quan tâm đến những ý kiến hay những đóng góp của mình;không quan tâm tạo dựng bầu không khí làm việc trong cơ quan

Để CBCC chuyên môn phấn đấu, cống hiến nhiều hơn trong công việc, gắn bóvới cơ quan Nhà nước không nhất thiết phải lượng hóa bằng lương bổng Đồng tiền chitrả thêm cho CBCC chuyên môn không bằng sử dụng nó cho việc xây dựng cơ quan vănhóa, môi trường làm việc tốt Hiểu được nhu cầu của CBCC chuyên môn là nhân tố

Trang 33

quan trọng giúp cho các chính sách của Nhà nước gắn kết chặt chẽ hơn với mong muốn,tâm tư của CBCC chuyên môn Nhà nghiên cứu về tâm lý Abraham Maslow đã đưa ratháp nhu cầu cho 05 cấp độ nhu cầu của con người để chứng minh tầm quan trọng tươngđối của các loại nhu cầu khác nhau (từ thấp đến cao) đối với mỗi cá nhân trong hoạtđộng đời thường cũng như trong công việc Dễ thấy, mọi người đều có xu hướng thỏamãn những nhu cầu cơ bản nhất trước khi nãy sinh các nhu cầu cao hơn Cuộc sốngcàng phát triển, nhu cầu của con người càng cao Chúng ta có thể rất dễ dàng nhận rađiều này nếu đem so sánh những nhu cầu của con người hiện nay so với thời kỳ trong cơchế tập trung bao cấp Khi các nhu cầu bậc thấp đã được đáp ứng một cách tương đốiđầy đủ, con người sẽ hướng đến những nhu cầu ở bậc cao hơn Thông thường, conngười với khả năng làm việc tốt, trình độ cao thường đưa ra những điều kiện làm việccao hơn so với những người lao động cơ bắp đơn thuần Đối với họ, nơi làm việc khôngchỉ đơn thuần là nơi để kiếm sống, để có các hoạt động xã hội mà quan trọng hơn đấychính là nơi họ mong muốn được ghi nhận, được thể hiện mình; và cao hơn nữa, là nơi

mà họ có thể phát huy hết khả năng tiềm tàng, tối đa hóa sự sáng tạo để vượt lên chínhkhả năng vốn có của mình

1.3.2 Tuyển dụng

Tuyển dụng công chức là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý công chức, cótính quyết định cho sự phát triển một cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước Trong quátrình vận hành của nền công vụ, việc tuyển dụng được những công chức giỏi thì nhấtđịnh nền công vụ sẽ hoạt động đạt kết quả cao hơn vì công chức nhà nước là nhân tốquyết định đến sự vận hành của một nền công vụ

Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã đổi mới căn bản việc quản lý công chức vềnội dung tuyển dụng công chức, đó là việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêucầu, nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế và thông qua thi tuyển theo nguyêntắc công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật, đảm bảo tính cạnh tranh Hìnhthức thi, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành, nghề, đảm bảo lựa chọnđược những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng Luậtcũng quy định hình thức tuyển dụng thông qua xét tuyển với các trường hợp đặc biệt

Trang 34

1.3.3 Bố trí, sắp xếp và đề bạt cán bộ

Yêu cầu về chuyên môn, sở trường, kinh nghiệm ở mỗi vị trí công tác là khácnhau Do đó, nếu bố trí và sắp xếp cán bộ và đề bạt cán bộ đúng người, đúng việc sẽ cótác dụng rất lớn đến hiệu quả sử dụng lao động nói chung và CBCC xã nói riêng, cũngnhư tạo điều kiện để họ phát huy năng lực, sự cống hiến của mình cho tổ chức Khi bốtrí và sắp xếp cán bộ và đề bạt cán bộ cần phải xem xét đến trình độ chuyên môn, sởtrường của từng cá nhân đã hợp lý chưa để tiến hành điều chỉnh cho phù hợp Khi côngviệc không được giao đúng người, đúng chuyên môn thì hiệu quả giải quyết mang lạikém, nhân viên thừa hành không hài lòng với công việc

Với cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm như vậy, khó tránh khỏi tuyển dụng nhữngngười yếu kém về năng lực, phẩm chất ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ

1.3.4 Đào tạo và bồi dưỡng

Trong thực tê, việc đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều mặt hạn chế Tình trạng ngườicần đi học thì không đi học, không được cử đi học và không có chỗ để học; ngườikhông cần đi học lại được cử đi học, người không cần học thì lại buộc phải đi học gây ra

sự lãng phí không nhỏ Việc quản lý đào tạo cũng chưa được chặt chẽ Đôi khi việc đàotạo không phải vì nâng cao trình độ mà là để tìm cách nhận bằng, giấy chứng nhận hợpthức hóa tiêu chuẩn CBCC Trong khi đó, nội dung chương trình nhìn chung vẫn nặng

về lý luận chính trị và trùng lặp

Bên cạnh đó, thái độ của CBCC được cử đi học cũng cần phải được nhìn nhậncho đúng Công tác đào tạo đôi ngũ CBCC cấp xã là một yêu cầu vừa cơ bản, vừa cấpbách Nếu không đào tạo thì không thể có đội ngũ CBCC cấp xã đáp ứng yêu cầu,nhiệm vụ của thời kì đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; không thể trẻ hóađược đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã

Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã phải căn cứ vào tiêu chuẩn củatừng chức vụ, chức danh, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ, công chức

Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã do cơ quan có thẩm quyềncủa Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ quy định

Trang 35

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã do ngân sách nhà nướccấp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật

Đào tạo cán bộ, công chức là xác định các hoạt động đào tạo có mục tiêu, đốitượng, nội dung, hình thức và tiến độ cụ thể trên cơ sở phân tích, xem xét đồng bộ thựctrạng và nhu cầu đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán

bộ, công chức

Mục tiêu quy hoạch, kế hoạch đào tạo là để xây dựng một đội ngũ cán bộ có đủphẩm chất, năng lực và tiêu chuẩn theo từng chức danh đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụlãnh đạo, quản lý ở địa phương trong giai đoạn mới

Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở là nhiệm vụ mang tínhchiến lược lâu dài của các cấp ủy đảng, chính quyền Đây là một biện pháp quan trọng,

cơ bản để nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở bảo đảm số lượng, chấtlượng, cơ cấu hợp lý phù hợp với điều kiện đặc điểm của cơ sở Có làm tốt công tác đàotạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức chuyên môn nghiệp chuyên môn nghiệpchuyên môn nghiệp thì mới khắc phục được tình trạng bị động, chắp vá, hẫng hụt trongcông tác cán bộ

Cán bộ, công chức cấp xã khi giữ chức vụ được hưởng lương và chế độ bảohiểm; khi thôi giữ chức vụ, nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luậtđược xem xét chuyển thành công chức, trong trường hợp này, được miễn chế độ tập sự

và hưởng chế độ, chính sách liên tục; nếu không được chuyển thành công chức mà chưa

đủ điều kiện nghỉ hưu thì thôi hưởng lương và thực hiện đóng bảo hiểm tự nguyện theo

Trang 36

quy định của pháp luật; trường hợp là cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển,

biệt phái thì cơ quan có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp hoặc giải quyết chế độ theo

quy định của pháp luật

1.3.6 Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát

Đánh giá khách quan có thể nói, CBCC có bước đổi mới, tiến bộ rõ nét Phần lớnCBCC đều được đào tạo, bồi dưỡng; đều ở độ tuổi tương đối trẻ, nhiệt tình, có tráchnhiệm trong công việc, vì thế tình hình cơ cở tương đối ổn định Sau đó do tác động tiêucực của cơ chế thị trường, nhất là một thời gian dài thiếu quan tâm đến cơ sở, buônglỏng công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ CBCC dẫn đến tình trạng một bộ phậnkhông nhỏ sa sút về phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm, quan liêu, tham nhũng,tiêu cực phát sinh làm giảm sút chất lựng đội ngũ CBCC cấp xã Tăng cường công tácquản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ CBCC cấp xã mới nắm được thực trạng chất lượng

và những biến động của đội ngũ này để xây dựng chiến lược và quy hoạch CBCC cấpxã; kip thời khen thưởng những thành tích, tiến bộ và xử lý những sai phạm, tạo lậplòng tin của nhân dân đối với chính quyền Mặt khác, tăng cường quản lý, kiểm tra, luânchuyển CBCC, thay thế những CBCC yếu kém, tăng cường cán bộ có chất lượng chonhững nơi phát sinh điểm nóng, mất đoàn kết nội bộ, hoặc phong trào mọi mặt đều yếu

1.3.7 Trang thiết bị, cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất bao gồm nơi làm việc, các phương tiện hỗ trợ cho công tác quản

lý ở địa phương: hệ thống máy móc thiết bị, thông tin liên lạc,… Hệ thống cơ sở vậtchất đầy đủ, hiện đại sẽ nâng cao hiệu suất làm việc của CBCC Mặc dù, Thủ tướngChính phủ đã ban hành Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, định mứctrang thiết bị và phương tiện làm việc tính chung cho 01 xã bao gồm: 04 máy vi tính đểbàn, 02 chiếc máy in; 01 chiếc máy photocopy; 01 chiếc máy fax; 03 máy điện thoại cốđịnh Nhưng thực tế hiện nay hầu hết các phường đều không được trang bị đầy đủ Đây

là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu suất làm việc ở hệ thống chính trị cấp

xã hiện nay

1.4 Tác động của chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn lên chất lượng dịch vụ công cấp xã

Trang 37

1.4.1 Khái niệm dịch vụ công

Dịch vụ công (từ tiếng Anh là “public service”) có quan hệ chặt chẽ với phạp trùhàng hóa công cộng Theo ý nghĩa kinh tế học, hàng hóa công cộng có một số đặc tính

cơ bản như: 1 Là loại hàng hóa mà khi đã được tạo ra thì khó có thể loại trừ ai ra khỏiviệc sử dụng nó; 2.Việc tiêu dùng của người này không làm giảm lượng tiêu dùng củangười khác; 3.Và không thể vứt bỏ được, tức là ngay khi không được tiêu dùng thì hànghóa công cộng vẫn tồn tại Nói một cách giản đơn, thì những hàng hóa nào thỏa mãn cả

ba đặc tính trên được gọi là hàng hóa công cộng thuần túy, và những hàng hóa nàokhông thỏa mãn cả ba đặc tính trên được gọi là hàng hóa công cộng không thuần túy

Từ giác độ chủ thể quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu hành chính cho rằngdịch vụ công là những hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc thực thi chức năngquản lý hành chính nhà nước và đảm bảo cung ứng các hàng hóa công cộng phục vụnhu cầu chung, thiết yếu của xã hội Cách hiểu này nhấn mạnh vai trò và trách nhiệmcủa nhà nước đối với những hoạt động cung cấp hàng hóa công cộng cho rằng đặc trưngchủ yếu của dịch vụ công là hoạt động đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội và cộngđồng, còn việc tiến hành hoạt động ấy có thể do nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm

Khái niệm và phạm vi dịch vụ công sẽ biến đổi tùy thuộc vào bối cảnh của mỗiquốc gia Chẳng hạn, ở Canada, có tới 34 loại hoạt động được coi là dịch vụ công, từquốc phòng, an ninh, pháp chế, đến các chính sách kinh tế - xã hội (tạo việc làm, quyhoạch, bảo vệ môi trường, và các hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa, bảo hiểm xã hội,

…) Trong đó, Pháp và Italia đều quan niệm dịch vụ công là những hoạt động phục vụnhu cầu thiết yếu của người dân do các cơ quan nhà nước đảm nhiệm hoặc do các tổchức cá nhân thực hiện theo những tiêu chuẩn, quy định của nhà nước Ở Pháp, kháiniệm dịch vụ công được hiểu rộng, bao gồm các hoạt động phục vụ nhu cầu về tinh thần

và sức khỏe của người dân (như giáo dục, văn hóa, y tế, thể thao… thường được gọi làhoạt động sự nghiệp), các hoạt động phục vụ đời sống dân cư mang tính công nghiệp(điện, nước, giao thông công cộng, vệ sinh môi trường… thường được coi là hoạt độngcông ích), hay các dịch vụ hành chính công bao gồm các hoạt động của cơ quan hànhchính về cấp phép, hộ khẩu, hộ tịch… mà cả hoạt động thuyế vụ, trật tự, an ninh, quốc

Trang 38

phòng…; còn ở Italia dịch vụ công được giới hạn chủ yếu ở hoạt động sự nghiệp (y tế,giáo dục) và hoạt động kinh tế công ích (điện, nước sạch, vệ sinh môi trường) và cáchoạt động cấp phép, hộ khẩu, hộ tịch do cơ quan hành chính thực hiện.

Ở Việt Nam, tập trung nhiều hơn vào chức năng phục vụ xã hội của nhà nước,

mà không bao gồm các chức năng công quyền, như lập pháp, hành pháp, tư pháp, ngoạigiao,… qua đó nhấn mạnh vai trò chủ thể của nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụcho cộng đồng Điều quan trọng là chúng ta phải sớm tách hoạt động dịch vụ công (lâunay gọi là hoạt động sự nghiệp) ra khỏi hoạt động hành chính công quyền như chủtrương của Chính phủ đã đề ra nhằm xóa bỏ cơ chế bao cấp, giảm tải cho bộ máy nhànước, khai thác mọi nguồn lực tiềm tàng trong xã hội, và nâng cao chất lượng của dịch

vụ công phục vụ người dân Điều 22 của Luật Tổ chức chính phủ (2001) quy định: “Bộ,

cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước cácdịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực,…” Điều này không có nghĩa là nhà nước độcquyền cung cấp các dịch vụ công mà trái lại nhà nước hoàn toàn có thể xã hội hóa một

số dịch vụ, qua đó trao một phần việc cung ứng một phần của một số dịch vụ, như ý tế,giáo dục, cấp thoát nước,… cho khu vực phi nhà nước thực hiện

Có thể thấy rằng khái niệm và phạm vi các dịch vụ công cho dù được tiếp cận ởnhiều góc độ khác nhau, chúng đều có tính chất chung là nhằm phục vụ cho nhu cầu vàlợi ích chung thiết yếu của xã hội Ngay cả khi nhà nước chuyển giao một phần việc cungứng dịch vụ công cho khu vực tư nhân thì nhà nước vẫn có vai trò điều tiết nhằm đảm bảo

sự công bằng trong phân phối các dịch vụ này và khắc phục các bất cập của thị trường

Từ những tính chất trên đây, “dịch vụ công” được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩahẹp

Theo nghĩa rộng, dịch vụ công là những hàng hoá, dịch vụ mà Chính phủ can thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng Theo đó, dịch vụ công là tất cả những hoạt động nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Chính phủ, bao gồm

từ các hoạt động ban hành chính sách, pháp luật, toà án… cho đến những hoạt động y

tế, giáo dục, giao thông công công.

Trang 39

Theo nghĩa hẹp, dịch vụ công được hiểu là những hàng hoá, dịch vụ phục vụ trực tiếp nhu cầu của các tổ chức và công dân mà Chính phủ can thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng.

1.4.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ công cấp xã

- Tiêu chí về mục tiêu hoạt động của cơ quan hành chính cấp xã:

Mỗi cơ quan đều có những mục tiêu cụ thể của mình đóng góp vào thực hiệnmục tiêu chung của quản lý Nhà nước theo sự phân cấp hoặc phân công, phù hợp vớichức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định nhằm đảm bảo sự ổn định, trật tự và côngbằng xã hội trong phạm vi quản lý được giao và phục vụ nhu cầu nhân dân ngày một tốthơn Tuy mục tiêu này không trực tiếp tạo nên chất lượng của một dịch vụ công cụ thể,nhưng việc xác định đúng đắn các mục tiêu này thể hiện sự cam kết của cơ quan hànhchính cấp xã trong việc phục vụ nhân dân Mục tiêu phục vụ người dân thường được thểhiện trong chính sách chất lượng của cơ quan hành chính khi áp dụng các tiêu chuẩnTCVN ISO 9001:2000

- Tiêu chí phản ánh các yếu tố cấu thành đầu vào:Yếu tố đầu vào góp phần tạo

nên chất lượng dịch vụ công thông qua năng lực hành chính như:

+ Hạ tầng cơ sở gồm nhà cửa, thiết bị, công cụ thông tin và các phương tiện kỹthuật khác , đặc biệt là những trang thiết bị tại phòng tiếp dân - nơi người dân tiếp xúcvới cơ quan chính quyền cấp xã thông qua các công chức chuyên môn Nếu phòng tiếpdân rộng rãi, được trang bị đầy đủ các yếu tố như: ánh sáng, màu sắc, kiểm soát tiếng

ồn, nhiệt độ sẽ tạo cảm giác thoải mái cho người dân khi đến làm việc với cơ quan nhànước Như vậy hạ tầng cơ sở là một yếu tố tạo nên chất lượng dịch vụ công và cũng làmột tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ này

+ Nhân sự hành chính: Đây là tiêu chí hết sức quan trọng, thể hiện tính quyết địnhtrong dịch vụ công Nếu cán bộ, công chức có phẩm chất, trách nhiệm, đủ năng lực (nhất

là kỹ năng, nghiệp vụ) sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Yêu cầu đối với công chứclàm dịch vụ công là phải biết lắng nghe, phải có kiến thức và kỹ năng giải quyết côngviệc, biết nhẫn nại và kiềm chế, biết diễn đạt rõ ràng, có thái độ thân thiện, giải quyếtcông việc kịp thời và tác phong hoạt bát Tối kỵ thái độ thờ ơ, lãnh đạm, máy móc, nôn

Trang 40

nóng, thiếu tôn trọng nhân dân Vì vậy, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trong giảiquyết các vấn đề hành chính và thái độ của họ cũng là những yếu tố tạo nên sự hài lòngcủa người dân và cũng là những tiêu chí để dánh giá chất lượng dịch vụ công.

+ Yêu cầu của khách hàng (công dân và tổ chức) chính là nhu cầu hay mong đợicủa người dân đối với dịch vụ mà họ cần thụ hưởng Yêu cầu của khách hàng là thuộc

về chính người dân, nhưng việc thể hiện các yêu cầu này dưới một hình thức nhất địnhlại do chính quyền cấp xã đặt ra (gọi là hồ sơ công dân) Vì vậy, nếu bộ hồ sơ này gồmnhiều giấy tờ và người dân khó thực hiện thì sẽ gây khó khăn cho người dân trong việcthỏa mãn nhu cầu của mình Như vậy, các yêu cầu về hồ sơ hành chính cũng là tiêu chíđánh giá chất lượng dịch vụ công

- Tiêu chí về giải quyết công việc cho người dân:

Tiêu chí này phản ánh về hoạt động của đội ngũ công chức chuyên môn cấp xãtrong việc giải quyết những nhu cầu của người dân Yêu cầu đối với quá trình này phảiđược diễn ra một cách dân chủ và công bằng, công khai, minh bạch về thông tin; cáchứng xử đồng cảm và lịch thiệp với nhân dân; tin cậy và sẵn sàng phục vụ; sự hài lòngtrong công việc của của công chức; sự hài lòng của nhân dân

- Tiêu chí phản ánh đầu ra của dịch vụ công:

Đầu ra của dịch vụ công chính là kết quả giải quyết các yêu cầu của công dân và

tổ chức, thể hiện bằng những văn bản, giấy tờ hành chính mà người dân nhận được từ

cơ quan hành chính cấp xã Để đánh giá kết quả này, cần xem xét ở 3 tiêu chí sau:

Thứ nhất, kết quả trả cho người dân có kịp thời theo yêu cầu không Điều nàythuộc trách nhiệm của cơ quan giải quyết công việc

Thứ hai, khoảng thời gian giải quyết công việc trong bao lâu Điều này thuộc cơquan ban hành quy trình, thủ tục hành chính và cơ quan giải quyết công việc

Thứ ba, những văn bản, giấy tờ hành chính giải quyết công việc cho người dân

có chính xác hay không Nếu thiếu chính xác sẽ gây phiềm toái cho người dân khi sửdụng những giấy tờ đó và việc thỏa mãn một nhu cầu nào đó

- Tiêu chí đánh giá kết quả đầu ra:

Ngày đăng: 13/09/2016, 12:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Cành ( 2004), Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
27. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc giá, H.2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc giá
28. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị Quốc giá, H.2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc giá
29. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc giá- Sự thật, H.2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc giá- Sự thật
30. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành trung ương khóa VIII, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, H.1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành trung ương khóa VIII
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
31. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành trung ương khóa IX, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành trung ương khóa IX
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
45. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ( 1998), Pháp lệnh số 01/1998/PL-UBTVQH10 ngày 26/2 về ban hành pháp lệnh cán bộ, công chức, Hà Nội.46. Thông tin trên Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp lệnh số 01/1998/PL-UBTVQH10 ngày 26/2 về ban hành pháp lệnh cán bộ, công chức
47. Viện Ngôn ngữ học ( 2002), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ( 2009), Kết luận Hội nghị lần thứ chín về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020 Khác
3. Ban Thường vụ Huyện Lệ Thủy ( 2014), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 42- NQ/TW ngày 30/11/2004 và Nghị quyết 11- NQ/TW ngày 25/1/2002 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Khác
4. Bộ Chính trị, Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý Khác
5. Bộ Chính trị, Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Khác
6. Bộ Nội vụ ( 2004), Quyết định số 04/2004/QĐ- BNV, ngày 16/01 về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn Khác
8. Bộ Nội vụ ( 2012), Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10, hướng dẫn về chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn Khác
9. Chủ tịch nước ( 1950), Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5 về quy chế công chức Khác
11. Chính phủ ( 1993), Nghị định số 46-CP ngày 23/6 về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ Đảng, Chính quyền và kinh phí hoạt động của các đoàn thể nhân dân ở xã, phường, thị trấn Khác
12. Chính phủ ( 1995), Nghị định số 50/NĐ- CP ngày 26/7 về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn Khác
13. Chính phủ ( 1998), Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1 về sửa đổi, bổ sung nghị định 50/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn Khác
14. Chính phủ ( 1998), Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức Khác
15. Chính phủ ( 2003), Nghị định số 114/2003/NĐ- CP ngày 10/10 về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w