- Các công trình nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ vai trò, vị trí, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ cơ sở gồm: Luận cứ khoa học về một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo Phường hiện
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ THANH MINH
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ Ở THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trang 2đã dành cho chúng tôi nhiều chỉ dẫn khoa học quý báu.
Tôi cũng xin chân thành biết ơn: Ban Thường vụ Thị ủy- UBND Thị xãCửa Lò, trường trung học phổ thông Thị xã Cửa Lò; bạn bè, đồng nghiệp đãnhiệt tình hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và động viên khích lệ tôi trong suốt quátrình thực hiện luận văn
Nghệ An, tháng 10 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Minh
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
A MỞ ĐẦU 5
B NỘI DUNG 10
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ 10
1.1 Một số khái niệm 10
1.2 Vai trò của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở trong giai đoạn hiện nay 16
Kết luận chương 1 28
Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ Ở THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN 30
2.1 Tình hình kinh tế- xã hội Thị xã Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An 30
2.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An 34 Kết luận chương 2 48
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ Ở THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 50
3.1 Phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở ở Thị xã Cửa Lò trong giai đoạn hiện nay 50
3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở ở Thị xã Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An, trong giai đoạn hiện nay 56
Kết luận chương 3 76
C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
E PHỤ LỤC 85
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ĐTNCSHCM Đoàn thành niên Cộng sản Hồ Chí Minh
HLHPNVN Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Trang 5A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ có vị trí đặc biệt quan trọng Cán bộ
là gốc của cách mạng Sự thành bại của cách mạng đều do cán bộ mà ra Cán bộ
là lực lượng ưu tú trong nhân dân, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng Nhận thứcđược điều đó, trong suốt quá trình cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng taluôn quan tâm, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, xây dựng đội ngũ vừa
“hồng”, vừa “chuyên”, đáp ứng mục tiêu xây dựng đất nước dân giàu, nướcmạnh, công bằng, dân chủ, văn minh
Bối cảnh hiện nay, công tác cán bộ càng có vị trí quan trọng hơn bao giờhết Nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới hết sức nặng nề, khó khăn, phức tạp,đòi hỏi mỗi cán bộ phải có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực, tầmnhìn… phù hợp với yêu cầu của thực tiễn Cho nên, nhiệm vụ của hệ thống chínhtrị là phải nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, trong đó nhấn mạnh vai trò, vịtrí của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3, BCHTW (KhóaVIII) nêu rõ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp từ trung ương đến
cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu, có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chínhtrị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, đủ về số lượng, đồng bộ
về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộnhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ vững độclập tự chủ, đi lên chủ nghĩa xã hội” [10; 35] Cán bộ cơ sở là cầu nối giữa Đảngvới nhân dân, là nhân tố quyết định để đưa các Nghị quyết của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống để thúc đẩy kinh tế - xã hội pháttriển
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân đang tập trung thực hiện chủ trương xâydựng nông thôn mới nhằm công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn và nâng caođời sống nông dân Đây là nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải có đội
Trang 6ngũ cán bộ thấu hiểu lòng dân, tường tận nông thôn, tâm huyết và trách nhiệmnhằm đưa nông thôn Việt Nam vững bước trên con đường công nhiệp hóa, hiệnđại hóa và hội nhập quốc tế.
Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác cán bộ, trong những nămqua, Thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An đã có nhiều giải pháp đào tạo, bồi dưỡng độingũ cán bộ xã, phường, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn.Bằng nhiều cách làm khác nhau, Thị xã đã từng bước xây dựng được đội ngũ cán
bộ cho từng thôn, xóm, phường có đủ phẩm chất, năng lực, đưa Thị xã phát triểnnhanh chóng Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộbọc lộ những khó khăn, bất cập Một bộ phận không nhỏ cán bộ phường của Thị
xã không đủ năng lực, phẩm chất, làm việc chủ yếu bằng thói quen, kinh nghiệm
Do vậy, công tác quản lý hiệu quả không cao Để góp phần vào sự nghiệp xâydựng và phát triển Thị xã cũng như từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ Thị xã ngày vững mạnh, tôi chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ cấp cơ sở ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay” làm đề
tài luận văn tốt nghiệp cao học Thạc sĩ
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác cán bộ, nhất là cán bộ cấp
cơ sở đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau
- Các công trình nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ vai trò, vị trí, nhiệm vụ
của đội ngũ cán bộ cơ sở gồm: Luận cứ khoa học về một số giải pháp xây dựng
đội ngũ cán bộ lãnh đạo Phường hiện nay của Nguyễn Duy Hùng (2007); Cao
Khoa Bảng (2008): Xây dựng cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị
cấp tỉnh, Thành phố; Trần Huy Thanh (2010), Các giải pháp tâm lý nâng cao tính tích cực lao động của cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước hiện nay.
Các đề tài nghiên cứu đã tập trung phân tích để làm rõ vị trí, vai trò của cán bộ
cơ sở và đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ
cơ sở ngang tầm nhiệm vụ Trong đó, phải đặc biệt lưu ý đến việc bồi dưỡng
Trang 7trình độ lý luận chính trị, rèn luyện kỹ năng tổ chức các hoạt động thực tiễn,năng lực chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và xây dựng khối đoàn kết ở chi bộ,thôn, xóm Đồng thời cũng nêu ra những khó khăn, hạn chế còn bất cập trongcông tác tổ chức và bồi dưỡng cán bộ, nguyên nhân của những hạn chế và cáchkhắc phục.
- Tiếp cận dưới góc độ xây dựng tiêu chuẩn, yêu cầu của cán bộ cơ sởtrong giai đoạn cách mạng hiện nay, đã có các công trình của các tác giả: TS
Phan Văn Tích (Chủ biên), (2002), Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh
đạo chủ chốt cấp cơ sở (xã, xã, thị trấn); Bùi Đình Phong (2003), "Tư tưởng Hồ
Chí Minh về vai trò của đạo đức cách mạng và sự thống nhất giữa đức và tài",
Tạp chí Lý luận chính trị, (số), 1/2003; Trần Văn Phòng (2003), "Tiêu chuẩn
đạo đức của người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay", đăng trên Tạp chí Lý
luận chính trị, (số) 5/2003 Các tiêu chuẩn mà các công trình nêu ra là một
bước cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nông thôn Trong đó, xác định tiêuchuẩn về phẩm chất chính trị là nền tảng, năng lực chuyên môn là trọng tâm,năng lực quản lý thực tiễn là then chốt Các cấp ủy Đảng cơ sở cần cụ thể hóacác tiêu chuẩn cho phù hợp với điều kiện cụ thể
Ở góc độ khác, chúng tôi thấy gần đây có nhiều anh chị học viên cao học
đã nghiên cứu và bảo vệ thành công luận văn về mảng đề tài này như: Trần Duy
Hưng (2002), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp
huyện ở tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Lịch sử; Bùi
Khắc Hằng (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ với việc nâng cao
năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Thanh Hóa hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị; Phan Thị Thúy Vân (2005): Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở thành phố Cần Thơ hiện nay - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị Ngoài ra, còn nhiều bài báo của
nhiều nhà nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí khoa học về vấn đề cán bộ vànâng cao năng lực cán bộ trong hệ thống chính trị
Trang 8Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập toàndiện, sâu sắc vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở ở Thị xã Cửa Lòmột cách hệ thống dưới góc độ Chính trị học Do đó, tác giả chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay” đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và
phát triển Thị xã trong điều kiện hiện nay
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở Thị xã Cửa Lò,tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích cơ sở lý luận về công tác cán bộ và cán bộ cấp cơ sở
- Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở Thị xã Cửa Lò,tỉnh Nghệ An hiện nay
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cán bộ cấp
cơ sở ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở Thị xãCửa Lò, tỉnh Nghệ An hiện nay
Trang 95.2 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã sử dụng các phương pháp: Thống kê, điều tra xã hội học, phântích, tổng hợp, so sánh, lịch sử và logic
6 Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác cán bộ và nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ cơ sở
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở ở Thị xãCửa Lò, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cấp
ủy phường của Thị xã Cửa Lò, cấp ủy chính quyền tỉnh Nghệ An và các tổ chứcĐảng có hoàn cảnh tương tự
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấutrong ba chương, 6 tiết
Trang 10B NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Cán bộ và đội ngũ cán bộ cấp cơ sở
Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt do GS Hoàng Phê (Chủ biên) thì:
"1 Cán bộ là người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhànước 2 Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân
biệt với người thường, không có chức vụ" [37; 109] Luật Cán bộ, công chức
viết: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trungương (sau đây gọi là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh(sau đây gọi là cấp huyện), và ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã)trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước…” [43; 25]
Như vậy, khi đề cập đến khái niệm cán bộ, ta có thể hiểu theo hai cáchsau:
Thứ nhất là, cán bộ bao gồm những người trong biên chế nhà nước, làm
việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị, xã hội, các doanhnghiệp nhà nước và trong lực lượng vũ trang (kể cả quân đội và công an) từTrung ương đến cơ sở
Thứ hai là, cán bộ là những người được bầu cử và giữ chức vụ trong một
cơ quan công quyền hay tổ chức chính trị- xã hội để phân biệt với những chuyênviên công chức, người có trình độ chuyên môn nhưng không giữ chức vụ quản lý
Từ những cách hiểu về cán bộ nêu trên cho thấy, người cán bộ có các đặctrưng cơ bản như sau:
Trang 11- Cán bộ thay mặt cho các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chínhtrị, xã hội, giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo trong hệ thống chính trị đại diện về
tư cách pháp nhân của các cơ quan, tổ chức
- Cán bộ phải thông qua tuyển chọn hay phân công công tác sau khi hoànthành chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyênnghiệp, dạy nghề; cán bộ được bổ nhiệm, đề bạt hoặc bầu cử
- Cán bộ được hưởng lương từ ngân sách và các chính sách đãi ngộ căn
cứ vào nội dung, chất lượng hoạt động và thời gian công tác của họ
Như vậy, hiểu theo nghĩa chung nhất, cán bộ là người lãnh đạo, quản lýhưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc từ các nguồn khác Họ được hìnhthành từ bầu cử, tuyển dụng hoặc phân công công tác sau khi tốt nghiệp ratrường Tuy nhiên đội ngũ cán bộ cấp cơ sở trong các phường, xã, thị trấn phầnlớn do bầu cử, có một số chức danh do bổ nhiệm hoặc đề bạt nhưng khôngnhiều
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa về cán bộ hết sức khái quát,giản dị và dễ hiểu Theo Người: "Cán bộ là người đem chính sách của Đảng,Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hìnhdân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng"[25; 193]
Khái niệm đội ngũ, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng cốt lõi vẫn
là một tập hợp người, có thể từ những ngành nghề, thành phần khác nhau được
tổ chức và tập hợp thành một lực lượng, để thực hiện một hay nhiều chức năng
và có cùng một mục đích chung, như đội ngũ trí thức, đội ngũ y - bác sĩ, đội ngũ
báo cáo viên, đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ - công chức v.v…Vì vậy, Từ
điển Triết học đã đưa cách hiểu về khái niệm này rất chính xác: “Đội ngũ được
hiểu: Một là, khối đông người tập hợp và tổ chức thành lực lượng chiến đấu Các đơn vị đã chỉnh tề đội ngũ; Hai là, tập hợp gồm một số đông người cùng
-chức năng hoặc nghề nghiệp thành một lực lượng Chẳng hạn như đội ngũnhững người viết văn, đội ngũ nhà giáo, đội ngũ cán bộ.v.v…” [34; 339]
Trang 12Cơ cấu tổ chức của hệ thống chính trị nước ta được chia làm 4 cấp: cấpTrung ương, cấp tỉnh; cấp huyện và cấp cơ sở Cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)gọi chung là cấp xã, là cấp cuối cùng trong sự phân cấp quản lý hành chính Cấp
cơ sở là nơi hàng ngày tiếp cận với nhân dân, là địa bàn cư trú, sinh sống củadân gắn bó chặt chẽ trong quan hệ kinh tế, dòng tộc và văn hoá Cấp cơ sở cómột vị trí rất quan trọng, là nơi giải quyết các mối quan hệ giữa Nhà nước vớinhân dân, là địa bàn tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước, là nơi trực tiếp sản xuất vật chất, tạo nên nền tảng vậtchất cơ bản của xã hội, là nơi có thể tổ chức, huy động, phát huy cao độ nội lựcquần chúng nhân dân Hiện nay cấp cơ sở ở nước ta chủ yếu là địa bàn nôngthôn với nhân vật chủ yếu là người nông dân làm nông nghiệp nên có tiềm năngrất lớn về lao động, đất đai, ngành nghề, sản xuất ra lương thực, thực phẩm, củacái vật chất dồi dào cho xã hội
Trong quá trình xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọngviệc xây dựng hệ thống chính trị cấp cơ sở, đã ra nhiều nghị quyết về củng cố,kiện toàn, phát triển toàn diện cấp cơ sở Nghị quyết Hội nghị BCHTW các kỳ
4, 5, 6 khoá X cũng nhấn mạnh đến công tác cán bộ, đặc biệt là Nghị quyết Hộinghị BCHTW lần thứ 6 khoá X “Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấucủa tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên” Gần đây nhất
là Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI nhấn mạnh: “… MTTQ và cácđoàn thể nhân dân tiếp tục tăng cường tổ chức, đổi mới nội dung, phương thựchoạt động, khắc phục tình trạng hành chính hóa, phát huy vai trò nòng cốt tậphợp, đoàn kết nhân dân, xây dựng cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân;thực hiện dân chủ giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhànước trong sạch, vững mạnh; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, vận độngcác tầng lớp nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,quốc phòng- an ninh, đối ngoại” [15; 51]
Trang 13Với cách tiếp cận nêu trên thì đội ngũ cán bộ cấp cơ sở hiện nay bao gồmcác chức danh: Bí thư Đảng uỷ, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND, Phó Chủtịch HĐND, Chủ tịch UBND, các Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Uỷ banMTTQ, Bí thư Đoàn TNCSHCM, Chủ tịch Hội LHPN, Chủ tịch Hội Nông dân,Chủ tịch Hội CCB, Trưởng Công an, Chỉ huy Trưởng Quân sự.
1.1.2 Vị trí của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở trong hệ thống chính trị
1.1.2.1 Đội ngũ cán bộ cơ sở là những người giữ chức vụ quan trọng, là
lực lượng nòng cốt trong hệ thống chính trị
Đội ngũ cán bộ cơ sở là những người giữ cương vị chính, phụ trách trongmột tổ chức, một tập thể, có ảnh hưởng chính, quyết định và chi phối việc chấphành, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địaphương đã đề ra, là những người “đứng mũi chịu sào”, chịu trách nhiệm chínhtrước Đảng trước nhân dân
Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở là bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộcủa hệ thống chính trị ở nước ta: Cán bộ cấp cơ sở là đại diện cho nhân dântrong lãnh đạo, quản lý Nhà nước ở địa phương đồng thời là người trực tiếp lãnhđạo, cụ thể hoá, tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước và biến nghị quyết, chủ trương, đường lối, pháp luật đóthành hành động cách mạng của quần chúng nhân dân, cũng như tiến hành cácchương trình kinh tế xã hội ở địa phương Chính họ tạo nên những thành tựu,đúc rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị góp phần quan trọng vào sự pháttriển kinh tế, xã hội của dất nước.Cán bộ cơ sở là những người giữ chức vụ quantrọng, là lực lượng nòng cốt trong tổ chức thuộc hệ thống chính trị ở cơ sở, lànhững người giữ cương vị chính, phụ trách trong một tổ chức, một tập thể, cóảnh hưởng chính, quyết định và chi phối việc chấp hành, tổ chức thực hiện cácchủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tổ chức thực hiện
Trang 14các nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương đã đề ra, là nhữngngười “đứng mũi chịu sào”, chịu trách nhiệm chính trước Đảng trước nhân dân
Cán bộ cấp cơ sở là đại diện cho nhân dân trong lãnh đạo, quản lý Nhànước ở địa phương, đồng thời là người trực tiếp lãnh đạo, cụ thể hoá, tổ chứcthực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vàbiến nghị quyết, chủ trương, đường lối, pháp luật đó thành hành động cách mạngcủa quần chúng nhân dân, cũng như tiến hành các chương trình kinh tế xã hội ởđịa phương Chính họ tạo nên những thành tựu, đúc rút ra những bài học kinhnghiệm có giá trị góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước
1.1.2.2 Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở là cầu nối trực tiếp quan trọng giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân
Năng lực của người cán bộ cấp cơ sở là một trong những nguyên nhânchính quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung, cấp cơ sởnói riêng Cán bộ có tài, có đức sẽ thúc đẩy phong trào và ngược lại, nếu ngườicán bộ cấp cơ sở bị mất uy tín trước nhân dân là đồng nghĩa với việc Đảng mất uytín với nhân dân, dân sẽ không tin Đảng Trực tiếp, tiếp xúc hàng ngày với nhândân nên cán bộ cấp cơ sở là cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân;trực tiếp nắm bắt và phản ánh nguyện vọng tâm tư tình cảm của nhân dân vớiĐảng, tạo nên mối liên hệ máu thịt thống nhất giữa Đảng và nhân dân, xây dựngcủng cố niềm tin của nhân dân với Đảng Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng “Cán
bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ, giải thích cho dânchúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo choĐảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng” [24; 269]
Từ đó giúp cho Đảng, Nhà nước đề ra những chính sách phù hợp với
lòng dân Lòng dân ý Đảng hợp thành một khối, công lao to lớn đó có sự đónggóp của đội ngũ cán bộ cơ sở Vì vậy, các cấp ủy cần lựa chọn những người cóbản lĩnh là những người trung thành, có nhận thức, có tinh thần đấu tranh phê và
tự phê, không a dua với quần chúng Về lĩnh vực này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
Trang 15khẳng định “Cán bộ từ phong trào quần chúng mà nảy nở chứ không phải từngoài quần chúng, xa cách quần chúng mà có được Nếu cán bộ liên lạc mậtthiết với quần chúng, luôn luôn chú ý đến lợi ích của quần chúng, được dânchúng tin cậy, coi đó là người lãnh đạo của mình và nếu cán bộ biết học hỏi dânchúng nhưng không theo đuôi quần chúng thì sẽ giúp cho bản thân cán bộ, giúpcho Đảng trong sự lãnh đạo của mình không xa rời quần chúng, tránh được bệnhquan liêu, một trong những căn bệnh dễ phát sinh và là một nguy cơ của đảngcầm quyền” [23; 264].
Cán bộ cấp cơ sở phải là những người có hiểu biết, có trình độ nhận thứcnhất định Qua từng giai đoạn lịch sử phải nắm được tình hình chung của đấtnước, đọc hiểu mọi chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước Từ năng lực ấy,khi tiếp xúc với quần chúng phải nói đúng, phát triển đúng nội dung của văn bản,
để dân hiểu về đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước
Đảng, Nhà nước ta luôn nhắc nhở những người làm công tác tuyển chọncác cấp là phải thường xuyên kiểm tra năng lực đội ngũ cơ sở bằng nhiều nguồnthông tin khác nhau, đây là một công tác không thể buông lỏng Triển khai nhiệm
vụ nặng nề này, công tác kiểm tra, thanh tra cấp cơ sở cũng đã được tiến hànhthường xuyên Ngay từ sau cách mạng tháng Mười Nga thành công, V.I Lênin rấtquan tâm đến công tác thực tiễn từ cơ sở Người khẳng định: “Chú ý tìm cho ra vàthử thách một cách hết sức nhẫn nại, hết sức thận trọng những người thực sự cótài tổ chức, những người có bộ óc sáng suốt và có bản lĩnh tháo vát trong thựctiễn, những người vừa trung thành với chủ nghĩa xã hội lại vừa có năng lực lặnglẽ, đề bạt lên chức vụ lãnh đạo quản lý, sau khi đã thử thách họ bằng hàng chụclần bằng cách cho họ đảm nhận từ những nhiệm vụ đơn giản đến những việc khókhăn nhất” [29; 237]
1.1.2.3 Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở là dự nguồn quan trọng bổ sung cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp trên
Cán bộ cấp cơ sở đã có nhiều đóng góp, trưởng thành trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Trải qua thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
Trang 16trước đây cũng như cách mạng XHCN hiện nay, họ luôn có bản lĩnh chính trịvững vàng, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong việc chỉ đạo và thực hiệnnhiệm vụ chính trị, có khả năng sáng tạo, tính nhạy bén và năng động cao Chính
vì vậy, cán bộ cấp cơ sở là một trong những dự nguồn quan trọng cung cấp cán
bộ cho cấp trên, vì cơ sở chính là trường học, là nơi rèn luyện, trưởng thành củađội ngũ cán bộ Đứng trước những nhiệm vụ to lớn của thời kỳ đổi mới, thời kỳcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trước những hoàn cảnh và tình thế mới,đòi hỏi đội ngũ cán bộ cấp cơ sở phải có trình độ và hiểu biết toàn diện Đókhông chỉ là trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị mà còn phải có kiếnthức về quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước trên từng lĩnh vực cụ thể: Văn hoá,chính trị xã hội … Có kiến thức, có trình độ mọi mặt sẽ nâng cao khả năng tiếpnhận và xử lý thông tin phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo thực tiễn
ở cơ sở Đồng thời sẽ quy tụ được quần chúng tin tưởng vào sự lãnh đạo củaĐảng và Nhà nước, của chính quyền địa phương
1.2 Vai trò của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở trong giai đoạn hiện nay
1.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở sẽ góp phần giúp
họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời kỳ CNH, HĐH
Trước yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, đội ngũ cán bộ cơ sở
xã, phường đã không ngừng trưởng thành, là lực lượng có vai trò quan trọng đốivới quá trình phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng ở các địa phương.Trong các kỳ Đại hội, Đảng ta luôn nhấn mạnh và đề ra nhiệm vụ về nâng caochất lượng, trình độ, trí tuệ, tiếp tục bồi dưỡng những nguyên lý cơ bản của chủnghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên Trên cơ sở các vănkiện của Đảng, cũng như căn cứ vào thực tiễn cách mạng nước ta, chúng ta có
cơ sở khẳng định rằng:
Trang 17Cán bộ cấp cơ sở là đại diện cho nhân dân trong lãnh đạo, quản lý nhànước ở địa phương, đồng thời là người trực tiếp lãnh đạo, cụ thể hóa tổ chứcthực hiện thắng lợi mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhànước và biến nghị quyết, chủ trương, đường lối, pháp luật thành hành động cáchmạng của quần chúng nhân dân, cũng như tiến hành các chương trình kinh tế xãhội địa phương Chính họ tạo nên những thành tựu, đúc rút những bài học kinhnghiệm có giá trị góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển chung của đấtnước.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chủ trương của Đảng, Nhànước không ngừng kiện toàn bộ máy cán bộ các cấp Một trong những nguồn bổsung cho đội ngũ cán bộ cấp trên là nguồn từ cán bộ cấp cơ sở Trong bài báonói về sự cần kíp phải giáo dục chi bộ và cốt cán ở nông thôn, Chủ tịch Hồ ChíMinh cho rằng “Đội ngũ cán bộ chủ chốt ở xã không những là cái khâu liên hệ,
mà lại là cái kho dồi dào cho Đảng lấy thêm lực lượng mới” [23; 124] Muốn có
cán bộ nguồn để bổ sung cho hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở phảikhông ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, học tập lý luận chính trị
và tích lũy kiến thức
Thực tế khẳng định, không ít cán bộ do chưa từng trải rèn luyện thực tiễn
ở cơ sở, khi nhận trách nhiệm lãnh đạo ở những cấp cao hơn thường không thíchứng với công tác và phải đối mặt với muôn vàn khó khăn Bên cạnh đó cũngkhông ít những cán bộ đã trưởng thành rất nhanh chóng và trở thành nhữngngười quản lý lãnh đạo Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khảng định “Bất kỳ ngườilãnh đạo nào, nếu không học tập nổi những việc thiết thực, những người thiếtthực và những bộ phận thiết thực của cấp dưới, để rút kinh nghiệm thì nhất địnhkhông biết chỉ đạo chung cho tất cả các bộ phận” [23; 289] Như vậy, việc nângcao chất lượng của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, Đảng, Nhà nước ta căn cứ vàonhững cơ sở khoa học sau:
Trang 18Để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, chúng taphải mở rộng nhiều giải pháp mang tính khoa học Trước hết phải kết hợp đồng
bộ giữa các ngành, các cấp triệt để ngăn chặn nạn bằng cấp giả Những người sửdụng bằng cấp giả mỗi khi đã qua mặt được các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước,nhưng không thể tráo trở trước mắt của quảng đại quần chúng nhân dân Cái đặcđiểm của công tác tuyển chọn cán bộ cấp cơ sở của Đảng, Nhà nước ta là sửdụng ngay con người của các địa phương Người địa phương nào làm cán bộ cơ
sở cho địa phương ấy Đây là một thuận lợi cho sự kiểm soát của người dân.Một đứa trẻ sinh ra trong xã, khi lớn lên làm cán bộ cấp cơ sở, người dân sẽ biếtrất rõ tư cách, trình độ học vấn, bằng cấp của con người ấy một cách chính xácnhất Dựa vào dân, là một phương hướng điều tra là một giải pháp thăm dòchính xác nhất mà nó không bao giờ xưa cũ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ cấp cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu: là đại diện cho nhân dân một địa phương;
là “cầu nối” giữa Đảng, nhà nước với nhân dân; là “nguồn cán bộ” cho Đảng,Nhà nước bổ sung cho đội ngũ cán bộ cấp trên, đó là nguyên tắc vàng Trên cơ
sở đó Đảng, Nhà nước thực hiện có hiệu quả mọi chủ trương chính sách đối vớinông dân, nông nghiệp và nông thôn Đồng thời qua đó tạo điều kiện cho mốiquan hệ ý Đảng lòng dân hòa quyện thành một khối thống nhất, đẩy mạnh sựnghiệp xây dựng đất nước không ngừng phát triển Bất luận ở đâu, thời gian nào,
cá nhân hay tổ chức vi phạm nguyên tắc vàng ấy đều phải trả giá
V.I.Lênin khẳng định: Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào dànhđược quyền thống trị nếu nó không tạo ra được trong hàng ngũ của mình, nhữnglãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạophong trào Thấm nhuần quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin, Bác Hồ của chúng tađặc biệt quan tâm đến vấn đề cán bộ Người đã dạy rằng, cán bộ là cái gốc củamọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém.Người khẳng định: “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng, không có đội
Trang 19ngũ cán bộ tốt thì dù có đường lối, chủ trương, chính sách đúng, sự nghiệpnghiệp cách mạng khó mà thành công” [23, 268].
1.2.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở góp phần tăng cường sức mạnh của các tổ chức cơ sở đảng
1.2.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở là yêu cầu của sự nghiệp cách mạng
Đội ngũ cán bộ cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống Làngười luôn luôn đứng vững trên lập trường duy vật triệt để nên V.I Lênin nhậnthức sâu sắc vai trò quyết định của yếu tố tổ chức và cán bộ trong hoạt độngthực tiễn nói chung, trong đấu tranh cách mạng nói riêng
Trung thành với Chủ nghĩa Mác- Lênin, Đảng và Bác Hồ luôn đánh giácao vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở, coi đó là một bộ phận cấu thành quan trọngtrong toàn bộ hệ thống chính trị; là bộ phận thường xuyên lãnh đạo, tuyêntruyền, cổ vũ tập hợp nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc theoĐảng cách mạng
Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở có vai trò rất quan trọng trong hoạt động thựctiễn của bộ máy cán bộ cấp xã, phường, nhất là, trong thời kỳ CNH, HĐH đấtnước, trước những yêu cầu và nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ cơ sở xã, phường phảikhông những trưởng thành, là lực lượng quyết định quá trình phát triển kinh tế
xã hội, an ninh, quốc phòng ở các địa phương Bên cạnh đó, họ cũng bộc lộnhững yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn cách mạngmới Một bộ phận cán bộ, Đảng viên thiếu vững vàng về chính trị, giảm sút ýchí chiến đấu, thoái hoá phẩm chất đạo đức cách mạng, mắc vào tệ tham nhũng.Một số ít do nhận thức chậm nên bảo thủ, chưa quan tâm đổi mới Công tác cán
bộ còn trì trệ, kéo dài, nhất là chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo mộtcách chủ động, có kế hoạch, chưa thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảotính liên tục và kế thừa … Vì thế, Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ phải nâng cao trình
Trang 20độ trí tuệ trong Đảng, tiếp tục bồi dưỡng cán bộ, Đảng viên về những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lốicủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định “Tiếp tục đổimới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục,hiệu quả của công tác tư tưởng, tuyên truyền học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật củaNhà nước Mỗi cán bộ, đảng viên phải học tập, nâng cao trình độ lý luận chínhtrị” [16; 256 - 257]
1.2.2.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở có ý nghĩa quyết định trong quá trình xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh
Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở là nơi thể hiện trực tiếp và cụ thể các chủtrương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Cán bộ lãnh đạo cấp cơ
sở xã, phường, thị trấn là những người trực tiếp làm việc với nhân dân, trực tiếpgiải quyết những vấn đề phát sinh từ thực tiễn cơ sở Để hoàn thành nhiệm vụtốt thì ngoài việc phải có năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ,người cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở cần phải có trình độ lý luận chính trị và kiếnthức quản lý nhà nước
Một là, mọi thành công hay thất bại của cách mạng nước ta đều liên
quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc Đảng ta vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh vào từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể, mức độ quán triệt tổ chứcthực hiện các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước Do đó, mục đích củaviệc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở sẽ giúp cho người cán bộ lãnh đạochủ chốt cấp cơ sở thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, phươngpháp luận đúng đắn, nhãn quan chính trị rộng lớn để nhận thức vấn đề một cáchtoàn diện, có ý thức tự giác và tích cực trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ
do Đảng đề ra, tổ chức thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả cao Có nắm vững thực
Trang 21chất tính cách mạng và tính khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng HồChí Minh, Đảng mới có khả năng hiểu được bản chất và chiều hướng phát triểncủa sự vật để đề ra đường lối, chính sách đúng đắn, đáp ứng những yêu cầu củacách mạng Trình độ lý luận Mác - Lênin của một Đảng phụ thuộc vào việcnghiên cứu, học tập lý luận của Đảng đó Vì vậy, Đảng Cộng sản phải coi trọngviệc nâng cao nhận thức lý luận cho cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnhđạo cấp cơ sở nói riêng nhằm xây dựng Đảng trở thành Đảng vững mạnh, đạođức, văn minh Coi việc nâng cao trình độ chuyên môn và lý luận cho đội ngũcán bộ lãnh đạo cấp cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt, đóng góp to lớn vào thắnglợi của công cuộc đổi mới hiện nay.
Hai là, trang bị cho cán bộ cơ sở sự hiểu biết cần thiết để nhận thức
đúng đắn và tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương đường lối của Đảng,chính sách pháp luật của Nhà nước tại cơ sở: Hoạt động của người cán bộ cơ sở
có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện cácchủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có liênquan Để thực hiện tốt vai trò quan trong trên, người cán bộ cấp cơ sở bên cạnhnăng lực của mình còn phải có trình độ nhất định về nhiều mặt
Những kiến thức về lý luận chính trị và pháp luật sẽ trang bị cho ngườicán bộ cấp cơ sở năng lực tư duy để nhận thức vấn đề một cách đúng đắn, trên
cơ sở nhận thức đúng đắn thì người cán bộ lãnh đạo sẽ tổ chức triển khai thựchiện các chủ trương, đường lối và chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nướctrong thực tế cơ sở đạt kết quả cao Nhiệm vụ chính trị trọng tâm của người cán
bộ cấp cơ sở là tiếp thu, lĩnh hội các chủ trương, đường lối và chính sách, phápluật thông qua các nghị quyết, chỉ thị, văn bản của cấp trên (huyện, tỉnh) và tổchức triển khai thực hiện trên địa bàn công tác được phân công phụ trách
Có được trình độ năng lực chuyên môn đảm bảo theo tiêu chuẩn chứcdanh đang đảm nhiệm thì người cán bộ cấp cơ sở mới có thể nhận thức được vấn
Trang 22đề một cách có hệ thống, hiểu rõ bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩaMác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương chính sách pháp luật của Đảng
và Nhà nước Trên cơ sở đó, người cán bộ cấp cơ sở hình thành được năng lựcđịnh hướng đúng đắn và phương pháp luận khoa học cho nhận thức và chỉ đạohoạt động thực tiễn
Nâng cao năng lực làm việc thực chất là trang bị cho người cán bộ cấp cơ
sở năng lực nhận thức thực tiễn trong việc phát hiện vấn đề, xác định bản chất,nguyên nhân chủ yếu và khả năng vận dụng lý luận khoa học vào việc xây dựngcác chủ trương, định hướng hoạt động, định hướng phát triển kinh tế - xã hội củađịa bàn phụ trách và quyết định các vấn đề có liên quan một cách chính xác vàđúng đắn Có trình độ năng lực còn giúp cho người cán bộ cấp cơ sở rèn luyệnnăng lực tư duy, năng lực vận dụng lý luận vào thực tiễn một cách năng động vàsáng tạo Đối với người cán bộ cấp cơ sở khả năng này rất quan trọng trong việchoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương cũng như chotừng lĩnh vực, từng đơn vị cụ thể Vì vậy, năng lực nhận thức giúp cho người cán
bộ cấp cơ sở có nhận thức đúng trong việc hoạch định kế hoạch hoạt động, phảixuất phát từ điều kiện, từ hoàn cảnh cụ thể của địa phương trên từng lĩnh vực đểxây dựng các mô hình, chương trình, kế hoạch hành động và các giải pháp, biệnpháp để thực hiện kế hoạch Thực hiện được yêu cầu trên, người cán bộ cấp cơ sở
đã thể hiện được năng lực sáng tạo của mình nhờ nhận thức đúng đắn lý luận,quan điểm, đường lối trong quan hệ với việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân
Ba là, giúp cho người cán bộ cấp cơ sở có thể nâng cao năng lực tổ chức
và tổng kết thực tiễn Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở góp phần giải
quyết mối quan hệ trong thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thựctiễn Nguyên tắc này đòi hỏi người cán bộ cấp cơ sở trước tiên phải có trình độhọc vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị nhất địnhtuỳ theo từng cương vị lãnh đạo, quản lý Đạt được quy định như trên thì người
Trang 23cán bộ cấp cơ sở mới có khả năng nắm bắt vấn đề, biết sàng lọc những thông tin
cơ bản trong suốt quá trình triển khai, tổ chức thực hiện công việc cũng nhưnhững vấn đề chủ yếu để tiến hành việc tổng kết công việc - tổng kết thực tiễn.Trên cơ sở tổng kết thực tiễn và công việc, sẽ rút ra được những bài học kinhnghiệm quý báu để góp phần xây dựng phương hướng, đường lối trong thời giantới; bổ sung và phát triển lý luận theo hướng ngày càng hoàn thiện
Với bản chất khoa học và cách mạng, chủ nghĩa Mác - Lênin đóng vaitrò không thể thiếu đối với những người Cộng sản trong nhận thức và cải tạo tựnhiên, cải tạo xã hội Trên cơ sở lý giải đúng đắn các vấn đề về thế giới và vaitrò của con người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới, chủ nghĩa Mác- Lênin
đã trở thành nền tảng lý luận quan trọng, định hướng cho con người trong hoạtđộng thực tiễn của mình Sự định hướng đó giúp cho chủ thể hoạt động thấyđược phương hướng hoạt động của đối tượng, cũng như mục tiêu, phương pháp
và cách thức tối ưu để đạt được mục tiêu Phương pháp luận khoa học của chủnghĩa Mác - Lênin còn chỉ cho đội ngũ cán bộ phải biết xuất phát từ thực tếkhách quan, lấy thực tiễn làm định hướng chỉ đạo cho con người trong hànhđộng để tránh những sai lầm hay mò mẫm trong hoạt động thực tiễn
Bốn là, Nâng cao trình độ sẽ giúp người cán bộ cơ sở khắc phục bệnh
chủ quan duy ý chí, kinh nghiệm và giáo điều trong công việc Trên một ý nghĩanào đó, phép biện chứng duy vật không chỉ đối lập với phép biện chứng duytâm, mà nó còn là phương tiện chủ yếu để khắc phục, ngăn ngừa các khuynhhướng tư duy dẫn đến nhận thức sai lầm các quy luật khách quan chi phối sựbiến đổi của đời sống xã hội Những khuynh hướng sai lầm này biểu hiện ra bênngoài thông qua hoạt động thực tiễn của con người và làm cản trở, thậm chí triệttiêu sự phát triển, do đó, chúng được coi là những căn bệnh Với ý nghĩa đặcbiệt như vậy của phép biện chứng duy vật, việc đề cao vai trò của nó đối với
Trang 24việc khắc phục những sai lầm trong tư duy càng trở nên có ý nghĩa hết sức tolớn.
Thực chất của bệnh chủ quan duy ý chí là trong hoạt động nhận thức vàhoạt động thực tiễn, người ta tuyệt đối hoá nhân tố chủ quan, xa rời hiện thựckhách quan, coi thường các quy luật khách quan của sự vận động và phát triển.Bệnh chủ quan duy ý chí là sự thể hiện về trình độ văn hoá, khoa học của chủthể nhận thức có thể khẳng định rằng, ở một mức độ nào đó, người ta không thể
có được tư duy biện chứng khoa học khi trình độ văn hoá, khoa học chưa đạtđến một chuẩn mực cần có Vì vậy, sự yếu kém về trình độ văn hoá, khoa học sẽtất yếu dẫn đến tư duy kinh nghiệm và phạm phải sai lầm chủ quan duy ý chí
Do ý thức sai lầm về vai trò của lý luận mà dẫn đến lãng quên việc thườngxuyên chủ động nâng cao năng lực tư duy lý luận - Trong đó bao gồm cả quátrình học tập lý luận và kiểm nghiệm thực tiễn
1.2.3 Tiêu chuẩn cơ bản của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.
1.2.3.1 Đội ngũ cán bộ cơ sở phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, kiên định con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, đòi hỏi Đội ngũ cán bộ cơ sở phải
có năng lực tư duy sáng tạo, có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển,tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật; thuyếtphục và tổ chức nhân dân thực hiện nhiệm vụ cách mạng Có ý thức và khả năngđấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhànước
1.2.3.2 Người cán bộ cơ sở phải có tri thức văn hoá, có khả năng lãnh đạo nhân dân.
Muốn lãnh đạo cách mạng, hoàn thành sứ mệnh đem lại ấm no hạnh phúccho nhân dân, người cán bộ cơ sở phải có tri thức văn hóa, khoa học kỹ thuật,
Trang 25phải nắm vững được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân và dự báo được xu thếphát triển của lịch sử Từ đó, tìm ra được các giải pháp hữu hiệu, quy tụ cácnguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội phát triển
Thời đại ngày nay đang chứng kiến những thành tựu vĩ đại của cuộc cáchmạng khoa học và công nghệ, cốt lõi là công nghệ kỹ thuật số Cuộc cách mạng
đó đã đưa đến sự ra đời của những người “khổng lồ” - một hệ thống thông tinbùng nổ rộng khắp, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội Chính điều đó đặt
ra yêu cầu phải ứng dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng vàhiệu quả quản lý Do đó, cán bộ cơ sở cần phải nắm vững kiến thức chuyênmôn, kiến thức Tin học, kiến thức quản lý kinh tế - xã hội Có như vậy mới đápứng được nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân
Thực tiễn hiện nay, cả nước đang tập trung xây dựng nông thôn mới, tậptrung mọi nguồn lực để thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo tiền đề cần thiết để giảmbớt khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn Trong đó, tập trung ứngdụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa, gópphần làm chuyển biến đời sống của nông dân Với yêu cầu mới đó, đòi hỏi độingũ cán bộ cơ sở phải thật sự linh hoạt, suy ngẫm, tìm tòi, khảo nghiệm nhữngcách làm hay, hiệu quả trên mỗi lĩnh vực công tác nhằm làm sống động chủtrương, đường lối của Đảng, đem lại lòng tin cho nhân dân
1.2.3.3 Người cán bộ cơ sở phải có tinh thần yêu nước sâu sắc.
Tinh thần yêu nước trong giai đoạn cách mạnghiện nay thực chất là yêuCNH, yêu quê hương, trân trọng những thành quả mà người lao động làm ra Dovậy, trong thời kỳ CNH, HĐH tinh thần yêu nước phải thay đổi hình thức phùhợp với thực tiễn cách mạng Trong giai đoạn hiện nay tinh thần yêu nước chính
là tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng, cần kiệmliêm chính, chí công vô tư, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chốngtham nhũng, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực không cơ hội gắn bó mật thiếtvới nhân dân và được nhân dân tín nhiệm
Trang 261.2.3.4 Người cán bộ cơ sở phải có kinh nghiệm và nghệ thuật trong hoạt động chính trị, linh hoạt nhạy bén, giải quyết kịp thời đúng đắn những tình huống phức tạp xảy ra.
Như vậy, với vai trò vô cùng quan trọng và trách nhiệm nặng nề ngườicán bộ cơ sở có những tiêu chuẩn cần phải có Để luôn xứng đáng là người tiêubiểu, đại diện và lãnh đạo nhân dân, được nhân dân tín nhiệm, tin cậy và uỷthác Người cán bộ lãnh đạo phải không ngừng rèn luyện tu dưỡng mọi mặt,thống nhất giữa đức và tài, thực hiện được mục tiêu to lớn là đưa sự nghiệp cáchmạng đến thắng lợi cuối cùng
Như vậy, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở là những người đứng đầu giữ vị trí, vaitrò quan trọng trong hệ thống chính trị cơ sở, có ảnh hưởng quyết định đến việcchấp hành chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luậtcủa Nhà nước thông qua việc lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh
tế, chính trị, văn hoá xã hội trên địa bàn cấp xã mà mình phụ trách
Thấm nhuần tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác, Chủ tịch Hồ ChíMinh coi “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” Nói về vai trò cán bộ là cái gốccủa mọi công việc, Người giải thích “Cán bộ là người đem chính sách của chínhphủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách haycũng không thực hiện được” [23; 269] Xuất phát từ một nước nông nghiệp lạchậu, Việt Nam lại phải hứng chịu nhiều đau thương mất mát bởi nạn xâm lăng
và thiên tai tàn phá, cho đến nay chưa thoát khỏi một nước nghèo Nước đãnghèo, trình độ dân trí thấp, đó là một khó khăn trở ngại không nhỏ trên conđường CNH và HĐH hiện nay của Đảng, Nhà nước ta Theo phương châm
“Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, từ quần chúng mà ra và phải trở lạinơi quần chúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vai trò quan trọng của độingũ cán bộ: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủgiải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời đem tình hình của dânchúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng”
Trang 27[25; 250] Để có được những cán bộ tốt, đáp ứng mọi yêu cầu của cách mạngnước nhà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra phương hướng hoạt động cho Đảng
ta đó là: cán bộ phải xuất phát từ phong trào quần chúng mà nẩy sinh ra, chứkhông thể ngoài quần chúng, xa cách quần chúng mà có được Cán bộ liên lạcmật thiết với quần chúng, luôn luôn quan tâm lợi ích quần chúng, được quầnchúng tin cậy và coi là người lãnh đạo của mình Cán bộ biết học hỏi quầnchúng chứ không phải loại theo đuôi quần chúng, đó là những cán bộ tốt củaĐảng Khi bàn về vai trò của người cán bộ Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định
“Lãnh đạo khéo, tài nhỏ có thể hóa tài to, lãnh đạo không khéo, tài to cũng hóathành tài nhỏ” [23; 290] Đứng trước nhân dân, mặc dù là một khu vực có nềnhọc vấn không cao, nhưng nguồn tri thức trong dân thật bao la rộng lớn Bất cứchế độ xã hội nào cũng vậy, địa bàn nông thôn thường xuyên được bổ sung mộtlực lượng trí thức khá lớn Đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan nhànước, sau những năm tháng cống hiến, họ tiếp tục cùng sinh hoạt trên địa bàndân cư nông thôn Trong số ấy rất nhiều người có học vấn cao, tri thức uyênthâm, giàu kinh nghiệm Chính họ là nguồn bổ sung tri thức cho dòng chảy trítuệ của nông thôn Việt Nam
Nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,Đảng ta luôn luôn coi trọng công tác cán bộ Công tác cán bộ là then chốt mangtầm chiến lược của cách mạng Việt Nam Trong công tác cán bộ, có cán bộ cấpchiến lược và đội ngũ cán bộ cấp cơ sở Đối với cán bộ cơ sở, Đảng ta chỉ rõ:đội ngũ những người trực tiếp tham gia hoạch định đường lối và đội ngũ nhữngngười trực tiếp tổ chức thực hiện thắng lợi của đường lối đó Hai bộ phận cán bộnày có liên quan mật thiết với nhau Khi hoạch định chiến lược cho cách mạngViệt Nam, cán bộ chiến lược không thể độc lập tác chiến Đội ngũ cán bộ cơ sởthực thi đường lối đó cần phải có sự hướng dẫn của đội ngũ cán bộ hoạch địnhchiến lược Qua thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, đội ngũcán bộ cấp cơ sở là những người triển khai Những người hoạch định chiến lược
Trang 28và đội ngũ triển khai hoạt động sách lược có quan hệ mật thiết, mang tính đồng
bộ thì chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước mới đến được với quầnchúng Văn kiện hội nghị lần thứ ba, khóa VIII của Đảng ta khẳng định “Có mộtđội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực xây dựng đường lối chính trị đúng đắn
và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó là vấn đề cốt tử của lãnh đạo, sinhmệnh của Đảng cầm quyền” [10; 27]
Có thể khẳng định rằng: bất kỳ thời gian nào, hoàn cảnh nào đội ngũ cán
bộ cũng đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của đấtnước Đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu ở một phạm vi nhất định,
đó là đội ngũ cán bộ cấp cơ sở Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, những người gần dân,hàng ngày họ cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với người dân Đó là những cán bộxuất phát từ dân, hiểu dân hơn ai hết Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở sẽ đóng một vaitrò then chốt trong việc bảo đảm mối quan hệ bền chặt giữa Đảng, Nhà nước vớidân Mối quan hệ đó còn liên quan đến việc tồn tại hay diệt vong của quốc giadân tộc được thể hiện trên các phương diện sau: Đội ngũ các bộ cấp cơ sở giữvai trò quyết định trong việc hiện thực hóa sự lãnh đạo và quản lý của Đảng vàNhà nước về mọi mặt trong đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn nước ta Độingũ cán bộ cấp cơ sở giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng hệ thống tổchức bộ máy vững mạnh và phong trào cách mạng của quần chúng sâu rộng ởnông thôn Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở vững mạnh sẽ là một trongnhững nguồn quan trọng cung cấp cán bộ cho cấp trên Đây là nguồn cán bộ quýbáu bởi đó là những con người gần dân, hiểu tâm tư nguyện vọng của dân Lànhững người được tôi luyện trong phong trào quần chúng, nếu được Đảng, Nhànước bồi dưỡng về trình độ chuyên môn chắc chắn là nguồn cán bộ kế cận trungthành và hiệu quả
Kết luận chương 1
Cấp cơ sở và đội ngũ cán bộ cấp cơ sở là quy định của Hiến Pháp về hànhchính và đường lối cán bộ của Đảng, Nhà nước Việt Nam Quy định ấy, đường
Trang 29lối ấy là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và điều kiện xã hộicủa nước ta Quy định và đường lối ấy là quyết sách cơ bản trong sự nghiệp xâydựng bảo vệ tổ quốc của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân Việt Nam Thựchiện đường lối chủ trương ấy là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân
ta ở mọi thế hệ hôm nay và mai sau của người Việt Nam trong việc bảo vệ quêhương đất nước
Cấp cơ sở, là địa bàn hoạt động của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở hiện nay cònnhiều bất cập Địa bàn nông nghiệp, nông thôn là khu vực nhạy cảm để tư tưởngnông dân tái xuất giang hồ Ranh giới giữa cái tốt và cái xấu, cái tiên tiến và lạchậu còn rất mong manh Thường xuyên động viên, kiểm tra kiểm soát của cáccấp lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng là động lực tạo ra sự chuyển biến sâusắc cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến nhândân, trong đó biện pháp hữu hiệu nhất là không ngừng nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần cho nông dân Nông nghiệp, nông thôn là địa bàn cần phải nângcấp, đó là con đường độc đạo để giải phóng nông dân ra khỏi bần cùng lạc hậu
Trong quá trình xây dựng đất nước đội ngũ cán bộ cơ sở gánh vác trọngtrách lớn lao Do vậy, tập trung đẩy mạnh chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở gópphần rất lớn vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Đặc biệt là trong giai đoạnhiện nay, khi chúng ta đang từng bước hội nhập sâu vào các tổ chức kinh tế khuvực và thế giới đòi hỏi năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ
cơ sở nói riêng phải không ngừng được nâng lên
Trang 30Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ
Ở THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN 2.1 Tình hình kinh tế- xã hội Thị xã Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An
2 1.1 Điều kiện tự nhiên
Thị xã Cửa Lò là một đô thị nằm ven biển Thái Bình Dương, có diện tích
27, 8 km2, với độ dài bờ biển 10, 2 km Nằm trên tọa độ 180.5 - 180.50 vĩ độBắc, 1050.42 - 1050.45 kinh độ Đông, Cửa Lò có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, phùhợp cho du lịch nghỉ dưỡng Thị xã Cửa Lò nằm phía Đông Nam Tỉnh Nghệ An,cách thành phố Vinh 16 km về phía Đông Bắc Phía Tây giáp Huyện Nghi Lộc,phía Bắc giáp Huyện Diễn Châu, phía Nam giáp sông Lam, phía Đông là biểnThái Bình Dương Thị xã Cửa Lò là một đô thị mới có vị trí quan trọng vềphương diện chính trị, kinh tế, văn hóa và an ninh, quốc phòng Trong xu thế hộinhập hiện nay, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp lãnh đạo địaphương, Thị xã Cửa Lò đang từng bước vươn lên, phấn đấu xây dựng, phát triểnthành một khu du lịch - dịch vụ có uy tín
Cửa Lò, một khu vực nằm án ngự trên nhiều tuyến giao thông huyết mạchcủa đất nước Trong vòng bán kính 15 km, Cửa Lò là điểm nối với quốc lộ 1A,đường sắt nối liền Nam Bắc; quốc lộ 7, 8, 46 đánh thông với các quốc gia lánggiềng như Lào, qua Cămpuchia, Mianma, Thái Lan Sân bay Vinh, phương tiệngiao thông hiện đại cũng rất cận kề với Cửa Lò Ngoài ra còn hệ thống giaothông nội huyện chằng chịt như đường Vinh - Cửa Lò, Cửa Lò - Cửa Hội, CửaHội - Vinh, Cửa Lò - Quán Hành, Cửa Lò - Cầu Cấm là những địa chỉ hấp dẫnthu hút du khách về với Cửa Lò
Trang 31Đầu thế kỷ XX, người Pháp đã phát hiện ra sự ưu việt đó của vùng biểnCửa Lò Ngày 5.6.1907, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định, biến Cửa Lòthành khu vực nghỉ dưỡng của chính quyền thực dân Nhưng vì với trăm nghìn
lý do khác nhau, người Pháp không có đầu tư gì đáng kể cho Cửa Lò Với tầmvóc của Cửa Lò, ngang tầm với các khu nghỉ dưỡng mang tầm cỡ quốc gia như
Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Nha Trang (Khánh Hòa), VũngTàu (Bà Rịa) nhưng người Pháp đã giam hãm Cửa Lò trong bần cùng lạc hậu.Ngay từ đầu thế kỷ XX, báo chí Pháp đã viết “Trung Kỳ có nhiều bãi biển màcác người Pháp ở thành phố lân cận đã sớm đánh giá cao tính hấp dẫn và khôngkhí trong lành ở Ba Ngòi Nha Trang, Cửa Tùng, Cửa Lò Đã có rất nhiều ngườiđến đây nghỉ mát” [22; 28] Năm 1986, đất nước chuyển mình qua chương trìnhđổi mới, Chủ tịch HĐBT ra quyết định số 37/QĐ - HĐBT về việc thành lập Thịtrấn Cửa Lò, thuộc huyện Nghi Lộc Trực thuộc quản lý của huyện, Cửa Lò gặpnhiều khó khăn về kinh phí đầu tư, các ngành nghề chậm phát triển Đảng bộ vànhân dân huyện Nghi Lộc đã quyết tâm đưa biến Cửa Lò trở thành một thị trấnvới chức năng là khu du lịch - dịch vụ kinh tế biển Nhận thức được vị thế củaCửa Lò trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngày 29.8.1994 Thủtướng Chính phủ ký quyết định chuyển Cửa Lò từ thị trấn trở thành Thị xã trựcthuộc tỉnh Nghệ An Việc chuyển đổi tầm quản lý từ cấp huyện lên cấp tỉnh làmột cách nhìn đúng hướng Đó là khung pháp lý cần thiết cho Cửa Lò vươn cao,bay xa trong thời kỳ thế giới hội nhập
Hai mươi năm với tư cách là một Thị xã, Cửa Lò từng bước đổi thay Với
vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng kinh tế dồi dào, Cửa Lò tự khẳng định mìnhtrước lịch sử, nhanh chóng băng mình qua nhiều ngáng trở để sánh vai cùng vớicác tụ điểm du lịch lớn trên đất nước Việt Nam Đảng bộ và Nhân dân tỉnh nhà
có quyền tự hào và mơ ước Cửa Lò sẽ trở thành một trung tâm du lịch – dịch vụnghỉ dưỡng tầm cỡ, là động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Để thực hiệnđược những mơ ước ấy, đòi hỏi phải có sự quan tâm và đầu tư thích đáng Trước
Trang 32hết, phải có hệ thống chính sách đúng đắn kịp thời, sự hỗ trợ của các cấp, cácngành Song trên hết phải là sự chủ động của cán bộ cơ sở phường, các banngành của Thị xã.
2.1.2 Tình hình Kinh tế - Xã hội
Thị xã Cửa Lò gồm 7 phường, với dân số trên 70 ngàn người, mật độkhoảng 5.000 người/km2
Hiện nay cơ sở kinh tế của Thị xã có nhiều chuyển biến tích cự, với 246
cơ sở lưu trú và 6.453 phòng nghỉ, bảo đảm phục vụ 18.000 du khách lưu trúngày đêm Hàng năm, Thị xã Cửa Lò đón nhận từ 1.9 đến 2 triệu lượt khách,trong đó phần lớn là du khách nội địa, với doanh thu khoảng 1.120 tỷ đồng mỗinăm Thu nhập hàng năm tăng bình quân từ 18 - 20%, đưa bình quân thu nhậpđầu người của Thị xã Cửa Lò tính đến hết năm 2013 là 17, 4 triệu đồng/người
Cửa Lò cũng là đơn vị đạt nhiều kết quả trong quá trình xóa đói, giảmnghèo Năm 2007 toàn Thị xã Cửa Lò còn 8,1% tỷ lệ hộ nghèo Trước thựctrạng đó, Đảng bộ Thị xã quyết tâm phấn đấu giảm 1,0% tỷ lệ hộ nghèo mỗinăm, tiến tới không còn hộ nghèo
Bảng 2.1 Số lượng dân cư theo đơn vị hành chính Thị xã Cửa Lò
Trang 33Qua số liệu thống kê cho thấy, trong các phường của Thị xã, số dân sinh sốngkhá đồng đều và tỷ lệ nam nữ chênh lệch không đáng kể Đây chính là điều kiệnthuận lợi cho phát triển các ngành nghề phù hợp với từng đối tượng, nhất lànghề đi biển và ngành nghề dịch vụ thương mại Điều đó cũng cho thấy Thị xãCửa Lò còn nhiều tiềm năng thế mạnh, rất cần đội ngũ cán bộ có tầm để tổ chứccác hoạt động kinh tế, nâng cao thu nhập cho Nhân dân địa phương.
Hiện nay tình hình kinh doanh dịch vụ - du lịch đang từng bước tự khẳngđịnh mình trước sự phát triển của Thị xã Phát triển kinh tế du lịch- dịch vụ làcon đường tất yếu nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của Thị xã Cửa Lò Ngay từnăm đầu khi mới thành lập Thị xã, Đảng bộ Cửa Lò đã xác định kinh tế dịch vụ
2.1.3 Tình hình Giáo dục, văn hóa, chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Về giáo dục, y tế: Là vùng đất có truyền thống hiếu học, các cấp chính
quyền luôn quan tâm, đầu tư mọi nguồn lực cho ngành giáo dục Hệ thốngtrường học từ mẫu giáo đến Đại học được kiện toàn hoàn chỉnh Hệ thống giáodục ở Thị xã Cửa Lò không ngừng nâng cao chất lượng Đối với các cấp học từMẫu giáo đến THPT, năm học 2012- 2013 đã có 17/22 trường đạt chuẩn quốcgia, chiếm tỉ lệ 77% Từ năm học 2007 - 2013, tỉ lệ lên lớp của bậc tiểu học đạt
Trang 3498%, xét tốt nghiệp THCS đạt 98,1%, thi tốt nghiêp cấp THPT đạt 99% Tỉ lệhọc sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng chiếm 30% Đội ngũ học sinhgiỏi cấp tỉnh luôn xếp trong tốp đầu
Hoạt động Văn hoá phát triển rộng khắp trên các địa bàn dân cư Phong
trào xây dựng làng, xã, đơn vị, gia đình văn hoá được nhân dân hưởng ứng Trênđịa bàn Thị xã có 5 di tích đã được xếp hạng di tích lịch sử, trong đó có 1 di tíchcấp Quốc gia, 4 di tích cấp tỉnh
Chú trọng phát triển kinh tế gắn với xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần,chăm lo các vấn đề xã hội Các đơn vị phường luôn quan tâm xây dựng các tiêuchí làng xã văn hóa, xây dựng cơ quan có đời sống văn hóa tốt Tổ chức các hoạtđộng văn hóa tinh thần dưới các hình thức lễ hội, hoạt động vui chơi giải trí, vănhóa văn nghệ, thể dục thể thao, các hình thức sinh hoạt cộng đồng… Qua đó đểxây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thu hút khách đến tham quan, nghỉdưỡng
Việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Về công tác y tế và chăm sóc sức
khỏe cộng đồng, xây dựng cơ sở vật chất, chăm lo phong trào văn hóa, vănnghệ, thể dục thể thao, Cửa Lò là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh Mặc dù chưa cóđược những công trình mang tầm vóc lớn, nhưng nhìn chung ở các lĩnh vực nhưThiết chế văn hóa, tỷ lệ gia đình văn hóa, khối xóm văn hóa, vệ sinh khối phố vàphòng tránh bệnh dịch Thị xã Cửa Lò là tấm gương sáng cho các đơn vị trongtỉnh học tập Ở Cửa Lò có 7/7 trạm y tế được công nhận đạt chuẩn quốc gia.Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được quan tâm, nhất là trẻ em cóhoàn cảnh khó khăn Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 9,4%
2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ cơ sở ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An
2.2.1 Về số lượng đội ngũ cán bộ cơ sở của Thị xã Cửa Lò
Căn cứ Nghị định của Chính phủ về chức danh, số lượng và chế độ đốivới cán bộ, công chức cấp xã, phường, Thị xã Cửa lò đã bố trí đúng quy định Vì
vậy, số lượng cán bộ cơ sở của các đơn vị xã, phường, thị trấn có 11 (có nơi 12)
Trang 35người: Bao gồm các chức danh sau: Bí thư Đảng ủy, 1 đến 2 Phó Bí thư Đảng
ủy, Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, 1 đến 3 Phó Chủtịch UBND, Chủ tịch MTTQ, Bí thư ĐTNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch HLHPN,Chủ tịch Hội nông dân tập thể, Chủ tịch HCCB
Đội ngũ công chức xã gồm các chức danh sau: Trưởng Công an, Chỉ huy
trưởng quân sự, Văn phòng thống kê, Địa chính, Xây dựng, Tổ chức, Kế hoạch,Văn hóa - xã hội, Văn phòng Đảng ủy Số lượng công chức cấp phường, xã, thịtrấn không thật sự cố định tùy vào thực tế công việc từng địa phương Hiện nayngoài số công chức biên chế theo luật định, có địa phương bố trí 2 hoặc 3 ngườicho 1 chức danh Số công chức dư thêm này hoặc là do ngân sách địa phươngtrả lương, hoặc là hợp đồng theo vụ việc, chờ chủ trương của cấp trên Ngoài ra
ở xã còn có đội ngũ công an viên và nhân viên cơ quan phường đội, nhưng sốnày là các nhân viên hợp đồng không thuộc diện công chức
Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của Thị xã Cửa Lò được thực hiện theo Nghịđinh 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ, HĐND tỉnh Nghệ Ankhóa XVII đã ban hành Nghị quyết số 131/2010/NQ-HĐND ngày 16/4/2009 vềchức danh, số lượng cán bộ, công chức cấp xã; UBND tỉnh ban hành quyết định
số 07/2010/QĐ-UBND ngày 19/9/2010 về việc quy định chức danh, số lượngcán bộ, công chức cấp xã Theo đó, Thị xã Cừa Lò có 4 đơn vị cấp phường, xãloại 1; 3 đơn vị cấp xã loại 2 với tổng số định biên được giao là 150 (gồm 11chức danh cán bộ, 8 chức danh công chức cấp xã)
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địaphương, quán triệt các quan điểm cơ bản của Đảng về công tác cán bộ, BanThường vụ Thị ủy Thị xã Cửa Lò và Đảng ủy các phường luôn quan tâm xâydựng đội ngũ CBCC cấp phường Các Phường và cán bộ phường thường xuyênđược Thị ủy, UBND Thị xã ưu tiên chăm lo đầu tư chỉ đạo và tạo nhiều điềukiện để các phường và đội ngũ cán bộ cơ sở các phường hoàn thành nhiệm vụ
Trang 36chính trị được giao Tính đến tháng 6 năm 2014, các chức danh cán bộ cơ sở của
7 phường được thể hiện qua bảng thống kê sau:
Bảng 2.2 Số lượng CB, CC của các phường thuộc Thị xã Cửa Lò
Nguồn: Số liệu lưu tại VP UBND Thị xã, tháng 6/2014
Nhiệm kỳ 2010- 2015 số tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Thị xã có
07 đồng chí Bí thư Đảng ủy phường, chiếm 21,5%; 04 đồng chí Chủ tịch UBNDphường, chiếm 12,4%; Tham gia HĐND Thị xã nhiệm kỳ 2011 - 2016 có 02đồng chí Bí thư Đảng ủy phường, chiếm 5,8%; 07 đồng chí Chủ tịch UBNDphường, chiếm 20,1%; 01 đồng chí Phó Chủ tịch HĐND phường, chiếm 2,9%
Có 4 đồng chí Bí thưĐđảng ủy phường kiêm Chủ tịch HĐND, chiếm 62,3%; có
03 đồng chí Phó Bí thư thường trực Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND phường,chiếm 47,3
2.2.2 Về chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở của Thị xã Cửa Lò
2.2.2.1 Về trình độ học vấn:
Đối chiếu với Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộtrưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành qui định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ,công chức xã, phường, thị trấn thì trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ cơ sở củaThị xã Cửa Lò cơ bản đảm bảo được tiêu chuẩn học vấn do Bộ trưởng Bộ Nội
vụ qui định Đây là điều kiện quyết định trực tiếp đến khả năng tiếp thu, quántriệt và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước của đội ngũ cán bộ Trong số 87 cán bộ đang công tác tại cácPhường của Thị xã Cửa Lò, qua điều tra chúng ta có số liệu sau:
Trang 37Bảng 2.3 Trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ cơ sở của Thị xã Cửa Lò
Nguồn: Số liệu lưu tại VP UBND Thị xã, tháng 6/2014)
So với mặt bằng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ
cơ sở cấp xã, phường đã qua đào tạo của cả tỉnh thì trình độ chuyên môn đã quađào tạo của đội ngũ cán bộ cơ sở cấp xã, phường của Thị xã Cửa Lò cao hơnnhiều Đây là thuận lợi cho công tác tổ chức cán bộ trong quá trình sử dụng cán
bộ trong giai đoạn hiện nay
2.2.2.2 Về trình độ lý luận chính trị:
Việc xây dựng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bô, côngchức cơ sở là nhiệm vụ mang tính chiến lược, lâu dài của các cấp ủy đảng, chínhquyền Đây là một biện pháp quan trọng, cơ bản để nhằm xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức cơ sở bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý phù hợp vớiđiều kiện đặc điểm của vùng Có làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo,
Trang 38bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức thì mới khắc phục được tình trạng bị động,chắp vá, hẫng hụt trong công tác cán bộ.
Trong thời gian qua việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, chính sáchcủa Nhà nước về công tác cán bộ và chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà đặc biệt là từ khi có Nghị quyết Hộinghị lần thứ 5 BCHTW Đảng (khoá IX) về "Đổi mới và nâng cao chất lượng hệthống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn", hệ thống chính trị cơ sở các địaphương trong vùng luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm củng cố,xây dựng ngày càng hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả, góp phần vào sự pháttriển kinh tế, xã hội và bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các địaphương
Theo báo cáo của Phòng vụ Thị xã số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ
cơ sở có: 87 người Trong đó:
- Số cán bộ có trình độ chính trị: cao cấp: 32 người, chiếm 36,78%;
- Số cán bộ có trình độ chính trị trung cấp: 55 người, chiếm 63,21%;
- Số cán bộ có trình độ chính trị sơ cấp: không có
- Về trình độ quản lý nhà nước: đã qua đào tạo: 87 người (100%); chưaqua đào tạo: không
Thực trạng, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ cơ sở của Thị
xã Cửa Lò nhìn chung đội ngũ cán bộ cơ sở có nhân sinh quan, phương phápluận đúng đắn, nhân thức rõ được tính đúng đắn, khoa học của việc kiên trì chủnghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định con đường XHCN, nhậnthức vai trò tất yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam đi đôi với yêu cầu đổi mới,thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tính mềm dẻo củachính sách đối ngoại, mở rộng giao lưu quốc tế, với nhiệm vụ trọng tâm là CNH,HĐH đất nước
Trang 39Đội ngũ cán bộ cơ sở Thị xã là những người chịu trách nhiệm trướcĐảng, trước nhân dân, lãnh đạo, quản lý mọi mặt, mọi lĩnh vực ở địa phương, cơ
sở Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ thực tế hiện nay, đội ngũ cán bộ cấp cơ
sở của Thị xã vẫn còn nhiều hạn chế về năng lực, về trình độ chuyên môn, chưađáp ứng được và chưa theo kịp yêu cầu của sự nghiệp đổi mới của quê hương,đất nước
Về trình độ: Trong những năm qua đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của Thị xã
đã được chú ý đào tạo, bồi dưỡng về Lý Luận chính trị Vì thế, số cán bộ có trình
độ Trung, cao cấp lí luận chính trị chiếm 100%
Qua khảo sát cũng cho thấy, các chức danh cấp cơ sở ở Thị xã có tuổiđời tương đối trẻ, khoẻ, năng động Bên cạnh đó, số cán bộ có tuổi đời từ 46 trởlên chiếm tỷ lệ khá cao và lực lượng cán bộ này là những người có bề dày kinhnghiệm trong công tác nên họ dễ gây được lòng tin và phát huy tác dụng trongquần chúng Tuy nhiên, số cán bộ tuổi cao chiếm tỷ lệ lớn sẽ ảnh hưởng đến việcxây dựng một đội ngũ cán bộ năng động và phát triển lâu dài, họ khó có thể tiếptục vào được những nhiệm kỳ sau Vì thế, sẽ tạo sự hụt hẫng trong đội ngũ vàkhông đảm bảo được tính kế thừa liên tục Cán bộ tuổi cao cũng sẽ ảnh hưởngtrực tiếp đến tâm lý và phấn đấu học tập vươn lên nâng cao trình độ Về trình độhọc vấn, số đông và chủ yếu đã có trình độ trung học cơ sở trở lên, số có trình độtrung học phổ thông chiếm tỷ lệ lớn 86,5%
Thực tế cho thấy, để có thể tiếp thu được lý luận chính trị đòi hỏi ngườicán bộ phải có trình độ học vấn tương xứng Trình độ học vấn càng cao thì càng
có tác động tích cực đến việc tiếp thu, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trươngchính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, có cách nhìn và tư duy nhạy béntrước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp nôngthôn; có khả năng lập dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội cho địa phươngmình để trình và thuyết phục cấp có thẩm quyền thông qua và khi được duyệt thì
Trang 40thực thi có hiệu quả đề án, dự án đó Hơn nữa trình độ của quần chúng ở cơ sởcũng ngày càng được nâng cao Vì vậy, bên cạnh những thuận lợi thì trình độhọc vấn phổ thông của cán bộ cơ sở còn thấp sẽ là trở ngại không nhỏ cho việchọc tập, công tác Trong tình hình hiện nay, đòi hỏi đội ngũ cán bộ cấp cơ sở cầnphải có trình độ chuyên môn Trình độ chuyên môn là một trong những yếu tố cơbản có ảnh hưởng đến việc nâng cao trình độ lý luận chính trị Trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ càng cao thì càng có cơ sở khoa học giúp cán bộ tiếp thu nhanhhơn những kiến thức về lý luận chính trị
Về trình độ quản lý hành chính Nhà nước, hầu như đội ngũ cán bộ cơ sởcủa Thị xã đã được đào tạo cơ bản về kiến thức về quản lý hành chính Nhà nước,quản lý kinh tế Do đó, đội ngũ cán bộ cơ sở tương đối am hiểu về pháp luật.Tuy nhiên một số cán bộ tuy có bằng cấp nhưng đchủ yếu học ở các lớp vừa làmvừa học và từ xã do vậy trình độ chuyên môn cũng như kiến thức quản lý kinh
tế, quản lý hành chính Nhà nước còn yếu, nên chủ yếu làm việc theo kinhnghiệm và thói quen, lề lối làm việc của một số cán bộ cơ sở còn quan liêu háchdịch, thiếu trách nhiệm trước công việc được giao, chưa thực sự sát dân, lắngnghe ý kiến của dân, giải quyết công việc còn tuỳ tiện, thậm chí còn đùn đẩy.Tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng cơ bản, thu chi ngân sáchchưa được ngăn chặn
2.2.2.3 Về trình độ quản lý nhà nước:
Theo thống kê của Ban Tổ chức Thị ủy Thị xã, hiện nay đã có 69 đồng chí cán bộ cơ sở cấp phường được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhànước, chiếm 79,31% Trong đó:
- Bồi dưỡng kiến thức về Quản lý Nhà nước ngạch cán sự: 16 đồng chí,chiếm 18,39%
- Bồi dưỡng Quản lý Nhà nước chuyên viên: 34 đồng chí, chiếm39,08%