Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là khối thống nhất về tư tưởng, hành động của khối đại đoàn kết toàn dân

Một phần của tài liệu Mặt trân tổ quốc việt nam với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 30)

động của khối đại đoàn kết toàn dân

Mặt trận Tổ quốc với Đảng cộng sản Việt Nam

Quan hệ giữa Đảng và MTTQ vừa là mối quan hệ bình đẳng, vừa là quan hệ giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo: Đảng cộng sản Việt Nam vừa là thành viên vừa là người lãnh đạo MTTQ. Trong quan hệ bình đẳng, Đảng tham gia MTTQ có nghĩa vụ như mọi thành viên khác. Đại diện cấp ủy Đảng tham gia UBMTTQ có trách nhiệm sinh hoạt đầy đủ, thực hiện hiệp thương dân chủ và phối hợp thống nhất hành động. Để Đảng lãnh đạo MTTQ, Đảng phải ở trong MTTQ. Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo bằng cách đề ra đường lối, chủ trương chính sách đúng đắn, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ là vấn đề có tính nguyên tắc, bảo đảm cho MTTQ không ngừng được củng cố và mở rộng. Đảng có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức cho mỗi đảng viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện đại đoàn kết dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, MTTQ Việt Nam đã có vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp của Đảng: động viên tập hợp nhân dân vào các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm; đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà;

đưa cả nước vào thời kỳ quá độ lên CNXH. MTTQ Việt Nam là lực lượng to lớn đóng góp vô giá vào việc xây dựng Đảng. MTTQ và các đoàn thể làm cho các thành viên (hội viên, đoàn viên) nắm vững và thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; kiểm tra, giám sát hoạt động của đảng viên và tổ chức Đảng; góp ý kiến phê bình đảng viên và bổ sung cho Đảng những người ưu tú; đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc nhằm hạ uy tín của Đảng.

MTTQ Việt Nam có vai trò rất to lớn trong công tác vận động nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thắng lợi huy hoàng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 gắn liền với sự nghiệp của Mặt trận Việt Minh; thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Pháp gắn liền với sự nghiệp của Mặt trận Liên Việt. MTTQ Việt Nam kế tục sự nghiệp của Mặt trận Liên Việt đã góp phần tích cực vào thắng lợi to lớn của công cuộc cải tạo XHCN và xây dựng CNXH ở miền Bắc, chi viện đắc lực cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cả về phương diện lý luận và bài học thực tiễn của cách mạng thế giới và ở nước ta đã khẳng định rằng, nguồn gốc chủ yếu sức mạnh của Đảng là ở mối liên hệ mật thiết với quần chúng, là sự ủng hộ của quần chúng đối với đường lối chính trị do Đảng nêu ra. Bởi vậy, V.I. Lênin xem một trong những nguy cơ lớn nhất và đáng sợ nhất là Đảng tự cắt đứt mối liên hệ với quần chúng.

Tại Đại hội VII MTTQ Việt Nam (28/9/2009), Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã phát biểu: “Đoàn kết, yêu nước là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Kế thừa và phát huy truyền thống đó, từ ngày Đảng ta ra đời cho đến nay, được dẫn dắt bởi tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã không ngừng chăm lo xây dựng và phát triển Mặt trận dân tộc thống nhất, coi đại đoàn kết toàn dân tộc là một cội nguồn của sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của sự nghiệp cách mạng và phát triển của đất nước và dân tộc ta…

Năm tháng sẽ qua đi nhưng sức mạnh vĩ đại, thành tựu nổi bật của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và vai trò của Mặt trận Dân tộc thống nhất trong cách mạng dân tộc dân chủ trước đây và cách mạng xã hội chủ nghĩa ngày nay sẽ mãi mãi là những trang chói lọi trong lịch sử dân tộc ta ở thời đại Hồ Chí Minh” [35; 82].

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam - Mặt trận Dân tộc thống nhất góp phần quan trọng vào việc thành lập Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam.

Nhà nước ta trên thực tế ra đời từ các tổ chức Mặt trận. Mặt trận Việt Minh với Đại hội đại biểu quốc dân Tân Trào và Chương trình 10 điểm (10/1944), được coi như tổ chức tiền thân của Quốc hội, đã thông qua Mười chính sách lớn của Việt Minh và Lệnh tổng khởi nghĩa, quyết định Quốc kỳ nền đỏ sao vàng, chọn bài Tiến quân ca làm Quốc ca và bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam mới do Nguyễn Ái Quốc làm Chủ tịch. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Bác Hồ và Đảng ta, Mặt trận Việt Minh đã tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân đứng lên giành chính quyền, giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở ra thời kỳ lịch sử mới, thời kỳ toàn bộ quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể của quyền lực Nhà nước. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam là tổ chức tiền thân của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

- Mặt trận tham gia xây dựng, củng cố chính quyền vững mạnh.

Khi chính quyền đã về tay nhân dân, chức năng của chính quyền khác với MTTQ. Chính quyền Nhà nước từ Trung ương xuống địa phương là cơ quan quyền lực của dân, thực hiện chức năng tổ chức, quản lý xã hội, quan hệ đối ngoại và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ theo Hiến pháp, pháp luật. Trái lại, MTTQ không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, MTTQ có vai trò là cơ sở vững

mạnh của chính quyền nhân dân. MTTQ các cấp tham gia xây dựng và củng cố chính quyền thể hiện ở các mặt sau:MTTQ tham gia xây dựng Hiến pháp, pháp luật, chủ trương chính sách của Nhà nước từ Trung ương đến các cấp chính quyền địa phương; UBMTTQ các cấp làm tốt công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp.

UBMTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên các cấp giúp đỡ đại biểu HĐND cùng cấp làm nhiệm vụ đại biểu, tạo điều kiện cho đại biểu tiếp xúc với cử tri, thu thập ý kiến, nguyện vọng và kiến nghị của nhân dân với HĐND. Chủ tịch UBMTTQ các cấp và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân được mời tham dự các kỳ họp của HĐND, các phiên họp của UBND cùng cấp bàn về những vấn đề có liên quan, góp ý kiến vào các vấn đề được đưa ra thảo luận và nắm nội dung nghị quyết của kỳ họp, các quyết định, chỉ thị của phiên họp để tuyên truyền vận động nhân dân thi hành.UBMTTQ các cấp giám sát hoạt động các cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ viên chức Nhà nước.

Trong các kỳ họp thường lệ của HĐND, UBMTTQ báo cáo về hoạt động của MTTQ tham gia xây dựng chính quyền, về những ý kiến, kiến nghị của UBMTTQ đối với HĐND, UBND và đại biểu HĐND cùng cấp. Tại các kỳ họp của HĐND, các phiên họp của UBND, UBMTTQ các cấp và những người đứng đầu các đoàn thể nhân dân phải phản ánh với HĐND, UBND tâm tư, nguyện vọng, quyền lợi chính đáng của các tầng lớp nhân dân để các quyết định của chính quyền gắn được nghĩa vụ với quyền lợi và lợi ích chính đáng của mỗi tổ chức thành viên với lợi ích chung.

UBMTTQ các cấp tham gia quản lý sản xuất và văn hóa - xã hội phù hợp với luật pháp và điều lệ của từng tổ chức; cùng chính quyền cùng cấp chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên thành viên và nhân dân thực hiện tốt mọi chính sách đúng đắn của Nhà nước. Tổ chức MTTQ các cấp

đã góp phần tích cực hòa giải các tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân nhằm tạo ra môi trường, không khí bình ổn, đoàn kết trong nhân dân.

Tổ chức Nhà nước, tổ chức MTTQ đều là đại diện cho các tầng lớp nhân dân rộng rãi, thông qua đó nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật, MTTQ là chỗ dựa của chính quyền, động viên nhân dân tham gia xây dựng chính quyền và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Hoạt động của Nhà nước mang tính quyền lực từ trên xuống. Hoạt động của MTTQ mang tính chất vận động quần chúng từ cơ sở. MTTQ chẳng những là chỗ dựa của chính quyền mà còn sớm giúp chính quyền phát hiện và khắc phục những hiện tượng quan liêu. Nhà nước là quyền lực, MTTQ là lòng dân.

1.3.2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội đại biểu cho lợi ích của toàn dân, thực hiện quyền lực của nhân dân

Một phần của tài liệu Mặt trân tổ quốc việt nam với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w