Vai trò của Mặt trận Tổ quốc huyện Cẩm Xuyên trong việc thực hiện chức năng phản biện xã hộ

Một phần của tài liệu Mặt trân tổ quốc việt nam với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 66 - 69)

Phản biện xã hội là một vấn đề mới ở Việt Nam. Ngày nay, khi Việt Nam chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập thì hệ quả của nó là sự hình thành xã hội công dân hay nói rõ hơn đó là một xã hội dân sự. Đó là điều kiện xã hội để hình thành phản biện xã hội khi quyền dân chủ cao hơn.

Phản biện xã hội là đưa ra các lập luận, phân tích nhằm phát hiện, chứng minh, khẳng định, bổ sung hoặc bác bỏ một đề án (phương án, dự án) đã được hình thành và công bố trước đó. Giám sát đã được quy định trong Hiến pháp

2013 và trong một số văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước. Phản biện xã hội là chức năng mới, vừa được xác định trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng. “Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội”; “Xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ”.

Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức đoàn thể là rất lớn. Trong đó, hoạt động giám sát chủ yếu dựa trên 3 hình thức: tham gia giám sát với cơ quan quyền lực Nhà nước; vận động nhân dân giám sát; tự mình giám sát.

Thực tế 5 năm qua, MTTQ và các đoàn thể các cấp huyện Cẩm Xuyên luôn chủ động thực hiện vai trò phản biện xã hội thông qua việc tham gia với Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh, thường trực HĐND, các ban của HĐND huyện, 27 ban giám sát cấp xã và 270 ban giám sát cấp thôn tại 270 thôn xóm, tổ dân phố. Đặc biệt là tổ chức được 19 cuộc hội nghị, 12 hội thảo chuyên đề để giám sát việc chấp hành và thực hiện pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội góp phần bổ sung hoàn thiện 14 dự án, 21 đề án của UBND huyện, đề nghị hủy bỏ 1 dự án, 3 đề án không phù hợp.

Tham gia ý kiến góp phần tuyển chọn bổ nhiệm thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên. Động viên nhân dân thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng ở xã, phường, thị trấn; tổng hợp kiến nghị của nhân dân để phản ánh cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý.

Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức vụ chủ chốt cấp xã và trưởng thôn. Giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp; tổ chức các đoàn giám sát việc chấp hành thực hiện pháp luật ở một số cơ quan, đơn vị;

việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân… Qua đó, đã góp ý, kiến nghị cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục các hạn chế thiếu sót trong công tác điều hành, quản lý Nhà nước và việc chấp hành pháp luật ở địa phương.

Trong hoạt động phản biện xã hội, MTTQ và các đoàn thể ở huyện Cẩm Xuyên đã tham gia góp ý, kiến nghị đối với dự thảo một số chủ trương chính sách, chương trình, dự án của HĐND, UBND tỉnh có liên quan đến huyện Cẩm Xuyên; dự thảo văn kiện của Đảng, đề án nhân sự trước các kỳ đại hội của tổ chức đảng các cấp. Kiến nghị với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều chỉnh một số chính sách liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người dân và cán bộ ở cơ sở.

Kết luận chương 2

Trong những năm qua, dưới ánh sáng của nghị quyết đại hội Đảng các cấp, Đảng bộ huyện Cẩm Xuyên đã tập trung lãnh đạo cả hệ thống chính trị đặc biệt là phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, khắc phục mọi khó khăn trong sản xuất và đời sống, đưa Cẩm Xuyên từ huyện nghèo, trở thành huyện phát triển toàn diện.

MTTQ các cấp ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đã phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng và bảo vệ chính quyền của dân, do dân và vì dân; vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội, góp phần tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ nhân dân. Sự nỗ lực của UBMTTQ và các tổ chức thành viên từ huyện đến cơ sở và ban công tác mặt trận ở địa bàn khu dân cư đã góp phần thiết thực cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân vượt qua khó khăn, thách thức và tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, trọng tổ chức thực hiện trên một

số mặt vào một số thời điểm vẫn còn bộc lộ những hạn chế, khuyến điểm; biểu hiện tư tưởng chủ quan nóng vội, quyền làm chủ của nhân dân chưa được phát huy.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Mặt trân tổ quốc việt nam với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 66 - 69)