Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thựchiện chức năng giám sát hoạt động của chính quyền, đại biểu dân cử và viên chức Nhà nước

Một phần của tài liệu Mặt trân tổ quốc việt nam với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 39)

hoạt động của chính quyền, đại biểu dân cử và viên chức Nhà nước

Hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam là giám sát mang tính nhân

dân, hỗ trợ cho công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của Nhà nước, nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích

chính đáng của nhân dân. Tại Điều 12.1 của Luật MTTQ khảng định “Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật” [22; 11].

Hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam được thực hiện bằng các hình

thức sau đây:

Động viên nhân dân thực hiện quyền giám sát; tham gia hoạt động giám sát với cơ quan quyền lực Nhà nước; thông qua hoạt động của mình, tổng hợp ý

kiến của nhân dân và các thành viên của MTTQ kiến nghị với cơ quan Nhà

nước có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng người tốt, việc tốt, xem xét, giải quyết, xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật. Người đứng đầu cơ quan, tổ

chức có trách nhiệm tạo điều kiện để MTTQ Việt Nam thực hiện nhiệm vụ

giám sát. Khi nhận được kiến nghị của MTTQ thì người đứng đầu cơ quan, tổ

chức có trách nhiệm xem xét, trả lời trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

Để MTTQ thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội, vừa qua Bộ Chính trị đã ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội, ban hành kèm theo Quyết định số 217- QĐ/TW, ngày 12-12-2013. Để thực hiện tốt chức năng quan trọng này, cần sự đổi mới căn bản về nhận thức và phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể các cấp. Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã ban hành quy chế phối hợp trong việc giám sát hoạt động của cơ quan chính quyền và của cán bộ, công chức nhưng trên thực tế chủ trương này chưa đi vào cuộc sống, chưa đủ những điều kiện cần thiết để MTTQ các cấp triển khai thực hiện. Một số địa phương đề ra chủ trương và ban hành các quyết định không được sự đồng thuận cao của nhân dân, trước hết là do không tạo điều kiện để nhân dân tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của nhân dân là MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội.

Trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân, MTTQ cũng mới là cơ quan chuyển đơn thư của người dân đến các cơ quan chức năng xem xét, chưa có hình thức giám sát thích hợp và chế tài cụ thể về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức phải giải quyết và trả lời cho cơ quan MTTQ. Quy chế giám sát và phản biện xã hội là những quy định cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tư, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về công tác xây dựng Đảng hiện nay”; là bước tiến mới trong phương thức lãnh đạo của Đảng, theo hướng tạo điều kiện cho nhân dân bày tỏ chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền làm chủ của mình, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.

MTTQ là liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và xã hội - nghề nghiệp, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không những có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và động viên nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Giám sát và phản biện xã hội là nhu cầu cần thiết và đòi hỏi tất yếu của quá trình lãnh đạo, điều hành đất nước nhằm khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, những tệ nạn mà từ lâu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi là “căn bệnh nguy hiểm”, một thứ “giặc nội xâm”, là “kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ”.

Giám sát và phản biện xã hội không phải là “bới lông tìm vết” để phản kháng, bác bỏ mà bản chất của hoạt động này mang tính xây dựng, làm cho các quyết định của cơ quan Đảng, chính quyền được hoàn thiện hơn, đúng đắn hơn, phù hợp với ý chí và nguyện vọng chính đáng của nhân dân và có tính khả thi cao; giúp cho đảng viên, cán bộ thấy được những khiếm khuyết, góp phần đấu tranh, ngăn chặn sự suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên.

Để MTTQ làm tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội, tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan Nhà nước các cấp, trước hết là người đứng đầu, cần đổi mới nhận thức, coi giám sát và phản biện xã hội là một khâu trong quy trình xây dựng đề án, dự án trước khi trình cơ quan có thẩm quyền quyết định. Mặt khác, Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, quản lý và điều hành đất nước theo Hiến pháp và pháp luật, vì vậy trên cơ sở thực hiện quy chế của Bộ Chính trị, từng bước rút kinh nghiệm, tiến tới cần có Luật về giám sát và phản biện xã hội. Hằng năm, MTTQ lựa chọn những vấn đề có quan hệ trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, những vấn đề mà các thành viên của MTTQ và dư luận xã hội quan tâm…, để xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát và phản biện xã hội.

Đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của UBMTTQ và Thường trực MTTQ các cấp. Gần đây, Trung ương và nhiều địa phương đã “trẻ hóa” cán bộ MTTQ và bố trí những cán bộ chủ chốt (Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Thường vụ cấp ủy) trực tiếp đảm nhận chức danh người đứng đầu UBMTTQ, đó là chủ trương đúng đắn và cần thiết góp phần nâng cao vị thế chính trị và vai trò của MTTQ. Điều quan trọng là, lựa chọn, bố trí những cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, liêm chính, có uy tín cao trong cộng đồng, trung thực, thẳng thắn, có tư duy độc lập và năng lực tổng hợp, phản biện.

Đối tượng giám sát của MTTQ là các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến cơ sở và đảng viên, cán bộ, công chức. Để hoạt động giám sát bảo đảm thật sự dân chủ, công khai, khách quan, xây dựng cần củng cố và phát huy vai trò của ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố có đại diện của các cụm dân cư, tổ dân phố, đây là những người trực tiếp sống với dân, gần dân, lắng nghe được nhiều ý kiến nguyện vọng của dân. Để khắc phục tình trạng hình thức trong thực hiện Quy định 76-QĐ/TW ngày 15-6-2000 của Bộ Chính trị (khóa VIII), hằng năm cấp ủy nơi đảng viên, cán bộ, công chức cư trú, căn cứ vào kết quả giám sát, gửi nhận xét đến cấp ủy nơi công tác hoặc gửi đến cơ quan quản lý cán bộ, đảng viên.

UBMTTQ cần quy định chế độ thông tin, báo cáo về giám sát và phản biện trong hệ thống MTTQ, đồng thời xây dựng quy chế phối hợp giữa MTTQ với các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể trong việc cung cấp thông tin, bảo đảm cho UBMTTQ có đầy đủ thông tin kịp thời, chính xác làm căn cứ để giám sát và phản biện. Thường trực MTTQ các cấp cần tổ chức tốt việc tiếp nhận và xử lý thông tin, thông qua báo cáo của MTTQ cấp dưới, của các tổ chức thành viên, thông tin từ các cơ quan Đảng, Nhà nước, các cơ quan truyền thông đại chúng và các đơn thư, ý kiến phản ánh trực tiếp của các tầng lớp nhân dân.

Cấp uỷ và chính quyền các cấp tôn trọng và tiếp thu những góp ý đúng đắn trong quá trình giám sát và phản biện của MTTQ, thực hiện đúng quy chế giám sát và phản biện là biểu hiện cụ thể về phong cách trọng dân, gần dân và có trách nhiệm với dân, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Một phần của tài liệu Mặt trân tổ quốc việt nam với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w