Mặt trận Tổ quốc huyện Cẩm Xuyên trong vai trò tổ chức hiệp thương chính trị, giới thiệu đại biểu dân cử, tham gia triển khai quy chế dân

Một phần của tài liệu Mặt trân tổ quốc việt nam với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 60 - 64)

thương chính trị, giới thiệu đại biểu dân cử, tham gia triển khai quy chế dân chủ cơ sở

Hiến pháp và nhiều văn bản pháp luật đã quy định MTTQ Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân.

Phối hợp triển khai xây dựng quy chế về mối quan hệ công tác giữa Thường trực UBMTTQ với Thường trực HĐND và UBND ở cả 2 cấp, huyện, xã; kiểm tra và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi trách nhiệm của huyện, giới thiệu hội thẩm Tòa án nhân dân huyện: nhiệm kỳ 1999- 2004: đã bầu 11 hội thẩm; nhiệm kỳ 2004- 2011: đã bầu 15 hội thẩm; nhiệm kỳ 2011- 2016; đã bầu 16 hội thẩm.

Qua các cuộc bầu cử HĐND, UBMTTQ huyện đã tổ chức hội nghị hiệp thương, giới thiệu đầy đủ các ứng cử viên, bảo đảm dân chủ, đúng luật; phối hợp trong tổ chức bầu cử, giám sát công tác bầu cử, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND. UBMTTQ huyện còn chủ động hướng dẫn UBMTTQ các cấp tổ chức đại biểu dân cử tiếp xúc với cử tri, qua đó tạo được sự phấn khởi, nâng thêm tầm hiểu biết và niềm tin trong dân. Cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, hệ thống MTTQ từ huyện đến xã, thị trấn đã tham gia một cách chủ động, tích cực, hiệu quả.

Số lượng đại biểu được bầu vào HĐND 3 cấp: nhiệm kỳ 1999-2004: cấp tỉnh: 5; cấp huyện: 32; cấp xã: 672; nhiệm kỳ 2004- 2011: cấp tỉnh: 6; cấp huyện: 37; cấp xã: 672 nhiệm kỳ 2011- 2016: cấp tỉnh: 5; cấp huyện: 36; cấp xã: 675.

MTTQ huyện đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức hội nghị tập huấn cho các bộ MTTQ, các tổ chức thành viên, các cơ quan có liên quan, cán bộ xã, thị trấn, tổ dân phố; quán triệt nội dung công tác bầu cử, luật bầu cử, các bước của quy trình hiệp thương; đảm bảo cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, đúng luật, tiết kiệm, an toàn và thắng lợi. Sau khi tập huấn, hệ thống MTTQ phối hợp với thường trực HĐND, UBND cùng cấp thành lập các tổ chức bầu cử theo luật định bao gồm hội đồng bầu cử, ban bầu cử, tổ bầu cử và hướng dẫn tổ chức hiệp thương theo quy định.

Sau hội nghị hiệp thương lần 3, UBMTTQ các cấp lập danh sách chính thức những người được giới thiệu đại biểu HĐND, tổ chức bàn giao hồ sơ, danh sách các ứng cử viên cho hội đồng bầu cử cùng cấp và tiếp tục triển khai kế hoạch tổ chức tiếp xúc cử tri với ứng cử viên để vận động bầu cử. Nhờ tổ chức tuyên truyền và vận động tốt nên số lượng cử tri tham gia các cuộc tiếp xúc đông (có 1.221 cuộc tiếp xúc và 45.549 lượt cử tri đến dự). Các ý kiến đóng góp của cử tri rất chân thành, thẳng thắn kể cả góp ý cho bản thân, gia đình các

ứng cử viên, kiến nghị rất nhiều vấn đề về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng chính quyền các cấp ngày một tốt hơn.

Để đảm bảo cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, đúng luật, hệ thống MTTQ các cấp phân công cán bộ tham gia giám sát trực tiếp tại các đơn vị bầu cử trong ngày bầu cử. Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND 3 cấp của huyện Cẩm Xuyên đã thành công tốt đẹp.

UBMTTQ được cơ cấu vào ban chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở, tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện. MTTQ tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến QCDC ở cơ sở trong các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức như: ban công tác mặt trận phối hợp ban cán sự thôn tổ dân phố họp dân tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu. MTTQ các xã tham gia xây dựng kế hoạch hướng dẫn cho tiểu ban mặt trận thôn chuẩn bị giới thiệu nhân sự của thôn, tổ dân phố để chính quyền tổ chức hội nghị đưa ra nhân dân bầu trưởng, phó thôn, tổ dân phố.

Tham gia chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Chính quyền cùng MTTQ và các ban ngành tích cực triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở tại 27 xã, thị trấn bước đầu đã thực hiện được một số việc như:

Về dân biết: UBND xã, thị trấn cho tiến hành các hình thức nhằm phổ biến chính sách, pháp luật cho dân biết, cụ thể là: công khai thủ tục hành chính, báo cáo việc thu chi các quỹ do nhân dân đóng góp, việc sửa chữa, nâng cấp, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, việc quy hoạch, thực hiện các dự án quy hoạch để chỉnh trang và phát triển đô thị, các chính sách, pháp luật mới... tại các bảng thông báo của UBND xã, thị trấn và các thôn xóm, tổ dân phố.

Chẳng hạn: tại thị trấn Cẩm Xuyên, chính quyền thông tin cho dân biết về quy hoạch, chỉnh trang đô thị, khu giải tỏa này để xây dựng vào việc gì?, giá bồi hoàn như thế nào?, chính sách xã hội, đời sống, học hành cho con, em của người bị giải tỏa ra sao?; lập bản tin ở các khu phố, khu dân cư, niêm yết các

vấn đề cần thiết thông tin cho dân biết bằng những hình thức đa dạng; thông tin kịp thời các chính sách, pháp luật đến các hộ dân qua phương tiện thông tin phát thanh của xã, thị trấn hàng ngày vào hai buổi sáng, chiều.

Về dân bàn: đa số các công trình như làm đường giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, xây nhà tình nghĩa, tình thương, các công trình khác liên quan... mà có vận động nhân dân đóng góp, được đưa ra dân bàn bạc và dân quyết định các mức đóng góp cụ thể. Dân quyết định hình thức đóng góp đa dạng như: đóng góp bình quân từng hộ, chia ra nhiều mức tùy hộ giàu hay nghèo, các công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong trong thôn xóm, khu phố đóng góp cao hơn các hộ dân.

Việc xây nhà tình thương đã được dân bình chọn theo các tiêu chuẩn huyện hướng dẫn, được thực hiện nhiều nơi.

Về dân bàn, tham gia ý kiến, HĐND, UBND xã quyết định: đối với những việc dân bàn, tham gia ý kiến, HĐND, UBND xã quyết định. Riêng việc MTTQ các xã, thị trấn tổ chức hội nghị lấy ý kiến nơi cư trú của những người ứng cử đại biểu HĐND các cấp, đã được cử tri nhiệt tình đóng góp nhiều ý kiến thẳng thắn, có tinh thần xây dựng, đã được hầu hết các nơi thực hiện có kết quả.

Những việc nhân dân giám sát, kiểm tra: những việc thu chi các loại quỹ theo quy định của Nhà nước, các khoản đóng góp của nhân dân, việc giám sát kết quả nghiệm thu, quyết toán công trình do nhân dân đóng góp và giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi, chăm sóc và giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người có công với nước đã được nhân dân phản ánh cho Ban thanh tra nhân dân, thông qua MTTQ và các đoàn thể.

Việc giám sát thực hiện các công trình trong khu dân cư, thường là lập ban giám sát công trình có một đại diện thôn, tổ dân phố tham gia. Tại 27 xã, thị trấn đã thành lập 27 ban giám sát cấp xã và 270 ban giám sát cấp thôn trức tiếp giám sát các công trình có huy động đóng góp của dân trong 3 năm xây dựng

nông thôn mới với tổng số 176 công trình cấp xã, 2.572 công trình cấp thôn, tổng số tiền là 14 tỷ đồng trong đó dân góp là 15,5 tỷ đồng. (phụ lục số 02)

Nhìn chung, những việc thực hiện QCDC ở cơ sở nói trên, bước đầu đã có kết quả tốt, đáp ứng được nhu cầu bức xúc về phát huy dân chủ được nhân dân rất tán thành, hưởng ứng.

Một phần của tài liệu Mặt trân tổ quốc việt nam với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w