Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội đại biểu cho lợi ích của toàn dân, thực hiện quyền lực của nhân dân

Một phần của tài liệu Mặt trân tổ quốc việt nam với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 34)

MTTQ vừa là môi trường, vừa là phương thức tổ chức qua đó nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình

Trong chế độ ta, nhân dân lao động thực thi quyền lực chính trị của mình thông qua hai hình thức: dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện) và dân chủ trực tiếp. Đây là định hướng hoạt động của UBMTTQ các cấp nhằm góp phần xây dựng nền dân chủ XHCN. MTTQ là tổ chức tham chính, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, nhất là tham gia tổ chức các cuộc bầu cử các cơ quan dân cử ở các cấp, tạo điều kiện để cử tri có cơ hội lựa chọn, giới thiệu những người có tài, đức, và ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp.

Luật pháp đã quy định MTTQ giám sát cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội thực hiện nghiêm chỉnh bầu cử, MTTQ kiểm tra xem nơi nào làm không đúng quy trình hiệp thương, không làm đúng quy định của luật pháp về bầu cử, MTTQ có thể kiến nghị với cơ quan chỉ đạo uốn nắn lại. Như vậy trách nhiệm của MTTQ là hết sức to lớn.MTTQ, với tư cách là tổ chức đại biểu cho ý chí và

nguyện vọng của toàn dân có đủ tư cách tham gia xây dựng các chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước, như: tham gia xây dựng Hiến pháp, Luật dân sự, Luật lao động, Luật hình sự... và tham gia xây dựng nhiều pháp lệnh, văn bản pháp quy thuộc nhiều lĩnh vực liên quan đến lợi ích của các thành viên trong MTTQ.

Một số hoạt động của MTTQ đã được luật hóa và được tiến hành có nề nếp như tham gia tố tụng, tuyển chọn thẩm phán, giới thiệu hội thẩm nhân dân, tham gia xây dựng pháp luật. Đến nay, hầu hết UBMTTQ các huyện ở tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng đươc quy chế phối hợp công tác giữa MTTQ với HĐND và UBND cùng cấp. Qua một số hoạt động trên, mối quan hệ giữa MTTQ và chính quyền được tăng cường và dần đi vào nề nếp; nhiều nơi chính quyền đã quan tâm, phối hợp, tạo điều kiện để MTTQ hoạt động có hiệu quả.

MTTQ các cấp chỉ đạo hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, tiến hành kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc sử dụng đất đai, nhà cửa, công quỹ của Nhà nước và vốn do dân đóng góp để xây dựng các công trình, góp phần tăng cường công tác quản lý kinh tế xã hội. MTTQ đã tham gia có kết quả vào việc giám sát thực hiện các chính sách xã hội, các chương trình, kế hoạch dự án về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

UBMTTQ và các tổ chức thành viên các cấp đã phối hợp với chính quyền cải tiến nội dung và quy trình tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và phối hợp với chính quyền triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở, nhằm thực hiện dân chủ trực tiếp của dân theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Thông qua phương tiện thông tin đại chúng của MTTQ như báo Đại đoàn kết, báo của các tổ chức thành viên và các phương tiện khác, MTTQ nêu những gương tốt, việc tốt, thẳng thắn tố cáo những việc làm vi phạm nghiêm trọng quyền dân chủ đồng thời thông qua UBMTTQ các cấp để kiến nghị với

Nhà nước xử lý nghiêm những hành vi vi phạm đó, góp phần đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực, bảo vệ quyền làm chủ của dân, nhất là ở cơ sở.

Những nhiệm vụ như tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thi hành chính sách pháp luật, tham gia tuyên truyền, động viên nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phối hợp tham gia với cơ quan Nhà nước tổ chức các cuộc vận động nhân dân đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

MTTQ là công cụ hiệu quả trong việc tham gia công tác hòa giải ở địa bàn dân cư; góp phần cùng Đảng và chính quyền giải quyết, triệt phá các ngòi nổ có thể dẫn tới các "điểm nóng" chính trị hiện nay, tổng hợp, nghiên cứu ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước.

Quyền làm chủ của nhân dân qua kênh MTTQ được Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xác định tại Điều 2 "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới" [22; 5-6 ].

MTTQ là tổ chức tập hợp, phối hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, thể hiện ý chí nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, tham gia với chính quyền để giải quyết các mâu thuẫn nội bộ nhân dân, thực hiện dân chủ, bảo vệ lợi ích hợp

pháp của dân, xây dựng và giám sát chính quyền, động viên phong trào rộng lớn trong nhân dân để thực hiện các mục tiêu, các nhiệm vụ về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại. Do đó, MTTQ là cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, là cái cốt vật chất đầy sức hút để chuyển hóa tinh thần và truyền thống đại đoàn kết dân tộc thành sức mạnh vật chất hiện thực của cả dân tộc để thực hiện các nhiệm vụ cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra. Chính vì vậy, MTTQ đã thắt chặt mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, được hiến định tại Điều 9 của Hiến pháp năm 2013. "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân" [18; 11].

MTTQ Việt Nam là thành viên chiến lược của hệ thống chính trị

Đặc trưng cơ bản của HTCT ở nước ta là HTCT mang tính giai cấp sâu sắc, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính giai cấp và tính dân tộc, nhân văn. Tính dân tộc có lúc nổi trội nhưng tính giai cấp vẫn là cơ sở, là định hướng. Sự quy định MTTQ là thành viên trong HTCT là do yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, là xuất phát từ bản chất của thể chế chính trị dân chủ, mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH có xác định, "liên minh chính trị của các đoàn thể nhân dân và cá nhân tiêu biểu của các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên vừa là người lãnh đạo MTTQ. MTTQ hoạt động theo phương thức dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên theo chương trình hành động chung" [5; 20].

Để phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan quyền lực Nhà nước do dân cử cũng cần xác định lại cho đúng vị trí, vai trò của tổ chức MTTQ. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ không chỉ thông qua tổ chức Nhà nước mà còn thông qua tổ chức xã hội. Hướng phát triển của nền dân chủ XHCN và ngày càng phát huy vai trò của các tổ chức xã hội thì MTTQ có vai trò quan trọng. Đó là một

nét khá độc đáo trong quá trình cách mạng Việt Nam. Một trong những nguyên nhân thành công của Đảng ta là "lấy dân làm gốc" và khéo vận dụng các hình thức tổ chức thích hợp của MTTQ để đoàn kết và động viên các tầng lớp nhân dân rộng rãi. Có thể nói một cách hình ảnh, MTTQ là một của ba chân kiềng trong cơ chế Đảng, Chính quyền và MTTQ. MTTQ phát huy được vai trò của mình càng làm vững thêm các thế kiềng ba chân của cách mạng.

Một phần của tài liệu Mặt trân tổ quốc việt nam với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w