Phải dựa vào tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ để đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá năng lực cán bộ, nhằm hạn chế khuyết điểm, phát huy ưu điểm từng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 56)

2. 1.1 Điều kiện tự nhiên

3.2.1. Phải dựa vào tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ để đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá năng lực cán bộ, nhằm hạn chế khuyết điểm, phát huy ưu điểm từng

đánh giá năng lực cán bộ, nhằm hạn chế khuyết điểm, phát huy ưu điểm từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở.

Tiêu chuẩn cán bộ là một hệ thống các yêu cầu về phẩm chất, năng lực chuyên môn, tri thức cuộc sống, văn hóa ứng xử... của đội ngũ cán bộ. Tiêu chuẩn cán bộ là cái khung pháp lý do nhà nước quy định. Để tạo ra được một đội ngũ cán bộ có năng lực, đảm đương và hoàn thành nhiệm vụ do cương vị công tác đòi hỏi phải trải qua sự rà soát của khung pháp lý ấy. Tiêu chuẩn hóa cán bộ được đặt ra cũng không ngoài mục đích nhằm thu hút vào bộ máy cấp cơ sở những người có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn và lòng trung thành tuyệt đối với chế độ. Tiêu chuẩn cán bộ còn là mục tiêu cơ sở cho cán bộ phấn đấu, rèn luyện để tự hoàn thiện mình, đồng thời cũng giúp cho công tác quản lý cán bộ đi vào nề nếp, chính quy và hiện đại. Nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác cán bộ cũng đã vạch rõ “Tiêu chuẩn cán bộ là sự cụ thể hóa yêu cầu

về phẩm chất và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ” [5; 16]. Trong lĩnh vực công tác cán bộ, Đảng ta đã cụ thể hóa tiêu chuẩn chung cho tất cả các loại cán bộ. Ngoài ra còn có tiêu chuẩn cho từng loại, từng chức danh cán bộ cụ thể. Tiêu chuẩn chung là xác định phương hướng, mục tiêu cơ bản về phẩm chất năng lực cho cán bộ trong từng thời kỳ. Việc xác định tiêu chuẩn chi tiết, định lượng cụ thể bao nhiêu thì giá trị càng cao trong chỉ đạo thực tiễn, càng dễ dàng thuận lợi bấy nhiêu cho việc triển khai thực hiện từng công việc cụ thể của công tác cán bộ. Bàn về công tác cán bộ, Đảng ta khẳng định “Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cho từng loại, từng chức danh cán bộ ở các cấp, các ngành và căn cứ vào đó để đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ, chấm dứt tình trạng bố trí cán bộ theo kiểu thân quen, cảm tính chủ quan” [5; 99]. Tiêu chuẩn hóa cán bộ là một trong những yêu cầu của việc xây dựng đội ngũ cán bộ, là một trong những vấn đề cốt lõi để công tác cán bộ vốn phụ thuộc rất nhiều vào con người có chức năng hoặc có quyền quyết định. Không có tiêu chuẩn cán bộ thì những quan điểm nguyên tắc đúng đắn trong các Nghị quyết của Đảng gặp không ít khó khăn, trở ngại khi đi vào cuộc sống sẽ gây nên những tiêu cực lệch lạc. Đối với đội ngũ cán bộ cơ sở cơ sở, về phẩm chất năng lực có thể được rà soát theo những nội dung: Phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ và năng lực, tác phong công tác, đúng như Chủ tịch Hồ chí Minh nói “Không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không thể lãnh đạo được nhân dân” [23; 253]. Phẩm chất tư tưởng chính trị là tiêu chuẩn đầu tiên đánh giá người cán bộ chủ chốt. Phẩm chất chính trị được thể hiện bằng sự giác ngộ, lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân. Đối với đội ngũ cán bộ cơ sở cấp Phường sự trung thành biểu hiện ở chỗ tin tưởng chấp hành đúng đường lối đổi mới của Đảng, hết lòng phụng sự nhân dân, phụng sự tổ quốc. Từ đó, tổ chức hướng dẫn nhân dân thực hiện bằng được chủ trương chính sách đó. Nếu người cán bộ đó chỉ biết tự xưng mình là trung thành với Đảng là chưa đủ “mà còn phải tiến hành toàn bộ công tác thực tiễn theo đúng nghị quyết, sách lược của Đảng” [24; 339].

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ “Việc gì cũng học hỏi và bàn bạc với dân, giải thích cho dân. Tin và dựa vào dân để sửa chữa cán bộ và tổ chức, tuyệt đối không nên theo đuôi quần chúng... Nếu cách xa dân chúng, không liên hệ chặt chẽ với dân chúng cũng như đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại. Nếu cứ làm theo ý muốn, theo tư tưởng chủ quan của mình rồi đem cột vào quần chúng thì khác nào “Khoét chân cho vừa giày". Chân là quần chúng, giày là cách tổ chức và làm việc của ta. Ai cũng đóng giày theo chân không ai đóng chân theo giày” [23; 248]. Nhiệm vụ cơ bản của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải biết “đưa chính trị vào giữa nhân dân" [20; 289], thì công việc ở cơ sở sẽ phát triển mau chóng và vững vàng. Qua thực tiễn Người cũng đã rút ra bài học cho cán bộ ta “Kinh nghiệm địa phương cho biết nơi nào công việc kém là vì cán bộ xa cách dân chúng, không cùng dân chúng bàn bạc, không giải thích. Nơi kha khá, là vì biết giải thích, biết cùng dân chúng bàn bạc nhưng chưa hoàn toàn. Nơi nào khá hơn là vì việc gì to nhỏ cán bộ cũng biết giải thích, biết cùng dân chúng bàn bạc đến nơi đến chốn, dựa vào dân chúng” [23; 295].

Nội dung tiêu chuẩn hóa đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở về phẩm chất chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật và đạo đức lối sống. Phẩm chất chính trị, đạo đức là nhân tố quan trọng hàng đầu của người cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí minh nhắc nhở “không có đạo đức thì tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" [23; 253]. Phẩm chất chính trị được thể hiện trước hết là sự giác ngộ, lòng trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở lòng trung thành thể hiện ở chỗ vận dụng đường lối của Đảng cho phù hợp với tình hình địa phương. Lòng trung thành của người cán bộ còn thể hiện ở ý thức kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước và kỷ luật của các tổ chức quần chúng. Phẩm chất đạo đức của người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc, uy tín của cán bộ. Đối với người dân, họ không thích cầu kỳ, giả tạo, nên người cán bộ muốn gần dân phải khiêm tốn giản dị.

Về trình độ năng lực, là một trong những tiêu chuẩn cơ bản của người cán bộ các cấp từ Trung ương xuống tận địa phương. Đối với trình độ chính trị, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở phải được thể hiện ở sự hiểu biết, trình độ nhận thức, khả năng tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Thực tế xã hội không thể chấp nhận những cán bộ, không có năng lực thực sự vì nó không thể hoàn thành nhiệm vụ truyền tải chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước xuống tận mỗi người dân.

Về tư duy, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở phải có năng lực tư duy, tiếp thu đúng chính xác chủ trương của cấp trên, nhanh chóng đưa vào tư duy của quần chúng. Đồng thời, biết khái quát hóa từ thực tiễn cuộc sống, vạch ra được tính quy luật và phương hướng phát triển trên các mặt kinh tế - xã hội địa phương để báo cáo lên các cấp lãnh đạo một cách nhanh nhất, đúng nhất.

Về năng lực tổ chức, đòi hỏi người cán bộ có sức lực, trí tuệ, nghệ thuật lãnh đạo tổ chức để tuyên truyền vận động, phối hợp kiểm tra các phong trào cách mạng của quần chúng. Năng lực tổ chức là phải biết tổng kết một quá trình công tác của các loại phong trào, dự đoán chiều hướng vận động, rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo các phong trào ấy. Nhân dân đánh giá Đảng, chính quyền về nhiều mặt nhưng trước hết là qua lề lối làm việc, tác phong công tác, tinh thần phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở. Chủ trương nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước có được nhân dân hưởng ứng và tích cực thực hiện hay không trước hết tùy thuộc vào những điểm nói trên của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Những yêu cầu trên đây vừa phản ánh những tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở Xã, Phường, Thị trấn nói riêng, cho cán bộ nói chung. Đối với cán bộ chủ chốt các Phường ở Thị xã Cửa Lò cần phải đi sâu vào những chức danh cụ thể. Qua những chức danh đó để hiểu được nhiệm vụ, năng lực công tác và phẩm chất chính trị của cán bộ.

Về Bí thư Đảng ủy phường: Bí thư Đảng ủy đóng vai trò chủ chốt ở cơ sở, là người chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn diện trên các lĩnh vực, các tổ chức và

toàn bộ phong trào chung, là người đứng mũi chịu sào ở một Phường. Đòi hỏi bí thư phải là người có năng lực tổ chức và phối hợp đồng bộ các tổ chức, đoàn thể trong đơn vị mình phụ trách. Bí thư cũng phải là trung tâm đoàn kết, nhằm tập hợp quy tụ mọi lực lượng tập trung trí tuệ và sức lực để hoàn thành mọi nhiệm vụ. Bí thư phải là người biết tìm tòi, phát hiện các cá nhân có triển vọng để tạo điều kiện cho họ phát triển tài năng nhanh chóng trở thành nguồn cán bộ kế cận. Có thể có một bí thư không giỏi quản lý kinh tế, kinh doanh, nhưng không phải là một người biết lắng nghe, biết chọn lọc giải pháp khi đối mặt với thực tế ở lĩnh vực này. Các đồng chí Bí thư Đảng ủy Phường Nghi Thủy, Thu thủy, Nghi Tân... đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong mấy năm qua. Tổng thu nhập kinh tế trong những năm từ 2009- 2013 đạt giá trị trên 50% tổng doanh thu về kinh tế Du lịch - Dịch vụ toàn Tỉnh của Thị xã Cửa Lò đã nói lên điều đó.

Về Chủ tịch UBND phường: Chủ tịch ủy ban nhân dân Phường, là đại diện tiêu biểu nhất cho cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Chủ tịch UBND Phường là người phụ trách toàn diện, cụ thể trên các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng trong phạm vi một đơn vị hành chính cuối cùng này. Chủ tịch ủy ban nhân dân Phường là người chịu trách nhiệm thực hiện chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và của HĐND cùng cấp. Chủ tịch Phường là người phải có kiến thức và năng lực quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, hành chính, nắm vững luật pháp, nghiệp vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình theo luật định. Chủ tịch UBND Phường có nhiệm vụ tổ chức các bộ phận cán bộ nghiên cứu chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và phổ biến chủ trương ấy xuống tận mọi người dân trong đơn vị mình phụ trách. Đồng thời thay mặt nhân dân tiếp cận cấp trên phản ánh nguyện vọng của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Là người chỉ huy đứng bên cạnh đồng chí Bí thư, nhưng Chủ tịch ủy ban nhân dân không phải là người trực tiếp phục vụ Bí thư. Chủ tịch ủy ban nhân dân Phường là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc thực thi triển khai mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước tới tận mọi người dân thông qua mạng

lưới khối xóm. Cùng với Bí thư, Chủ tịch ủy ban nhân dân Phường là chức sắc đại diện hợp pháp cho dân thuộc đơn vị mình phụ trách, là người trực tiếp hướng dẫn cho người dân thực hiện chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước, đồng thời phải có năng lực tổng quan xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận, đề bạt cán bộ cho cấp trên.

Trở lại mấy năm trước đây, Thị xã Cửa Lò được ví như một cái chợ chiều. Những hộ kinh doanh mặt biển, nhà hàng khách sạn đua nhau chặt chém du khách mỗi dịp hè về. Nhiều nhiều người lợi dụng khách du lịch từ nơi khác đếnđã tìm cách lục lọi đồ đạc, ăn cắp tiền bạc, hoặc đánh tráo đồ dởm lấy đồ chính hãng. Thực trạng đó diễn ra trong nhiều năm, Cửa Lò bị phê phán, mất thương hiệu. Thực trạng đó dẫn tới Nhà nước thất thu thuế, nhân dân không buôgây mất trật tự lộn xộn.

Đứng trước thực trạng đó, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của Thị xã là những người trực tiếp hành động. Từng Phường tiến hành triệu tập chủ các Ki ốt kinh doanh mặt biển, chủ nhà hàng khách sạn cùng với cơ quan Nhà nước là Bí thư, Chủ tịch các Phường cùng ký cam kết. Tất cả các mặt hàng từ thuê phao tắm, tắm nước ngọt, ăn uống... đến giá phòng ở đều phải niêm yết trước cho du khách được biết. Nhờ những hoạt động mạnh tay ấy của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở và sự chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, Thị xã Cửa Lò dần dần phục hồi được giá trị của mình. Cũng từ đó du khách đến Cửa Lò ngày càng đông và họ cũng cảm tình hơn với nét ứng xử đậm chất văn hóa.

Hiện nay, trong lựa chọn bố trí cán bộ cơ sở ở cấp Phường có ý kiến đặt ra là ở đơn vị hành chính này hai chức danh Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND chỉ cần một người đảm trách? Xung quanh vấn đề này hiện đang có hai luồng ý kiến khac nhau. Loại ý kiến cho rằng chỉ cơ cấu một người thì công việc của một người gánh hai nhiệm vụ, liệu có làm hết việc không? Khi Bí thư bị cuốn vào công việc của chính quyền mà xem nhẹ công tác Đảng thì Đảng dễ mất vai trò như đất nước Xô Viết trước đây vậy. Hơn nữa, một người giữ hai chức năng

như vậy dễ trở nên chuyên quyền độc đoán, mất dân chủ. Ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng: Công việc ở một Phường bề bộn là do sắp xếp thiếu khoa học. Thời gian qua khi hai vị Bí thư, Chủ tịch Phường vẫn song hành công việc thì mọi thứ vẫn cứ bề bộn đó thôi. Trong nhiều chương trình sinh hoạt cơ quan Phường phải có mặt Bí thư và Chủ tịch thì công việc nhiều lúc chồng chéo khó xử. Một số nước trên thế giới người cầm đầu một đảng cũng chính là đứng đầu chính quyền. Phải chăng có thể đây là một xu hướng chung của nhân loại? Theo chúng tôi thiên hướng Bí thư và Chủ tịch Phường chỉ cần bố trí một chức danh, một người đảm trách là đủ. Còn những vấn đề chuyên quyền độc đoán, mất dân chủ chưa hẳn sinh ra từ cá nhân này. Dẫu sao vấn đề này là một mô hình mới mẻ, cần phải tiếp tục nghiên cứu và kết luận.

Trưởng các đoàn thể như Mặt trận, Hội phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Trưởng Công an, Chỉ huy trưởng quân sự... là những người đại diện cho các đoàn thể cơ sở, đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân tại các Phường có một vai trò không nhỏ đối với Thị xã Cửa Lò. Để làm tốt nhiệm vụ, đội ngũ này phải là những người trưởng thành từ các phong trào quần chúng. Là thủ lĩnh của quần chúng nên họ phải là những người phải có uy tín với quần chúng. Nhiệm vụ của những người trong các đoàn thể này là cùng Bí thư, Chủ tịch ủy ban nhân dân Phường quyết định mọi vấn đề trong Phường. Đối với trưởng công an, chỉ huy quân sự Phường là những người đại diện cho lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng, Nhà nước ở Xã, Phường, Thị trấn. Lực lượng này làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và an toàn xã hội. Trưởng công an, quân sự là những người phải tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Là những người tiên phong trong các địa phương trên lĩnh vực bảo về tính mạng, tài sản của nhân dân, bảo về chính quyền... Hai chức danh này rất quan trọng trong thế trận an ninh trên địa phương Phường. Họ cùng Bí thư, Chủ tịch ủy ban nhân dân, cùng những người đứng đầu các đoàn thể tạo thành một đội ngũ cán bộ chủ chốt. Để giúp mọi người hiểu thêm về đội ngũ cán

bộ chủ chốt cấp cơ sở chính là những chức danh mà chúng ta vừa phân tích trên.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w