1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Mỹ Hào giai đoạn 2015-2020

58 555 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 365,5 KB

Nội dung

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINHHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA HUYỆN MỸ HÀO - TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2015-2020 Ngườ

Trang 1

BÙI KHÁNH VĨNH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA HUYỆN MỸ HÀO

TỈNH HƯNG YÊN, GIAI ĐOẠN 2015 – 2020

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNHTRỊ

Trang 2

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,

CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA HUYỆN MỸ HÀO - TỈNH HƯNG YÊN

GIAI ĐOẠN 2015-2020

Người thực hiện: Bùi Khánh Vĩnh;

Lớp: B12-14;

Chức vụ: Huyện ủy viên, Trưởng phòng;

Đơn vị công tác: Phòng Nội vụ - Ủy ban nhân dân huyện Mỹ

Hào;

Người hướng dẫn: PGS, TS Lê Văn Phụng.

Trang 4

Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn các giảng viên Học viện chính trịquốc gia khu vực I đã tổ chức giảng dạy, truyền đạt cho tôi rất nhiều kiến thứcquý báu giúp tôi nâng cao trình độ, hoàn thành tốt chương trình học tập Đồngthời tạo điều kiện cho tôi có đủ khả năng để nghiên cứu và hoàn thành bản đề

án này Xin trân trọng cảm ơn PGS, TS Lê Văn Phụng - Khoa Chính trị học,Học viện Chính trị quốc gia khu vực I đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôitrong suốt quá trình làm đề án từ khi xây dựng đề cương, bản thảo đến khihoàn thành Tôi cũng xin cảm ơn Thường trực Huyện ủy, Lãnh đạo UBNDhuyện Mỹ Hào và các đồng chí đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoànthành bản đề án này

Xin trân trọng cảm ơn Hội đồng đánh giá đề án tốt nghiệp đã có những

ý kiến đóng góp quý báu giúp tôi chỉnh sửa bổ sung để hoàn thiện đề án

Đây là đề án xây dựng cho một vấn đề thực tiễn, trong thời gian nghiêncứu, tôi đã cố gắng tập trung, tích hợp nhiều cơ sở lý luận, thực tiễn và kinhnghiệm của bản thân, tuy nhiên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết Dovậy tôi mong muốn tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp quý báu củacác thầy, cô giáo và các bạn đọc để đề án được hoàn thiện, thực sự có giá trị

về thực tiễn, để sớm có thể tiếp tục ứng dụng triển khai thực tiễn

Hưng Yên, ngày 16 tháng 6 năm 2015

Học viên

Bùi Khánh Vĩnh

Trang 5

A MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết/lý do xây dựng đề án 1

2 Mục tiêu của đề án 3

2.1 Mục tiêu chung 3

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

3 Giới hạn đề án 3

B NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN 4

I Cơ sở/căn cứ xây dựng đề án 4

1 Cơ sở khoa học/lý luận 4

2 Cơ sở chính trị, pháp lý 12

3 Cơ sở thực tiễn 14

II Nội dung thực hiện của đề án 17

1 Khái quát tình hình địa phương 17

2 Thực trạng, chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã của huyện Mỹ Hào 21

2.1 Cơ cấu đội ngũ 21

2.2.Chất lượng của đội ngũ CBCC cấp xã

2.3.Đánh giá chung……….……… …….

23

25 3 Nội dung cụ thể cần xây dựng

4 Các giải pháp/biện pháp thực hiện đề án………

28 31 III Tổ chức thực hiện đề án 41

1 Phân công trách nhiệm thực hiện đề án 41

2 Tiến độ thực hiện đề án 43

3 Kinh phí thực hiện đề án 44

IV Dự kiến hiệu quả của đề án 44

1 Ý nghĩa thực tiễn của đề án 44

2 Đối tượng hưởng lợi của đề án 45

3 Thuận lợi, khó khăn khi thực hiện đề án 45

C KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN 47

1 Kiến nghị 47

2 Kết luận 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

DANH MỤC NỘI DUNG VIẾT TẮT.

Trang 6

+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: CNH,HĐH;+ Cán bộ, công chức: CB,CC;

+ Hội đồng nhân dân: HĐND;

+ Ủy ban nhân dân: UBND;

+ Mặt trận Tổ quốc: MTTQ;

+ Kinh tế - xã hội: KT-XH;

Trang 7

A-PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của cán bộ.Người coi cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thấtbại đều do cán bộ tốt hay kém, có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, khóa VIII, Đảng ta khẳng định:

“Cán bộ là nhân tố trực tiếp quyết định đến sự thành bại của cách mạng, gắnliền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trongcông tác xây dựng Đảng” Đây là nhân tố then chốt để thực hiện nhiệm vụtrọng tâm là phát triển kinh tế của đất nước và của địa phương Hiện nay, đấtnước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,đòi hỏi phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu thực tiễn,thực hiện thành công chương trình cải cách nền hành chính nhà nước, xâydựng nông thôn mới, góp phần ổn định hệ thống chính trị và chất lượng bộmáy nhà nước

Cấp xã là cấp chính quyền gần dân nhất, trực tiếp tổ chức đưa các chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống;tiếp thu những ý kiến của nhân dân để phản ánh cho Đảng và Nhà nước hoànthiện chính sách, pháp luật; trực tiếp thực hiện giải quyết và bảo đảm trên thực

tế việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước CB,CCcấp xã là những người trực tiếp làm cầu nối giữa nhân dân với Đảng, Nhànước Trên thực tế, cấp xã phải giải quyết một khối lượng công việc rất lớn,

đa dạng và phức tạp, liên quan đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở cơ sở Do đó, nếu đội ngũ CB,CC sasút về phẩm chất, không đủ năng lực công tác sẽ gây những hậu quả tiêu cực

và nghiêm trọng về nhiều mặt đối với địa phương và đất nước Thực tiễn chothấy, nơi đâu có đội ngũ CB, CC cơ sở vững mạnh thì nơi đó tình hình chínhtrị, xã hội ổn định; kinh tế, văn hóa phát triển; quốc phòng, an ninh được giữvững

Trang 8

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh CNH-HĐH đấtnước hiện nay, đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ CB, CC có cả đức và tài, đápứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hànhTrung ương khóa IX xác định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổchức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhànước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không thamnhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồidưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở” Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, chủ trương: “ Xây dựng một xã hộidân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức thực sự là công bộc củadân” Trong những năm qua, đội ngũ CB, CC cấp xã từng bước phát triển cả

số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thời kỳ mới

Đa số CB, CC cấp xã có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với lý tưởng, tintưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng; có lối sống giản dị, trong sáng, gầngũi với nhân dân, tâm huyết với công việc Đây là nhân tố quan trọng gópphần đảm bảo tổ chức thực hiện thành công đường lối, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước, lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi phát triển kinh

tế - xã hội, ổn định chính trị địa phương

Tuy nhiên, trước tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, một bộ phận

CB, CC cấp xã suy thoái về phẩm chất đạo đức, quan liêu, hách dịch, chưathực hiện tốt công tác dân chủ cơ sở; tư tưởng cơ hội, ý thức kỷ luật kém gâymất đoàn kết nội bộ; lợi dụng chức quyền làm trái các nguyên tắc quản lý,tham nhũng, lãng phí… gây tổn hại đến uy tín và làm giảm sút lòng tin củanhân dân đối với Đảng, Nhà nước Mặt khác, tỉ lệ CB, CC chưa đạt chuẩn còncao…. 

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, vấn đề đặt ra là cần thiết phảinâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấp xã của huyện, để đáp ứng yêu cầuthực tiễn phát triển đất nước và địa phương Trên cơ sở những lý luận, thực tiễn

và kiến thức tiếp thu trong khóa học; là cán bộ hiện đang công tác ở Phòng Nội

Trang 9

vụ huyện Mỹ Hào - là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp Ban Thường vụHuyện ủy, UBND huyện quản lý nhà nước về đội ngũ CB, CC cấp xã; tôi lựa

chọn đề tài “Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Mỹ Hào giai đoạn 2015-2020” làm Đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị; với

mong muốn, sẽ góp một phần vào việc nâng cao chất lượng CBCC cấp xã, xâydựng địa phương vững mạnh trong giai đoạn hiện nay

2 Mục tiêu của Đề án.

2.1.Mục tiêu chung:

Xây dựng đội ngũ CB,CC cấp xã của huyện Mỹ Hào giai đoạn

2015-2020 đảm bảo vững vàng về tư tưởng chính trị, đạt chuẩn về năng lực chuyênmôn, thực thi công vụ hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần xâydựng hệ thống chính trị cơ sở ổn định, vững mạnh, xây dựng quê hương giầuđẹp

2.2.Mục tiêu cụ thể:

Phấn đấu đến năm 2020:

+ 100% CB,CC cấp xã có trình độ chính trị, chuyên môn theo tiêuchuẩn quy định và phù hợp với vị trí công tác Trong đó có trên 50% cán bộ,công chức có trình độ đại học, cao đẳng 100% CB,CC cấp xã được bồidưỡng lý luận chính trị, chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo quản lý, điều hànhtheo vị trí công việc

+ Bố trí, sử dụng CB,CC cấp xã đảm bảo đủ về số lượng theo quy định;đảm bảo cơ cấu, độ tuổi, kịp thời cho việc sử dụng trước mắt và kế cận lâudài

+ Xây dựng đội ngũ CB,CC cấp xã có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt,

có ý thức trách nhiệm cao trong thực thi công vụ, kết quả đạt chất lượng; ýthức đoàn kết nội bộ, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ổn định, vững mạnh

3 Giới hạn của Đề án.

3.1 Đối tượng đề án áp dụng: Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của

huyện Mỹ Hào

Trang 10

3.2 Không gian của đề án: huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên 3.3 Phạm vi thời gian: thực hiện từ năm 2015 đến năm 2020.

Trang 11

B- NỘI DUNG

1.Cơ sở, căn cứ xây dựng đề án

1.1 Cơ sở khoa học, lý luận.

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm cán bộ, công chức cấp xã:

Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN ViệtNam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008 quy định:

“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh… ở huyện, quận, … trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước…”.

“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân … và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội……, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước…”;

Theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 củaChính phủ, thì CB,CC cấp xã gồm có:

- Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:

+ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND;

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND;

+ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc;

+ Bí thư Đoàn Thanh niên;

+ Chủ tịch Hội Phụ nữ;

+ Chủ tịch Hội Nông dân;

+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh

- Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

Trang 12

+ Trưởng Công an;

+ Chỉ huy trưởng quân sự;

+ Văn phòng - Thống kê;

+ Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường;

+ Tài chính - Kế toán;

+ Tư pháp - Hộ tịch;

+ Văn hóa - Xã hội

Số lượng CB,CC cấp xã được bố trí theo loại đơn vị hành chính: Loại1: không quá 25 người; Loại 2: không quá 23 người; Loại 3: không quá 21người Việc xếp loại đơn vị hành chính cấp xã thực hiện theo quy định tạiNghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ

Một số đặc điểm cơ bản của CB,CC cấp xã:

+ CB,CC cấp xã có tiêu chuẩn chung được quy định tại Quyết định số04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Trưởng Bộ Nội vụ

+ CB,CC cấp xã được hình thành từ các nguồn: bầu cử (Đảng, UBND, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội), tuyển dụng (các công chứcchuyên môn) Cán bộ xã thường xuyên biến động, thay đổi vị trí công tác doyêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương Trên thực tế, trình độchuyên môn của cán bộ không đồng đều Nguyên nhân là do cán bộ hìnhthành từ cơ chế bầu cử nên tiêu chuẩn chuyên môn chưa được chú ý đúngmức

HĐND-Tính ổn định của công chức cấp xã cao hơn so với cán bộ cấp xã Côngchức cấp xã trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo UBND trong việc điều hành, chỉđạo công tác Chất lượng của công chức cấp xã sẽ góp phần quyết định đếnhiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước ở cấp xã

CB,CC cấp xã đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Do đó, việc xác định rõ đặcđiểm,vị trí, vai trò của CB,CC cấp xã là rất cần thiết để có chính sách phùhợp

Trang 13

Từ đó, đưa ra khái niệm như sau: CB,CC cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử hoặc tuyển dụng để giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong tổ chức Đảng, HĐND, UBND, các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã hoặc giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

1.1.2 Khái niệm chất lượng CB,CC cấp xã:

Chất lượng CB,CC cấp xã được xem xét dưới các góc độ sau:

Thứ nhất, chất lượng của CB,CC cấp xã được xác định trong mối tương

quan giữa số lượng với vị trí, vai trò và nhiệm vụ được giao Chất lượng độingũ cán bộ trong thời kỳ mới đòi hỏi phải có số lượng, cơ cấu hợp lý so vớiyêu cầu, nhiệm vụ đặt ra Sự hợp lý trong cơ cấu cán bộ sẽ tạo ra sức mạnhtổng hợp của cả đội ngũ CB,CC trong hoạt động công tác

Thứ hai, chất lượng CB,CC cấp xã được thể hiện ở hiệu lực, hiệu quả

trong hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã; phụ thuộc vào nhiều yếu tốnhư: cơ sở vật chất, phương tiện, tính tổ chức khoa học, tính hợp lý trong hoạtđộng của bộ máy

Thứ ba, chất lượng của CB,CC cấp xã được đánh giá qua:

+ Phẩm chất chính trị: đó là quan điểm, lập trường, tư tưởng, sự tintưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước

+ Phẩm chất đạo đức: được thể hiện qua lối sống của CB,CC cấp xã; sựtín nhiệm của nhân dân và uy tín của họ trước tập thể

+ Trình độ văn hóa, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức quản

lý nhà nước, quản lý kinh tế; sự am hiểu đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước

+ Khả năng hoàn thành nhiệm vụ: quản lý điều hành, giao tiếp,thích ứng và xử lý những tình huống quản lý cụ thể đối với nhiệm vụđược giao

Trang 14

Từ những đặc điểm trên, đưa ra khái niệm: Chất lượng của CB,CC cấp

xã là tổng hợp các tiêu chí về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và

trình độ văn hóa, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, cũng như khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao của CB,CC cấp xã

1.1.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã.

Chất lượng CB,CC cấp xã được xác định bởi các tiêu chí sau:

Thứ nhất, về phẩm chất chính trị:

Phẩm chất chính trị là tiêu chuẩn được đặt lên hàng đầu, có tính chấtquyết định đến chất lượng hoạt động của mỗi CB,CC Trước hết là phải cóbản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, trung thành với mục tiêu lý tưởng củaĐảng, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lênchủ nghĩa xã hội; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước; cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tinhthần tận tụy với công việc, hết lòng hết sức vì sự nghiệp của nhân dân

- Ý thức tuân thủ kỷ luật Đảng, luôn đi đầu trong chấp hành các chínhsách, pháp luật của Nhà nước, kiên quyết chống lại mọi lệch lạc, biểu hiện saitrái trong đời sống xã hội đi ngược với đường lối, chủ trương của Đảng

Thứ hai, về phẩm chất đạo đức

Đạo đức là nền tảng, là “gốc” của con người, đối với mỗi CB,CC cấp

xã, đạo đức càng cần thiết hơn Do vậy, người CB,CC cấp xã phải có:

- Lối sống giản dị, trong sạch, lành mạnh, có uy tín trước nhân dân

- Khiêm tốn, giản dị, trung thực

- Có ý thức, tinh thần và trách nhiệm trong phòng, chống tham nhũng

và tiêu cực xã hội Đồng thời phải chú trọng đến các phẩm chất khác như:

cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

+ CB,CC cấp xã phải là những tấm gương tốt đối với nhân dân, mẫumực trong công tác, lời nói đi đôi với việc làm, luôn gương mẫu đi đầu Cónhư thế nhân dân mới nghe, mới tin, mới phục và thực hiện theo

Trang 15

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vị trí quan trọng của

đạo đức đối với người cán bộ cách mạng: “Cũng như sông thì có nguồn, mới

có nước, không có nguồn thì cạn; cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo; người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”

Thứ ba, về trình độ văn hóa, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ

Để đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, trình độcủa người CB,CC cấp xã phải đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn sau:

- Trình độ văn hóa: phải có trình độ THPT, đây là một đòi hỏi khách

quan vì nó là cơ sở, tiền đề cho việc nhận thức và tiếp thu các tri thức khác

- Trình độ lý luận chính trị: CB,CC cấp xã phải có một trình độ lý

luận chính trị nhất định, từ trung cấp trở lên Có trình độ lý luận chính trị sẽgiúp CB,CC cấp xã có được bản lĩnh chính trị vững vàng, có khả năng nhậnthức các quy luật vận động của kinh tế - xã hội, từ đó áp dụng vào việc tổchức thực hiện đúng đắn nhiệm vụ chính trị của địa phương

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: là những người luôn phải giải quyết

những tình huống quản lý hành chính nhà nước rất cụ thể của đời sống xã hội

ở cơ sở, đòi hỏi người CBCC cấp xã phải có trình độ chuyên môn từ trung cấptrở lên và phù hợp với vị trí công tác của mình

Ngoài ra, CBCC cấp xã phải có thêm một số kiến thức nhất định như:kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…

Những kiến thức trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, vừa là tiền đề,vừa là điều kiện để bổ sung cho nhau, trong đó học vấn là nền tảng; lý luậnMác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng là cốt lõi,kiến thức chuyên môn là cơ sở để đảm đương lĩnh vực công tác được giao

Thứ tư, về khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi CB,CC phải không ngừng học tập,học tập qua trường lớp, qua sách vở, qua tiếp thu kinh nghiệm của người khác

và phải đề cao tự học Người cũng yêu cầu lý luận phải được đem ra thực

Trang 16

hành, học phải đi đôi với hành, nếu không thì đó cũng chỉ là lý luận suông màthôi Vì thế là đòi hỏi người cán bộ cách mạng phải có những khả năng sau:

- Năng lực tư duy lý luận: là tổng hợp các phẩm chất trí tuệ của người

CB,CC cấp xã, có giá trị định hướng đúng đắn nhận thức và hoạt động củaCB,CC cấp xã; thể hiện ở sự nhận thức nhanh nhạy, đúng đắn các vấn đề thựctiễn ở cơ sở, có những đề xuất sắc bén nhằm nâng cao hiệu quả công tác

- Năng lực tổ chức công việc: là khả năng nhận thức và đề ra mục đích,

xây dựng kế hoạch, tập hợp các nguồn lực và tổ chức thực hiện hiệu quả

- Năng lực sáng tạo, tính quyết đoán: là khả năng tạo ra những giá trị

mới về vật chất hoặc tinh thần, đặc biệt là tìm ra được con đường mới, cáchgiải quyết vấn đề mới trong những tình huống luôn biến đổi ở cơ sở mà không

bị gò bó, không phụ thuộc vào cái đã có; là khả năng phán đoán và có nhữngquyết định nhanh chóng và dứt khoát, không do dự, không rụt rè, khôngđùn đẩy, thoái thác trách nhiệm trước những tình huống xảy ra

- Năng lực làm việc với con người: biểu hiện ở năng lực giao tiếp - đối

thoại, đoàn kết, dân chủ, thu hút nhân dân

1.1.4 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ CB,CC cấp xã

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế- xã hội, đảmbảo an ninh quốc phòng của địa phương;

- Sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ tổ chức Đảng, bộ máy chínhquyền và sự ổn định của hệ thống chính trị cơ sở;

- Kết quả xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền và hệ thống chính trịtrong sạch vững mạnh hàng năm

1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CB,CC cấp xã

- Một là, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng

Hiện nay, đội ngũ CBCC cấp xã còn nhiều hạn chế, chưa thực sự đảmđương được nhiệm vụ trong tình hình mới Hội nghị TW5 khóa IX chỉ rõ: “…

Chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí của cơ sở, quan liêu, để một thời gian khá

Trang 17

dài không có chính sách đồng bộ đối với cán bộ, thiếu chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ ở cơ sở”

Công tác đào tạo, bồi dưỡng hiện nay chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đểnâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ CB,CC cấp xã, ảnh hưởng không nhỏtới chất lượng đội ngũ CB,CC cấp xã, thể hiện qua một số bất cập sau:

+ Đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự đúng đối tượng, nhiều khi khônggắn với quy hoạch Do đó, còn tình trạng người cần đi học thì không được

cử đi học; người không cần lại cử đi học, buộc đi học; Người đi học vềkhông được bố trí công việc, một số sau khi được đào tạo về thì nghỉ hưu

+ Việc quản lý đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ.Nhiều khi đào tạo, bồi dưỡng chỉ để hoàn thành chỉ tiêu do cấp trên giao,chưa chú trọng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng Nhiều lúc, việc đào tạo,bồi dưỡng là hình thức hợp thức hóa các tiêu chuẩn CB,CC

+ Hiện nay, do kinh phí hạn hẹp, nhiều cơ sở đào tạo, bồi dưỡng vẫnchưa đáp ứng về nhu cầu dạy học, cơ sở vật chất không đảm bảo, số lượng vàchất lượng giáo viên thiếu và yếu, cả về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ

sư phạm

+ Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn mang nặng lý thuyết,nặng về lý luận, trùng lặp và chưa đi sâu vào khoa học chuyên ngành, kỹ thuậttác nghiệp, nghiệp vụ quản lý nhà nước Chương trình thường giống nhau

+ Chế độ, chính sách của Nhà nước chưa thật sự khuyến khích CB,CCcấp xã đi học nâng cao năng lực, trình độ, chưa tạo điều kiện để họ yên tâmhọc tập

Những hạn chế, bất cập còn tồn tại trên đã làm cho đào tạo chưa đápứng được yêu cầu nâng cao chất lượng cho CB,CC cấp xã

- Hai là, cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm:

+ Cán bộ chủ chốt cấp xã đều được thực hiện theo cơ chế: Đảng cử,dân bầu Do vậy, nếu không làm tốt công tác nhân sự hoặc do ảnh hưởng củayếu tố họ tộc trong nông thôn Việt Nam dễ dẫn đến tình trạng “phân chia”

Trang 18

chức vụ mà không chú trọng đến trình độ, năng lực của người được đề cử,làm ảnh hưởng đến chất lượng của cán bộ chủ chốt cấp xã.

+ Việc tuyển dụng, bổ nhiệm còn mang tính hình thức, “sắp đặt” để cóchức danh mà không quan tâm đến trình độ chuyên môn nghiệp vụ Như vậy,khó tránh khỏi tuyển dụng những người yếu kém về năng lực, phẩm chất làmảnh hưởng đến chất lượng của CB,CC cấp xã

- Bốn là, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát CB,CC cấp xã:

Thông qua công tác quản lý, kiểm tra, giám sát CB,CC cấp xã mới cóthể phát hiện được những tiêu cực, bất cập nảy sinh từ cán bộ và công tác cán

bộ Qua đó để khen thưởng những nhân tố tích cực, xử lý kịp thời những saiphạm nhằm phát huy nhân tố tích cực, tạo lập lòng tin của nhân dân đối vớiĐảng và chính quyền Đồng thời, nắm được thực trạng chất lượng của CB,CCcấp xã để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với những CB,CC có trình độ,năng lực còn hạn chế, luân chuyển cán bộ, thay thế cán bộ yếu kém, tăngcường cán bộ có chất lượng cho những nơi yếu kém

+ Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X;

Trang 19

+ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa X;+ Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI;

+ Hướng dẫn số 17-HD/TCTW ngày 23/4/2004 của Ban Tổ chức Trungương về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước

1.2.2.Cơ sở pháp lý

+ Luật Cán bộ, công chức 2008

+ Nghị định số 114/2003/NĐ-CP của Chính phủ về CB,CC cấp xã; + Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ về chức danh, số lượng,một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn vànhững người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

+ Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc banhành quy định tiêu chuẩn đối với công chức xã, phường, thị trấn

+ Nghị quyết số 121/2010/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh HưngYên về việc thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy về làm côngchức dự bị tại xã, phường, thị trấn;

+ Quyết định số 12/2008/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh HưngYên về việc ban hành quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn;+ Quyết định số 956/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên vềviệc quy định chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ,công chức xã, phường, thị trấn;

+ Quyết định số 03/2009/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh HưngYên về việc ban hành Đề án thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy vềlàm công chức dự bị tại các xã, phường, thị trấn;

1.3 Cơ sở thực tiễn

1.3.1.Tình hình chất lượng đội ngũ CB, CC cấp xã hiện nay.

Trước khi có Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) năm 2002, đội ngũCB,CC cấp xã còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng vàchất lượng; nhiều địa phương còn nhiều cán bộ chưa đạt chuẩn về trình độ

Trang 20

văn hóa, năng lực quản lý của cán bộ cấp xã còn nhiều hạn chế, bố trí cán bộ,công chức chưa đúng với tiêu chuẩn chức danh, chưa đúng trình độ chuyênmôn Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX, trong những năm qua, cácđịa phương đã có nhiều biện pháp, giải pháp cụ thể, thiết thực nâng cao chấtlượng CB,CC cấp xã và đã đạt được những kết quả nhất định Chất lượngđược nâng lên rõ rệt, được tăng cường cả cơ cấu và số lượng.

Tuy nhiên, còn một bộ phận CB,CC cấp xã trình độ chưa đạt chuẩn,

phẩm chất chính trị giảm sút, suy thoái về đạo đức, thiếu ý thức trách nhiệmtrong thực hiện nhiệm vụ.gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt độngcủa chính quyền cơ sở, không đáp ứng được yêu cầu CNH-HĐH đất nước

Do đó, việc tiếp tục nâng cao chất lượng CB,CC cấp xã là yêu cầu cầnthiết mà thực tiễn đòi hỏi

1.3.2 Kinh nghiệm của một số địa phương

a Kinh nghiệm của tỉnh Điện Biên

Điện Biên là tỉnh được tách ra từ tỉnh Lai Châu (cũ) theo Nghị quyết số22/2003/QH11 ngày 26//11/2003 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giớihành chính tỉnh Lai Châu

Điện Biên có địa hình hiểm trở, chia cắt, đi lại khó khăn, là tỉnh miềnnúi có nhiều dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, nhân dân cũng như CBCCcấp xã ở vùng sâu, vùng xa không có điều kiện giao lưu, tiếp thu tri thức khoahọc Đa số CB,CC cấp xã ở tỉnh Điện Biên là dân tộc thiểu số

Phần lớn CB,CC cấp xã phải quản lý, hoạt động trên một địa bàn rộng,hiểm trở, dân cư thưa thớt, dân trí thấp Trình độ CB,CC cấp xã thấp hơnnhiều so với tiêu chuẩn, yêu cầu và mặt bằng chung của cả nước Bên cạnh

đó, CBCC cấp xã phải đương đầu thường xuyên với những vấn đề an ninhquốc gia

Trong chiến lược phát triển cán bộ, nhằm nâng cao chất lượng CBCC

cấp xã, tỉnh Điện Biên đặc biệt chú trọng làm tốt công tác “Luân chuyển

Trang 21

CBCC” Để nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển cán bộ về cơ sở, tỉnh

Điện Biên đã và đang thực hiện tốt các nội dung chủ yếu, như:

- Chỉ luân chuyển đối với cán bộ lãnh đạo ở cơ sở, không luân chuyểncông chức vì đây là các chức danh chuyên môn cần sự chuyên sâu và ổn định

- Chỉ luân chuyển cán bộ theo chiều dọc: giữa cấp tỉnh, huyện xuốngcấp xã không nên luân chuyển cán bộ theo chiều ngang giữa cấp xã với nhau

- Luân chuyển những cán bộ về cơ sở có nhiệt tình cách mạng, có

năng lực tốt, tránh tình trạng "bị đẩy xuống cơ sở", coi cơ sở là điểm dừng

chân cuối cùng Ưu tiên các cán bộ trẻ có năng lực tốt luân chuyển về cơ sở,tạo bước đột phá về tác phong, cách thức làm việc ở cấp xã

- Có kế hoạch cụ thể, chặt chẽ về luân chuyển cán bộ Tiến hành luânchuyển một cách thận trọng, có bước đi thích hợp, tránh tình trạng gây xáotrộn bộ máy quá lớn, làm ảnh hưởng đến hoạt động của bộ máy ở cơ sở

- Làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ đi cơ sở, tạo sự đoàn kết, thốngnhất cao giữa cán bộ đi và nơi cán bộ luân chuyển đến Đảm bảo chế độ chínhsách hợp lý, tạo điều kiện để cán bộ luân chuyển yên tâm công tác

b Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là tỉnh nghèo có nhiều xã đặc biệt khó khăn, nhiều dân tộc,tôn giáo cùng sinh sống trên địa bàn, vị trí địa lý phức tạp Mặc dù đã đượcĐảng, Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi về phát triển kinh tế - xã hội,nguồn nhân lực nhằm đưa cấp xã của Tỉnh thoát khỏi đói nghèo, nhưng do sựthiếu hụt, yếu kém của của CBCC cấp xã trong triển khai thực hiện các chủtrương, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nên hiệu quả cònthấp

Trong các mục tiêu, phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng CBCC cấp xã của tỉnh Bắc Giang đưa ra, có một số giải pháp đặc biệtquan tâm đến CBCC cấp xã của các xã miền núi đặc biệt khó khăn trên địabàn tỉnh đã và đang thực hiện có hiệu quả tốt, đó là:

- Làm tốt công tác tạo nguồn lâu dài cho các xã vùng dân tộc, miền núi

Trang 22

- Nâng cao hiệu quả tạo nguồn đào tạo cán bộ cho vùng miền núi củacác trường phổ thông dân tộc nội trú.

c Kinh nghiệm của tỉnh Cà Mau

Cà Mau là một tỉnh cuối cùng cực Nam của Tổ quốc, có nhiều dân tộc,tôn giáo cùng sinh sống trên địa bàn, có vị trí địa lý phức tạp (là vùng bánđảo, rừng, biển, đồng bằng và cả hải đảo), là vùng chịu nhiều hậu quả củachiến tranh, là vùng đất chịu nhiều thiên tai Khi tái lập tỉnh, đội ngũ CB,CCnói chung và cấp xã nói chung thiếu hụt trầm trọng và yếu kém về chất lượng

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (2005), Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp,các ngành trong tỉnh đã có những Nghị quyết, kế hoạch, giải pháp hiệu quả nângcao chất lượng CBCC cấp cơ sở, đó là:

- Đặc biệt chú trọng đổi mới các khâu, các bước công tác xây dựng độingũ CBCC cấp xã, cụ thể là:

+ Cụ thể hóa tiêu chuẩn các chức danh CBCC cấp xã, quy định cụ thể

về tiêu chuẩn cho từng loại CB,CC cấp xã của tỉnh

+ Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã: Đổi mới nộidung, chương trình đào tạo, quán triệt phương châm lý luận gắn với thực tiễn,học đi đôi với hành; nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo kiến thức toàndiện và chuyên sâu; phải bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ và kinh nghiệm giảiquyết các tình huống cụ thể

- Phát huy vai trò của cấp ủy và các tổ chức của hệ thống chính trị cấp

xã trong các hoạt động

+ Trước hết, lựa chọn cho Đảng, chính quyền những người ưu tú, xuấtsắc, có triển vọng phát triển thông qua các phong trào Từ đó, lựa chọn CBCCđưa đi đào tạo, bồi dưỡng và bố trí công việc khi đáp ứng yêu cầu

+ Đề cao việc tự học tập, tự rèn luyện của CB,CC cấp xã; đề cao tráchnhiệm cá nhân và tăng cường sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền, đoàn thểcấp trên trong xây dựng CB,CC cấp xã, nhằm nâng cao chất lượng CB,CCcấp xã

Trang 23

Một số hoạt động mang tính giải pháp nêu trên của một số địa phươngtrong những năm gần đây như công tác luân chuyển CB,CC của tỉnh ĐiệnBiên, công tác tạo nguồn lâu dài cho các xã miền núi, nâng cao hiệu quả tạonguồn đào tạo cán bộ của tỉnh Bắc Giang hay công tác đào tạo và tạo nguồncủa tỉnh Cà Mau, là kinh nghiệm quý báu để các cấp, các ngành của tỉnhHưng Yên nói chung và huyện Mỹ Hào nói riêng tham khảo, học tập và vậndụng sáng tạo, nhằm đảm bảo chất lượng CB,CC cấp xã của huyện Mỹ Hào.

2 Nội dung thực hiện của đề án

Huyện Mỹ Hào có diện tích 79,1 km2 Dân số: trên 90 nghìn người (tínhđến 31/12/2014) Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp trước đây rất cao, ước tínhkhoảng trên 70 % Tuy nhiên, từ khi tái lập huyện (năm 1999) đến nay, tỷ lệnày thay đổi một cách nhanh chóng do tốc độ phát triển của công nghiệp, dịch

vụ tăng nhanh hơn, đến nay còn khoảng 20% Dân số phân bổ tương đối đồngđều, do là huyện đồng bằng, nằm trải dọc theo Quốc lộ 5A

Huyện có 13 đơn vị hành chính, gồm: 12 xã và 01 thị trấn (có 2 xã loại

I, 5 xã loại II và 6 xã loại 3); có 77 thôn, khu phố

a/Về kinh tế:

-Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bình quân 5 năm là 17,68% Cơ cấukinh tế: NN - CN, TTCN – TMDV: 4,1% - 67,3% - 28,6% Giá trị sản xuất bình

Trang 24

quân đầu người đạt 56 triệu đồng/năm Giá trị xuất khẩu tăng bình quân25,8%/năm.

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được thựchiện hiệu quả, bộ mặt nông thôn đổi mới Toàn huyện đã đạt 204/228 tiêuchí

- Mạng lưới giao thông được đầu tư phát triển; đã nâng cấp hàng chục

km đường từ xã lên cấp huyện và đường từ huyện lên tỉnh

- Thương mại - dịch vụ tăng trưởng bình quân đạt 23,42%/năm Pháttriển mạnh như: vận tải, hệ thống ngân hàng, viễn thông, nhà hàng, dịch vụhàng hóa tại các chợ và siêu thị

- Mỹ Hào là một huyện công nghiệp phát triển nhanh và mạnh nhất củatỉnh Hưng Yên Hiện nay, huyện có các khu công nghiệp lớn như: Phố Nối A,Phố Nối B (khu công nghiệp dệt may), Thăng long II (Mitsutomo Nhật Bản),Minh Đức, Minh Quang… với 188 dự án được phê duyệt và đi vào hoạtđộng, thu hút trên 20.000 lao động Sản phẩm công nghiệp của huyện là dệtmay, giày da, ô tô, xe máy, công nghiệp thực phẩm Cơ cấu theo hướng pháttriển kinh tế công nghiệp và dịch vụ đang là chủ đạo Nhưng phân hoá kinh tếkhông đồng đều giữa các địa phương trong huyện đang là vấn đề đặt ra đốivới đội ngũ cán bộ, lãnh đạo của huyện và các xã, thị trấn

b/Về văn hóa xã hội

- Các chính sách xã hội được thực hiện tốt, đúng chế độ; Toàn huyện có

48 mẹ được truy tặng, phong tặng Mẹ VNAH và 06 gia đình liệt sỹ được tặngHuân chương độc lập 100% các xã, thị trấn có điểm vui chơi cho trẻ em

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo, đạt 65% Tỷ lệ hộ nghèo còn 2%.

- Giáo dục và đào tạo: tiếp tục có bước phát triển, chất lượng giáo dụctoàn diện và mũi nhọn được nâng lên Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Đạihọc hàng năm đạt trên 35% Toàn huyện đã có 34/43 trường được công nhậnđạt chuẩn quốc gia đạt 79,1%

Trang 25

- Phong trào xây dựng gia đình, làng, cơ quan, đơn vị văn hóa và xâydựng khu dân cư tiên tiến phát triển cả về số lượng và chất lượng Đến nay,100% làng, phố được công nhận làng, phố văn hóa Toàn huyện có 16/126 ditích được công nhận di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh.

- Hệ thống truyền thanh từ huyện đến cơ sở được quan tâm đầu tư, đến nay13/13 xã, thị trấn có Đài truyền thanh tiếp sóng Đài Trung ương, tỉnh, huyện

- Phong trào luyện tập TDTT phát triển, có 25% dân số thường xuyênluyện tập, 146 câu lạc bộ, nhóm sở thích hoạt động các môn thể thao

- Công tác y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ; 100%trạm xá các xã, thị trấn có bác sỹ làm việc; có 11/13 xã được công nhận đạt

Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổisuy dinh dưỡng còn 14,36% Tỷ lệ phát triển dân số bình quân: 1,03%

c/ Về an ninh-quốc phòng

- Thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự địa phương Duy trìnghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, xây dựng vững chắc khu vực phòngthủ huyện; tổ chức diễn tập theo các phương án đạt kết quả Thực hiện tốtchính sách hậu phương quân đội, hàng năm hoàn thành 100% chỉ tiêu gọicông dân nhập ngũ

- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững Phong tràotoàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc được duy trì

Điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển nhanh, an ninh – quốcphòng được đảm bảo, xã hội ổn định là điều kiện môi trường thuận lợi đểCB,CC cấp xã trong huyện được đào tạo, bồi dưỡng, học tập, nâng cao trình

độ chuyên môn, rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, hoànthành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền và hệthống chính trị cơ sở vững mạnh, phát triển kinh tế địa phương, xây dựng quêhương giầu mạnh

*Những hạn chế, yếu kém trong phát triển kinh tế - xã hội:

Trang 26

Công tác quy hoạch, kế hoạch còn bất cập; công tác dự báo còn yếu;kinh tế tăng trưởng nhanh, nhưng phát triển chưa thật sự bền vững; sản xuấtnông nghiệp quy mô còn nhỏ; số lượng dự án dầu tư vào nhiều, nhưng đa sốquy mô vừa và nhỏ; thương mại dịch vụ và du lịch phát triển chưa tương xứngvới lợi thế; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tếchưa cao Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiệu quả chưa cao;thủ tục hành chính vẫn còn nhiều phiền hà; việc phân cấp chưa đi đôi vớihoàn thiện thể chế, chưa có những biện pháp thật sự kiên quyết và có hiệu quả

để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính Công tác giải quyết khiếu nại, tốcáo, đình công, tranh chấp lao động còn bất cập Trật tự an toàn giao thôngchuyển biến chậm; việc tranh chấp ngăn chặn các tệ nạn xã hội kết quả chưacao

Những hạn chế yếu kém trên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng độingũ CB,CC cấp xã, đến kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CB,CC cấpxã

2.1.2 Tình hình trong nước, quốc tế và tác động của nó tới chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Đất nước ta đang trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, tiếnhành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Kinh tế có sự phát triển vàtương đối bền vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừngđược cải thiện, quốc phòng và an ninh, trật tự  an toàn xã hội được bảo đảm.Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong những năm tới còn gặpnhững khó khăn, thách thức Thách thức chung lớn nhất mà Đảng ta đã xácđịnh đó là phải vượt qua nguy cơ tụt hậu về kinh tế

Tình hình trong nước và thế giới hiện nay vẫn đang có nhiều diễn biếnphức tạp, khó lường Sự chống phá của các thế lực thù địch bên ngoài, sựchuyển dịch về cơ cấu kinh tế, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng,quá trình phát triển kinh tế thị trường đã tác động sâu sắc đến tư tưởng, đạo

Trang 27

đức, lối sống của cán bộ, công chức, nhất là ở cơ sở….làm gây mất lòng tincủa nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Bối cảnh trong nước và quốc tế không chỉ đem đến cơ hội, thuận lợi vàthời cơ mà còn đem đến nhiều khó khăn và thách thức đối với đội ngũ CB,

CC nói chung và cấp cơ sở nói riêng

2.1.3.Những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã sa sút về phẩm chất đạo đức,thoái hóa, biến chất, vi phạm tư cách đảng viên, vi phạm pháp luật Một sốCB,CC có biểu hiện xa dân, thiếu tinh thần trách nhiệm Có nơi còn có biểuhiện mất đoàn kết nội bộ, bè phái, cục bộ dẫn đến mất lòng tin ở nhân dân,làm giảm hiệu quả quản lý ở cơ sở

2.2.Thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã của huyện Mỹ Hào

Trong những năm qua, đội ngũ CB,CC cơ sở từng bước trưởng thành

cả về số lượng, chất lượng; trình độ kiến thức được nâng lên; tỷ lệ cán bộ trẻ,cán bộ nữ, được duy trì và phát triển; hầu hết cán bộ có bản lĩnh chính trịvững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn được phẩm chất đạo đức cáchmạng, mẫn cán với công việc, tổ chức thực hiện có kết quả các Nghị quyết,Chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Đại đa số cán bộ tíchcực học tập lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức,nghiên cứu tổng kết thực tiễn, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời

kỳ mới

2.2.1.Cơ cấu đội ngũ CBCC cấp xã hiện nay

* Tổng số: 237 người; trong đó, nữ: 26 người (=11%)

- Độ tuổi: Dưới 30: 07 người (=3%); từ 31-40: 38 người (=16%); từ 50: 89 người (=38%); trên 50: 103 người (43%)

41 Trình độ Văn hoá: THPT: 231 người(97,5%); THCS: 6 người (2,5%);

Trang 28

- Trình độ chuyên môn: Cao học, đại học: 56 người (=24%); Cao đẳng:

12 người (=5%); Trung cấp: 148 người (=63%); Sơ cấp: 17 người (=7%);chưa qua đào tạo: 4 người (2%)

- Trình độ lý luận chính trị: Cử nhân, cao cấp: 01 người (=0.5%); Trungcấp: 161 người (=68%); Sơ cấp: 75 người (=31,5%);

- Đã qua lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước: 76 người (=32%); lớp bồidưỡng chuyên môn, nghiệp vụ: 94 người (=40%)

Thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chínhphủ về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, côngchức xã, phường, thị trấn và những hoạt động không chuyên trách của cấp xã.Quyết định số 956/QĐ-UBND ngày 13/5/2010 của UBND tỉnh Hưng SốCBCC cấp xã của huyện đạt chuẩn đã tăng lên rõ rệt so với năm 2010

Cụ thể, đội ngũ CBCC cấp xã của huyện hiện nay như sau:

- Các chức danh cán bộ xã: bao gồm các chức danh: Bí thư, Phó bí thư

đảng uỷ, Thường trực đảng uỷ; Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phóchủ tịch UBND; Chủ tịch Ủy ban MTTQ và Trưởng các ngành đoàn thể: Hội

Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên

+ Tổng số 130 người; trong đó Nữ: 14 người (=11%)

+ Độ tuổi: Dưới 30: 0 người; từ 31-40: 14 người (=11%); từ 41-50: 44người (=34%); trên 50: 72 người (55%)

+ Trình độ văn hoá: THPT: 124 người (=95%); THCS: 6 người (=5%);+ Trình độ chuyên môn: Cao học, đại học: 31 người (=24%); Cao đẳng:

9 người (=7%); Trung cấp: 69 người (=53%); Sơ cấp: 17 người (=13%); chưaqua đào tạo: 04 người (=3%)

+ Trình độ lý luận chính trị: Cử nhân, cao cấp: 01 người (=0,8%);Trung cấp: 122 người (=93,8%); Sơ cấp: 07 người (=5,2%);

Đã qua lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước: 52 người (=40%); lớp bồidưỡng chuyên môn, nghiệp vụ: 43 người (=33%)

Trang 29

- Các chức danh công chức: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân

sự; Văn phòng-Thống kê; Văn hóa –xã hội; Địa chính –Nông nghiệp-Giaothông-Xây dựng; Tư pháp –Hộ tịch; Tài chính –Kế toán

+ Tổng số 107 người; trong đó Nữ: 12 người (=11%)

+ Độ tuổi: Dưới 30: 7 người (=7%); từ 31-40: 24 người (=22%); từ 50: 45 người (=42%); trên 50: 31 người (=28%)

41-+ Trình độ văn hoá: THPT: 107 người (100%); THCS: 0 người;

+ Trình độ chuyên môn: Cao học, đại học: 25 người (=23%); Cao đẳng:

3 người (=3%); Trung cấp: 79 người (=74%)

+ Trình độ lý luận chính trị: Cử nhân, cao cấp: 0 người; Trung cấp: 39người (=36%); Sơ cấp: 68 người (=64%);

Đã qua lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước: 24 người (=22%); lớp bồidưỡng chuyên môn, nghiệp vụ: 51 người (=48%)

- Công chức dự bị (kết quả từ Đề án thu hút sinh viên tốt nghiệp đại

học hệ chính quy vào làm công chức dự bị tại các xã, phường, thị trấn):

Thực hiện Nghị quyết số 121/2008/NQ-HĐND ngày 25/7/2008 của Hộiđồng nhân dân tỉnh khóa XIV về thu hút sinh viên có trình độ đại học hệchính quy về làm công chức dự bị tại các xã, phường, thị trấn Ngày11/3/2009 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 03/2009/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy

về làm công chức dự bị tại các xã, phường thị trấn Tính đến ngày 30/4/2015,huyện đã quyết định tiếp nhận 25 sinh viên về làm công chức dự bị tại 13 xã,thị trấn trong huyện Cụ thể:

Tài chính - Kế toán: 4 người;

Địa chính - Xây dựng –Nông nghiệp và môi trường: 8 người;

Văn hóa - Xã hội: 07 người;

Văn phòng - Thống kê: 03 người;

Tư pháp - Hộ tịch: 03 người

2.2.2 Về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Ngày đăng: 25/06/2016, 10:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w