Vai trò của Mặt trận Tổ quốc huyện Cẩm Xuyên trong thựchiện chức năng giám sát hoạt động của chính quyền, đại biểu dân cử và viên

Một phần của tài liệu Mặt trân tổ quốc việt nam với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 66)

chức năng giám sát hoạt động của chính quyền, đại biểu dân cử và viên chức Nhà nước

Thông qua hoạt động của hệ thống MTTQ tham gia giám sát, kiểm tra, góp ý xây dựng các chủ trương của chính quyền trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, qua đó, MTTQ tổng hợp kịp thời phản ánh những tâm tư nguyện vọng chính đáng của quần chúng với các cấp thẩm quyền yêu cầu làm rõ các vấn đề quần chúng phát hiện, thắc mắc nhằm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, mở rộng dân chủ ở từng địa bàn dân cư. MTTQ tập hợp sự giám sát của cử tri với đại biểu HĐND, xét chọn những đại biểu tiêu biểu đề nghị biểu dương khen thưởng đồng thời có kiến nghị bãi miễn tư cách đại biểu HĐND nếu đại biểu không đủ tư cách.

Việc thành lập ban giám sát công trình có một đại diện thôn, tổ dân phố tham gia. Hiện tại toàn huyện có 27 xã, thị trấn đã thành lập 27 ban giám sát cấp xã và 270 ban giám sát cấp thôn tại 270 thôn xóm, tổ dân phố.

Thực hiện chức năng giám sát, MTTQ phối hợp với công đoàn và thanh tra nhân dân (được bầu chọn ở cộng đồng dân cư) thực hiện các chủ trương, các quy định của Nhà nước, giúp cho việc giám sát thực hiện các nghị quyết của HĐND các cấp và pháp luật của Nhà nước thuận lợi. MTTQ phối hợp tốt với các tổ chức thành viên thực hiện nội dung sau đây:

Một là, căn cứ vào yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, MTTQ các cấp chủ động tổ chức lấy

ý kiến của các tầng lớp nhân dân về các dự án luật và các văn bản quy phạm pháp luật. Mặt khác, khi phát hiện các vấn đề về cơ chế, chính sách chưa hợp lý, MTTQ kịp thời phản ánh kiến nghị với Đảng và Nhà nước sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh các chính sách, luật pháp đã được ban hành, các luật mới phù hợp với yêu cầu của đất nước.

Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng, nhất là các giới do MTTQ phụ trách và tập trung những vấn đề cấp bách trước mắt. Gắn tuyên truyền phổ biến pháp luật với vận động nhân dân thực hiện pháp luật, trước hết là cán bộ viên chức Nhà nước, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và làm giảm cơ bản các tội phạm.

MTTQ huyện đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hội nghị lấy ý kiến nhân dân đóng góp xây dựng các dự thảo Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh như: Hiến pháp 1992 sửa đổi, Luật đất đai sửa đổi, Luật MTTQ Việt Nam…và tổ chức nhiều cuộc tuyên truyền nội dung các luật mới ban hành trong các giới do MTTQ phụ trách và trong nhân dân.

Ba là, phát huy vai trò giám sát của MTTQ thông qua phối hợp tổ chức thực hiện các Pháp lệnh chống tham nhũng, Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Pháp lệnh cán bộ, công chức. MTTQ đề xuất và chủ động thực hiện hoạt động giám sát đối với các cơ quan Nhà nước, các cơ quan thi hành pháp luật theo kế hoạch định kỳ và đột xuất.

Dưới sự hướng dẫn của MTTQ huyện, MTTQ xã, thị trấn quan tâm củng cố tổ chức và hoạt động của ban thanh tra nhân dân, soạn thảo đề cương về hoạt động thanh tra nhân dân, Pháp lệnh hòa giải ở cơ sở và Luật MTTQ Việt Nam để báo cáo tại các lớp tập huấn về công tác mặt trận cơ sở và công tác thanh tra nhân dân, nhằm bảo đảm quyền giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với mọi tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật ở phạm vi cơ sở.

MTTQ huyện còn là thành viên tham gia và thực hiện chương trình công tác của hội đồng phối hợp và phổ biến pháp luật cùng cấp.

Sau khi triển khai QCDC ở cơ sở, tại nhiều xã, thị trấn thông qua hoạt động thanh tra nhân dân đã phát hiện và đấu tranh được nhiều vụ việc giúp chính quyền xem xét, xử lý; tham gia hòa giải, tranh chấp đất đai, hôn nhân gia đình, thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự, quỹ xóa đói giảm nghèo, lao động công ích, các công trình giải tỏa đền bù... Đồng thời, MTTQ huyện đã có kiến nghị với MTTQ Việt Nam điều chỉnh một số nội dung chưa phù hợp trong hướng dẫn về tổ chức hoạt động thanh tra nhân dân.

Bốn là, MTTQ huyện phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho các ủy viên thanh tra nhân dân nhằm nâng cao kiến thức nghiệp vụ bằng nhiều hình thức như: mời MTTQ tỉnh cử báo cáo viên và tài liệu tập huấn; tổ chức tập huấn cho cán bộ MTTQ cơ sở trong 5 năm được 10 lớp với 2.185 học viên. Nội dung tập huấn chuyên sâu về phương pháp vận động quần chúng, công tác nghiên cứu nắm dư luận xã hội, nội dung cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hóa ở khu dân cư", hoạt động thanh tra nhân dân, Luật MTTQ, công tác vận động tôn giáo trong hệ thống MTTQ.

2.2.4. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc huyện Cẩm Xuyên trong việc thực hiện chức năng phản biện xã hội

Một phần của tài liệu Mặt trân tổ quốc việt nam với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 66)

w