1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện tam nông tỉnh phú thọ

32 321 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nhiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Đóng góp của đề tài 3 7. Kết cấu đề tài 3 B. NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CB,CC CẤP XÃ TẠI HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ. 4 1.1 Tổng quan về huyện Tam Nông 4 1.1.1Vị trí hành chính 4 1.1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế 4 1.1.3 Lịch sử hình thành và phátMục tiêu nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nhiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Đóng góp của đề tài 3 7. Kết cấu đề tài 3 B. NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CB,CC CẤP XÃ TẠI HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ. 4 1.1 Tổng quan về huyện Tam Nông 4 1.1.1Vị trí hành chính 4 1.1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế 4 1.1.3 Lịch sử hình thành và phát

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC

BÁO CÁO KIẾN TẬP

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN TAM NÔNG

TỈNH PHÚ THỌ

ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN TAM NÔNG TỈNH PHÚ THỌ

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hồng Nhung

Hà Nội - 2015

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN!

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

A PHẦN MỞ ĐẦU. 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nhiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Đóng góp của đề tài 3

7 Kết cấu đề tài 3

B NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CB,CC CẤP XÃ TẠI HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ. 4

1.1 Tổng quan về huyện Tam Nông 4

1.1.1Vị trí hành chính 4

1.1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế 4

1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của huyện Tam Nông. 5

1.2 Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội cán bộ, công chức cấp xã. 5

1.2.1 Các khái niệm liên quan. 5

1.2.2 Đặc điểm của cán bộ, công chức cấp xã 7

1.2.3 Vai trò của cán bộ, công chức cấp xã 9

1.2.4 Các tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã. 10

1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức cấp xã. 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN TAM NÔNG TỈNH PHÚ THỌ. 19

2.1 Chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã tại huyện Tam Nông. 19

2.1.1 Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã theo năng lực, trình độ. 19

2.1.2 Chất lượng CB,CC cấp xã theo kỹ năng. 22

2.1.3 Chất lượng CB,CC qua mức độ hoàn thành công việc. 23

2.1.4 Chất lượng CB,CC theo phẩm chất, đạo đức công vụ. 23

2.2 Đánh giá chung về thực trạng chất lượng của CB,CC cấp xã Huyện Tam Nông 24

2.2.1 Ưu điểm và nguyên nhân. 24

Trang 3

2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân. 26

2.3 Tính cấp thiết nâng cao chất lượng CB,CC cấp xã huyện Tam Nông. 30

CHƯƠNG 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN TAM NÔNG TỈNH PHÚ THỌ. 32

3.1 Quan điểm về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Tam Nông 32

3.1.1 Mục tiêu chung. 32

3.1.2 Mục tiêu cụ thể. 32

3.1.3 Một số định hướng của huyện Tam Nông về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của huyện. 33

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Tam Nông. 35

3.2.1 Hoàn thiện công tác phân tích công việc tại chính quyền cấp xã 35

3.2.2 Hoàn thiện công tác tuyển dụng cán bộ,công chức cấp xã. 36

3.2.3 Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tích cực, chủ động, phù hợp. 38

3.2.4 Hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ, công chức cấp xã 40

3.2.5 Xây dựng và hoàn thiện kế hoạch sử dụng cán bộ, công chức cấp xã khoa học, hợp lý 41

3.2.6 Đổi mới chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã 43

3.3 Một số khuyến nghị. 44

3.3.1 Đối với các cấp Uỷ Đảng. 44

3.3.2 Đối với UBND các xã. 45

3.3.3 Đối với bản thân người cán bộ, công chức. 45

C KẾT LUẬN 47

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN!

Tên tôi là Nguyễn Thị Hồng Nhung, sinh viên lớp Đại học quản trị nhânlực 12D (k1D)

Tôi xin cam đoan bài báo cáo này là quá trình nghiên cứu, tìm hiểunghiêm túc của tôi trong thời gian một tháng kiến tập qua Trong đó tôi nhận cótham khảo một số văn bản như: Luật, nghị định, thông tư và các văn bản củaphòng Nội vụ huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ Và một số thông tin từ sách, báo,trang web Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực vềthông tin sử dụng trong bài cáo cáo này!

Phú Thọ, tháng 5 năm 2015

Người làm:

Nguyễn Thị Hồng Nhung

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Kiến tập là một giai đoạn giúp sinh viên tiếp cận với kiến thức thực tế,giúp cho sinh viên học hỏi được những kinh nghiệm làm việc tại cơ quan thựctập, vận dụng những kiến thức lĩnh hội được ở nhà trường để áp dụng vào thựctế

Qua thời gian một tháng kiến tập tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡcủa các thầy,cô trong khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực trường Đại học Nội vụ

Hà Nội và sự hưỡng dẫn nhiệt tình của các cán bộ, công chức trong phòng Nội

vụ - Uỷ ban nhân dân huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ tôi hoàn thànhtốt quá trình kiến tập này

Để hoàn thành quá trình kiến tập và bài báo cào này, tôi xin bày tỏ lờicám ơn sâu sắc tới các thầy, cô trong khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực trườngĐại học Nội vụ Hà Nội đã quan tâm giúp đỡ và giảng dạy cho tôi những kiếnthức cơ bản và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Đồng thời, tôi xin gửi lờicảm ơn chân thành nhất tới các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên trong phòng Nội

vụ huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ và cá nhân chú Lê Ngọc Nguyên – chuyênviên phòng Nội vụ đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian kiến tập tạiphòng

TÔI XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN!

Trang 7

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong quá trình hội nhập kinh tế ngày nay, việc xây dựng hệ thống hànhchính quốc gia vững mạnh, trong sạch đang là một nhiệm vụ quan trọng và cấpthiết Cấp xã là một cấp của hệ thống hành chính bốn cấp của Nhà nước ViệtNam, là nền tảng của hệ thống chính trị quốc gia Chính quyền cấp xã giữ một vịtrí vai trò đặc biệt quan trọng vì đây là nơi trực tiếp tổ chức, vận động nhân dânthi hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vànhiệm vụ cấp trên giao Đây cũng chính là cấp chính quyền trực tiếp chăm lođến đời sống của nhân dân, là cầu nối giữa nhân dân và nhà nước

CB,CC là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và củng cố chính quyềncấp xã vững mạnh, là đội ngũ góp phần vào việc đảm bảo cho pháp luật đượctôn trọng và thực hiện đầy đủ Do vậy nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC cấp

xã là giải pháp hữu hiệu nhất để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và củng cố chínhquyền trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra trong quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa hội nhập hiện nay của nước ta nói chung vàcủa Huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ nói riêng

Huyện Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ thuộc vùng núi trung du, do dân sốphân bố không đều, nhiều dân tộc anh em cùng chung sống.Chính những đặcđiểm này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xãcủa huyện Trình độ chuyên môn của CB,CC cấp xã không đồng đều Nhiều cán

bộ, công chức cấp xã chưa được đào tạo chuyên môn, chưa được bồi dưỡng lýluận chính trị; trình độ tin học, ngoại ngữ yếu và thiếu nên việc nắm bắt, hiểubiết các văn bản pháp luật của cán bộ, công chức chưa đầy đủ, chính xác; cậpnhật các văn bản pháp luật của cán bộ, công chức còn chậm dẫn đến tình trạnglúng túng, va vấp trong xử lý công việc; thậm chí vi phạm pháp luật gây ảnhhưởng đến chất lượng công việc Một số cán bộ, công chức chưa qua đào tạo,làm việc theo tinh thần thụ động, ỷ lại, trông chờ Bên cạnh đó, do ảnh hưởngcủa nền kinh tế thị trường, nhiều cán bộ, công chức bị tha hóa về đạo đức dẫn

Trang 8

đến tham ô, tham nhũng, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, sách nhiễu chonhân dân…

Do yêu cầu của hiện tại của Huyện Tam Nông vì vậy cần phải nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, nhận thấy tầm quan trọng của vấn

đề, tôi quyết định chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cán

bộ, công chức cấp xã tại huyện Tam Nông Tỉnh Phú Thọ” Với mong muốn đưa

ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ởđây

2 Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua quá trình nghiên cứu để làm rõ thực trạng chất lượng cán bộ,công chức cấp xã tại huyện Tam Nông, từ đó đề ra những giải pháp để nâng caochất lượng cán bộ, công chức cấp xã, để đáp ứng được nhu cầu của địa phương.Phục vụ nhân dân một cách tốt nhất

3 Nhiệm vụ nhiên cứu

Phân tích cơ sở lý luận và tính cấp thiết của tình hình chất lượng cán bộcông, công chức cấp xã

Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp xã.Qua đó rút những kết quả đạt được và những vấn đề tồn tại cần khắc phục Phântích các điểm mạnh, hạn chế, nguyên nhân gây ra những hạn chế trong chấtlượng cán bộ công chức xã tại huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ

Đưa ra các giải pháp và khuyến nghị các bên liên quan nhằm nâng caochất lượng các bộ, công chức cấp xã tại huyện Tam Nông

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Tam Nông,tỉnh Phú Thọ

Phạm vi thời gian: 2013 – 2015

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu văn bản: Nghiên cứu các văn bản phápluật, sách báo, tạp trí liên quan đến cán bộ, công chức cấp xã

Trang 9

Phương pháp thống kê – tổng hợp – phân tích: Được sử dụng trong việc thu thập các

số liệu về các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã như: cơ cấu tuổi,giới tính, trình độ văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị

Phương pháp so sánh: So sánh chất lượng các cán bộ, công chức cấp xã tronghuyện Tam Nông, mức độ hoàn thành công việc và không hoàn thành công việc củacán bộ, công chức

Ngoài các phương pháp trên, tôi còn sử dụng các phương pháp khác nhưquan sát, điều tra thông qua các cán bộ, công chức của phòng Nội vụ huyện TamNông, tỉnh Phú Thọ

6 Đóng góp của đề tài

Về mặt lý luận: Nghiên cứu, phân tích đưa ra tiêu chí đánh giá chất lượngcán bộ, công chức cấp xã tại Tam Nông nói riêng và của tỉnh Phú Thọ nóichung

Về mặt thực tiễn: Làm rõ thực trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp xãtại huyện Tam Nông, qua đó đánh giá chất lượng, đưa ra những giải pháp đểnâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã trong huyện

Nếu được ứng dụng thì sẽ giúp nâng cao chất lượng cán bộ, công chứccấp xã trong huyện

Có thể làm tư liệu cho những ai quan tâm đến vấn đề này

Trang 10

Huyện Tam Nông có diện tích tự nhiên 15.596,92 ha gồm 19 xã và 1 thị trấn,với

số dân trên 82 ngàn người (2012), mật độ trung bình 528 người/km2

Thị trấn: Hưng Hoá Các xã: Hùng Đô, Quang Húc, Hiền Quan, ThanhUyên, Tam Cường, Văn Lương, Cổ Tiết, Hương Nộn, Thọ Văn, Dị Nậu, DậuDương, Thượng Nông, Hồng Đà, Phương Thịnh, Tề Lễ, Tứ Mỹ, Xuân Quang,Hương Nha,Vực Trường

1.1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế

Tam Nông là huyện phần lớn là đồi núi thấp, xen kẽ các dộc ruộng, độtxuất có các núi cao như núi Chi, đèo Khế phía Tây Nam và một số đầm vensông Hồng

Tam Nông thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa Chế độ thuỷ văn tương đốiphong phú nhờ 3 con sông, hàng chục con ngòi và một số đầm hồ lớn

Với lợi thế tiếp giáp thủ đô Hà Nội qua cầu Trung Hà là đầu mối giao thông vậntải quan trọng của tỉnh Phú Thọ, các tuyến đường huyết mạch chayqua huyện là

QL 32, QL 32A, QL 32C Tam Nông được xác định là vùng kinh tế trọng điểm

về công nghiệp của tỉnh,trên địa bàn huyện có 2 khu công nghiệp trung tâm là

Trang 11

khu công nghiệp Trung Hà và Khu công nghiệp Tam Nông Ngoài ra còn cónhiều doanh nghiệp tiêu biểu khác.

1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của huyện Tam Nông.

Huyện Tam Nông được hình thành từ ngày 05 tháng 5 năm 1969 trongkháng chiến chống Mỹ cứu nước Tam Nông là tên một huyện của tỉnh Phú Thọ(miền Bắc) kết nghĩa với tỉnh Long Châu Sa

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, huyện Tam Nông và huyệnThanh Bình được sát nhập lại, Tam Nông được giữ lại làm tên của huyện mới,huyện lỵ đặt tại Thị trấn Thanh Bình Về sau để tạo điều kiện thuận lợi cho việcthực hiện chủ trương khai thác Đồng Tháp Mười, Quyết định của Trung ươngngày 10 tháng 8 năm 1983, huyện Tam Nông được tách ra làm hai huyện ThanhBình và Tam Nông Huyện lỵ Tam Nông đặt tại xã Tân Công Sính nay là Thịtrấn Tràm Chim

1.2 Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội cán bộ, công chức cấp xã.

1.2.1 Các khái niệm liên quan.

Khái niệm về cán bộ cấp xã:

‘‘Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ cấp xã), làcông dân Việt Nam, được bầu giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hộiđồng nhân dân, UBND, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chứcchính trị - xã hội ’’

Trang 12

1.2.1.2 Khái niệm về công chức cấp xã:

Căn cứ luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Công chức là côngdân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong

cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ởtrung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân

mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩquan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệpcông lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sauđây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn

vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sựnghiệp công lập theo quy định của pháp luật”

Khái niệm công chức cấp xã:

Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Công chức cấp xã là côngdân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụthuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”

Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là hoạt động nhằm nângcao một hệ thống những phẩm chất, giá trị được kết cấu như một chỉnh thể toàndiện được thể hiện qua phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ nănglực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức và cơ cấu, sốlượng, độ tuổi, thành phần, tình trạng sức khỏe… của cả đội ngũ cán bộ, côngchức chính quyền cấp xã

1.2.2 Đặc điểm của cán bộ, công chức cấp xã

Cán bộ, công chức cấp xã là những người gần dân, sát dân, biết dân, trựctiếp triển khai đường lối của Đảng, chính sách pháp lụât của Nhà nước vào dân,gắn bó với nhân dân

Cán bộ, công chức cấp xã có tính ổn định thấp so với cán bộ, công chức

Trang 13

Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người trực tiếp giải quyết tất cảcác yêu cầu, quyền lợi chính đáng từ nhân dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nướcvới nhân dân

Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là những người xuất phát từ cơ sở(người của địa phương), họ vừa trực triếp tham gia lao động sản xuất, vừa làngười đại diện cho nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước, giải quyếtcác công việc của nhà nước Do đó xét ở khía cạnh nào đó cán bộ, công chức cấp

xã bị chi phối, ảnh hưởng rất nhiều bởi những phong tục tập quán làng quê,những nét văn hóa bản sắc riêng đặc thù của địa phương, của dòng họ

Cán bộ, công chức cấp xã cả nước hiện nay rất đông Tuy nhiên về chất lượng lạirất yếu, độ tuổi tương đối già, chính vì vậy nó là những nguyên nhân dẫn đếnhiệu quả giải quyết công việc không cao Một đặc trưng nữa hiện nay, trình độchuyên môn, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sởchưa đồng đều, mặt bằng chung còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lýnhà nước ở chính quyền cơ sở

Tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính Phủ vềchức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã,phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thì:

Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:

Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

Trang 14

Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn cóhoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);

Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

Trưởng Công an;

Chỉ huy trưởng Quân sự;

Văn hoá - xã hội

Trong hệ thống chính trị ở cơ sở có cán bộ chuyên trách và không chuyêntrách:

Cán bộ chuyên trách là những cán bộ phải dành phần lớn thời gian laođộng, làm việc tại công sở để thực hiện chức trách được giao, bao gồm: Cán bộgiữ chức vụ qua bầu cử gồm: Cán bộ chủ chốt của cấp ủy đảng, HĐND, UBND,những người đứng đầu ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội.Cán bộ chuyên trách ở cấp xã có chế độ làm việc và được hưởng chính sách chế

độ về cơ bản như cán bộ, công chức nhà nước; khi không còn là cán bộ chuyêntrách mà chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí, được tiếp tục tự đóng bảohiểm xã hội hoặc hưởng phụ cấp một lần theo chế độ nghỉ việc Cán bộ, côngchức cơ sở có đủ điều kiện được thi tuyển vào ngạch công chức ở cấp trên

1.2.3 Vai trò của cán bộ, công chức cấp xã

Đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở có vị trí, vai trò quyết địnhtrong việc triển khai tổ chức thực hiện thắng lợi các chủ trương đường lối của

Trang 15

Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tại cơ sở Cán bộ, công chức chínhquyền cơ sở không những cần nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách củacác tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể cấp trên để tuyên truyền, phổ biến, dẫndắt, tổ chức cho quần chúng thực hiện, mà còn phải am hiểu sâu sắc đặc điểm,tình hình kinh tế xã hội, những yếu tố văn hóa của địa phương để đề ra nhữngnhiệm vụ, biện pháp cụ thể hóa đường lối, chủ trương chính sách ấy cho phù hợpvới điều kiện đặc thù của địa phương Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Cán bộ lànhững người đem chính sách của Đảng và Chính phủ giải thích cho dân chúnghiểu rõ và thi hành Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng,cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng"

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là những người trực tiếp gần gũi, gắn bóvới nhân dân, sống, làm việc và hàng ngày có mối quan hệ chặt chẽ với dân Họthường xuyên lắng nghe, tham khảo ý kiến của nhân dân Trong quá trình triểnkhai, vận động, dẫn dắt nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách pháp luật của Nhà nước, họ tạo ra cầu nối giữa Đảng, Nhà nước vớinhân dân Thông qua họ mà ý Đảng, lòng dân tạo thành một khối thống nhất,làm cho Đảng, Nhà nước “ăn sâu, bám rễ” trong quần chúng nhân dân, tạo nênquan hệ máu thịt giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân, củng cố niềm tin củanhân dân đối với Đảng và Nhà nước Như vậy, chủ trương đường lối của Đảng,chính sách pháp luật của Nhà nước có đi vào cuộc sống, trở thành hiện thực sinhđộng hay không, tùy thuộc phần lớn vào sự tuyên truyền và tổ chức vận độngnhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Cán bộ, công chức cấp xã có vai trò quyết định trong việc xây dựng, củng

cố tổ chức bộ máy chính quyền cơ sở, phát triển phong trào cách mạng quầnchúng ở cơ sở Họ là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng hệ thống chính trịcấp xã, là trung tâm đoàn kết, tập hợp mọi tiềm năng, nguồn lực của địa phương,động viên mọi tâng lớp nhân dân ra sức thi đua hoàn thành thắng lợi các mụctiêu về kinh tế - xã hội, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của cơ sở

1.2.4 Các tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã.

1.2.4.1 Tiêu chí số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức luôn đi liền với chất lượng.

Trang 16

Để nâng cao chất lượng của cán bộ, công chức, cần phải giải quyết tốtmối quan hệ giữa chất lượng với số lượng cán bộ, công chức Chỉ khi nào haimặt này quan hệ hài hòa, tác động hữu cơ với nhau thì mới tạo nên sức mạnhđồng bộ của cả đội ngũ Trong thực tế chúng ta cần phải chống hai khuynhhướng, khuynh hướng thứ nhất là chạy theo số lượng, ít chú trọng đến chấtlượng dẫn đến cán bộ nhiều về số lượng nhưng hoạt động không hiệu quả.Khuynh hướng thứ hai, cầu toàn về chất lượng nhưng không quan tâm đến sốlượng Khuynh hướng này là một nguyên nhân quan trọng làm cho tuổi đời bìnhquân của cán bộ, công chức ngày càng cao, hẫng hụt về thế hệ

Trong giai đoạn hiện nay thì cần hơn hết là phải coi trọng chất lượng củacán bộ, công chức trên cơ sở bảo đảm số lượng hợp lý

1.2.4.2 Tiêu chí về sức khoẻ.

Sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội Bộ Y tếquy định 3 trạng thái sức khỏe: Loại A: Thể lực tốt, không có bệnh tật; Loại B:Trung bình; Loại C: Yếu, không có khả năng lao động Tiêu chí sức khỏe là cầnthiết đối với tất cả các cán bộ, công chức Tùy thuộc vào những hoạt động đặcthù của từng loại công chức mà có những yêu cầu, tiêu chuẩn riêng về sức khỏe

Vì vậy, việc xây dựng tiêu chí phản ánh về sức khỏe của cán bộ, công chức cầnxuất phát từ yêu cầu cụ thể của các hoạt động có tính đặc thù của từng loại côngchức Yêu cầu về sức khỏe không chỉ là một yêu cầu bắt buộc khi tuyển dụngcông chức mà còn là yêu cầu được duy trì trong suốt quá trình công tác của cán

bộ, công chức

1.2.4.3 Nhóm tiêu chí đánh giá năng lực, trình độ cán bộ, công chức cấp xã

Tiêu chí về trình độ văn hóa: trình độ văn hóa là mức độ học vấn giáo dục

mà công chức đạt được Hiện nay, trình độ văn hóa của cán bộ, công chức cấp

xã nước ta được phân thành 3 cấp với mức độ khác nhau từ thấp đến cao: tiểuhọc, trung học cơ sở, trung học phổ thông

Tiêu chí về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trình độ chuyên môn nghiệp

vụ là trình độ được đào tạo qua các trường lớp có văn bằng chuyên môn phù hợp

Ngày đăng: 12/07/2018, 22:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w