Tạo môi trường, cơ chế để đội ngũ cán bộ cơ sở Thị xã Cửa Lò phát huy hết nội lực trong quá trình thực hành công vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 65)

2. 1.1 Điều kiện tự nhiên

3.2.3.Tạo môi trường, cơ chế để đội ngũ cán bộ cơ sở Thị xã Cửa Lò phát huy hết nội lực trong quá trình thực hành công vụ

phát huy hết nội lực trong quá trình thực hành công vụ

Thị xã Cửa lò là một đơn vị hành chính mới, xuất hiện trong thời cận hiện đại, có tuổi đời hai thập kỷ, mọi công việc đều rơi vào tình trạng khởi đầu nan. Trong đó nổi bật nhất là mặt bằng kinh tế không đồng nhất. Với ba loại hình kinh tế song song tồn tại đó là kinh tế nông nghiệp, kinh tế biển, kinh tế dịch vụ - du lịch. Đi liền với ba loại hình kinh tế ấy là ba thành phần cư dân tương cận. Xu hướng phát triển của Thị xã là lấy thành phần kinh tế du lịch - dịch vụ làm chủ đạo. Cửa Lò là một bãi biển đẹp, được thiên nhiên ưu đãi. Với tiềm năng

sẵn có trong mình, Cửa Lò là điểm du lịch tĩnh dưỡng hấp dẫn đối với du khách trong nước cũng như quốc tế. Hai thập kỷ mang tên Thị xã, nhưng Cửa Lò chưa lớn mạnh, chưa xứng tầm như chính tiềm năng của nó. Trước thực tế đó, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều quốc sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho Thị xã Cửa Lò phát triển. Một trong những quốc sách ấy là đào tạo bồi dưỡng, nâng cao vai trò của cán bộ cấp cơ sở, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt. Công tác cán bộ của Đảng đã được vạch ra một cách cụ thể, đầy đủ và bài bản. Những quan điểm mang tính chung nhất ấy, công tác cán bộ phải phối hợp với tình hình địa phương để phát huy tác dụng tối đa của nó. Khi tiến hành bồi dưỡng đối với đội ngũ chủ chốt của 7 phường của Thị xã Cửa Lò, công tác cán bộ tất yếu phải tập trung theo định hướng đã vạch ra. Đối với những Phường nông nghiệp toàn tòng như Nghi Hương, Nghi Hải... cán bộ bồi dưỡng phải có phương pháp phù hợp cho loại đối tượng này. Khi giảng dạy phải bắt đầu từ tư duy của học viên, không nên thiên về triết luận của các vấn đề khoa học khiến cho người học thêm phần rắc rối. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng. Người lại nhấn mạnh “Riêng về cán bộ, ai lãnh đạo trong ngành hoạt động nào thì phải biết chuyên môn về ngành ấy” [23; 47]. Phải đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cán bộ.

Trước hết bồi dưỡng về trình độ chính trị: Đào tạo bồi dưỡng cán bộ là một việc quan trọng bậc nhất trong công tác xây dựng Đảng. Công tác bồi dưỡng cán bộ phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu từng loại cán bộ, chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản và khả năng thực hành. Chú trọng bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước... ngoài ra cần phải trang bị thêm về kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hóa... Bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế, khoa học công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ, phong cách lãnh đạo.

Từ ngày đầu thành lập đến nay, Đảng ta luôn khẳng định: Bất luận hoàn cảnh lịch sử nào, loại cán bộ nào cũng cần phải trang bị cho mình lý luận chính trị. Mỗi khi cán bộ nắm vững được lý luận chính trị mới có khả năng vận dụng lý luận đó vào thực tiễn. Bồi dưỡng lý luận chính trị có nghĩa là “Giáo dục thế giới quan khoa học, phương pháp luận đúng đắn, trang bị những kiến thức cơ bản, có hệ thống về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận về xây dựng Đảng, Nhà nước và quản lý Nhà nước, công tác dân vận, các quan điểm cơ bản về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những nội dung cơ bản về nhiệm vụ công tác Đảng, chính quyền đoàn thể. Từ đó củng cố, nâng cao niềm tin vững chắc vào mục tiêu, lý tưởng chủ nghĩa cộng sản, vào sự nghiệp cách mạng của Đảng. Kiên định và trung thành với sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN. Hiểu đúng và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng vào thực tiễn công tác, đồng thời góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức và lối sống của người cán bộ, Đảng viên. Muốn như thế cán bộ cấp cơ sở cần phải: Cần, Kiệm, Liêm, chính, chí công vô tư, có tình cảm cách mạng trong sáng, có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đấu tranh phê và tự phê bình, có quan hệ mật thiết với nhân dân.

Bồi dưỡng về năng lực chuyên môn: Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, trước hết phải trải qua chương trình trung cấp lý luận chính trị, đây là điều kiện bắt buộc. Nhưng với trình độ như vậy chỉ là yếu tố cần chứ chưa phải là đủ đối với cán bộ trong đội ngũ chủ chốt cấp Phường. Đội ngũ cán bộ cơ sở cũng phải là người có bằng đại học. Trong lúc đó ở cấp xã thuộc đơn vị Huyện chỉ yêu cầu tốt nghiệp THPT, ít nhất 30% có bằng đại học. Ở Thị xã, trình độ dân trí cao hơn, lại thường xuyên ứng xử với du khách ở trình độ cao, có như vậy đội ngũ cán bộ chủ chốt mới đủ năng lực để đối phó khi có những vấn đề bất trắc xẩy ra. Mặt khác do xu thế trí tuệ hóa các mặt của đời sống xã hội ngày càng tăng, thông tin tri thức trở thành nguồn lực cơ bản cho sự phát triển, cho nên đó cũng

là điều kiện bắt buộc đối với cán bộ chủ chốt. Đội ngũ cán bộ chủ chốt ở Thị xã Cửa Lò 100% tốt nghiệp đại học, nhưng cần phải rà soát lại, loại bỏ và ưu tiên những người có bằng đại học chính quy chuyên ngành.

Phải bồi dưỡng cho cán bộ về năng lực ứng xử, giao tiếp: Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp Phường tại thị xã Cửa Lò là một lực lượng có chất lượng đồng đều, 100% cán bộ có bằng đại học, 100% cán bộ trải qua chương trình lý luận trung cấp chính trị. Thực tế công tác tại một môi trường là Thị xã, đội ngũ cán bộ chủ chốt Cửa Lò phải có năng lực ứng xử, giao tiếp xã hội. Muốn ứng xử tốt, giao tiếp đúng mực đòi hỏi phải có trình độ, có khả năng phán đoán, suy luận nhanh, tiếp thu chính xác các chủ trương chính sách của cấp trên, xử lý nhanh thông tin, suy nghĩ linh hoạt để áp dụng cái mới vào cuộc sống. Năng lực ứng xử, giao tiếp, cụ thể là năng lực vận động, tuyên truyền, tổ chức phối hợp, kiểm tra đánh giá kết quả từng nhiệm vụ từng phong trào cách mạng. Năng lực ứng xử giao tiếp còn thể hiện ở phong cách làm việc. Đối với đội ngũ chủ chốt ở Phường thuộc thị xã Cửa Lò phải là những người có tri thức, phải năng động sáng tạo, nhạy cảm với cái mới. Khi có vấn đề khác lạ, khi hành động bao giờ cũng phải đứng trên lập trường của Đảng và khuôn khổ pháp luật của nhà nước để ứng xử. Đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các Phường thuộc địa bàn Thị xã Cửa Lò, luôn luôn hành xử công việc theo phương châm nói đi đôi với làm, lý luận gắn với thực tiễn. Trong công việc phải gắn bó mật thiết với nhân dân, gần gũi với quần chúng, góp phần thực hiện dân chủ hóa ở cơ sở.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 65)