MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài báo cáo thực tập. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu. 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 2 4. Phương pháp nghiên cứu. 2 5.Kết cấu của đề tài báo cáo thực tập. 3 Chương 1.KHÁI QUÁT VỀ ỦY BAN NHÂN HUYỆN TAM NÔNG TỈNH PHÚ THỌ. 4 1.1 Tư cách pháp nhân. 4 1.2 Lịch sử hình thành. 4 1.3 Cơ cấu tổ chức,chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ 5 1.3.1 Cơ cấu tổ chức. 5 1.3.2 Chức năng, nhiêm vụ, quyền hạn. 9 1.4. Tổng quan về phòng Nội vụ huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ. 11 1.4.1 Vị trí, chức năng. 11 1.4.2 Nhiệm vụ, quyền hạn. 11 1.4.3 Cơ cấu biến chế. 13 1.5 .Khái quát về hoạt đông nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. 13 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN TAM NÔNG TỈNH PHÚ THỌ. 17 2.1 Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã. 17 2.1.1 Các khái niệm cơ bản. 17 2.1.2 Đặc điểm, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã. 19 2.1.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã 21 2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức cấp xã. 21 2.2 Thực trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ. 26 2.2.1 Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã theo năng lực, trình độ. 26 2.2.2 Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã theo kỹ năng 28 2.2.3 Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã theo mức độ hoàn thành công việc 30 2.2.4 Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã theo phẩm chất đạo đức 31 2.2.5 Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã theo mức độ nhận thức và khả năng thích ứng với thay đổi của công việc. 31 2.3. Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ 32 2.3.1 Ưu điểm và nguyên nhân. 32 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân. 33 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN TAM NÔNG TỈNH PHÚ THỌ. 39 3.1 Mục tiêu của của UBND huyện Tam Nông về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã. 39 3.1.1 Mục tiêu. 39 3.1.2 Mục tiêu cụ thể. 40 3.1.3 Yêu cầu nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyên Tam Nông tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay. 40 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ. 43 3.2.1 Giải pháp về Hoàn thiện công tác phân tích công việc tại chính quyền cấp xã. 43 3.2.2 Giải pháp về hoàn thiện công tác tuyển dụng cán bộ, công chức 44 3.2.3. Giải pháp về xây dựng và triển khai thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tích cực, chủ động, phù hợp 46 3.2.4. Giải pháp về hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ, công chức cấp xã 47 3.2.5. Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện kế hoạch sử dụng cán bộ, công chức cấp xã khoa học, hợp lý. 49 3.2.6.Giải pháp về đổi mới chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã 50 3.3 Một số khuyến nghị. 52 3.3.1 Đối với các cấp Uỷ Đảng. 52 3.3.2 Đối với UBND các xã. 53 3.3.3 Đối với bản thân người cán bộ, công chức. 53 PHẦN KẾT LUẬN 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 PHỤ LỤC
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
HUYỆN TAM NÔNG TỈNH PHÚ THỌ
Người hướng dẫn : Nguyễn Anh Thắng
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hồng Nhung Ngành đào tạo : Quản trị Nhân lực
Khóa học : 2012 - 2016
Hà Nội, tháng 3 - 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN!
Tên tôi là Nguyễn Thị Hồng Nhung, sinh viên lớp Đại học quản trị nhânlực 12D (k1D)
Tôi xin cam đoan bài báo cáo này quá trình nghiên cứu, tìm hiểu nghiêmtúc của tôi trong thời gian thực tập qua Trong đó tôi có tham khảo một số vănbản như: Luật, Nghị định, thông tư và các văn bản của phòng Nội vụ huyện TamNông tỉnh Phú Thọ Và một số thông tin từ sách báo, trang web… Tôi xin chịuhoàn toàn tránh nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin sử dụng trongbài báo cáo này!
Phú Thọ, năm 2016Người làm:
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Trang 3LỜI CẢM ƠN!
Thực tập là giai đoạn rất quan trọng của sinh viên, đây là giai đoạn giúpsinh viên vận dụng kiến thức được lĩnh hội sau 4 năm học tập tại nhà trường để
áp dụng vào thực tế Để sinh viên trau dồi kiến thức thực tế của bản thân
Được sự phối hợp giữa trường Đại học Nội vụ Hà Nội và Ủy ban nhândân huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ Tôi đã được tiếp nhận thực tập tại Vănphòng UBND huyện Trong thời gian qua tôi đã nhận được sự giúp đỡ, quan tâmcủa các thầy cô trong Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực trường Đại học Nội vụ
Hà Nội và sự hưỡng dẫn nhiệt tình của các cán bộ, công chức trong văn phòng
và phòng Nội vụ - UBND huyện Tam Nông Đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôicho tôi hoàn thành quá trình thực tập này Và truyền đạt cho tôi những kiến thức
Trang 5MỤC LỤC
1 Lý do chọn đề tài báo cáo thực tập 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5.Kết cấu của đề tài báo cáo thực tập 3
Chương 1.KHÁI QUÁT VỀ ỦY BAN NHÂN HUYỆN TAM NÔNG 4
TỈNH PHÚ THỌ 4
1.1 Tư cách pháp nhân 4
1.2 Lịch sử hình thành 4
1.3 Cơ cấu tổ chức,chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ 5
1.3.1 Cơ cấu tổ chức 5
1.3.2 Chức năng, nhiêm vụ, quyền hạn 9
1.4 Tổng quan về phòng Nội vụ huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ 11
1.4.1 Vị trí, chức năng 11
1.4.2 Nhiệm vụ, quyền hạn 11
1.4.3 Cơ cấu biến chế 13
1.5 Khái quát về hoạt đông nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ 13
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN TAM NÔNG 17
TỈNH PHÚ THỌ 17
2.1 Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã 17
2.1.1 Các khái niệm cơ bản 17
2.1.2 Đặc điểm, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã 19
2.1.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã 21
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức cấp xã 21
2.2 Thực trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ 26 2.2.1 Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã theo năng lực, trình độ 26
2.2.2 Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã theo kỹ năng 28
2.2.3 Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã theo mức độ hoàn thành công việc 30
Trang 62.2.4 Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã theo phẩm chất đạo đức 31
2.2.5 Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã theo mức độ nhận thức và khả năng thích ứng với thay đổi của công việc 31
2.3 Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ 32
2.3.1 Ưu điểm và nguyên nhân 32
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 33
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO 39
CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN TAM NÔNG 39
TỈNH PHÚ THỌ 39
3.1 Mục tiêu của của UBND huyện Tam Nông về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã 39
3.1.1 Mục tiêu 39
3.1.2 Mục tiêu cụ thể 40
3.1.3 Yêu cầu nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyên Tam Nông tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay 40
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ 43
3.2.1 Giải pháp về Hoàn thiện công tác phân tích công việc tại chính quyền cấp xã 43
3.2.2 Giải pháp về hoàn thiện công tác tuyển dụng cán bộ, công chức 44
3.2.3 Giải pháp về xây dựng và triển khai thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tích cực, chủ động, phù hợp 46
3.2.4 Giải pháp về hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ, công chức cấp xã 47
3.2.5 Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện kế hoạch sử dụng cán bộ, công chức cấp xã khoa học, hợp lý 49
3.2.6.Giải pháp về đổi mới chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã 50
3.3 Một số khuyến nghị 52
3.3.1 Đối với các cấp Uỷ Đảng 52
3.3.2 Đối với UBND các xã 53
3.3.3 Đối với bản thân người cán bộ, công chức 53
PHẦN KẾT LUẬN 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Trang 7PHỤ LỤC 11
Trang 81 Lý do chọn đề tài báo cáo thực tập.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy "Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảngcủa hành chính Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi (9,tr.371 Kế thừa lời dạy của Người tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trungương Đảng khóa IX xác định: "Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổchức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhànước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không thamnhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng,giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở"(6 tr.167-168.) Dovậy nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là giải pháp hữu hiệunhất để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và củng cố chính quyền trong sạch vữngmạnh, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
mở cửa hội nhập hiện nay của nước ta
Thực tế cho thấy, những những xã có chính quyền vững mạnh là do cán
bộ mạnh, những xã có chính quyền yếu kém cũng là do các bộ không yếu kém.Trong những năm gần đây tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Tam Nông nóiriêng chất lượng CB,CC cấp cơ sở đã có những tiến bộ rõ rệt Tuy nhiên vẫn cònnhững hạn chế tồn đọng cần được giải quyết Đây là vấn đề được nhiều người đãnghiên cứu nhưng chưa thực sự hiệu quả đối với thực tế của huyện ngày nay
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, sự quan tâm của người hưỡng dẫn, sự địnhhướng của lãnh đạo UBND huyện Tam Nông tôi đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyệnTam Nông tỉnh Phú Thọ” làm bài báo cáo thực tập
2 Mục tiêu nghiên cứu.
Làm rõ cơ sở lý luận về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã
Đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện TamNông Thấy được những mặt tích cực và hạn chế của CB,CC cấp xã của huyện
Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán
bộ, công chức cấp xã huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ Đưa ra các khuyến nghịvới cấp trên để có những giải pháp tốt nhất với chất lượng CB,CC cấp xã của
Trang 9huyện Tam Nông nói riêng và cấp xã cả nước nói chung.
3 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề tài cần tập chung giải quyết nhữngnhiệm vụ sau:
Một là, nghiên cứu làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của chất lượngCB,CC cấp xã huyện Tam Nông hiện nay
Hai là, đề tài làm rõ hệ thống cơ sở lý luận về khái niệm, vai trò, đặc điểmCB,CC cấp xã và các tiêu chí đánh giá CB,CC cấp xã
Ba là, đề tài nghiên cứu cần khảo sát phân tích thực trạng về vấn đề nângcao chất lượng CB,CC cấp xã tại huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ trên góc độquan điểm chính sách quy trình triển khai
Bốn là, trên cơ sở thực tế tại huyện thì đề tài nghiên cứu các giải pháp,khuyến nghị với ban lãnh đạo, trung ương nhằm nâng cao chất lượng CB,CCcấp cơ sở tại huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ
4 Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện được đề tài trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng cácphương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp duy vật biện chứng
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi trong thời gian từ ngày 16/02/2016đến ngày 26/02/2016 tác giả đã phát ra 79 bảng hỏi về thông tin CB,CC Phươngpháp thống kê – tổng hợp – phân tích: được sử dụng trong việc thu thập các sốliệu về các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã như: cơ cấutuổi, giới tính, trình độ văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị ; thống kê sốlượng phiếu điều tra Sau đó, tác giả tổng hợp lại một cách khoa học, hợp lý vàđầy đủ nhất để phân tích, đánh giá
Phương pháp so sánh đánh giá: tác giả sẽ so sánh (chủ yếu là so sánh về
số liệu thể hiện thực tế chất lượng cán bộ, công chức cấp xã đã đạt được) quacác năm Để thấy rõ nét hơn sự thay đổi, tính hiệu quả đạt được của những chínhsách, chương trình và những nỗ lực mà huyện Tam Nông nói riêng và tỉnh PhúThọ nói chung đạt được trong vấn đề nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp
Trang 10xã của huyện.
Ngoài những phương pháp trên trong nghiên cứu còn sử dụng các phươngpháp khác như quan sát, phỏng vấn…
5.Kết cấu của đề tài báo cáo thực tập.
Ngoài mục lục, bảng chú thích viết tắt, mở đầu, kết luận, danh mục tàiliệu tham khảo, phụ lục Báo cáo thực tập có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1 Khái quát về UBND huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ
Chương 2.Cơ sở lý luận và thực trạng về nâng cao chất lượng cán bộ,công chức xã huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ
Chương 3.Một số giải pháp và khuyến nghị nâng cao chất lượng cán bộ,công chức cấp xã huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ
Trang 11Chương 1.KHÁI QUÁT VỀ ỦY BAN NHÂN HUYỆN TAM NÔNG
TỈNH PHÚ THỌ.
1.1 Tư cách pháp nhân.
Đơn vị: Ủy ban nhân nhan huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ.(ảnh)
Địa chỉ: Thị trấn Hưng Hoá - Tam Nông - Phú Thọ
Số điện thoại: 0210 3879.117
Tam Nông là một huyện thuộc tỉnh Phú Thọ Huyện lỵ là thị trấn HưngHóa Theo Quyết định số 178-CP ngày 5-7-1977 của Hội đồng Chính phủ,huyện Tam Nông sáp nhập với huyện Thanh Thủy thành huyện Tam Thanh.Năm 1999, lại tách ra thành hai huyện như cũ
Huyện Tam Nông cách thành phố Hà Nội 70 km, có vị trí là cửa ngõ phíaTây của Thủ Đô Địa lý Diện tích: Tam Nông có diện tích tự nhiên là 15.596 h
Địa giới hành chính:
Phía đông giáp huyện Lâm Thao, phía đông nam giáp thành phố Hà Nội.Phía tây giáp các huyện Cẩm Khê (tây bắc), Yên Lập (tây), Thanh Sơn (tâynam) Phía nam giáp huyện Thanh Thủy Phía bắc giáp huyện Thanh Ba (tâybắc) và thị xã Phú Thọ Đến cuối năm 2013, huyện Tam Nông có dân số là76.920 người Hành chính gồm 1 thị trấn và 19 xã: Thị trấn: Hưng Hóa Xã:Hùng Đô, Quang Húc, Hiền Quan, Thanh Uyên, Tam Cường, Văn Lương, CổTiết, Hương Nộn, Thọ Văn, Dị Nậu, Dậu Dương, Thượng Nông, Hồng Đà,Phương Thịnh, Tề Lễ, Tứ Mỹ, Xuân Quang, Hương Nha, Vực Trường
1.2 Lịch sử hình thành.
Ngay từ khi mới lập các tỉnh ở Bắc Kỳ (năm 1831), huyện Tam Nông đãtách khỏi tỉnh Sơn Tây để nhập vào tỉnh Hưng Hóa, làm nơi đặt tỉnh lị tỉnh HưngHóa Thị xã Hưng Hóa (thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1895, vốn là thành HưngHóa), đóng tại xã Trúc Khê, huyện Tam Nông (nay là thị trấn Hưng Hóa, huyệnTam Nông, tỉnh Phú Thọ)
Thời kỳ 1903-1968 là huyện thuộc tỉnh Phú Thọ, thời kỳ 1968-1996 thuộctỉnh Vĩnh Phú Từ 6-11-1996 Tam Nông (khi đó vẫn nằm trong huyện TamThanh) lại thuộc tỉnh Phú Thọ Theo Quyết định số 178-CP ngày 5-7-1977 của
Trang 12Hội đồng Chính phủ, huyện Tam Nông sáp nhập với huyện Thanh Thủy thànhhuyện Tam Thanh Năm 1999, lại tách ra thành hai huyện như cũ Kinh tế Vớilợi thế tiếp giáp thủ đô Hà Nội qua cầu Trung Hà huyện Tam Nông là đầu mốigiao thông vận tải quan trọng của tỉnh Phú Thọ, các tuyến đường huyết mạchchạy qua huyện là QL32, QL 32A, QL 32C Tam Nông được xác định là vùngkinh tế trọng điểm về công nghiệp của tỉnh, trên địa bàn huyện hiện đang hìnhthành 2 khu công nghiệp tập trung là khu công nghiệp Trung Hà và khu côngnghiệpTam Nông và cụm công nghiệp Cổ Tiết Cơ cấu kinh tế chuyển dịchmạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, du lịch.
1.3 Cơ cấu tổ chức,chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ
1.3.1 Cơ cấu tổ chức.
a, Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Tam Nông bao gồm:
Lãnh đạo: Gồm một chủ tịch UBND, một phó chủ tịch phụ trách kinh tế,một phó chủ tịch phụ trách văn hóa – xã hội
Các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện Tam Nông gồm 12phòng ban
Các phòng ban chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho chủ tịchUBND Cùng phối hợp với nhau thực hiện chức năng quản lý nhà nước theođúng chuyên môn của mình Và chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND huyện
về chuyên môn của mình
Trang 13và PTNT
Phòng Tài nguyê
n và môi trường
Văn phòng đăng
ký quyền
sư dụng đất
Phòng Nội vụ
Phòng Giáo dục và đào tạo
Phòng Văn hóa và thông tin
Phòng LĐTB
và xã hội
Phòng
Tư pháp
Phòng
Y tế
Thanh tra huyện
Trang 14b,Mối liên hệ giữa các phòng ban.
Các phòng ban có nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước theo chuyên môn,
có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện công việc Giúp việctham mưa cho lãnh đạo UBND huyện
Phòng tài chính – kế hoạch tham mưa giúp UBND cấp huyện thực hiệnchức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực tài chính, kế hoạch, ngân sách, đền
bù giải phóng mặt bằng Phụ trách công tác kế hoạch, đăng ký đầu tư kinhdoanh Tổng hợp, thống nhất về quản lý kinh tế tư nhân, tập thể
Phòng kinh tế - hạ tầng: tham mưa giúp UBND cấp huyện thực hiện chứcnăng xây dựng quy hoạch, kế hoạch, quản lý về lĩnh vực hạ tầng như điện,đường, trường, trạm
Phòng nội vụ: Tham mưa giúp cho UBND thực hiện các hoạt động tổchức biên chế cho các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước, chính quyền địaphương, cải cách hành chính, văn thư lưa trữ, tôn giáo, thi đua khen thưởng.Quản lý cán bộ, công chức, viên chức cấp xã, phường, thị trấn
Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn: Phụ trách xây dựng, kếhoạch, quy hoạch nông nghiệp Phụ trách công việc nông nhiệp và phát triẻnnông thôn Phòng chống thiên tai, lũ lụt Phụ trách công tác thủy sản, lâmnghiệp, chăn nuôi Phát triển kinh tế đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi, vùngđặc biệt khó khăn Gắn kết làng xã, phát triển các nghề truyền thống, kinh tế hộgia đình
Phòng tài nguyên và môi trường: Chịu trách nhiệm về lĩnh vực tài nguyênđất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủyvăn, đo đạc, bản đồ trên địa bàn huyện Và những công việc khác được sự côngcủa chủ tịch UBND huyện
Phòng giáo dục và đào tạo: Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo Bao gồm mục tiêu,chương trình, kế hoạch, nội dung giáo dục đào tạo Các tiêu chuẩn nhà giáo vàcán bộ giáo dục Quản lý về thiết bị giáo dục và cơ sở giáo dục, cơ chế thi cử.Cấp bằng chứng chỉ theo tiêu chuẩn bộ Giáo dục
Trang 15Phòng văn hóa và thông tin: Tham mưu giúp UBND thực hiện chức năngquản lý nhà nước về lĩnh lực văn hóa, giai đình, thể dục thể thao, du lịch, viễnthông và internet, công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin, phát thanh, báo chí,xuất bản.
Phòng lao động thương binh và xã hội: Tham mưu giúp UBND thực hiệnchức năng quản lý nhà nước về xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chủ tài khoản chitrả chế độ chính sách Lao động thương binh và xã hội, chăm sóc sứa khỏe, bảo
vệ trẻ em, bình đẳng giới
Phụ trách công tác Lao động việc làm, dạy nghề, tiền lương, tiền công,bảo hiểm xã hội, xóa đói giảm nghèo, an toàn lao động, phòng chống tệ nam xãhội
Thực hiện công tác kế toán, tiền lương tiền công, Bảo hiểm xã hội, bảohiểm thất nghiệp, thực hiện thông tin, báo cáo
Tham mưu, theo dõi chế độ người có công, bảo trợ xã hội, quản lý nghĩatrang liệt xý, đài tưởng niệm, các công trình ghi công liệt sỹ
Phòng tư pháp: Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra xử
lý các văn quản quy phạm pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật, thi hành phápluật, thi hành án dân sự, chứng thực, hộ tịch, trợ giúp pháp lý, hòa giải giữa các
cơ sở và các công tác tư pháp khác
Phòng y tế: Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lýnhà nước về lĩnh vực xây dựng kế hoạch phát triển y tế, trực tiếp theo dõi côngtác khám , chữa bệnh Phục hồi chức năng, y dược cổ truyền, thuốc phòng bệnh ,chữa bệnh, quản lý, thẩm định các cơ sở hành nghề y theo phân cấp; thanh tra,kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo Thực hiện các nhiệm vụ khác di Chủ tịchUBND huyên phân công
Theo dõi và hướng dẫn UBND cấp xa thực hiện chương trình ý tế cơ sở,dân sô - kế hoạch hóa gia đình, vận động nhân dân giữ gìn Vệ sinh An toàn thựcphẩm, mỹ phẩm
Văn phòng đăng lý quyền sử dụng đất: Tham mưu giúp UBND thực hiện
Trang 16chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai, sổ đỏ, sổ ruộng đất, các vấn đề
về quyền sử dụng đất đai
Thanh tra huyện tham mưu giúp UNBD huyện thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhànước của UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyếtkhiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật
1.3.2 Chức năng, nhiêm vụ, quyền hạn.
Chức năng:
Uỷ ban nhân dân huyện do Hội đồng nhân dân huyện bầu là cơ quan chấphành của Hội đồng nhân dân huyện, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương,chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân huyện và cơ quan nhà nước cấp trên
Uỷ ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, cácvăn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dânhuyện nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội,củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn
Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địaphương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hànhchính nhà nước từ trung ương tới cơ sở
Nhiệm vụ, quyền hạn :
Trong lĩnh vực kinh tế : Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội,tổchức thực hiện và kiểm tra, lập dự toán,quyết toán ngân sách, tổ chức thực hiệnngân sách địa phương Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã, thị trấn
Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và đất đai :Xây dựng các chương trình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp,ngư nghiệp địa phương, chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện các biện pháp chuyểndịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế, quản lý sử dụng đất đai Xây dựng quyhoạch thủy lợi
Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp : Xây dựng quy hoạch,
kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Xâydựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở các xã,
Trang 17thị trấn Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống,sản xuất sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển cơ sở chế biếnnông, lâm, thuỷ sản và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của Uỷ bannhân dân tỉnh.
Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải : Quản lý, khai thác, sử dụngcác công trình giao thông và kết cấu hạ tầng cơ sở, quản lý việc xây dựng, cấpgiấy phép, kiểm tra xây dựng Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vậtliệu xây dựng
Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch : Xây dựng, phát triển,kiểm tra mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch, kiểm tra các quy tắc an toàn và
vệ sinh, việc chất hàng quy định của hoạt động thương mại du lịch trên địa bànhuyện
Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thểthao : Xây dựng, tổ chức, kiểm tra, thực hiện các chương trình, đề án phát triểnvăn hoá, giáo dục, thông tin, thể dục thể thao, y tế, phát thanh, kiểm tra về lĩnhvực giáo dục, các phong trào văn hóa thể thao Bảo vệ và phát huy các di tíchlịch sử và danh lam thắng cảnh Quản lý lĩnh vực y tế, việc làm cho người dân
Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường : Thựchiện ứng dụng tiến bộ khoa học, bảo vệ môi trường, phòng chống bão lũ, thiêntai, đo lường chất lượng sản phẩm trên địa bàn huyện
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội : Tổ chứcphong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và quốc phòngtoàn dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ huyện; quản lý lựclượng dự bị động viên; chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, công táchuấn luyện dân quân tự vệ, đăng ký nghĩa vụ quan sự, nhập ngũ Đảm bảo anninh cho toàn xã hội
Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo : Tuyêntruyền, thực hiện các chương trình kế hoạch giáo dục, phổ biến chính sách, phápluật về dân tộc và tôn giáo;
Trong việc thi hành pháp luật : Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, thực hiện
Trang 18pháp luật, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, bảo vệtính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp phápkhác của công dân, chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn, thi hành
án, kiểm tra thanh tra nhà nước, giải quyết khiếu nại, tố cáo của của công dân
Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính : Tổchức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND theo quy định củapháp luật; Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở địaphương trình Hội đồng nhân dân huyện thông qua để trình cấp trên xem xét,quyết định
1.4 Tổng quan về phòng Nội vụ huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ.
1.4.1 Vị trí, chức năng.
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức năngtham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnhvực: Tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; Cải cáchhành chính; Chính quyền địa phương; Địa giới hành chính; Cán bộ, công chức,viên chức nhà nước; Cán bộ, công chức xã, thị trấn; Hội, tổ chức phi chính phủ;Văn thư, lưu trữ nhà nước, tôn giáo; Thi đua khen thưởng
Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu
sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện, đồng thờichịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ
1.4.2 Nhiệm vụ, quyền hạn.
Phụ trách chung; xây dựng quy hoạch, kế hoạch trực tiếp phụ trách côngtác tổ chức bộ máy, cán bộ, biên chế, tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ,công chức, viên chứ và công tác cải cách hành chính Thực hiện các nhiệm vụkhác do Chủ tịch UBND huyện giao
Phụ trách công tác Xây dựng chính quyền, địa giới hành chính; Trực tiếpthực hiện quy chế dân chủ cơ sở, dân vận chính quyền, thi đua- Khen thưởng.Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng phân công
Phụ trách công tác Tôn giáo; công tác Văn thư- Lưu trữ; Trực tiếp QLNN
Trang 19về tổ chức và hoạt động củ hội và các tổ chức phi Chính phủ, Thanh tra, kiểmtra công tác Nội Vụ theo thẩm quyền Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởngphòng phân công.
Tham mưu QLNN về địa giới hành chính; công tác cải cách hành chínhTham mưu công tác tổ chức bộ máy, biên chế, tuyển dụng sử dụng, điềuđộng bổ nhiệm, đánh giá thực hiện các chế độ chính sách tiền lương, đào tạo,bồi dưỡng đối với CB,CC, thuộc thẩm quyền quản lý
Tham mưu công tác tuyển dụng, sử dụng, điều động , bổ nhiệm lại, đánhgiá thực hiện chế độ chính sách tiền lương, đào tạo bồi dưỡng đối với CB,CCcấp xã và công tác xây dựng chính quyền
Tham mưu công tác Tôn giáo; Công tác Văn thư- Lưu trữ và Thi khen thưởng, thống kê thông tin, báo cáo, ứng dụng khoa học, công nghệ, xâydựng hệ thống thông tin, lưu trữ
Trang 20đua-1.4.3 Cơ cấu biến chế.
Hiện tại phòng Nội vụ huyện Tam Nông có 06 biên chế bao gồm: Mộttrưởng phòng.Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBNDhuyện và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnđược giao và toàn bộ hoạt động của phòng Một phó phòng, phó phòng giúpTrưởng phòng phụ trách theo dõi một số mặt công tác; chịu trách nhiệm trướcTrưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công Khi Trưởngphòng đi vắng, một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hànhcác hoạt động của phòng Một chuyên viên phụ trách mảng cán bộ, công chứccấp xã, một chuyên viên phụ trách viên chức, thi đua khen thưởng, một chuyênviên phụ trách tôn giáo, thi đua khen thưởng, một chuyên viên phụ trách cáchoạt động còn lại
1.5 Khái quát về hoạt đông nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
Trong thời gian qua, UBND huyện Tam Nông đã thực hiện các chỉ đạo
Chuyên viên
Chuyên viên
Trang 21của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Phú Thọ về việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán
bộ, công chức như sau:
- Nghị quyết số 66/2006/NQ-HĐND ngày 17/5/2006 của HĐND tỉnh phêduyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nước của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 -
2010 Trong đó có nội dung đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức: “Củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh với số lượng,
cơ cấu hợp lý, chất lượng chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt, bảo đảmhoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Xây dựng quy hoạch, thực hiện tốt việc luânchuyển, gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức với việc đề bạt, bổnhiệm cán bộ Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực để hội nhập kinh tế khu vực
và quốc tế” [10,4]
- Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 23/11/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủyPhú Thọ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức giai đoạn 2006-2010, Trong đó có nêu lên mục tiêu chung của công tác đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: “Tiếp tục thực hiện công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức theo quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo thực hiện tốt cácquy định về đào tạo bồi dưỡng để nâng cao toàn diện và thực chất trình độ, kiếnthức cho đội ngũ cán bộ, công chức Phấn đấu xây dựng được đội ngũ cán bộ,công chức vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị, có trình độtin học, ngoại ngữ cần thiết, được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, quản
lý kinh tế, công tác đảng, đoàn thể phù hợp với chức trách, nhiệm vụ và vị trícông tác…” [5,4]
- Văn bản số 512/TTg-ĐP ngày 4/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc bổ sung tỉnh Phú Thọ vào Danh sách các tỉnh thuộc phạm vi chỉ đạo trựctiếp của Ban chỉ đạo Tây Bắc để được hưởng đầy đủ các chính sách quy định tạiNghị quyết số 37/NQ- TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị vềphương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng anninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ Ngày 13/7/2007 Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 106/2007/QĐ - TTg về Phê duyệt Đề án “Một số giảipháp tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ hệ
Trang 22thống chính trị cơ sở vùng Tây Bắc giai đoạn 2007-2010” Do vậy, tỉnh PhúThọ nằm trong Đề án của Chính phủ, trong đó đưa ra giải pháp thực hiện Đề án:
“…Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với đối tượng học;đảm bảo kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng và cơ sở vật chất cho công tácđào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở…”[14,2]
- Kế hoạch số 64-KH/TU ngày 13/3/2009 của Tỉnh ủy Phú Thọ về triểnkhai thực hiện kết luận hội nghị Trung ương 9 (khóa X) về tiếp tục đẩy mạnhthực hiện chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020 Trong đó có nội dung đổi mới
tư duy, cách thức tiến hành, từng bước khắc phục có kết quả những khuyết điểm,hạn chế trong các khâu của công tác cán bộ, trong đó đặc biệt chú trọng đến nộidung: “Căn cứ vào các văn bản của trung ương và tình hình thực tế đội ngũ cán
bộ, công chức của tỉnh, Ban Thường vụ tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan chức năngxây dựng mới các tiêu chuẩn chức danh cán bộ và tiêu chí cụ thể đối với từngchức danh, từng đối tượng cán bộ, công chức làm căn cứ xem xét, bố trí, sửdụng cán bộ, công chức…Rà soát để cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, đảmbảo cơ cấu hợp lý giữa các chức danh lãnh đạo, quản lý, các ngạch, bậc côngchức; giữa các độ tuổi, địa bàn công tác…”[15,4]
- Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2011 - 2015 với mục tiêu chung là: “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhằmthực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo cơ cấu công chức hợp
lý, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng độingũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hộinhập kinh tế quốc tế…”[17,4]
Với hệ thống văn bản được ban hành tương đối đầy đủ như nêu trên,huyện Tam Nông đã có những cải cách trong công tác cán bộ, công chức do vậychất lượng cán bộ, công chức ở các cấp, các ngành đã có chuyển biến tích cực,từng bước đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ công tác được giao; công tác bố trí, sửdụng cán bộ, công chức được quan tâm thoả đáng, khắc phục phần nào tìnhtrạng bố trí sử dụng cán bộ không đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo Từngbước chuẩn hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý
Trang 24Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN TAM NÔNG
TỈNH PHÚ THỌ.
2.1 Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã.
2.1.1 Các khái niệm cơ bản.
a, Khái niệm cán bộ cấp xã.
Quan niệm về cán bộ: Từ cán bộ xuất hiện trong đời sống xã hội nước takhoảng mấy chục năm gần đây, được dùng phổ biến trong thời kỳ kháng chiếnchống Pháp Từ đó đến nay thuật ngữ cán bộ được sử dụng trong nhiều lĩnh vựckhác nhau Có nhiều cách hiểu về cán bộ khác nhau có thể kể đến như:
Theo từ điển tiếng Việt: Cán bộ là người làm công tác có nghiệp vụchuyên môn trong cơ quan nhà nước hoặc cán bộ là người làm công tác có chức
vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người thường, không có chức
vụ [7,109]
Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích chodân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáocho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt ra chính sách đúng Vì vậy cán bộ là cáigốc của mọi việc Vì vậy huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng
Luật cán bộ, công chức có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2010, quyđịnh “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trungương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh(sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sáchnhà nước”
- Khái niệm về cán bộ cấp xã:
‘‘Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ cấp xã), làcông dân Việt Nam, được bầu giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hộiđồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu
tổ chức chính trị - xã hội ’’ [13,2]
Trang 25b, Khái niệm công chức cấp xã.
Khái niệm về công chức: khái niệm công chức gắn liền với sự ra đời côngchức ở các nước tư bản phương Tây
Công chức được hiểu là những công dân được tuyển dụng và bổ nhiệmgiữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của Nhà nước ở trung ươnghay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước, đã được xếp vào một ngạch vàhưởng lương từ ngân sách nhà nước Tô Tử Hạ, Trần Thế Nhuận, Nguyễn Minh
Giang, Thang Văn Phúc (1993), Chế độ công chức và luật công chức của các
nước trên thế giới [, tr 9]
Từ điển Tiếng Việt: Công chức là người được tuyển dụng và bổ nhiệmgiữ một công vụ thường xuyên trong cơ quan nhà nước, hưởng lương do ngânsách nhà nước cấp [7, 207]
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vịthuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà khôngphải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý củađơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biênchế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máylãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹlương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật [13,2]
Khái niệm công chức cấp xã:
Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Công chức cấp xã là côngdân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụthuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhànước”
c, Khái niệm chất lượng cán bộ, công chức cấp xã.
Theo tác giả, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là một hệ thống những
Trang 26phẩm chất, giá trị được kết cấu như một chỉnh thể toàn diện được thể hiện quaphẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, khả năng hoàn thànhnhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức và cơ cấu, số lượng, độ tuổi, thành phần,tình trạng sức khỏe… của cả đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
Để nâng cao chất lượng của cán bộ, công chức, cần phải giải quyết tốtmối quan hệ giữa chất lượng với số lượng cán bộ, công chức Chỉ khi nào haimặt này quan hệ hài hòa, tác động hữu cơ với nhau thì mới tạo nên sức mạnhđồng bộ của cả đội ngũ Trong thực tế chúng ta cần phải chống hai khuynhhướng, khuynh hướng thứ nhất là chạy theo số lượng, ít chú trọng đến chấtlượng dẫn đến cán bộ nhiều về số lượng nhưng hoạt động không hiệu quả.Khuynh hướng thứ hai, cầu toàn về chất lượng nhưng không quan tâm đến sốlượng Khuynh hướng này là một nguyên nhân quan trọng làm cho tuổi đời bìnhquân của cán bộ, công chức ngày càng cao, hẫng hụt về thế hệ
Trong giai đoạn hiện nay thì cần hơn hết là phải coi trọng chất lượng củacán bộ, công chức trên cơ sở bảo đảm số lượng hợp lý
2.1.2 Đặc điểm, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã.
a, Đặc điểm:
Cán bộ, công chức cấp xã là những người gần dân, sát dân, biết dân, trựctiếp triển khai đường lối của Đảng, chính sách pháp lụât của Nhà nước vào dân,gắn bó với nhân dân
Cán bộ, công chức cấp xã có tính ổn định thấp so với cán bộ, công chứcnhà nước cấp trên
Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có tính chuyên môn hoá thấp, kiêmnhiệm nhiều
Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người đại diện cho quần chúngnhân dân lao động ở cơ sở Vì vậy cán bộ, công chức luôn bám sát dân, gần dân,lắng nghe ý kiện nguyện vọng của nhân dân từ đó có những cách thức tiến hànhcông việc phù hợp và đảm bảo cho lợi ích chính đáng của nhân dân
Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người trực tiếp giải quyết tất cả cácyêu cầu, quyền lợi chính đáng từ nhân dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với
Trang 27nhân dân
Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là những người xuất phát từ cơ sở(người của địa phương), họ vừa trực triếp tham gia lao động sản xuất, vừa làngười đại diện cho nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước, giải quyếtcác công việc của nhà nước Do đó xét ở khía cạnh nào đó cán bộ, công chứccấp xã bị chi phối, ảnh hưởng rất nhiều bởi những phong tục tập quán làng quê,những nét văn hóa bản sắc riêng đặc thù của địa phương, của dòng họ
Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã do dân bầu ra (có nơi chiếm 60%)chính vì vậy số lượng thường xuyên bị biến động do hết nhiệm kỳ nhân dân lạibầu những đại diện mới
Cán bộ, công chức cấp xã cả nước hiện nay rất đông (gần bằng số lượngcán bộ, công chức hành chính của trung ương và 63 tỉnh thành cộng lại) Tuynhiên về chất lượng lại rất yếu, độ tuổi tương đối già, chính vì vậy nó là nhữngnguyên nhân dẫn đến hiệu quả giải quyết công việc không cao Một đặc trưngnữa hiện nay, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chủchốt chính quyền cơ sở chưa đồng đều, mặt bằng chung còn thấp, chưa đáp ứngđược yêu cầu quản lý nhà nước ở chính quyền cơ sở
b, Vai trò:
Đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở có vị trí, vai trò quyết địnhtrong việc triển khai tổ chức thực hiện thắng lợi các chủ trương đường lối củaĐảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tại cơ sở Cán bộ, công chức chínhquyền cơ sở không những cần nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách củacác tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể cấp trên để tuyên truyền, phổ biến, dẫndắt, tổ chức cho quần chúng thực hiện, mà còn phải am hiểu sâu sắc đặc điểm,tình hình kinh tế xã hội, những yếu tố văn hóa của địa phương để đề ra nhữngnhiệm vụ, biện pháp cụ thể hóa đường lối, chủ trương chính sách ấy cho phùhợp với điều kiện đặc thù của địa phương Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Cán
bộ là những người đem chính sách của Đảng và Chính phủ giải thích cho dânchúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo choĐảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng" [8,269-520]
Trang 28Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là những người trực tiếp gần gũi, gắn
bó với nhân dân, sống, làm việc và hàng ngày có mối quan hệ chặt chẽ với dân
Họ thường xuyên lắng nghe, tham khảo ý kiến của nhân dân Trong quá trìnhtriển khai, vận động, dẫn dắt nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, họ tạo ra cầu nối giữa Đảng, Nhànước với nhân dân Thông qua họ mà ý Đảng, lòng dân tạo thành một khốithống nhất, làm cho Đảng, Nhà nước “ăn sâu, bám rễ” trong quần chúng nhândân, tạo nên quan hệ máu thịt giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân, củng cốniềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước Như vậy, chủ trương đườnglối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có đi vào cuộc sống, trở thànhhiện thực sinh động hay không, tùy thuộc phần lớn vào sự tuyên truyền và tổchức vận động nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Cán bộ, công chức cấp xã có vai trò quyết định trong việc xây dựng, củng
cố tổ chức bộ máy chính quyền cơ sở, phát triển phong trào cách mạng quầnchúng ở cơ sở Họ là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng hệ thống chính trịcấp xã, là trung tâm đoàn kết, tập hợp mọi tiềm năng, nguồn lực của địa phương,động viên mọi tâng lớp nhân dân ra sức thi đua hoàn thành thắng lợi các mụctiêu về kinh tế - xã hội, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của cơ sở
2.1.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã
Nhóm tiêu chí đánh giá năng lực, trình độ cán bộ, công chức cấp xã
Nhóm tiêu chí đánh giá khả năng nhận thức và thích ứng với sự thay đổitrong công việc
Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện công việc của đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã
Tiêu chí về phẩm chất đạo đức công vụ
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức cấp xã.
a, Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
Phần đông cán bộ, công chức cấp xã có trình độ học vấn thấp Một số cán
bộ là người dân tộc, vùng sâu, vùng xa còn ở tình trạng mù chữ Một số khôngnhỏ cán bộ chính quyền cấp xã không được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức
Trang 29cơ bản về quản lý nhà nước, về pháp luật, về hành chính và kỹ năng quản lýhành chính - những kiến thức và kỹ năng phục vụ cho nghiệp vụ chính mà họđang đảm nhận Đối với số cán bộ chủ chốt cấp xã, sau mỗi lần bầu cử tuy cóđược bồi dưỡng, đào tạo nhưng các kiến thức họ thu nhận được không đầy đủ,
hệ thống, vì chủ yếu là chỉ qua các lớp bồi dưỡng ngắn ngày, và cũng chưa đượcquan tâm đúng mức Trong một vài năm trở lại đây, trình độ học vấn của độingũ cán bộ cấp xã đã được nâng lên, nhưng những kiến thức cơ bản trong lĩnhvực nhà nước và quản lý nhà nước, quản lý kinh tế thì rất yếu và thiếu Hơn thếnữa, đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã lại thường biến động qua mỗi cuộc bầu
cử Đây cũng chính là lý do tạo cho người cán bộ chính quyền cấp xã không antâm trong công tác, không có ý chí học tập nâng cao trình độ Điều này có hạnchế rất lớn đến chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã Đây
là một trong những nguyên nhân làm cho đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xãchưa đáp ứng được với yêu cầu của công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước
Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là mộtyêu cầu vừa cơ bản, vừa cấp bách Nếu không đào tạo thì không thể có đội ngũcán bộ công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới, CNH,HĐH đất nước; không thể trẻ hóa được đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã
b, Cơ chế tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức cấp xã
Tuyển dụng cán bộ, công chức là khâu quan trọng ảnh hưởng đến chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Nếu công tác tuyển dụng tốt thì sẽtuyển được những công chức có năng lực, trình độ chuyên môn, khả năng thựchiện công việc tốt Ngược lại nếu công tác tuyển dụng không được chú trọng,nghiêm túc thì sẽ tuyển những công chức không có năng lực, không có tráchnhiệm và không có khả năng thực hiện nhiệm vụ Trong đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã hiện nay không phải ai cũng được tuyển chọn qua thi tuyển mà cónhững người chuyển ngành sau chiến tranh, hoặc được bổ nhiệm, bầu cử và phêchuẩn Do vậy sẽ tồn tại những cán bộ, công chức không đảm bảo đúng tiêuchuẩn về trình độ chuyên môn, trình độ học vấn theo tiêu chuẩn của pháp luậthiện nay, thậm chí tuyển cả những người thiếu phẩm chất đạo đức, thiếu trách
Trang 30nhiệm trong thực thi công vụ.
Bên cạnh đó công tác sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cũng làmột yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứccấp xã Bố trí công tác đúng người, đúng việc là động lực thúc đẩy người laođộng hăng say, nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc, khuyến khích tinh thầnhọc hỏi, tích lũy kinh nghiệm, nhờ đó nâng cao chất lượng người lao động trong
cơ quan Công tác điều động, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm hợp lý tạo môitrường thuận lợi cho cán bộ, công chức xã phát huy được năng lực, sở trườngtrong công việc, từ đó cũng góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ,công chức xã…
Tuy nhiên, việc sử dụng cán bộ, công chức mà không hợp lý dẫn đến tìnhtrạng người lao động chán nản, làm việc theo hình thức “chống đối” thậm chíkhông hoàn thành nhiệm vụ Điều này sẽ làm giảm chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã
c, Công tác phân tích công việc trong hệ thống chính trị cấp xã
Phân tích công việc là quá trình thu thập thông tin và phân tích công việctrong các cơ quan, tổ chức Kết quả của quá trình phân tích công việc là bản mô
tả công việc, bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc và bản tiêu chuẩnthực hiện công việc Đó là cơ sở cho việc tuyển dụng công chức, đánh giá thựchiện công việc của cán bộ, công chức Nếu công tác phân tích công việc đượcchú trọng và thực hiện nghiêm túc sẽ giúp cho chính quyền cấp xã tuyển chọnđúng người, đúng việc, có căn cứ xây dựng tiêu chí đánh giá thực hiện công việccủa cán bộ, công chức Từ đó sẽ đánh giá được chất lượng cán bộ, công chứcthực tế
d, Cơ chế đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã
Đánh giá cán bộ, công chức có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện,tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật, xây dựng kế hoạch đàotạo, bồi dưỡng và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức.Đánh giá cán bộ, công chức cần có sự nhìn nhận toàn diện từ cả phía người đánhgiá và người được đánh giá, phải gắn vào công việc, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể
Trang 31mà cán bộ, công chức hoạt động, phải được thực hiện thường xuyên và lưu trữkết quả đầy đủ, làm tài liệu căn cứ để theo dõi quá trình diễn biến sự phát triểncủa cán bộ, công chức Do vậy đánh giá là hoạt động chính xác nhất đo lườngkhả năng hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức.
Tuy nhiên việc đánh giá cán bộ, công chức hiện nay chưa lấy hiệu quảcông việc làm thước đo chủ yếu; các tiêu chí đánh giá còn nặng về định tính nênkết quả đánh giá còn mang tính tương đối, thiếu khách quan; quá trình đánh giácòn nặng về hình thức, xuê xoa, chiếu lệ, thiếu tính chiến đấu, thiếu tinh thầnxây dựng; vẫn còn tình trạng lãnh đạo các đơn vị bao che, làm thay công chức,thuộc quyền quản lý
e, Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức cấp xã
Kiểm tra, giám sát và quản lý là hoạt động nhằm nắm chắc thông tin, diễnbiến về tư tưởng, hoạt động của cán bộ, công chức giúp cho cấp ủy và thủtrưởng phát hiện vấn đề nảy sinh, kịp thời điều chỉnh và tác động, làm cho cán
bộ, công chức luôn hoạt động đúng hướng, đúng nguyên tắc Qua đó để cóthưởng phạt nghiêm minh, ngăn chặn cái xấu, cái tiêu cực, phát huy những nhân
tố tích cực; đồng thời nắm vững thực trạng của cán bộ, công chức và là cơ sở đểlàm tốt công tác cán bộ từ quy hoạch cho đến đào tạo và sử dụng bố trí cán bộ.Trong tác phẩm “Một việc mà các cơ quan lãnh đạo cần làm ngay” (năm 1948),Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Nếu tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo thì như cóngọn đèn pha, bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm, khuyết điểm, bao nhiêucán bộ chúng ta đều thấy rõ Có thể thấy rằng chín phần mười khuyết điểm trongcông việc của chúng ta đều vì thiếu kiểm tra Nếu tổ chức kiểm tra được chu đáothì công việc của chúng ta nhất định sẽ tiến bộ gấp mười, gấp trăm lần”
Thực tế cho thấy, đối với cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, một sốcán bộ khi mới được đề bạt, bổ nhiệm, mới được bầu cử đều là những người tốt,
có đạo đức, trung thành, tận tụy, liêm khiết, có uy tín đối với đồng bào nhân dânđịa phương song trong quá trình hoạt động vốn dĩ đã hạn chế về trình độ nănglực so với cán bộ các vùng khác nhưng lại thiếu tu dưỡng, rèn luyện học tập,không được quản lý tốt dần dần thoái hóa, biến chất, sa ngã Trong điều kiện có
Trang 32nhiều đầu tư của Nhà nước, của các tổ chức kinh tế vào khu vực này nhưng vìlòng tham, do không có một dây cương cần thiết nên đã biến chất, vi phạm vàolợi ích của Nhà nước và nhân dân Điều đó, có phần thiếu sót của công tác kiểmtra, giám sát và quản lý cán bộ Mặt khác, một số cán bộ, công chức cấp xã hiệnnay còn trẻ, năng lực có, phẩm chất có, tuy nhiên họ lại chưa tận tâm với côngviệc, họ ngại làm, ham chơi nên khi được cấp trên giao nhiệm vụ họ thường lơ
là, không tập trung giải quyết công việc, lại không được giám sát, kiểm tra, đônđốc thường xuyên dẫn đến công việc không hoàn thành hoặc hoàn thành nhưngchất lượng không cao Điều này cũng do một phần thiếu sót trong công tác quản
lý, kiểm tra, giám sát cán bộ
Qua đây cho thấy công tác kiểm tra, giám sát, quản lý và bảo vệ cán bộ cóảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
f, Chủ trương, chính sách của Nhà nước về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Chủ trương, chính sách là công cụ điều tiết cực kỳ quan trọng trong quản
lý xã hội, tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người Chủ trương, chínhsách có thể là động lực thúc đẩy tính tích cực, năng động, sáng tạo, nhiệt tìnhnhưng cũng có thể kìm hãm sự phát triển, làm thui chột tài năng, sáng tạo củacán bộ, công chức cấp xã Vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đội ngũcán bộ, công chức cấp xã
Trong thời gian vừa qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều quyết sách hướng
về cán bộ, công chức cấp xã nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ, côngchức và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức ở cơ sở để có thể đảm đươngđược nhiệm vụ trong thời kỳ mới Tuy nhiên, hệ thống chính sách đối với cán
bộ, công chức cấp xã chung hiện nay vẫn còn một số bất cập
Chế độ tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, công chức chính quyền cấp
xã khu vực miền núi nói riêng, cán bộ, công chức cấp xã trên phạm vi cả nướcnói chung chưa trở thành đòn bẩy kích thích làm việc với sự nhiệt tình hăng say
Hệ thống chính sách, vẫn mang tính chắp vá không đồng bộ Chưa khuyến khíchnhững người công tác ở cơ sở vùng sâu, vùng xa; cơ chế quản lý, việc xây dựng
Trang 33ban hành và tổ chức thực hiện chính sách còn chồng chéo, thiếu nhất quán,không đồng bộ từ quy hoạch đến đào tạo bồi dưỡng, bố trí sử dụng đến cơ chếkiểm tra, giám sát
Tất cả những bất hợp lý về chính sách cán bộ như nêu trên dẫn đến kếtquả nhiều cán bộ, công chức có năng lực thực sự không muốn tham gia vàocông tác địa phương hoặc nếu tham gia có quan điểm nay làm mai nghỉ, hoặccán bộ, công chức đương chức cửa quyền chỉ bố trí người thân cận, người trongdòng họ, người địa phương Có nhiều xã, phường, thị trấn bố trí số lượng cán
bộ, công chức nhiều hơn quy định, nhưng bên cạnh đó có nhiều xã, phường, thịtrấn thì đang thiếu các các chức danh này, dẫn đến cán bộ, công chức thiếu đồng
bộ về cơ cấu, độ tuổi, giới tính và non kém về năng lực, không biết làm Đây làvấn đề cản trở rất lớn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn
2.2 Thực trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ.
2.2.1 Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã theo năng lực, trình độ.
Trong những năm qua huyện Tam Nông đã chú trọng công tác đào tạo,bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và thực hiện một số văn bản doTỉnh Phú Thọ ban hành khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức đihọc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ như: Quyết định số2641/2009/QĐ-UBND ngày 10/9/2009 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc banhành quy định mức hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức đi học; Kế hoạch số971/KH-UBND ngày 17/4/2009 của UBND tỉnh Phú Thọ về đào tạo, bồi dưỡngcán bộ chuyên trách, công chức cấp xã đến năm 2015; Kế hoạch số 4211/KH-UBND ngày 02/12/2010 của UBND tỉnh Phú Thọ về đào tạo bồi dưỡng cán bộ,công chức tỉnh Phú Thọ…
Do đó trình độ của cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Nông tỉnh PhúThọ ngày càng được nâng cao
Về số lượng (xem phụ lục số 1)
Qua số liệu trên cho ta thấy số lượng CB,CC cấp xã của huyện Tam Nông
Trang 34ngày càng đủ về số lượng Số CB,CC có mặt/tổng số biên chế được giao ngàycàng đầy đủ, đảm bảo mọi công việc được thực hiện đầy đủ, không phải kiêmnhiệm nhiều Từ năm 2013 tổng số có mặt đath 98,1%, năm 2014 99,07%, năm
2015 98,6%, năm 2016 đạt 99,53% Tỷ lệ CB,CC nữ ngày càng được nâng lên:Năm 2013 nữ đạt 20,9, năm 2014 lên 24,3, năm 2015 24,7, năm 2016 đạt 24,9
Chất lượng theo năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ (Xem phụ lục
số 2)
Qua số liệu tại phụ lục số 2 cho ta thấy trong giai đoạn 2013 – 2016 trình
độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Nông tỉnh PhúThọ tăng lên đáng kể Trong đó trình độ Đại học qua các năm đã được tăng lên:năm 2013 đạt 20,99% năm 2014 tăng lên 24,53%, năm 2015 lên 28,1% đến năm
2016 đạt 29,3% Trong giai đoạn này trình độ Đại học đã tăng lên 8,31% Theo
đó trình độ Cao đẳng cũng tăng lên 2,26% Trình độ trung cấp và sơ cấp ngàycảng giảm dần, trung cấp giảm 4,5%, sơ cấp giảm 6,05% Đây là kết quả đạtđược từ sự cố gắng của UBND và bàn thân các CB,CC luôn học hỏi để nâng caotrình độ, bắt kịp với quá trình phát triển của đất nước
Chất lượng theo trình độ chính trị (Xem phụ lục số 3)
Trình độ chính trị của CB,CC cấp xã của huyện Tam Nông trong giaiđoạn này cũng được cải thiện đáng kể Trình độ cao cấp lý luận chính trị tăngqua các năm như sau: năm 2013 là 0,70%, năm 2014 là 1,16%, năm 2015 là1,17% đến năm 2016 tăng lên 3,02%, qua bốn năm tăng 2,32% Trung cấp tăng12,61% qua các năm Sơ cấp tăng 2,79% qua các năm Tỷ lệ chưa qua đào tạogiảm đáng kể 17,72%
Chất lượng theo trình độ tin học (Xem phụ lục số 4)
Trình độ tin học của CB,CC cấp xã huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ đã có
sự tiến bộ rõ rệt Trình độ trung cấp trở lên trong giai đoạn 2013 -2016 tăng0,69% Chứng chỉ trong giai đoạn 2013-2015 tăng 2,08% Năm 2015-2016không có sự biến động đáng kể Tỷ lệ chưa qua đào tạo cũng tương tự
Chất lượng theo trình độ ngoại ngữ (xem phụ lục số 5)
Trình độ ngoại ngữ của CB,CC cấp xã của huyện cũng đã tăng đều qua
Trang 35các năm đề phục vụ cho công viêc Cụ thể trình độ trung cấp trở lên tăng 0,23%.Chứng chỉ loại A,B,C tăng 4,82% qua các năm.
Từ thực trạng trên có thể thấy, do tỉnh Phú Thọ nói chung và huyên TamNông nói riêng đã có sự quan tâm sâu sắc đến việc nâng cao trình độ cho độingũ cán bộ, công chức cấp xã nên số lượng cán bộ, công chức cấp xã có trình độ
sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo có xu hướng giảm, đồng thời số cán bộ, công chứccấp xã có trình độ chuyên môn tăng lên, đặc biệt là số cán bộ, công chức có trình
độ đại học Trước đây, do quan niệm của người dân chưa coi trọng vấn đề họctập đào tạo chuyên môn, hơn nữa do điều kiện kinh tế khó khăn nên các gia đìnhchủ yếu cho con theo học các trường trung cấp Vì vậy mà cơ cấu cán bộ, côngchức cấp xã có trình độ chủ yếu là trung cấp Những năm gần đây, chế độ, chínhsách về đào tạo cán bộ, công chức cấp xã ngày càng được hoàn thiện Do đóphần nào đã khuyến khích cán bộ, công chức tham gia đào tạo, nâng cao trình độcho bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn đã được quy định
Ngoài ra, cơ chế tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã ngày càng trở nênchặt chẽ, nghiêm túc nên việc yêu cầu về trình độ chuyên môn được chú trọng
Do vậy, số công chức cấp xã được tuyển dụng thêm có đảm bảo về bằng cấp,trình độ
2.2.2 Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã theo kỹ năng
Bên cạnh những yêu cầu về trình độ chuyên môn, đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã đang đứng trước những khó khăn rất lớn về kỹ năng thi hành công
vụ Thực tế cho thấy không phải cán bộ, công chức nào được đào tạo cũng cókhả năng thực hiện tốt công việc được giao Theo tác giả thì đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã cần có những kỹ năng quan trọng sau: kỹ năng giải quyết vấnđề; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng soạn thảo văn bản; kỹ năng thuyết trình; kỹ nănglàm việc theo nhóm
Để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo tiêu chí về
kỹ năng thực thi công vụ, tác giả đã tiến hành điều tra thông qua phiếu điều trađối với 79 người, trong đó:10 Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã, 69 công chứccấp xã 13 xã thuộc huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ.(Xem phụ lục số 10)
Trang 36Đánh giá về mức độ đáp ứng về kỹ năng của đội ngũ cán bộ, công chứccấp xã huện Tam Nông tỉnh Phú Thọ thông qua kết quả điều tra 79 cán bộ, côngchức cấp xã của huyện ( Xem phụ lục số 6).
Phân tích số liệu thu được tôi có nhận xét: Trong các kỹ năng cần có thìCB,CC cấp xã có kỹ năng soạn thảo văn bản tốt nhất, loại tốt đạt 63,29% Kỹnăng giải quyết vấn đề loại tốt đạt 50,63% Kỹ năng giai tiếp loại tốt đạt53,16% Kỹ năng làm việc nhóm loại tốt đạt 37,97% Kỹ năng thuyết trình loạitốt đạt 44,3%
Trong đó, kỹ năng giải quyết vấn đề của cán bộ, công chức cấp xã cònhạn chế do khả năng đọc, hiểu văn bản, khả năng hiểu pháp luật và áp dụng thựchiện đúng pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong việc thực hiện nhiệm
vụ tại địa phương Vì vậy, việc xử lý vận dụng pháp luật còn lúng túng dẫn đếntình trạng quyết định ban hành nhưng việc thực hiện chưa sâu sát, còn để dâydưa kéo dài, thậm chí tình trạng khiếu kiện đông người đã xảy ra, một số nơi trởthành điểm nóng của tỉnh về quản lý đất đai, về an ninh trật tự nông thôn Nhậnthức trong đội ngũ cán bộ, công chức không đồng đều, thiếu chủ động sáng tạo,việc vận dụng các chủ trương, chính sách của cấp trên vào điều kiện cụ thể củatừng địa phương chưa linh hoạt, nhiều nơi còn sao chép một cách máy móc.Không ít cán bộ, công chức chưa nắm vững các quy định của pháp luật cho nêntrong quá trình quản lý còn lúng túng dẫn đến tình trạng vi phạm trong quản lý,điều hành, giải quyết công việc mang tính chủ quan, tùy tiện theo cảm tính cánhân ; dẫn đến tình trạng buông lỏng hoặc vi phạm trong quản lý trên một sốlĩnh vực như: đất đai, ngân sách, thực hiện các chế độ chính sách xã hội khônggiải quyết kịp thời, gây bức xúc trong nhân dân, tình trạng khiếu nại tố cáo vượtcấp, dẫn đến tình trạng cấp huyện, cấp tỉnh phải giải quyết đơn thư, khiếu nại tốcáo của công dân ở cơ sở
Kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm của công chức xã còn hạnchế là do không được đào tạo cơ bản lại không có điều kiện rèn luyện, phát triểnlại thêm tâm lý ngại va chạm nên việc thuyết trình, làm việc nhóm chưa đượcchú trọng
Trang 37Nguyên nhân của những hạn chế trên là do trình độ và năng lực của một
số cán bộ, công chức cấp xã còn yếu, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, còn bất cập
so với yêu cầu nhiệm vụ Một số cán bộ, công chức không có ý thức chủ độngtham gia đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, chuyên môn Tình trạng thiếusâu sát cơ sở, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm còn diễn ra ở nhiều nơi Một số nộidung quản lý nhà nước chưa được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả giải quyếtcông việc ở một số chính quyền cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, làm giảm
uy tín đối vơi tổ chức, công dân Những lĩnh vực bức xúc chưa được giải quyếtdứt điểm như công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tệ nạn xã hội, gây dư luậnxấu trong nhân dân địa phương
2.2.3 Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã theo mức độ hoàn thành công việc
Tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã là tiêu chí đánh giá về mức độ hoàn thành công việc mà cán bộ,công chức đảm nhận Để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xãtheo tiêu chí này, tác giả đã tham khảo một số báo cáo về công tác thi đua khenthưởng của Ban thi đua khen thưởng huyện; báo cáo đánh giá chất lượng cán bộ,công chức huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ từ năm 2013 đến năm 2015; phiếuđánh giá cán bộ, công chức hàng năm của một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện.Kết quả cho thấy hầu hết cán bộ, công chức cấp xã huyện hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao Số cán bộ, công chức cấp xã hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ được giao chiếm trên 90%, có cơ quan đơn vị đánh giá 100% cán bộ,công chức hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Tuy nhiên, thực tế kết quả điều tra của tác giả về mức độ hoàn thành côngviệc của cán bộ, công chức cấp xã lại có sự khác biệt như sau:
Tác giả thiết kế bảng hỏi về mức độ hoàn thành công việc của đội ngũ cán
bộ, công chức cấp xã thông qua điều tra 79 CB,CC (Xem phụ lục số 10) Kếtquả đạt được như sau: (xem phụ lục số 7)
Qua kết quả điều tra cho thấy khối lượng hoàn thành công việc củaCB,CC cấp xã của huyện loại tốt đạt 63,29% Chất lượng công việc loại tốt đạt
Trang 3862,02% Tinh thần trách nhiệm loại tốt đạt 67,08% Sự phối hợp trong công việcloại tốt đạt 50,63% Sự hài lòng của công dân loại tốt đạt 56,96% Tiến độ sử lýcông việc loại tốt đạt 54,43% Thực trạng trên cho thấy chất lượng CB,CC theomức độ hoàn thành công việc còn nhiều hạn chế Nguyên nhân thực trạng trên là
do một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã chưa thực sự hiểu được chức năng,nhiệm vụ của mình, do trình độ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu của côngviệc, tinh thần trách nhiệm chưa cao
2.2.4 Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã theo phẩm chất đạo đức
Điều tra 79 CB,CC cấp xã của huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ kết quả nhưsau: (Xem phụ lục số 8)
Qua số liệu tác giả điều tra được: Thái độ tiếp công dân loại tốt đạt73,41% Chất hành chủ trương chính sách loại tốt đạt 88,6% Đạo đức lối sốngloại tốt đạt 75.94% Trong những năn qua phẩm chất đạo đức của CB,CC cấp xãhuyện Tam Nông ngày càng được, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất địnhcần được khắc phục, để chất lượng CB,CC ngày càng được nâng cao
2.2.5 Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã theo mức độ nhận thức và khả năng thích ứng với thay đổi của công việc.
Thực tế cho thấy nếu như cán bộ, công chức không nhận thức được sựthay đổi về công việc của mình trong tương lai, không chủ động cập nhật kiếnthức, nâng cao kỹ năng, thay đổi thái độ và hành vi của mình thì không thể đảmnhận được công việc trong tương lai Để đánh giá khả năng sẵn sàng đáp ứng sựthay đổi công việc của mình trong tương lai của cán bộ, công chức cấp xã huyệnTam Nông tỉnh Phú Thọ, căn cứ vào 2 tiêu chí quan trọng được xem xét khiđánh giá là: khả năng thích nghi với những sự thay đổi liên quan đến công việctrong tương lai và những hành vi sẵn sàng đáp ứng sự thay đổi đó, tác giả tiếnhành điều tra, tổng hợp kết quả
Tác giả thiết kế bảng hỏi điều tra 90 CB,CC kết quả như sau: (xem phụlục số 9,số 10) Khả năng thích nghi với những thay đổi của công việc ở mứcbình thường đạt 60%.Khả năng thích nghi với sự thay đổi và mức độ sẵn sàngđáp ứng sự thay đổi của công việc, kết quả hoàn toàn không giống như sụ nhận