Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ

MỤC LỤC

QUÁT VỀ ỦY BAN NHÂN HUYỆN TAM NÔNG TỈNH PHÚ THỌ

    - Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 23/11/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006-2010, Trong đó có nêu lên mục tiêu chung của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: “Tiếp tục thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo thực hiện tốt các quy định về đào tạo bồi dưỡng để nâng cao toàn diện và thực chất trình độ, kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức. Trong đó có nội dung đổi mới tư duy, cách thức tiến hành, từng bước khắc phục có kết quả những khuyết điểm, hạn chế trong các khâu của công tác cán bộ, trong đó đặc biệt chú trọng đến nội dung: “Căn cứ vào các văn bản của trung ương và tình hình thực tế đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh, Ban Thường vụ tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng mới các tiêu chuẩn chức danh cán bộ và tiêu chí cụ thể đối với từng chức danh, từng đối tượng cán bộ, công chức làm căn cứ xem xét, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức…Rà soát để cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các chức danh lãnh đạo, quản lý, các ngạch, bậc công chức; giữa các độ tuổi, địa bàn công tác…”[15,4].

    CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN TAM NÔNG

    Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã

    Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật [13,2]. Cán bộ, công chức chính quyền cơ sở không những cần nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của các tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể cấp trên để tuyên truyền, phổ biến, dẫn dắt, tổ chức cho quần chúng thực hiện, mà còn phải am hiểu sâu sắc đặc điểm, tình hình kinh tế xã hội, những yếu tố văn hóa của địa phương để đề ra những nhiệm vụ, biện pháp cụ thể hóa đường lối, chủ trương chính sách ấy cho phù hợp với điều kiện đặc thự của địa phương.

    Thực trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ

    Từ thực trạng trên có thể thấy, do tỉnh Phú Thọ nói chung và huyên Tam Nông nói riêng đã có sự quan tâm sâu sắc đến việc nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nên số lượng cán bộ, công chức cấp xã có trình độ sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo có xu hướng giảm, đồng thời số cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn tăng lên, đặc biệt là số cán bộ, công chức có trình độ đại học. Không ít cán bộ, công chức chưa nắm vững các quy định của pháp luật cho nên trong quá trình quản lý còn lúng túng dẫn đến tình trạng vi phạm trong quản lý, điều hành, giải quyết công việc mang tính chủ quan, tùy tiện theo cảm tính cá nhân..; dẫn đến tình trạng buông lỏng hoặc vi phạm trong quản lý trên một số lĩnh vực như: đất đai, ngân sách, thực hiện các chế độ chính sách xã hội.

    Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

    Thứ tư, trình độ lý luận, sự hiểu biết về các lĩnh vực khoa học khác còn thấp so với yêu cầu đổi mới, nhất là về tư duy kinh tế, về kiến thức pháp luật còn yếu và thiếu, thể hiện trong việc xác định phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương còn tỏ ra lúng túng, trong phong cách làm ăn chưa mạnh dạn, thường chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt, chưa có đầu óc suy đoán và tư duy chiến lược ở tương lai. Tuy nhiên, để củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở, tiến tới xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ mạnh, có số lượng, cơ cấu hợp lý, chất lượng chuyên môn cao, có năng lực quản lý, phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, cần phải tiếp tục nghiên cứu để đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN TAM NÔNG

    Mục tiêu của của UBND huyện Tam Nông về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã

    Trong xu thế toàn cầu hoá và công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, xã hội ngày càng phát triển, xây dựng nông thôn mới, yêu cầu cải cách hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp cơ sở, với tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại không ít cán bộ, công chức cấp xã tỏ ra lúng túng khi tiếp xúc với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại, tiên tiến; trình độ dân trí của nhân dân ngày một nâng cao, tính chất công việc tại chính quyền cơ sở ngày càng phức tạp, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện cần phải khoa học hơn, vì vậy nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyên Tam Nông tỉnh Phú Thọ là điều tất yếu để theo kịp với đà tiến bộ đó. Đa số cán bộ cấp xã của tỉnh chưa có khả năng tư duy, khả năng dự báo các vấn đề kinh tế - xã hội, năng lực giải quyết khiếu nại tố cáo, xây dựng chương trình kế hoạch, thiếu khả năng nghiên cứu, tổng hợp tình hình, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn; tinh thần hợp tác, phối hợp công việc còn nhiều hạn chế, nên hiệu quả công tác quản lý không cao.

    Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ

    Mở các lớp đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng hoàn thành nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng mà đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tỉnh còn hạn chế như kỹ năng giao tiếp, giải quyết công việc, hiểu và áp dụng thực hiện đúng pháp luật, dự báo các vấn đề kinh tế - xã hội, giải quyết khiếu nại, tố cáo… Trên cơ sở rà soát, đánh giá thực trạng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở để xây dựng các chương trình đào đào, bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tế, để giúp học viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thấy thực sự có ích cho công việc quản lý, điều hành và thực thi công vụ tại địa phương. Ngoài thu nhập về tiền lương cần hỗ trợ thêm cho cán bộ, công chức cấp xã một khoản tiền bằng việc trích từ các hoạt động kinh tế công, các khoản tiết kiệm chi phí thường xuyên theo cơ chế khoán thu, chi ngân sách và tự chủ tài chính ở cơ sở ( Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính Phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước).

    Một số khuyến nghị

    Đa số cán bộ, công chức cấp xã của huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ có trình độ cập chuẩn theo Quyết định số 04/QĐ- BNV của Bộ Nội vụ, tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng chất lượng của đội ngũ này còn thấp chưa tương xứng với vị trí, vai trò và nhiệm vụ được giao, khả năng linh hoạt trong giải quyết công việc còn nhiều hạn chế, đặc biệt là một số kỹ năng còn hạn chế như: năng lực hiểu và áp dụng thực hiện đúng pháp luật, năng lực dự báo các vấn đề kinh tế - xã hội, năng lực giải quyết khiếu nại, tố cáo…. Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động quản lý ở chính quyền cơ sở ngày càng phức tạp, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ phải là những người giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực quản lý, có tư cách đạo đức tốt, tận tâm tận lực trong công việc, đủ năng lực để thực thi các nhiệm vụ trên mọi lĩnh vực ở địa phương, đồng thời phụng sự nhà nước và phục vụ nhân dân một cách tốt nhất.